1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS

41 2,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 423,5 KB

Nội dung

Những hạn chế trên cũng donhiều nguyên nhân như: Số lượng học sinh tham gia vào môn học còn ít, chỉ có từ một đến hai em học sinh, đội ngũ thầy cô giáo còn trẻ thiếu phương pháp ônluyện,

Trang 1

I/ Lý do chọn đề tài:

1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến

1.1 Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến

Tiến sĩ triều Lê - Thân Nhân Trung đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia

làm công việc cần thiết " Câu nói đó, không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê

mà đối với chúng ta ngày nay vẫn còn nguyên giá trị khi mà giáo dục đang trởthành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữmột vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước hôm nay

Vì thế, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đấtnước Việc bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục

và của mỗi người giáo viên

Bồi dưỡng nhân tài phải được thực hiện sớm từ bậc tiểu học, trung học cơ sở,trung học phổ thông qua các lĩnh vực của tám môn văn hóa cơ bản (Toán, Lý, Hóa,Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ) Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ

‘‘khó’’ đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức của cả thầy và trò

Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học cơ sở, và có nhiều năm thamgia vào công tác ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi Bản thân tôi nhận thấy việc ônluyện học sinh giỏi có nhiều tác động tích cực tới cả thầy và trò

Trong các năm học gần đây, Trường THCS Quảng Yên mặc dù là mộttrường ở vùng sâu, vùng xa điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng công tác bồidưỡng học sinh giỏi của nhà trường đang ngày càng được quan tâm và pháttriển Từ năm học 2011 đến nay, qua các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện,cấp tỉnh năm nào cũng có học sinh đạt giải, là trường đầu tiên trong các trường ởvùng khó của huyện có học sinh giỏi các cấp trong đó có môn Địa lí

Tuy nhiên, xét về chất lượng giải và số lượng giải của môn Địa lí so vớicác trường thuận lợi trong toàn huyện là chưa cao Những hạn chế trên cũng donhiều nguyên nhân như: Số lượng học sinh tham gia vào môn học còn ít, chỉ có

từ một đến hai em học sinh, đội ngũ thầy cô giáo còn trẻ thiếu phương pháp ônluyện, học sinh chưa có niềm đam mê với môn học, còn yếu về kỹ năng phươngpháp học tập bộ môn…

Môn Địa lí cũng là một trong tám môn văn hóa cơ bản Thực tế, môn họcnày ít được nhiều người chú ý bị coi là môn phụ Tuy nhiên đây cũng là mộtmôn học tương đối khó vì nó bao hàm cả lĩnh vực tự nhiên và kinh tế - xã hội

Trang 2

Vì vậy, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí đã là một việc khó, nhưng việcphát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn học này lại càng khó khăn hơn gấpnhiều lần Nó đòi hỏi cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học đúngđắn, kết hợp với sự đam mê và lòng nhiệt huyết thì mới đạt kết quả cao

Qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường, tôi nhậnthấy những vấn đề nêu trên là một trong những khó khăn gây ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng mũi nhọn của nhà trường nói riêng và của ngành Giáo dụcnói chung Đây cũng là điều mà tôi hết sức băn khoăn và trăn trở Vậy làm thếnào để học sinh có niềm đam mê với bộ môn? Làm thế nào để nâng cao đượcchất lượng, số lượng học sinh giỏi trong bộ môn của mình đảm nhiệm? Thì quakinh nghiệm nhiều năm thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí,tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồidưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Trường THCS Quảng Yên’’ nhằm nâng cao chấtlượng mũi nhọn trong môn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 8 nói riêng để các đồngchí, đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý

1.2 Mục đích của thực hiện sáng kiến

Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt chất lượng mũi nhọn,trong quá trình học tập môn Địa lí cấp THCS nói chung và môn Địa lí lớp 8 củahọc sinh THCS Quảng Yên nói riêng Từ đó, giúp chất lượng giáo dục của địaphương nâng lên và phát huy được năng lực vốn có của học sinh, đào tạo đượcnhân tài cho địa phương, cho đất nước

Sử dụng các giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Địa lí nhằm tìm

ra những học sinh có năng lực thực sự đối với việc học tập bộ môn Đồng thời,giúp các em có được phương pháp học tập một cách tích cực, khoa học nhấttrong quá trình ôn luyện để thực hiện mục tiêu cuối cùng là nâng cao số lượng

và chất lượng mũi nhọn môn Địa lí tại đơn vị

2 Phạm vi triển khai thực hiện

Học sinh lớp 8 môn Địa lí trường THCS Quảng Yên

3 Mô tả sáng kiến

3.1 Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

3.1.1 Hiện trạng

Trong các năm học gần đây, công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà

và chất lượng mũi nhọn luôn được nhà trường và các cấp lãnh đạo của địaphương quan tâm Đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Trang 3

Qua nhiều năm thực hiện công tác này, nhà trường đã đạt được một số kếtquả như sau:

* Kết quả các kì thi học sinh giỏi các cấp từ năm 2011 đến năm 2015

Năm học Tổng số giải Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh

(Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2012-2015.)

Qua kết quả cho thấy một thực trạng là:

+ Tổng số học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, tuy có tănglên qua các năm nhưng tổng số học sinh đạt giải các cấp lại có xu hướng tăng,giảm không ổn định

+ Số học sinh đạt giải cấp huyện và cấp tỉnh còn chiếm tỉ lệ thấp so với số

tỉ lệ học sinh tham gia Qua đánh giá của nhà trường, chất lượng giải của cácmôn học còn thấp chỉ đạt được giải khuyến khích

Là một giáo viên chuyên ngành Địa lí, tôi mong muốn bộ môn của mìnhcũng có nhiều em đạt thành tích cao Chính vì vậy, từ khi về công tác tại trường,tôi luôn đặt ra mục tiêu phải bồi dưỡng các em học thật tốt môn Địa lí để gópphần nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường và của địa phương

Để thực hiện được mục tiêu đó, trong các năm học vừa qua tôi đã áp dụngmột số giải pháp vào công tác ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8như sau:

