1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lop 9

28 2,2K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 65,28 KB

Nội dung

Đồng thời giáo viêncũng có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm.Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn công việc khó khăn,lâu dài, đòi

Trang 1

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ MIẾN

CHỨC VỤ : TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔNĐƠN VỊ: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN DỤC

NĂM HỌC: 2015 - 2016

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trang 2

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ở đâu cũng cần, ngành nào cũng cần,lúc nào cũng cần nhiều người tài giỏi để gánh vác giang sơn Nguồn nhân lựchoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo dục đào tạo của mỗi quốc gia Khẳng địnhtầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2khóa VIII đã ghi rõ : “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục –đào tạo làquốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài”

Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng gópphần nâng cao chất lượng giáo dục Thông qua hoạt động này, học sinh sử dụnglinh hoạt hệ thống kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối

đa khả năng của bản thân trong những môn học có ưu thế Đồng thời giáo viêncũng có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm.Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn công việc khó khăn,lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò

Bồi dưõng học sinh giỏi còn là một nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhàtrường nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏimỗi giáo viên phải có sự nhiệt tâm, có sự tích luỹ kinh nghiệm và đưa ra nhữngphương pháp giảng dạy, lựa chọn học sinh một cách hợp lý

Trong chương trình sinh học khối lớp 9 thì học phần di truyền, biến dị làhọc phần tương đối trừu tượng, để bồi dưỡng chuyên đề này đạt hiệu quả cao đòihỏi giáo viên cần phải đưa ra cách phân dạng câu hỏi lý thuyết và các dạng bàitập và phương pháp giải cụ thể

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

a Đối tượng áp dụng

- Học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9

b Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

- Phát hiện và lựa chọn đối tượng học sinh

Trang 3

- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- So sánh hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học qua cácnăm học

- Tích luỹ kiến thức, xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng một cách cụ thể,

rõ ràng, chi tiết

- Đánh giá kết quả đạt được qua các kì thi HSG các cấp qua các năm học

từ đó đúc rút kinh nghiệm cho các năm học tiếp theo

PHẦN II: CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI

TRƯỜNG THCS XUÂN DỤC

1 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Xuân Dục.

a Thuận lợi.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, tạo mọi điều kiện về

cơ sở vật chất, trang thiết bị để GV thực hiện tốt công tác bồi dưỡng

- Nhà trường thường xuyên bổ sung các tài liệu tham khảo nhằm phục vụ tốtnhất cho công tác giảng dạy

- Tổ chuyên môn luôn bao quát, nắm bắt tình hình và thúc đẩy phong trào bồidưỡng đạt kết quả cao

- Giáo viên luôn có tinh thần, trách nhiệm, sự nhiệt tâm, tận tuỵ với công việc.Thường xuyên trao đổi, học hỏi, trăn trở tìm ra các phương pháp tối ưu nhấtgiúp học sinh say mê, hứng thú với môn học và nâng cao hiệu quả bồi dưỡng

- Học sinh chăm chỉ, tự giác, yêu thích môn học

Trang 4

- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, với tinh thần làm việc nhiệt tình và tráchnhiệm Tập thể giáo viên trường THCS Xuân Dục đã đạt được rất nhiều thànhtích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các bộ môn như: Toán, Hoá,Sinh, Văn, Sử, Địa…chất lượng đại trà cũng được nâng lên rõ rệt trong nhữngnăm gần đây.

- BGH thường xuyên động viên, nhắc nhở thầy và trò cố gắng phấn đấu giúpcho công tác bồi dưỡng HSG trong nhà trường đạt kết quả cao

- Góp phần vào thành tích chung của nhà trường, cá nhân tôi nhiều năm liềnđược nhà trường phân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh họclớp 9 Tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong giảng dạy, bồi dưỡng họcsinh giỏi

Do đó, chất lượng bồi dưỡng ngày càng được nâng cao

PHẦN III: NỘI DUNG

II NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở căn cứ là kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm

vụ năm học của BGH nhà trường, kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, kế hoạch tổchuyên môn

- Kế hoạch bồi dưỡng cần chi tiết, với đầy đủ mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình,nội dung, lịch trình thực hiện kế hoạch

Trang 5

- Trong quá trình xây dựng chỉ tiêu cần dựa trên cơ sở kết quả đạt được từnhững năm học trước, rút ra bài học kinh nghiệm cho năm học sau để xây dựng

kế hoạch cho phù hợp và đạt kết quả tốt hơn

2 Lựa chọn đối tượng học sinh.

- Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt nhất thì khâu phát hiện, lựachọn đối tượng học sinh rất quan trọng

