Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
17,21 MB
Nội dung
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Đặt vấn đề: 3 Chương 1: Tổng quan về các dây chuyền kiểmđịnh .4 1.1 Dây chuyền kiểmđịnhxe con 4 1.2 Dây chuyền kiểmđịnhxe tải 4 1.3 Dây chuyền kiểmđịnh tổng hợp .5 Chương 2: Tiêu chuẩn trạmkiểmđịnhcơgiớiđườngbộ .7 2.1 Tiêu chuẩn chung của trạm 7 2.2 Tiêu chuẩn về con người (nguồn nhân lực) .11 Chương 3: Các trang thiết bị của trạm đăng kiểm 13 3.1 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Diesel MDO 2 .13 3.2 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Xăng MGT 5 29 3.3 Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3 .43 3.4 Thiết bị kiểm tra độ ồn QUEST 2100 5 3.5 Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang MINC I và MINC II 53 3.6 Thiết bị kiểm tra giảm chấn (phuộc nhún) FWT 1 .59 3.7 Thiết bị kiểm tra phanh IW 2 và IW 4 .62 3.8 Hầm kiểm tra gầm 69 3.9 Hệ thống mạng máy tính EuroSystem .71 3.10 Các trang thiết bị phụ .75 3.11 Các thiết bị BEISSBARTH .79 Chương 4: Các công đoạn kiểm tra trong trạmkiểmđịnh .83 4.1 Làm thủ tục kiểmđịnh 83 4.2 Kiểm tra kỹ thuật 83 Trang 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Kết luận .87 Phụ lục .88 Tài liệu tham khảo 91 Trang 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẶT VẤN ĐỀ Vận tải đườngbộ là ngành chủ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Với tầm quan trọng của mình, ngành vận tải đã ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng theo sự phát triển của đất nước. Phương tiện vận tải đườngbộ chính là các loại ô tô từ nhỏ đến lớn phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của con người cũng như vận chuyển hàng hóa lưu thông trong quá trình sản xuất thương mại. Lượng ô tô tham gia giao thông vì thế ngày càng tăng nhanh về số lượng và chủng loại. Thúc đẩy nền công nghiệp ô tô nước nhà phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Việc sản xuất lắp ráp và cải tạo xe được mở rộng từ các công ty liên doanh lớn sang các công ty nhỏ, các trạm bảo dưỡng và sữa chữa…nhằm đáp ứng nhu cầu hằng năm của thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Song song với mặt tích cực ấy là vấn đề báo động an toàn giao thông và bảo vệ môi trường do các phương tiện giao thông cơgiới gây ra. Để giảm thiểu vấn đề này, bên cạnh việc chủ động của người tham gia giao thông thì vấn đề an toàn kỹ thuật- vệ sinh môi trường của phương tiện phải đặt lên hàng đầu. Các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật của chính phủ đề ra và phải đáp ứng được các yêu cầu này trong các lần kiểm tra định kỳ tại các trạmkiểmđịnh phương tiện cơ giới. Với các loại xe sản xuất lắp ráp hay cải tạo mới phải được kiểmđịnh trước khi xuất xưởng. Các loại xe nhập khẩu phải được kiểm tra và cấp phép lưu hành trước khi tham gia giao thông. Công tác kiểmđịnh phương tiện đúng kỳ, đúng hạn sẽ đảm bảo cho xe tham gia giao thông về mặt an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Để hiểu rõ hơn hoạt động của trạmKiểmđịnh mà mục đích chính là các thiết bị kiểm tra phục vụ trong trạm, đề tài sẽ hướng tới nghiêncứu các thiết bị hiện đại được trang bị ở hầu hết các trạm trong cả nước. Từ đó hiểu rõ hơn nghiên lý hoạt động, cách thức vận hành của thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiêncứu . Trang 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DÂY CHUYỀN KIỂMĐỊNH 1.1 Dây chuyền kiểmđịnhxe con. Một dây chuyền kiểmđịnh đầy đủ bao gồm các trang thiết bị và máy móc phụ trợ theo tiêu chuẩn của cục Đăng kiểm qui định. Mặt bằng bố trí cơ bản cho dây chuyền kiểmđịnhxe con được phát họa như hình sau: 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Hình 1.1 Dây chuyền kiểmđịnhxe con 1- Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5 ; 2- Thiết bị kiểm tra độ đục khí xả động cơ Diezel; 3- Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MINC 1; 4-Thiết bị kiểm tra phuộc nhún FWT 1; 5- Thiết bị kiểm tra phanh IW 2; 6- Đồng hồ kiểm tra lực phanh; 7- Hầm kiểm tra xe con; 8- Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 9- Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3. Ngoài các thiết bị của từng khu vực là hệ thống kết nối mạng nội bộ giữa các máy tính với nhau và truyền thông tin về máy xử lý trung tâm để đánh giá kết quả kiểm tra khách quan nhất. 1.2 Dây chuyền kiểm tra xe tải Các trang thiết bị và cách bố trí các khu vực kiểm tra của dây chuyền kiểmđịnhxe tải cũng gần tương tự với dây chuyền xe con. Tuy nhiên thiết bị kiểm tra có tính năng công suất cao hơn và không sữ dụng thiết bị