- Lựa chọn những học sinh có lực học tốt môn Địa lí và những học sinh có lực học khá giỏi để bồi dưỡng

Đây là giải pháp nhằm lựa chọn những học sinh có đủ điều kiện, tiêuchuẩn để tham gia bồi dưỡng Những học sinh được lựa chọn là những học sinh

có lực học khá và tốt ở môn Địa lí Để chọn được những học sinh này, giáo viên

ra đề thi khảo sát và chọn những em có điểm số cao để bồi dưỡng Ngoài việclựa chọn những học sinh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia tôi còn cho các

em tự đăng kí dựa trên năng lực và sự yêu thích bộ môn

- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng bám sát chương trình sách giáo khoa

Trang 4

Để định hướng tốt cho học sinh ôn tập, thì việc xây dựng chuyên đề bồidưỡng là một nội dung quan trọng trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi Vì thế,giáo viên cần tìm hiểu và nghiên cứu để nắm được nội dung chương trình ôn thicủa môn Địa lí lớp 8 và xác định được các phần trọng tâm Để từ đó xây dựngnên các chuyên đề bồi dưỡng: Phần Địa lí lớp 8 tập chung vào phần Trái Đất củaĐịa lí lớp 6, phần địa lí tự nhiên Châu Á, địa lí dân cư, kinh tế- xã hội các nướcChâu Á và địa lí các khu vực Châu Á, địa lí tự nhiên Việt Nam Khi xác địnhđược các chuyên đề giáo viên tiến hành xây dựng nội dung câu hỏi cho từngchuyên đề, sau đó giao về nhà cho học sinh tự học và nghiên cứu sau đó giáoviên chữa và hoàn thiện đề cương cho học sinh.

- Tích cực cho học sinh luyện đề và giải đề tổng hợp

Đây là giải pháp, giúp học sinh có những kỹ năng làm bài và giúp giáoviên kiểm tra được việc ôn luyện tiếp thu kiến thức của các em Từ đó đánh giáđược những ưu điểm và tồn tại của các em trên bài thi và có phương hướng điềuchỉnh cho phù hợp

Giáo viên căn cứ vào nội dung chuyên đề bồi dưỡng và ra đề thi kiểm trakiến thức học sinh hoặc sưu tầm các dạng đề thi học sinh giỏi của các tỉnh kháctrên mạng internet, sau đó cho học sinh tiến hành làm bài

Qua chấm chữa bài làm của học sinh, giáo viên cần nêu ra những ưu điểm

và tồn tại để học sinh biết và rút kinh nghiệm điều chỉnh cho những bài thi sau

- Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tự học, tự

ôn luyện của các em Vì phần lớn thời gian trên lớp không có nhiều, các em chỉđược bồi dưỡng về phần giải các bài tập và rèn luyện kỹ năng bộ môn Cho nên,việc học lý thuyết các em phải học thêm ở nhà và để học được ở nhà các emphải có tài liệu nghiên cứu Đồng thời, để thực hiện được giải pháp này, giáoviên cần sưu tầm nhiều tài liệu cho học sinh, hướng dẫn các em đọc tài liệu sau

đó dựa trên nội dung chuyên đề bồi dưỡng ra câu hỏi giao cho học sinh về nhànghiên cứu và làm bài Ngoài ra, các em có thể tự học bằng cách tìm hiểu thôngtin trên mạng internet, trên tivi, báo đài…

Qua quá trình áp dụng các giải pháp trên, tôi đã đạt được kết quả như sau:

Bảng kết quả các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh môn Địa lí

lớp 8,9 các năm học từ năm 2011đến năm 2015

Trang 5

Tổng số

em tham gia ôn thi bồi dưỡng

Số em đạt giải học sinh giỏi cấp huyện

Số em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh

(Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2012-2015.)

Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp trên tôi thấy:

3.1.2 Ưu điểm của các giải pháp đã áp dụng

Các giải pháp đưa ra đã có những tác động tích cực đến giáo viên và họcsinh trong quá trình ôn luyện và bồi dưỡng:

- Giúp giáo viên lựa chọn được những học sinh có khả năng đáp ứng đượcmục tiêu bồi dưỡng mà không mất nhiều thời gian trong việc lựa chọn đối tượng

- Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng theo chuyên đề giúp giáo viên cónhững định hướng cụ thể về hướng đi cũng như việc lựa chọn các phương phápbồi dưỡng đúng đắn Và học sinh cũng định hướng được nội dung cần nghiêncứu trong quá trình tự học, tự nghiên cứu tài liệu

- Việc luyện đề tổng hợp sẽ giúp các em có được những kỹ năng cần thiếtkhi làm bài thi, các em sẽ không bị bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thi chính thức Đốivới giáo viên, giải pháp này giúp họ kiểm tra và đánh giá được khả năng lĩnh hộikiến thức, kỹ năng tư duy và kỹ năng làm bài của học sinh Qua đó, người thầy

sẽ nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của trò để có những phương phápbồi dưỡng phù hợp

- Việc hướng dẫn học sinh học tài liệu tham khảo sẽ giúp các em hìnhthành ý thức tự học, tự bồi dưỡng và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, pháthuy được tính tư duy và sáng tạo của các em trong việc làm các bài tập ở nhà

- Thông qua tài liệu giúp các em mở rộng đào sâu tri thức, so sánh, đánhgiá được những kiến thức đã học qua bài giảng của giáo viên

- Rèn được khả năng tự học, tự nghiên cứu

3.1.3 Nhược điểm của các giải pháp đã áp dụng

Trang 6

- Việc chỉ lựa chọn những học sinh có học lực khá và giỏi vào ôn luyện vàbồi dưỡng sẽ có những mặt hạn chế về số lượng học sinh tham gia vào độituyển Vì những học sinh có lực học khá giỏi không có nhiều mà các em lại lựachọn tham gia bồi dưỡng các môn khác.

