Đây là thiết bị kiểm tra độ ồn được cung cấp bởi nhà sản xuất Quest Technologies, Mỹ.
3.4.1 Thông số kỹ thuật thiết bị:
Là thiết bị đo mức độ âm lượng
Bộ phận kết nối với máy tính dùng chung máy tính kết nối thiết bị kiểm tra đèn Độ chính xác...:± 1.5 dB ( trong điều kiện dưới 94 dB, 1 Khz) Phạm vi thường xuyên...:31.5 Hz – 8 Khz Mức độ đo...0 – 140 dBA Microphone...1/5” 13.5 mm, loại điện tử. Màn hình số: màn hình tinh thể lỏng 4 số, phân giải 0.5dB, thời gian hiển thị 0.5s Hổ trợ thời gian...nhanh =125 ms, chậm = 1s Giữ lớn nhất/nhỏ nhất...giữ giá trị đạt được đo cao nhất và thấp nhất Điện cấp...1 Pin x 9v Tự quản... 25 – 30 giờ hoạt động với Pin kiềm. Nhiệt độ hoạt động...-10 đến 500C Độ ẩm hoạt động...10 đến 90% Nhiệt độ lưu trữ...-20 đến 600C Độ ẩm lưu trữ...10 đến 75% Kích thước( dài x rộng x cao) ...230 x 70 x 33 mm Trọng lượng...± 293g ( bao gồm pin)
Hình 3.67 Cấu tạo cơ bản của Quest 2100
1- Microphone; 2- Công tắc điều chỉnh đo các mức âm khác nhau; 3- màn hình LCD; 4- Công tắc ghi lại giá trị lớn nhất tức thời khi kiểm tra; 5- Công tắc chọn phương pháp đo các đặc tính âm khác nhau; 6- Công tắc chọn chế độ đo “ nhanh” hoặc “ chậm”; 7- Công tắc bật, tắt thiết bị; 8- Xóa toàn bộ và đo lại từ đầu (nút Reset).
3.4.3 Nguyên lý làm việc của Quest 2100
Hình 3.68 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Quest 2100
1- Microphone; 2- Ampli; 3- Bộ lọc âm; 4- Bộ giới hạn trên; 5- Bộ giới hạn dưới; 6 -Bộ vi xử lý; 7- Bộ hiển thị; 8 -Bộ lưu giá trị max.
Tín hiệu âm thanh sau khi được microphone ghi nhận được chuyển đến bộ lọc âm, sau đó được truyền đến bộ vi xử lý để xử lý kết quả đo được rồi truyền đến bộ hiển thị
3.4.4 Vận hành thiết bị
- Đặt thiết bị kiểm tra độ ồn cách ống xả khói của xe khoảng 25cm và lệch góc 450
- Tại màn hình kiểm tra xe ta nhấn PgDn 1 lần rồi chọn mục kiểm tra độ ồn - Sau đó màn hình kiểm tra độ ồn sẽ xuất hiện như sau:
Hình 3.69 Kiểm tra độ ồn
- Thực hiện đo độ ồn 3 lần bằng cách đạp ga 3 lần, mỗi lần đạp ga thì máy kiểm tra độ ồn sẽ tự ghi nhận giá trị lớn nhất sau đó ta nhấn lưu.
Hình 3.70 Kết quả kiểm tra độ ồn phương tiện
- Lưu kết quả kiểm tra: nhấn phím F5 để lưu tạm thời kết quả kiểm tra.
Kiểm tra độ ồn
Giá trị lần 1 (dB) Giá trị lần 2 (dB) Giá trị lần 3 (dB)
Kiểm tra độ ồn
Giá trị lần 1 (dB) Giá trị lần 2 (dB) Giá trị lần 3 (dB) dB
Chương trình trở về màn hình chính của EURO SYSTEM để chọn xe khác kiểm tra.
Ngoài việc sử dụng phần mềm Euro System để hiển thị kết quả kiểm tra độ ồn thì ta cũng có thể sử dụng trực tiếp thiết bị đo bằng tay, kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng như đã giới thiệu ở trên.