kiểm tra phuộc nhún. Bên cạnh đó là mạng máy tính nội bộ liên kết đến máy tính trung tâm để xử lý số liệu kiểm tra. Trang 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 67 5 4 3 2 1 Hình 1.2 Dây chuyền kiểm tra xe tải 1- Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang; 2- Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Xăng MGT 5; 3- Thiết bị kiểm tra độ đục khí xả động cơ Diezel MDO 2; 4- Thiết bị kiểm tra phanh IW 4; 5- Đồng hồ kiểm tra lực phanh; 6- Hầm kiểm tra xe tải; 7- Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 8- Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3 1.3 Dây chuyền kiểm tra tổng hợp. Dây chuyền kiểm tra tổng hợp thường được xây dựng tại các địa phương có lưu lượng xekiểmđịnh hằng năm thấp (khoảng dưới 10000 xe / năm) Dây chuyền này được trang bị các thiết bị để có thể kiểm tra được cho cả xe con và xe tải. Các thiết bị kiểm tra đèn, kiểm tra độ ồn, kiểm tra khí xả thì giống với các dây chuyền kiểmđịnhxe con và xe tải, riêng hầm kiểm tra được xây dựng đảm bảo kiểm tra cho cả xe tải lẫn xe con. 13 27 6 458 Hình 1.3 Dây chuyền kiểm tra tổng hợp 1- thiết bị kiểm tra đèn LITE 3; 2 - Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 3- Máy kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5; 4 - Máy kiểm tra khí xả động cơ Diezel MDO 2; 5 -Hầm kiểm tra xe tải; 6- Hầm kiểm tra xe con; 7- Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang, phuộc nhún, phanh xe tải; 8- Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang, phuộc nhún, phanh xe con Trang 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hiện nay các trạmkiểmđịnh trong cả nước tùy theo quy mô mà có thể bố trí chỉ một dây chuyền kiểm tra tổng hợp với các trạm nhỏ, 2 dây chuyền kiểm tra( 1 dây chuyền xe con, 1 dây chuyền xe tải) với trạm quy mô trung bình và từ 3 đến 4 dây chuyền kiểmkiểm tra cho các trạm lớn. Quy mô xây dựng trạm tùy thuộc vào diện tích mặt bằng, số xekiểmđịnh hằng năm… Khi so sánh các trạmkiểmđịnhcó quy mô khác nhau có thể nhận thấy ưu nhược điểm cơ bản của chúng như sau: - Với trạm quy mô nhỏ dùng 1 dây chuyền kiểm tra có ưu điểm diện tích mặt bằng nhỏ( từ 3000-4000m 2 ), tận dụng được việc mua sắm thiết bị khi có thể sử dụng chung các thiết bị kiểm tra cho cả xe con và xe tải như kiểm tra khí xả, kiểm tra độ ồn, kiểm tra đèn…và nhược điểm của loại trạm này là năng suất kiểm tra không cao, dây chuyền bố trí dài hơn. - Với loại trạmkiểmđịnhcó quy mô vừa và lớn, do các dây chuyền được xây dựng phục phục kiểm tra riêng cho xe con, xe tải nên trang thiết bị đầu tư phải lớn, diện tích mặt bằng nhiều nhưng năng suất kiểmđịnh sẽ cao hơn. Trang 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chương 2. TIÊU CHUẨN TRẠMKIỂMĐỊNH 2.1 Tiêu chuẩn chung của trạm Áp dụng tiêu chuẩn số 22 TCN 226- 2005 có hiệu lực từ ngày 01.01.2007 2.1.1 Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất - Địa điểm: địa điểm xây dựng trung tâm Đăng kiểmxecơgiới phải phù hợp với quy hoạch, cóđường giao thông thuận tiện cho xecơgiới ra vào kiểm định. - Đối với trung tâm Đăng kiểm xây dựng mới, nếu từ cấp 1 đến cấp 3, chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm tra là 40; từ cấp 4 đến cấp 10, chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm tra là 50m; nếu chỉ bố trí một cổng cho xecơgiới ra vào chiều rộng tối thiểu của mặt bằng Trung tâm là 30m - Diện tích: diện tích mặt bằng trung tâm đăng kiểmxecơgiới theo quy định sau: Bảng 1: Tiêu chuẩn diện tích mặt bằng theo từng cấp xây dựng trạmkiểmđịnh Cấp trung tâm Số lượt xekiểmđịnh trong một năm Kích thước tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểmđịnh Diện tích mặt bằng (m 2 ) Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Số lượng dây chuyền 1 Đến 6000 36-40 6.6 1 3000 2 Trên 6000 đến 12000 36-40 6.6 1 Trên 3000 đến 4000 3 Trên 12000 đến 24000 36-40 13 2 Trên 5000 đến 6000 4 Trên 24000 đến 30000 44-50 13 2 Trên 5000 đến 6000 5 Trên 30000 đến 36000 44-50 20 3 Trên 7000 đến 8000 6 Trên 36000 đến 42000 50 20 3 Trên 9000 đến 10000 Trang 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 Trên 42000 đến 48000 50 27 4 Trên 10000 đến 11000 8 Trên 48000 đến 54000 50 27 4 Trên 11000 đến 12000 9 Trên 54000 đến 60000 50 34 5 Trên 12000 đến 13000 10 Trên 60000 đến 66000 50 34 5 Trên 13000 đến 14000 Đối với Trung tâm từ cấp 1 đến cấp 5 tồn tại trước khi tiêu chuẩn này có hiệu lực, thì khuyến khích tận dụng diện tích để tăng chiều dài lắp đặt dây chuyền kiểm tra theo giới hạn trên. Diện tích dành làm bãi đổ xe và đường cho xe ra vào kiểmđịnh tối thiểu chiếm 