- Căn cứ vào điểm số để lựa chọn học sinh vào đội tuyển là chưa đủ Vìtrong lớp còn nhiều đối tượng học sinh yêu thích môn Địa lí nhưng còn rụt rèchưa mạnh dạn đăng ký Trong khi đó, giáo viên chưa có biện pháp để phát hiện

ra những em này dẫn đến việc bỏ xót đối tượng học sinh có năng khiếu bộ môn

- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng bám sát chương trình sách giáo khoa sẽlàm cho nội dung dàn trải khó tập chung vào các phần cơ bản, trọng tâm Trongphần xây dựng chuyên đề bồi dưỡng mới chỉ xây dựng được phần lí thuyết màchưa tập trung nhiều vào việc rèn kỹ năng bộ môn, kỹ năng làm bài của học sinhdẫn đến học sinh còn yếu về kỹ năng bộ môn

- Việc cho các em luyện các đề thi sưu tầm trên mạng internet sẽ làm các

em dễ rơi vào tình trạng học tủ đề, học lệch đề Vì đề thi trên internet rất đa dạngkhông theo một khuôn mẫu nào Cho nên, các em dễ bị phân tâm và có sự đảolộn về kiến thức và các kỹ năng bộ môn sẽ không được rèn luyện nhiều

Qua đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp, cũng như kết quả

đã đạt được khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy:

+ Chất lượng và số lượng các giải của môn Địa lí so với kết quả của cáctrường thuận lợi trong toàn huyện là chưa cao

+ Tỉ lệ học sinh tham gia ôn luyện còn thấp chỉ từ một đến hai học sinh

+ Chất lượng giải chưa cao mới chỉ dừng lại ở giải khuyến khích cấphuyện và cấp tỉnh, học sinh còn yếu về kỹ năng trình bày, kĩ năng bộ môn

* Nguyên nhân là do:

- Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn đối tượng tham gia

ôn luyện nên số lượng học sinh tham gia còn ít

- Sử dụng sai phương pháp ôn luyện, chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹnăng bộ môn và kỹ năng trình bày cho học sinh Cho nên bài làm của học sinhcòn yếu về kĩ năng bộ môn và cách trình bày chưa khoa học, chưa lôgic

- Giáo viên chưa nắm được nội dung chính cần ôn dẫn đến học sinh ôn luyệndàn trải, lan man không tập chung vào kiến thức trọng tâm

- Chưa xây dựng được đề cương chi tiết cho từng chuyên đề

- Học sinh thiếu tài liệu tham khảo, bồi dưỡng nên việc tự học, tự bồidưỡng ở nhà chưa hiệu quả

Trang 7

- Môn Địa lí là môn học ít được học sinh và các bậc phụ huynh chú ý vàcũng là một môn học tương đối khó Vì nó bao hàm cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnhvực kinh tế - xã hội Cho nên, nhiều học sinh chưa có niềm đam mê yêu thíchmôn học này.

- Thư viện nhà trường chưa có nhiều sách và tài liệu tham khảo phục vụcho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình…

Qua những thực trạng trên, tôi nhận thấy những giải pháp mà tôi đã ápdụng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao và còn nhiều điểm khiếm khuyết

Vì thế, để thay đổi những giải pháp cũ và tiếp tục nâng cao hiệu quả bồidưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 8 của nhà trường trong những thời gian tiếp theotôi xin đề xuất sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tácbồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 Trường THCS Quảng Yên

3.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

3.2.1 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

So với những giải pháp cũ, thì những giải pháp này mang tính hiệu quảcao và có những điểm mới bổ sung cho các giải pháp đã áp dụng trước đó

- Sáng kiến đã đưa ra được phương pháp lựa chọn đối tượng tham gia ônluyện và bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của đơn vị

- Đưa ra được điểm mới trong giải pháp xây dựng kế hoạch và thời gianbồi dưỡng, xây dựng chuyên đề bồi dưỡng một cách chi tiết có tính định hướngcao trong quá trình ôn luyện đó là:

+ Việc xây dựng kế hoạch và chuyên đề bồi dưỡng có sự bám sát chặt chẽvào các văn bản chỉ đạo của cấp trên

+ Xây dựng thời gian bồi dưỡng hợp lí khớp với từng chuyên đề

+ Xây dựng đề cương chi tiết đối với từng chuyên đề Trong đề cương thểhiện rõ được các câu hỏi với nhiều mức độ khác nhau từ thông hiểu đến vậndụng và chứng minh, giải thích

- Đưa ra được một số phương pháp ôn luyện có hiệu quả mà các giải pháptrước chưa có và chủ yếu là tập trung rèn luyện một số kỹ năng như:

+ Kỹ năng phân tích đề bài

+ Kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu

+ Kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ

Trang 8

+ Kỹ năng tính toán và xử lí số liệu và một số kỹ năng khác đã được học

ở chương trình Địa lí lớp 6 như: đo tính khoảng cách, tính tỉ lệ bản đồ, xác địnhphương hướng trên bản đồ, xác định tọa độ địa lí

+ Kỹ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí

+ Kỹ năng tư duy

- Hướng dẫn phương pháp tự học có hiệu quả cho học sinh qua một số kỹnăng ghi nhớ

- Đánh giá chính xác kết quả ôn luyện của học sinh thông qua các kỳ kiểmtra do chính giáo viên bồi dưỡng thiết kế theo từng chuyên đề Qua đó, giáo viênnắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trong quá trình ôn luyện để cónhững điều chỉnh phù hợp

3.2.2 Các giải pháp mới áp dụng

Giải pháp 1: Cách lựa chọn học sinh tham gia bồi dưỡng

1 Mục tiêu

Đưa ra một số cách thức, nhằm phát hiện ra những học sinh có năng lực

về bộ môn Địa lí và những em có lòng say mê yêu thích bộ môn, để từ đó lựachọn vào đội tuyển làm tăng hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng Tránh được việclựa chọn nhầm đối tượng dẫn đến hiệu quả chất lượng đầu vào không cao