3.4.5 Mức giới hạn cho phép độ ồn của phương tiện
Áp dụng theo TCVN 6536:1998 quy định như sau:
Bảng 3 : Độ ồn cho phép của động cơ các loại xe
Ô tô con 103dB
Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng nhẹ, G ≤ 3500kg
103dB Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách
hạng trung, G > 3500kg, P ≤150 (kw)
105dB Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách
hạng nặng, G > 3500kg, P>150 Kw
107dB
Phương tiện đặc biệt 110dB
Âm lượng còi điện cho phép của phương tiện là:
Khi đo ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, chiều cao đặt micro đo là 1.2m không nhỏ hơn 90 dB, không lớn hơn 115 dB.
3.5 Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang xe con và xe tải MINC I –MINC II
Hai thiết bị này được cung cấp bởi nhà sản xuất MAHA-CHLB Đức.
Hai loại thiết bị này có thể kiểm tra cho xe con có tải trọng đặt lên một cầu đến 3 tấn và cho xe tải với tải trọng đặt lên cầu xe đạt 15 tấn.
Giao tiếp máy tính qua cổng RS 232.
Mục đích của việc kiểm tra độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng nhằm kiểm tra độ ổn định chuyển động thẳng của ô tô có nằm trong giới hạn an toàn hay không, đảm bảo tính năng kỹ thuật để ô tô vận hành an toàn.
Hình 3.71 Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang
Bộ thiết bị gồm hệ thống kiểm tra dùng cảm biến trượt, tấm lót mặt trên bằng thép và thiết bị hiển thị thông số đo được
3.5.1 Thông số kỹ thuật
Chi tiết MINC I MINC II
Tấm kiểm tra Tải trọng đặt lên cầu Chiều rộng Chiều dài Chiều cao 3 tấn 460 mm 1020 mm 80 mm 15 tấn 770 mm 1020mm 135 mm Bộ phận hiển thị Phạm vi đo Chiều cao Chiều rộng Chiều dày
Chiều cao tủ điều khiển
0 – 20 m/Km 220 mm 370 mm 135 mm 1000 mm 0 – 20 m/Km 400 mm 400 mm 240 mm 1000 mm Khối lượng 100 kg 100 kg
Tiếng ồn Không Không
Nguồn điện 230 V 230 V
1 2 3
4 5 6
Hình 3.72 Sơ đồ cấu tạo của thiết bị kiểm tra trượt ngang
1- bi trượt; 2- vách ngăn bi; 3- cảm biến trượt; 4- là xo đàn hồi; 5- thanh thép gắn với miếng thép mặt trên; 6- ổ đỡ.
Mặt dưới là tấm thép đỡ có bố trí các rãnh có lắp các viên bi theo các hàng, thước đo độ trượt kèm cảm biến đo.
Và mặt trên được lắp lên mặt dưới thông qua 3 bu lông liên kết, khi bánh xe kiểm tra đi qua mặt trên, tấm thép trên sẽ dịch chuyển sang bên trái hoặc phải tùy theo độ chụm âm hay dương của bánh xe, qua đó làm dịch chuyển thang đo phía bên dưới, như vậy độ dịch chuyển sẽ được ghi lại thông qua cảm biến gắn ở đây.
Hình 3.73 Nắp thép mặt trên thiết bi kiểm tra trượt ngang
3.5.2 Vận hành thiết bị kiểm tra.
Sau khi khởi động phần mềm Euro System, chọn chương trình kiểm tra, chọn xe kiểm tra thì bắt đầu tiến hành kiểm tra trượt ngang của bánh xe.
Lái bánh xe trục trước ngang qua giữa tấm kiểm tra trượt ngang, phải lái chậm, đều ( tốc độ khoảng 5 Km/h) và giữ thẳng tay lái. Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị
trên màn hình. Việc kiểm tra các bánh xe trên các trục còn lại cũng thực hiện tương tự như kiểm tra trục trước.
Hình 3.74Kết quả kiểm tra trượt ngang
Kết quả kiểm tra sẻ được lưu vào hệ thống.