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến những đối tượng hăng say,hứng thú, yêu thích môn học, có thành tích học tập tốt ở môn học mà mình lựachọn Không chỉ chú ý đến kết quả các bài kiểm tra mà cần kết hợp giữa theodõi quá trình tiếp thu kiến thức trên lớp với kết quả đạt được thông qua các bàikiểm tra khảo sát

- Đối tượng lựa chọn phải có sự chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiếnthức Quan trọng nhất là các em hăng say, hứng thú và đam mê với môn học

3 Các chuyên đề bồi dưỡng thuộc học phần di truyền, biến dị.

3.1 Các chuyên đề lý thuyết.

* Chuyên đề các thí nghiệm của MenĐen gồm:

- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.

+ Các khái niệm, thuật ngữ, kí hiệu cơ bản( khái niệm di truyền, biến dị, biến dị

+ Nội dung, ý nghĩa phép lai phân tích

- Xây dựng bộ câu hỏi:

Một số câu hỏi trọng tâm:

+ Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Vì sao MenĐen chọn cặp tính trạngtương phản khi thực hiện phép lai?

+ Vì sao MenĐen chọn đối tượng thí nghiệm là đậu Hà Lan? Quy luật củaMenĐen có thể áp dụng trên các đối tượng khác được không? Vì sao?

Trang 6

+ Phát biểu nội dung quy luật đồng tính? Quy luật phân li và quy luật phân liđộc lập?

+ Tại sao biến dị tổ hợp ở những loài sinh sản hữu tính lại phong phú hơn ở loàisinh sản vô tính?

+ Để kiểm tra độ thuần chủng của giống người ta sử dụng phương pháp nào?+ Mô tả thí nghiệm của MenĐen trong lai một cặp tính trạng? Cho cây hoa đỏthuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn hoa đỏ.Tạp giao F1 thu được F2 tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng Để kiểm tra kiểu gen của cáccây F2 người ta tiến hành như thế nào?

* Chuyên đề nhiễm sắc thể:

- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.

+ Khái niệm về nhiễm sắc thể, tính đặc trưng, ổn định của bộ nhiễm sắc thể.+ Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân

+ Ý nghĩa của sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảmphân

+ Quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh

+ Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

+ Ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

+ Thí nghiệm, kết quả, quy luật và ý nghĩa quy luật di truyền liên kết

- Xây dựng bộ câu hỏi:

Một số câu hỏi trọng tâm:

+ Cơ chế sinh học nào duy trì tính ổn định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loàiqua các thế hệ?

+ So sánh nguyên phân, giảm phân?

+ Ý nghĩa của các hoạt động đóng xoắn, duỗi xoắn nhiễm sắc thể trong nguyênphân, giảm phân?

+ Trình bày các hoạt động cơ bản của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảmphân?

+ Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh?

+ Phân biệt nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính?

Trang 7

+ Vẽ sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở người? Cho biết vì sao tỉ lệ nam: nữ luônxấp xỉ 1: 1?

+ Phân biệt quy luật di truyền phân li độc lập với quy luật di truyền liên kết?+ So sánh nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng?

* Chuyên đề ADN:

- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.

+ Cấu trúc, chức năng của ADN, ARN, Prôtêin

+ Quá trình tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp ADN, ARN, Prôtêin

+ Tính đặc trưng, ổn định của ADN

+ Tính đa dạng, đặc thù của ADN, ARN , Prôtêin

+ Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc và cơ chế di truyền

+ Mối quan hệ giữa:

Gen (Một đoạn của ADN) mARN Prôtêin Tínhtrạng

- Xây dựng bộ câu hỏi:

Một số câu hỏi trọng tâm:

+ Phân tích tính hợp lí trong cấu trúc của ADN đảm bảo cho ADN là cơ s?ở vậtchất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? Tại sao ADN chỉ mang tính ổnđịnh tương đối?

+ Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử?+ Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc và cơ chế ditruyền?

+ ADN được đặc trưng bởi những yếu tố nào? Cơ chế nào duy trì ổn định củaADN?

+ So sánh ADN, ARN, Prôtêin về cấu trúc và chức năng?

+ So sánh quá trình tổng hợp ADN và ARN?

+ Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba?

+ Giải thích mối quan hệ:

Gen (Một đoạn của ADN) mARN Prôtêin Tínhtrạng

Trang 8

+ Cơ chế nào đảm bảo cho ADN con giống hệt mẹ?