2 Cách thức thực hiện

Môn Địa lý lớp 8 là phần nối tiếp của chương trình môn Địa lí lớp 7 vàchuẩn bị cho học sinh học chương trình môn Địa lí lớp 9 Nhiệm vụ của chươngtrình môn Địa lí 8 là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và có hệthống về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, sự phát triển kinh tế của Châu Á và

về địa lí tự nhiên của Việt Nam Bên cạnh đó, môn Địa lí 8 còn hình thành bướcđầu cho học sinh về kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ, kỹ năng nhận xét bảng số liệuthống kê…Để tiếp cận được những vấn đề nêu trên, học sinh phải có kỹ năngtính toán tốt và khả năng nhận xét về các đối tượng địa lí

Trường THCS Quảng Yên là một trường thuộc xã vùng sâu, vùng xa họcsinh 100% điều kiện học tập còn nhiều khó khăn Số lượng học sinh học tốt,học đều các môn văn hóa cơ bản là không nhiều Mặt khác những em này lại lựachọn tham gia vào bồi dưỡng các môn học khác như Toán, Vật lí, Tiếng Anh,

….các em còn lại có lực học trung bình nếu chọn các em vào đội tuyển ôn luyện

sẽ mất rất nhiều thời gian và hiệu quả không cao

Thực tế, môn học Địa lí là môn học ít được học sinh và các bậc phụ huynhchú ý nhưng đây lại là môn học tương đối khó vì nó bao hàm cả lĩnh vực tự

Trang 9

nhiên và lĩnh vực kinh tế - xã hội Vì vậy, việc lựa chọn đối tượng học sinh đểbồi dưỡng trong lĩnh vực này là một bước rất quan trọng

Để lựa chọn được thì trong quá trình giảng dạy giáo viên phải phát hiệnđược những học sinh có khả năng về môn Địa lí Những em này, thường lànhững em có biểu hiện tích cực trong học tập, có khả năng phát hiện nhanhchính xác những vấn đề địa lý Trong các bài thực hành và các tiết bài tập hoặccác bài kiểm tra, bài làm của các em thường trình bày khoa học Trong bài viếtcác mạch kiến thức sắp xếp có trình tự lôgic Các em học sinh đó chính là nhữngnhân tố thích hợp để lựa chọn vào đội tuyển bồi dưỡng Tuy nhiên, ở các trườngvùng sâu, vùng xa những nhân tố này có rất ít và thường thì những em này lạitham gia vào các môn học khác như môn Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học,

Do vậy, để tìm được đối tượng thích hợp ôn luyện trong bộ môn của mìnhthì trong quá trình giảng dạy trên lớp và chấm chữa bài kiểm tra của học sinhgiáo viên phải:

+ Chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học,

có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học nhằm cung cấp kiến thức cơbản ở mỗi bài học cho học sinh

+ Đồng thời có những hệ thống câu hỏi nâng cao để phát hiện những họcsinh có năng khiếu học tốt bộ môn, từ đó tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức

để phát triển khả năng của các em

+ Tổ chức tốt các giờ học trên lớp, tạo hứng thú học tập bộ môn cho họcsinh trong mỗi giờ học

Khi học sinh yêu thích học tập bộ môn sẽ có ý thức tham gia đội tuyển.Như vậy, việc lựa chọn học sinh vào đội tuyển sẽ dễ dàng hơn

Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế của mỗi trường đặc biệt là nhữngtrường ở vùng sâu, vùng xa Giáo viên cần định hướng tốt cho học sinh tham giabồi dưỡng đối với những môn ít có sự cạnh tranh, những môn phù hợp với khảnăng của mình như môn Địa lý, Lịch sử, Sinh học,… Không nên để học sinh lựachọn theo ý thích chủ quan của riêng mình vượt ngoài khả năng thực tế của bảnthân

Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và thời gian bồi dưỡng, xây dựng chuyên đề bồi dưỡng

- Mục tiêu

Trang 10

+ Giúp giáo viên bồi dưỡng chủ động được về mặt thời gian và lượngkiến thức cần bồi dưỡng, tránh làm việc trồng tréo với các kế hoạch khác củanhà trường dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không cao.

+ Xây dựng chi tiết nội dung của các chuyên đề kiến thức, giúp cho họcsinh thuận lợi hơn trong quá trình tự học tự bồi dưỡng phần lý thuyết Giúp giáoviên có nhiều thời gian hơn trong việc tập trung rèn luyện các kỹ năng bài tập,

kỹ năng bộ môn cho học sinh

- Cách thức thực hiện

Để bồi dưỡng có hiệu quả thì ngay từ đầu năm học giáo viên cần xác địnhrõ: Bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng mũi nhọn cũng là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và của địa phương Vì vậy, việc lập

kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng phải được thực hiện ngay từ đầu năm học Đểthực hiện được thì giáo viên cần nắm rõ kế hoạch và thời gian tổ chức thi chọnhọc sinh giỏi các cấp do Phòng giáo dục và Sở giáo dục tổ chức Để từ đó, xâydựng kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo với yêu cầu thực tế và có tính khả thi Tránhviệc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chồng tréo với các kế hoạch khác của nhàtrường sẽ làm cho học sinh quá tải, căng thẳng dẫn đến dẫn hiệu quả không cao

Song song với việc xây dựng kế hoạch và thời gian bồi dưỡng là việc xâydựng các chuyên đề bồi dưỡng, đây là công việc cũng hết sức quan trọng Rútkinh nghiệm cho những năm học trước, việc xây dựng chuyên đề chỉ dựa trênkinh nghiệm giảng dạy của bản thân, chưa bám sát vào nội dung ôn luyện củaPhòng giáo dục và Sở giáo dục Cho nên, nội dung ôn luyện còn dàn trải chưatập trung vào những chuyên đề chính dẫn đến hiệu quả chưa cao

Vì vậy, trong năm học này và những năm học tiếp theo, để công tác bồidưỡng học sinh giỏi trong môn Địa lí đạt kết quả cao thì việc xây dựng nội dungchuyên đề bồi dưỡng phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Phònggiáo dục và Sở giáo dục đào tạo tỉnh Phú Thọ