* Hiển thị kết quả kiểm tra trên màn hình Euro System được hiểu như sau: + Kết quả kiểm tra trượt ngang hiển thị âm “ – “ : chụm vào
+ Kết quả kiểm tra trượt ngang hiển thị dương “ + ” : chụm ra
3.5.3 Giới hạn trượt ngang cho phép của phương tiện
Áp dụng theo quyết định QD24-2006 tất cả các loại xe cơ giới độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không được vượt quá 5mm/m
3.6 Thiết bị kiểm tra phuộc nhún FWT 1 EURO
Thông số kỹ thuật
Khoảng cách hai bánh xe trên trục...:min 900 mm, max 2200 mm Biên độ kích thích dao động...7.5 mm Tần số kích thích dao động...approx 1.6 Hz Phạm vi kiểm tra...100 mm độ lớn xung dao động Tải trọng cầu kiểm tra...2000 kg Tải trọng cầu xe đi qua...2500kg Nguồn điện yêu cầu...380 V, 3 pha, 50 Hz Cầu chì bảo vệ...16 A Mô tơ ...2 x 1.1 Kw
Trọng lượng...khoảng 500 kg Kích thước máy...2320 x 800 x 280 mm - Quy trình kiểm tra của máy hoàn toàn tự động, thiết bị kiểm tra tự khởi động khi cả hai bên được đặt lên một tải trọng vượt qua 60 kg.
Hình 3.75 Bộ thiết bị kiểm tra giảm chấn FWT 1
- Thiết bị này gồm tấm kiểm tra có trang bị cảm biến cho phép cân trọng lượng. Để đánh giá độ bám bề mặt các tấm này thực hiện một chuyển động nâng 7.5 mm với tần số kích thích trong khoảng từ 0Hz đến 25Hz nhờ cơ cấu dẫn động lệch tâm sinh ra từ hai mô tơ cung cấp. kết quả tải trọng động của bánh xe dưới dạng sóng hình sin sẽ được đo bằng các thiết bị điện tử và được lưu trữ. Giá trị độ bám nhỏ nhất được tính toán theo cách này liên quan đến tải trọng tĩnh của bánh xe và độ bám bề mặt được tính toán.
Kết quả phân tích của máy được dựa vào biểu đồ sau (hình 3.76)
Trong khoảng tần số kích động của thiết bị gây rung, giá trị độ bám dính bánh xe trên mặt tấm kiểm tra không được nhỏ hơn phải nằm trong giới hạn quy định sau:
60% - 100% Tốt
40% - 59 % Trung bình
20% - 39% Dưới trung bình
0- 19% Kém
- Với trục tung trên biểu đồ thể thiện sự bám dính của bánh xe. - Trục hoành biểu diễn tần số dao kích động của thiết bị gây rung.
Hình 3.76 Biểu đồ tiêu chuẩn độ bám mặt đường
Vận hành kiểm tra
- Lái hai bánh xe trục trước đặt lên hai tấm kiểm tra của thiết bị kiểm tra phuộc nhún. Chú ý các bánh xe phải thẳng và ở giữa hai tấm kiểm tra, không sử dụng phanh trong khi kiểm tra và trả về số 0.
- Mô tơ của bệ thử sẽ tự khởi động khi phát hiện có trọng lượng đặt lên hai tấm kiểm tra đạt giá trị trọng lượng được đặt trước ( hơn 60 kg).
- Màn hình chương trình kiểm tra phuộc nhún như sau:
Hình 3.77 Kết quả kiểm tra phuộc nhún
- Góc trên của màn hình hiển thị chữ FA (Front Axle) cho biết đang thực hiện kiểm tra phuộc nhún trục trước. Trọng lượng cầu xe được đo và hiển thị ở giữa cửa sổ màn hình.
- Phuộc nhún bên trái được kiểm tra trước. Do đó, mô tơ bên trái được khởi động trước, đồ thị dao động của phuộc nhún bên trái có màu đỏ. Trên đồ thị, trong khoảng thời gian 2 giây đầu tiên là thời gian hoạt động của môtơ, sau đó môtơ ngưng hoạt động. Tiếp theo là dao động của phuộc nhún trong khoảng 7 giây, biên độ dao động của phuộc nhún được ghi nhận trong khoảng thời gian này và sau đó là dao động tắt dần.
- Phuộc nhún bên phải chỉ được kiểm tra sau khi phuộc nhún bên trái được kiểm tra xong. Môtơ bên phải bắt đầu khởi động, đồ thị dao động của phuộc nhún bên phải có màu xanh. Kết quả phuộc nhún được hiển thị bằng đơn vị mm và phần trăm.