* Chuyên đề biến dị:

- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.

+ Các khái niệm biến dị gồm( Biến dị di truyền, biến dị không di truyền, biến dị

tổ hợp, đột biến, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, đột biến cấu trúc nhiễmsắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể, dị bội thể, đa bội thể, thể dị bội, thể đabội, thường biến)

+ Nguyên nhân phát sinh, cơ chế, tính chất biểu hiện, hậu quả của các loại độtbiến

+ Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình Liên hệ với giống, kĩthuật chăm sóc và năng suất

- Chuyên đề di truyền học người

- Xây dựng bộ câu hỏi:

Một số câu hỏi trọng tâm:

+ Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

+ Trình bày các khái niệm đột biến?

+ So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

+ So sánh thể dị bội với thể đa bội?

+ So sánh biến dị tổ hợp với biến dị đột biến?

+ Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? Liên hệ vớigiống, kĩ thuật chăm sóc và năng suất?

+ Thế nào là thể dị bội, thể đa bội, cơ chế phát sinh thể dị bội, thể đa bội?

* Chuyên đề di truyền học người.

- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.

+ Phương pháp và ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu di truyền học người(phương pháp nghiên cứu phả hệ và phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh)+ Di truyền học với con người

+ Các bệnh, tật, nguyên nhân phát sinh và biện pháp hạn chế các bệnh, tật ditruyền ở người

- Xây dựng bộ câu hỏi:

Trang 9

Một số câu hỏi trọng tâm:

+ Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu phả hệ và phương pháp nghiên cứu trẻđồng sinh?

+ Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng?

+ Trình bày nội dung của di truyền y học tư vấn? Tại sao phụ nữ không nên sinhcon trước tuổi 22 và sau tuổi 35?

+ Tỉ lệ mất cân bằng giới tính hiện nay do những nguyên nhân nào?

+ Theo em cần làm gì để hạn chế các bệnh và tật di truyền ở người?

* Chuyên đề ứng dụng di truyền học:

- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.

+ Khái niệm công nghệ tế bào, công nghệ, kĩ thuật gen, công nghệ sinh học,thoái hoá giống do tự thụ phấn, giao phối gần, ưu thế lai

+ Ứng dụng của công nghệ gen,công nghệ tế bào, các lĩnh vực của công nghệsinh học

+ Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần

+ Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi và cây trồng, các bước thực hiệnthao tác giao phấn

+ Thành tựu chọn giống vật nuôi cây trồng

- Xây dựng bộ câu hỏi:

Một số câu hỏi trọng tâm:

+ Thế nào là công nghệ tế bào? Công nghệ tế bào được ứng dụng vào nhữnglĩnh vực nào? Cho VD?

+ Trình bày khái niệm công nghệ gen và kĩ thuật gen? Những ứng dụng củacông nghệ gen

+ Trình bày khái niệm công nghệ sinh học? Các lĩnh vực của công nghệ sinhhọc?

+ Phân biệt hiện tượng ưu thế lai? Hiện tượng thoái hoá giống do tự thụ phấn vàgiao phối gần?

+ Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai và thoái hoá giống? Vai trò của tự thụphấn và giao phối gần?

Trang 10

+ Người ta sử dụng những phương pháp nào để tạo ưu thế lai ở vật nuôi và câytrồng?

+ Liệt kê những thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng tại địa phương?+ Trình bày các bước thực hiện thao tác giao phấn ở lúa?

3.2 Các dạng bài tập trong chương trình sinh học lớp 9 phần di truyền, biến dị:

* Bài tập di truyền.

A BÀI TẬP VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.

Dạng bài toán thuận.

B1: Dựa vào đề bài, lập quy ước gen (Nếu đầu bài quy ước sẵn thì không cầnlàm bước này)

B2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ

B3: Lập sơ đồ lai xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai

- Quy ước: A: Thân xám; a: Thân đen

 Kiểu gen của ruồi thân xám: Aa; AA

F1: 1AA ( thân xám); 2Aa ( thân xám); 1 aa ( thân đen)

Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám: 1 thân đen

Tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa

TH2:

Trang 11

a) Có thể biết được tính trạng trội, tính trạng lặn hay không, vì sao?

b) ở 1 phép lai khác cũng cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng thuđược con lai F1 Hãy lập sơ đồ lai và giải thích

Bài 3:

ở người tính trạng về nhóm máu do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quyđịnh

- Gen IA quy định nhóm máu A - Gen IB quy định nhóm máu B

- Gen IO Quy định nhóm máu O

( Biết IA, IB là trội hoàn toàn so với IO)

Trang 12

a) ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O Hãy viết kiểu gen tương ứng vớimỗi nhóm máu trên?

b) Xác định kết quả kiểu gen , kiểu hình của con khi biết rằng bố có nhómmáu A, mẹ có nhóm máu O

Dạng bài toán nghịch.