+ Văn bản Số: 97/SGDDT GDTrH V/v ngày 03/2/2015 hướng dẫn phạm

vi nội dung thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8,9 THCS và lớp 10,11,12 THPT

+ Văn bản Số: 102/SGDĐT-GDTrH V/v ngày 15/2/2015 hướng dẫn nộidung thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8, 9 THCS; 10, 11, 12 THPT và chọnđội tuyển tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT

Từ những hướng dẫn trong văn bản, cần xác định được số tiết dạy là baonhiêu tiết, thời gian thực hiện là bao lâu, (trong kế hoạch cần nêu rõ số buổi dạymỗi buổi dạy bao nhiêu tiết, tên chuyên đề của từng tiết)

Mẫu kế hoạch:

Trang 11

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Sau khi đã lên được kế hoạch theo nội dung hướng dẫn, bước tiếp theo làbước quan trọng nhất: Đó là xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng Nội dungnày, tập trung vào những phần kiến thức trọng tâm của chương trình môn Địa lílớp 8 và một phần của chương trình Địa lí lớp 6:

Theo văn bản hướng dẫn Số: 97/SGDDT GDTrH V/v ngày 03/2/2015hướng dẫn phạm vi nội dung thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8,9 THCS vàlớp 10,11,12 THPT của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ thì đề thi gồm 5câu, thang điểm 20, mỗi câu có thể có nhiều thành phần, gồm các nội dung sau:

Phần 1 Về kiến thức: (13 điểm).

Lớp 8 Địa lí lớp 6 - Các dạng bài tập về: tính khoảng cách, xác định

phương hướng, xác định tọa độ địa lý

- Sự vận động của trái đất quanh trục và các hệ quả

- Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời

Trang 12

Châu Á

- Vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản

- Khí hậu Châu Á

- Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

- Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nướcChâu Á

- Khu vực Tây Nam Á

- Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

- Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

- Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo

- Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

- Hiệp hội các nước ĐNA

Địa lí tự

nhiên Việt Nam

Địa lí tự nhiên việt Nam (đến thời điểm tổ chức thi)

Phần 2 Về kỹ năng: (7 điểm)

- Phân tích bảng số liệu (3 điểm)

- Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích (4 điểm)

Từ những hướng dẫn trên, tôi đã lập ra một số chuyên đề cần ôn luyện:

- Chuyên đề về Địa lí tự nhiên đại cương lớp 6 bao gồm các nội dung như:Các dạng bài tập về tính khoảng cách, xác định phương hướng, xác định tọa độđịa lý, sự vận động của Trái Đất quanh trục và các hệ quả, sự chuyển động củaTrái Đất quanh Mặt Trời

- Chuyên đề Địa lý tự nhiên Châu Á lớp 8 bao gồm các nội dung: Địa lí

tự nhiên Châu Á, kinh tế xã hội các nước Châu Á, các khu vực Châu Á, địa lí tựnhiên Việt Nam

- Chuyên đề về rèn kỹ năng vẽ biểu đồ, phân tích và nhận xét bảng số liệu

Tuy nhiên, trong chương trình học kì I của môn Địa lí lớp 8 mới chỉ họchết phần địa lí tự nhiên Châu Á chưa học sang phần địa lí tự nhiên Việt Nam.Cho nên, nội dung trọng tâm đối với bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện cần tậptrung chủ yếu vào phần địa lí Châu Á và một phần Địa lí Trái Đất của lớp 6

Trang 13

Theo văn bản Số: 102/SGDĐT- GDTrH V/v ngày 15/2/2015 hướng dẫnnội dung thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 8, 9 THCS; 10, 11, 12 THPT vàchọn đội tuyển tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT của Sở giáodục và đào tạo tỉnh Phú Thọ thì nội dung đề thi đối với lớp 8, 9 THCS tỷ lệ nộidung đề thi bao gồm 50% kiến thức ở mức độ câu hỏi phân loại để tuyển sinhTHPT; 50% kiến thức thực hiện theo hướng dẫn số 97/SGDĐT-GDTrH ngày03/2/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Độ khó của đề thi phân bố trên ba mứcđộ: biết, hiểu 30%; vận dụng 40%; phân tích, tổng hợp và sáng tạo 30%

Vì thế, giáo viên cần nắm vững cấu trúc, nội dung của đề thi để lập kếhoạch xây dựng chuyên đề bồi dưỡng bám sát theo hướng dẫn của văn bản saocho đạt hiệu quả cao nhất Các chuyên đề xây dựng cần đảm bảo tính chính xác,khoa học, lôgic Xây dựng các câu hỏi ôn tập thật chi tiết theo từng phần củatừng chuyên đề, nhưng phải tập chung xoáy sâu vào các mức độ thông hiểu, vậndụng giải thích, phân tích tổng hợp và sáng tạo Trên cơ sở đó làm thành đềcương chi tiết để học sinh ôn luyện

Giải pháp 3: Lựa chọn, sử dụng một số phương pháp, cách thức và nội dung trọng tâm cần ôn luyện phù hợp đối với đối tượng là học sinh vùng sâu, vùng xa

- Mục tiêu

+ Giúp giáo viên có những phương pháp và cách thức bồi dưỡng phù hợpvới từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh ở vùng sâu vùng xa khi mà khảnăng tư duy và nhạy bén của các em còn hạn chế

+ Lựa chọn và định hướng được những nội dung trọng tâm cơ bản cần bồidưỡng để từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng

- Cách thức thực hiện

Người thầy, dù có giỏi đến đâu nhưng nếu không biết cách lựa chọn đượcphương pháp phù hợp để truyền tải kiến thức thì việc truyền đạt kiến thức chohọc sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả giáo dục không được cao Chính

vì thế, tùy theo từng đối tượng học sinh mà có thể lựa chọn các phương pháp bồidưỡng khác nhau Trường THCS Quảng Yên là một trong những trường thuộcvùng xã khó khăn Vì vậy, mà khả năng nhận thức, tư duy của các em không thểbằng học sinh ở các vùng thuận lợi như trường THCS thị trấn Cho nên, việc lựachọn được các phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh củamình là một việc rất cần thiết Giáo viên vẫn nên sử dụng các phương pháp pháthuy tính tích cực của học sinh, đồng thời cũng phải kết hợp các phương pháptruyền thống để cung cấp cho học sinh những kiến thức khó và mới Bên cạnh

đó, việc sử dụng phương tiện dạy học cũng vô cùng quan trọng, đòi hỏi giáo

Trang 14

viên phải biết kết hợp và sử dụng linh hoạt trong quá trình ôn tập và bồi dưỡng.Theo kinh nghiệm của bản thân và qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi ởtrường THCS, tôi xin đưa ra một số cách thức, nội dung trọng tâm cần bồidưỡng mà tôi thấy có hiệu quả đối với học sinh ở vùng sâu vùng xa.