70% diện tích mặt bằng theo tiêu chuẩn. - Mặt bằng: • Mặt bằng trung tâm phải đảm bảo không bị ngập úng trong mọi điều kiện; • Hệ thống đường cho xecơgiới ra vào, tối thiểu phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đườngbộ cấp hai đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3m và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12m để đảm bảo phương tiện ra vào thuận tiện; • Bãi đỗ xe tối thiểu phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đườngbộ cấp 3 đồng bằng; • Nhà kiểmđịnhcó chiều cao thông xe không thấp hơn 4,5 m; có hệ thống thông gió; đảm bảo chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khíthải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo các tiêu chuẩn hiện hành; • Khu văn phòng phải bố trí hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểmđịnh và thuận tiện cho giao dịch. 2.1.2 Tiêu chuẩn các thiết bị đo của trạm Các thiết bị kiểmđịnh sử dụng trong trạmkiểmđịnh phải phù hợp và đáp ứng được các quy định hiện hành của Bộ giao thông vận tải, của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật cũng như điều kiện vệ sinh môi trường. Trang 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trong một dây chuyền kiểmđịnh tối thiểu phải được trang bị các thiết bị sau: - Thiết bị kiểm tra phanh; - Thiết bị cân trọng lượng; - Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe; - Thiết bị phân tích khí xả; - Thiết bị đo độ khói; - Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi; - Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước; - Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ; - Thiết bị hổ trợ kiểm tra gầm; - Thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra khung gầm và các bộ phận bên dưới khung xe, trường hợp không sử dụng thiết bị nâng thì có thể thay thế bằng hầm kiểm tra gầm ô tô. Kích thước cụ thể hầm kiểm tra được quy định như sau: • Hầm kiểm tra xe con ( dài x rộng x sâu) : 6000 x 600 x 1300 (mm); • Hầm kiểm tra xe tải: 12000 x 750 x 1200 (mm); • Hầm kiểm tra tổng hợp: 12000 x 650 x 1250 (mm); Vị trí của hầm phù hợp với thiết kế của dây chuyền kiểm tra, lối lên xuống phải thuận tiện và có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Trong hầm phải trang bị kích nâng để thay đổi khoảng cách giữa Đăng kiểm viên và gầm xe nhằm tạo thuận lợi khi thao tác kiểm định. Sử dụng hầm tổng hợp trong trường hợp chỉ có một dây chuyền kiểm tra. - Thiết bị phát điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểmđịnh khi có sự cố về điện. Ngoài các thiết bị trên còn có các dụng cụ cầm tay sau: - Dụng cụ kiểm tra độ rơ vành tay lái; - Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp; - Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại; - Đèn pin, đèn soi; - Búa chuyên dùng kiểm tra; - Thước đo các loại; Trang 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Yêu cầu kỹ thật của từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra sử dụng trong hoạt động kiểmđịnhxecơgiới phải theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành. * Mạng thông tin lưu trữ và truyền số liệu - Mỗi một vị trí làm việc phải có 01 thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu. Các thiết bị phải được nối mạng nội bộ để bảo đảm việc lưu trữ và truyền số liệu ; - Máy chủ của Trung tâm đăng kiểmxecơgiới phải được nối mạng với máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểmđịnh để thường xuyên truyền, báo cáo số liệu kiểmđịnh ; - Chương trình quản lý kiểmđịnh sử dụng tại Trung tâm phải hòa mạng được với chương trình quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành ; Bên cạnh đó còn có các thiết bị khác sau: - Máy điện thoại; - Máy Fax; - Camera quan sát và chụp ảnh phương tiện vào kiểm định; - Máy photocopy. 2.1.3 Tiêu chuẩn về con người - Đăng kiểm viên xecơgiới là người trực tiếp thực hiện việc kiểmđịnh phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên; - Nhân viên nghiệp vụ là người trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ; nhập số liệu; truyền số liệu; in ấn chứng chỉ kiểm định; cấp, trả hồ sơ; làm thủ tục di chuyển phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ nhân viên nghiệp vụ; - Trong quá trình hoạt động kiểmđịnhxecơ giới, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ phải tham dự bắt buộc các khóa học bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; - Số lượng người làm việc tại mỗi Trung tâm đăng kiểmxecơgiới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm tra của Trung tâm đó, nhưng phải bảo đảm có đủ các chức danh sau: • Giám đốc, các Phó Giám đốc; Trang 10