Các bước giải:

B1: - Nếu đề bài cho đầy đủ kết quả số kiểu hình ở con lai, ta rút gọn tỉ lệ kiểuhình ở con lai (100%, 3 : 1; 1 : 1 ; 1 : 2 : 1) sau đó dựa vào tỉ lệ đã rút gọn - >

Số kiểu tổ hợp -> Số loại giao tử của bố, mẹ -> Kiểu gen của bố, mẹ

- Nếu đề bài chưa nêu đủ số con lai mà chỉ cho biết một kiểu hình nào đó,dựa vào kiểu hình và kiểu gen được biết ở con lai , ta suy ra loại giao tử mà conlai đã nhận từ bố, mẹ, từ đó tìm được kiểu gen của bố, mẹ

B2: Lập sơ đồ lai chứng minh

Bài tập mẫu:

Ở cây liên hình, màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với màu hoa trắng Giao phấngiữa hai cây với nhau thu được các cây đều có hoa đỏ Biện luận và lập sơ đồlai

Bài giải:

- Quy ước: A: Hoa đỏ; a: Hoa trắng

- F1: 100% hoa đỏ -> Một trong hai cơ thể chỉ cho duy nhất một loại giao tửmang gen A -> Cơ thể đó có kiểu gen AA; Kiểu gen của cơ thể còn lại có thể là AA; Aa; aa

Trang 13

+ 85 quả tròn + 169 quả bầu dục + 83 quả dài.

Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P -> F2

Bài 3 : ở người , có 4 nhóm máu A, B, AB, O

a) Trong một gia đình , mẹ máu O sinh được hai đứa con , một đứa có máu

A và một đứa có máu B

b) ở một gia đình khác , mẹ có máu B, bố máu A sinh được con máu O.Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai minh hoạ cho mối giađình trên

Trang 14

Bài 4: Cho trâu đực đen (1) giao phối với trâu cái đen (2) Năm đầu sinh đượcnghé đen (3), năm sau sinh được nghé xám (4).

- Nghé (3) lớn lên giao phối với trâu xám (5) sinh được nghé xám (6)

- Nghé (4) lớn lên giao phối với trâu đen (7) sinh được nghé đen (8)

Biết tính trạng màu lông của trâu do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quyđịnh

a) Có thể xác định tính trạng trội, tính trạng lặn được không? Vì sao?

b) Biện luận để xác định kiểu gen của cả 8 trâu nói trên

Bài 5: Gen HbS gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm Gen Hbs quy địnhkiểu hình bình thường Kiểu gen dị hợp HbSHbs gây bệnh thiếu máu hồng cầuhình liềm nhẹ, Kiểu gen HbSHbS chết trước tuổi trưởng thành

1) Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con có biểu hiện thiếu máu hồng cầuhình liềm nhẹ, kiểu gen của bố, mẹ có thể như thế nào?

2) Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con có kiểu hình bình thường, kiểu gen

và kiểu hình của cặp vợ chồng đó có thể như thế nào?

3) Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầuhình liềm và chết trước tuổi trưởng thành, kiểu gen của cặp vợ chồng đó có thểnhư thế nào?

4) Bà nội và bà ngoại đều biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm nhẹ, ôngnội và ông ngoại đều có kiểu hình bình thường, bố mẹ sinh được 2 người con :Đứa thứ nhất chết vì bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, đứa thứ hai biểu hiệnbệnh nhẹ

Mỗi đứa con trong gđ trên đã thừa hưởng nguồn gen của bố, mẹ như thế nào?Nếu bố, mẹ tiếp tục sinh con nữa thì khả năng có thể xuất hiện đứa trẻ có kiểuhình bình thường được không? Giải thích?

BÀI TẬP VỀ LAI HAI HAY NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG.

Dạng bài toán thuận.

Các bước giải:

B1: Quy ước gen (nếu đầu bài chưa quy ước)

B2: Xác định kiểu gen của bố, mẹ

Ngày đăng: 21/12/2016, 06:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w