1 Bồi dưỡng phần kiến thức cơ bản của chương trình

Đây là cách thức bồi dưỡng chủ yếu được sử dụng trong các tiết học chínhkhóa ở trên lớp, ngoài ra cũng được sử dụng trong các tiết bổ trợ kiến thức vàobuổi chiều

Cách thức bồi dưỡng này, trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩnăng cơ bản về phần lí thuyết cũng như cách làm các dạng bài tập trong từngchuyên đề hoặc trong các tiết thực hành như: Vẽ biểu đồ, nhận xét và làm việcvới bảng số liệu thống kê

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên lồng ghép các chương trình nâng cao

mở rộng kiến thức để các em phát huy được hết khả năng của mình Cần chú ýrèn kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ,đọc Átlat Vì đây là nội dung cơ bản không thể thiếu trong cấu trúc của các đềthi chọn học sinh giỏi môn Địa lí

2 Bồi dưỡng phần kĩ năng bao gồm kỹ năng làm và trình bày bài thi,

kỹ năng bộ môn, kỹ năng tư duy

Để đạt được điểm tuyệt đối trong mỗi một câu hỏi của đề thi, ngoài phầnnội dung kiến thức cần đạt được theo yêu cầu, thì phần kỹ năng trình bày và kỹnăng bộ môn cũng là một yếu tố cần thiết quyết định đến điểm số của bài thi

Qua nhiều năm bồi dưỡng, tôi nhận thấy đa số các em học sinh ở vùngsâu, vùng xa thường yếu về kỹ năng này Chính điều đó đã làm ảnh hưởngkhông nhỏ tới chất lượng bài thi

Trình bày không khoa học, không có tính lôgic, kỹ năng bộ môn chưathuần thục thì bài thi sẽ không đạt được điểm tối đa nhiều khi còn bị trừ điểm,mất điểm Với một cuộc thi mang tính cạnh tranh cao mà bị mất điểm ở phầnnày thì khả năng bị loại trước những ‘‘đối thủ’’ khác sẽ cao hơn, từ đó sẽ ảnhhưởng đến kết quả thi của các em Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng làm bài và kỹnăng bộ môn, kỹ năng tư duy cho học sinh là việc rất cần thiết, tùy từng dạngcâu hỏi, từng dạng bài tập giáo viên hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ về cách trình bày đốivới mỗi một dạng câu hỏi hay một dạng bài tập nào đó sao cho đảm bảo về hìnhthức, nội dung, và có tính lôgic, hệ thống

Đối với kĩ năng trình bày, các em có thể trình bày theo phương pháp quynạp hoặc diễn dịch Tùy theo từng dạng câu hỏi mà các em có thể vận dụng khác

Trang 15

nhau: Với những câu hỏi dạng trình bày hay nêu vấn đề thì sử dụng phươngpháp diễn dịch hoặc quy nạp, với những câu hỏi dạng phân tích, so sánh, chứngminh, nhận xét, thì phải có sự kết hợp cả hai phương pháp quy nạp và diễn dịch

Bên cạnh kỹ năng trình bày, giáo viên cần chú ý đến việc rèn kỹ năng bộmôn cho học sinh, vì đây cũng là yếu tố quyết định đến điểm số của bài thi.Phần kỹ năng bộ môn trong cấu trúc của đề thi chiếm tới 7 điểm, nếu như thựchiện kỹ năng không tốt sẽ bị mất khá nhiều điểm ở phần này Vì vậy, đối vớimôn Địa lý lớp 8 cần chú trọng vào rèn một số kỹ năng chủ yếu sau:

+ Kỹ năng phân tích đề bài

+ Kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu

+ Kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ

+ Kỹ năng tính toán và xử lí số liệu và một số kỹ năng khác đã được học

ở chương trình địa lí lớp 6 như: đo tính khoảng cách, tính tỉ lệ bản đồ, xác địnhphương hướng trên bản đồ, xác định tọa độ địa lí

+ Kỹ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí

+ Kỹ năng tư duy

Việc rèn các kỹ năng trên cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm của công tácbồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí 8 Cho nên đối với mỗi dạng bài tập kỹnăng, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết các bước tiến hành để học sinh cóđược kỹ năng thuần thục khi làm bài

2.1 Rèn kỹ năng phân tích đề bài

Trước khi đặt bút làm bài, học sinh cần xác định rõ yêu cầu của đề bài đặt

ra là gì? Để từ đó lựa chọn phương án trả lời, tránh tình trạng không phân tích

kỹ đề bài dẫn đến hiểu sai đề, làm lạc đề Khi lạc đề sẽ rất nguy hiểm, học sinh

sẽ bị mất toàn bộ điểm của câu đó Bởi vậy, rèn kỹ năng phân tích đề bài chohọc sinh là điều rất cần thiết Để rèn được kỹ năng này, giáo viên cần ra nhiềuloại câu hỏi có nội dung gần giống nhau gây ngộ nhận, hiểu nhầm để học sinhthực hiện rồi từ đó rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân Giáo viên cầnhướng dẫn chi tiết cho học sinh cách phân tích đề bài (đề bài yêu cầu cái gi?Làm cái gì? ) để các em thực hiện đúng theo yêu cầu đó

Ví dụ phân tích đề bài sau: Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua yếu tố khí hậu và địa hình?

Đây là câu hỏi dạng chứng minh một vấn đề địa lí Cho nên, khi làm bàigiáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài và mối quan hệgiữa các vấn đề trong đề bài

Trang 16

Như câu hỏi trên học sinh cần xác định rõ đề bài yêu cầu 2 vấn đề:

+ Một là chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển

+ Hai là có tính biển sâu sắc thể hiện qua yếu tố khí hậu, địa hình(nghĩa làchứng minh địa hình và khí hậu của nước ta chịu ảnh hưởng của biển)

Như vậy, đối với yêu cầu thứ nhất học sinh chỉ cần dựa vào kiến thức đãhọc lấy dẫn chứng để chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển

+ Việt Nam nằm ở vị trí cầu nối giữa các nước Đông Nam Á trên đất liềnvới các nước Đông Nam Á hải đảo

+ Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260km kéo dài từ vùng biểnQuảng Ninh đến Kiên Giang

+ Vùng biển chủ quyền rộng lớn khoảng 1 triệu km2 với nhiều đảo vàquần đảo

Tránh trường hợp, học sinh xác định không rõ lại đi trình bày đặc điểmcủa vùng biển nước ta

Đối với yêu cầu thứ hai của đề bài là chứng minh địa hình và khí hậunước ta chịu ảnh hưởng của biển Với yêu cầu này, chỉ cần xác định lấy dẫnchứng một số khu vực địa hình của nước ta chịu tác động của biển như: Địa hìnhmài mòn ven biển, địa hình bồi tụ ven biển, địa hình cắt xẻ xâm thực ven biểncác vũng vịnh, tránh trường hợp hiểu không rõ yêu cầu dẫn đến việc trình bàysang toàn bộ đặc điểm địa hình của Việt Nam

Phần khí hậu cũng tương tự chỉ cần lấy dẫn chứng một số đặc điểm củakhí hậu nước ta liên quan đến khí hậu của biển như: Tính chất ẩm và lượng mưalớn ở một số vùng ven biển và tránh trường hợp nêu toàn bộ đặc điểm của khíhậu Việt Nam, như vậy là sai so với yêu cầu của đề bài

- Cũng có những trường hợp học sinh thường nhầm lẫn giữa câu hỏi cótính chất là ‘‘nêu’’ với câu hỏi có tính chất là ‘‘trình bày’’

+ Nêu là chỉ nói về một vấn đề địa lí mang tính chất khái quát chung nhất.+ Trình bày là nói về một vấn đề địa lí một cách chi tiết cụ thể

Giáo viên cần lưu ý cho học sinh những phần này để tránh bị nhầm lẫntrong khi làm bài

2.2 Kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu

Trong đề thi học sinh giỏi câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thường xuấthiện nhiều, do tính chất khó của loại câu hỏi này, đồng thời loại câu hỏi này còn

Trang 17

cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh vàocác trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí.

Thông thường, loại câu hỏi trên yêu cầu học sinh phân tích số liệu (nghĩa

là đọc bảng số liệu) để rút ra các nhận xét cần thiết

Đọc bảng số liệu về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàngngang và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết Học sinh cần phải nắm vững tênbảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu cụ thể của bài tập, hiểu rõ cáctiêu chí cần nhận xét Việc phân tích nhìn chung không phức tạp, nhưng học sinhthường phạm lỗi như: Phân tích thiếu, nêu không đầy đủ các nhận xét cần thiết

Để tránh mắc phải những lỗi trên, giáo viên cần lưu ý cho học sinh so sánh các

số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí Chú ý so sánh cácmốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự,các mốc có tính đột biến

Đối với dạng bài tập phân tích, nhận xét bảng số liệu học sinh cần thựchiện tốt một số thao tác sau đây:

- Đọc kỹ đề thi để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích

- Cần tìm ra tính quy luật hay mối liên hệ nào đó giữa các số liệu

- Không được bỏ sót các dữ liệu Trong quá trình phân tích phải sử dụngtất cả các số liệu có trong bảng Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh

bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm

- Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao (số liệumang tính tổng thể), sau đó phân tích các số liệu thành phần Thường là đi từ các

số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu đến các số liệu chitiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lýđược nêu ra trong bảng số liệu

- Các nhận xét cần tập trung là: Các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cựctiểu, các số liệu có tính chất đột biến Các giá trị này thường được so sánh dướidạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số)

- Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phântích Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị tấn, hay m3, tỉkw/h, tỉ đồng…), hoặc tương đối Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tínhtoán ra các đại lượng tương đối thì quá trình phân tích phải đưa được cả hai đạilượng này để minh hoạ

- Tính toán số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo hàngngang Hầu hết là có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơcấu của đối tượng

Trang 18

+ Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng củađối tượng.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bêntrong của đối tượng

+ Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiềuthời gian

- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng

+ Quá trình phân tích bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ giữa cácđối tượng có trong bảng Do đó, cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng

+ Cần tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính toán, điều này làm mất thờigian làm bài Cũng tránh trường hợp là chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu trongkhi đó có vô số mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của

Như vậy, để phân tích được một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức,tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra

Điều này cho thấy nếu học sinh không nắm được kiến thức cơ bản, khôngnắm vững lý thuyết sẽ không thể phân tích và nhận xét bảng số liệu

Ví dụ: Cho bảng số liệu sau

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta năm 2000 và 2007

(Đơn vị: tỉ đồng)

Trang 19

Tổng số 90 858,2 115 374,8

Dựa vào bảng số liệu trên em hãy nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch

cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta qua hai năm 2000 và 2007?

Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích

Khi phân tích về cơ cấu thì cần phải đổi số liệu tuyệt đối về tương đối đểnhận xét

Bước 1: Xử lí số liệu quy đổi về đơn vị % và lập bảng số liệu mới

Lấy tổng số = 100% ta có % cho từng đối tượng tính theo công thức sau :

Lấy giá trị của từng đối tượng chia cho giá trị tổng số của tất cả các đốitượng rồi nhân 100%

Bước 2: Nhận xét (lưu ý với học sinh những cụm từ in đậm và gạch chân)

* Nhận xét về cơ cấu:

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực

luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (56,6%) năm 2007

Trang 20

+ Cây công nghiêp có tỉ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu ngành trồng trọtchiếm (25,6%) năm 2007

+ Tiếp theo là đến rau đậu, cây ăn quả và các loại cây khác tuy nhiên tỉtrọng của các loại cây này còn nhỏ chiếm tỉ lệ (17,9 %) trong tổng giá trị sảnxuất ngành trồng trọt năm 2007

Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch rõ rệt

+ Những cây có tỉ trọng tăng là cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả Trong đó tăng nhanh nhất là cây rau đậu tăng 1,9 %

+ Cây lương thực và các loại cây khác có tỉ trọng giảm trong đó cây lương thực giảm nhanh nhất giảm 4,2% các cây khác giảm ít hơn 0,3 %

2.3 Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ

Bên cạnh việc rèn kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thì vẽ biểu

đồ cũng là một kỹ năng quan trọng và cần thiết Trong bài thi, kỹ năng vẽ biểu

đồ chiếm tới 3 điểm trong thang điểm 20 Vì vậy, việc rèn kĩ năng vẽ biểu đồtrong các tiết học giáo viên cũng cần đặc biệt chú ý

Đối với học sinh lớp 8 thì kĩ năng này mới bắt đầu được hình thành vì sốtiết thực hành trong chương trình học ít đề cập đến các dạng bài tập vẽ biểu đồnên kỹ năng này các em mới bước đầu được làm quen Vì thế, các dạng biểu đồtrong cấu trúc bài thi của lớp 8 thường không phức tạp như ở các lớp cao hơn

Qua kinh nghiệm bồi dưỡng nhiều năm, tôi nhận thấy các dạng biểu đồthường gặp ở lớp 8 như là: Biểu đồ cơ cấu (hình tròn), biểu đồ hình cột ( cột đơnthể hiện một đối tượng, cột ghép thể hiện hai hoặc nhiều đối tượng), biểu đồ kếthợp giữa cột và đường (biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa), biểu đồ thể hiện tốc độtăng trưởng

Đối với mỗi dạng biểu đồ, giáo viên cần nắm vững các kĩ năng như nhậnbiết các dạng biểu đồ đến các kĩ năng vẽ từng loại biểu đồ, các bước vẽ biểu đồ

để hướng dẫn và hình thành kĩ năng này cho học sinh trong các tiết học trên lớp

và các buổi bồi dưỡng một cách tốt nhất

2.3.1 Kỹ năng nhận biết, lựa chọn các dạng biểu đồ cần vẽ

+ Nếu đề bài yêu cầu rõ dạng biểu đồ thì chỉ cần vẽ đúng dạng biểu đồ đó

+ Nếu đề bài không yêu cầu rõ dạng biểu đồ (Vẽ biểu đồ thể hiện ; vẽbiểu đồ thích hợp nhất ) thì cần căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi, dạng số liệu đểchọn biểu đồ

Ngày đăng: 13/10/2021, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Việc hướng dẫn học sinh học tài liệu tham khảo sẽ giúp các em hình thành ý thức tự học, tự bồi dưỡng và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, phát huy được tính tư duy và sáng tạo của các em trong việc làm các bài tập ở nhà. - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
i ệc hướng dẫn học sinh học tài liệu tham khảo sẽ giúp các em hình thành ý thức tự học, tự bồi dưỡng và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, phát huy được tính tư duy và sáng tạo của các em trong việc làm các bài tập ở nhà (Trang 5)
- Vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản - Khí hậu Châu Á - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
tr í địa lý, địa hình và khoáng sản - Khí hậu Châu Á (Trang 12)
- Cần chú ý khi phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích. Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích. - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
n chú ý khi phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích. Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích (Trang 18)
Bước 1: Xử lí số liệu quy đổi về đơn vị % và lập bảng số liệu mới - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
c 1: Xử lí số liệu quy đổi về đơn vị % và lập bảng số liệu mới (Trang 19)
Dựa vào bảng số liệu trên em hãy nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta qua hai năm 2000 và 2007? - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
a vào bảng số liệu trên em hãy nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta qua hai năm 2000 và 2007? (Trang 19)
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
d ụ: Cho bảng số liệu sau: (Trang 22)
Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 (Đơn vị, số liệu) Vẽ hệ trục tọa độ:Trục tung đơn vị (tỉ dồng),trục hoành: (năm)  - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
c 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 (Đơn vị, số liệu) Vẽ hệ trục tọa độ:Trục tung đơn vị (tỉ dồng),trục hoành: (năm) (Trang 23)
Tương tự, tính cho các đối tượng khác trong bảng số liệu cũng như vậy. Ta có bảng số liệu chuyển đổi đơn vị thực tế ra đơn vị (%) như sau:  - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
ng tự, tính cho các đối tượng khác trong bảng số liệu cũng như vậy. Ta có bảng số liệu chuyển đổi đơn vị thực tế ra đơn vị (%) như sau: (Trang 25)
Tính góc ở tâm: Toàn bộ hình tròn là 3600 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
nh góc ở tâm: Toàn bộ hình tròn là 3600 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn (Trang 25)
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong năm - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
i ểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong năm (Trang 26)
Bảng kết quả các kì thi học sinh giỏi cấp huyện môn địa lý khối lớp 8,9 năm học 2015- 2016 và 2016-2017 - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
Bảng k ết quả các kì thi học sinh giỏi cấp huyện môn địa lý khối lớp 8,9 năm học 2015- 2016 và 2016-2017 (Trang 37)
Bảng kết quả các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh môn Địa lí - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
Bảng k ết quả các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh môn Địa lí (Trang 37)
Bảng kết quả các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lý khối lớp 8,9 năm học 2015-2016, 2016-2017 - Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý THCS
Bảng k ết quả các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lý khối lớp 8,9 năm học 2015-2016, 2016-2017 (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w