- Thực hiện kiểm tra các trục sau như trục trước
* Giới hạn tần số dao dộng của phần được treo của phương tiện
Theo TCN 336-05 quy định tần số dao động riêng của phần được treo không lớn hơn 2.5 Hz
3.7 Thiết bị kiểm tra hệ thống phanh
Trong các tram kiểm định thường có hai loại thiết bị kiểm tra phanh dùng cho xe tải và xe con. Dây chuyền thiết bị của Maha thì sử dụng hai model sau: IW 2 dùng cho xe con và IW 4 Lon dùng cho xe tải. Về nguyên lý hoạt động của hai thiết bị này là giống nhau.
Mục đích việc kiểm tra phanh nhằm đánh giá xem hệ thống phanh của ô tô hoạt động có đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hay không.
3.7.1 Thông số kỹ thuật
Thiết bị IW 2
Tải trọng cầu xe...3.5 tấn Mô tơ dẫn động...2 x 3 Kw Tốc độ kiểm tra...5 Km/h Phạm vi lực phanh hiển thị...0-6000 N Độ ovan...in Kn Khoảng cách 2 bánh xe trên cầu xe...min 780 mm, max 2200 mm
Dường kính rulo...202 mm Nguồn điện...400 V, 3 pha, 50 Hz Cầu chì bảo vệ...25 A Kích thước ( H x W x L )...280 x 680 x 2320 mm Thiết bị IW 4
Tải trọng mỗi cầu xe...13 tấn Công suất mô tơ truyền động...2 x 7.5 Kw Tốc độ kiểm tra...2.3 Km/h Chiều dài rulo...1000 mm Đường kính rulo...202 mm Khoảng cách giữa hai rulo...400 mm Nguồn điện sử dụng...400 V, 50 Hz Cầu chì bảo vệ...50 – 63 A
Hình 3.78 Hệ thống kiểm tra phanh xe con
9 8 7 5 4 3 2 1 6
Hình 3.79 Cấu tạo các bộ phận thiết bị thử phanh
1- cảm biến cân; 2- Rulo chủ động; 3- Rulo quay trơn; 4 - cảm biến cân; 5- Truyền động xích; 6 - Cảm biến lực phanh; 7- hộp giảm tốc; 8- Mô tơ điện; 9- Rulo bị động.
3.7.3 Nguyên lý làm việc của thiết bị
Khi cho xe vào vị trí trên hai ru lô thì gạt cần số về vị trí trung gian, khởi động mô tơ để quay ru lô. Khi tốc độ ru lô đã ổn định đạp phanh cho bánh xe dừng lại, trong quá trình đạp phanh do ma sát giữa bánh xe và ru lô, bánh xe sẽ cán lại sự chuyển động của ru lô làm cho ru lô quay chậm lại. Sự truyền động chậm lại này tác động trực tiếp lên rô tô của mô tơ làm cho nó cũng quay chạm lại trong khi suất điện động trong mô tơ vẫn giữ nguyên. Nếu stato của mô tơ bị giữ cứng thì hiện tượng quá tải sẽ xãy ra nhưng chính vì cấu tạo lắp đặt mô tơ có thể quay quanh trục nên lúc này stato sẽ quay quanh trục của nó. Vì stato được bắt chặt với cảm biến lực phanh qua thanh giá hình chữ T nên sẽ kép cảm biến quay theo mình nhưng vì một đầu cảm biến bị ngàm vào khung sườn nên cảm biến sẽ bị uốn cong làm thay đổi giá trị điện trong cảm biến. Sự thay đổi này được báo về bộ xử lý trong tủ điều khiển và được chuyển thành giá trị lực phanh hiển thị trên đồng hồ.
Ru lô quay trơn có tác dụng bảo vệ và báo với hệ thống để lưu giá trị lực phanh lớn nhất. khi phanh bánh xe đứng lại vì là bị động và tốc độ của rulo quay trơn rất cao so với tốc độ của bánh xe do đường kính rulo này rất nhỏ nên ru lô vẫn tiếp tục quay do đó sẽ bị trượt, quá trình trượt này được nhận biết qua cảm biến gắn đối diện với các lỗ được khoan ở đầu ru lô. Theo tính toán của nhà sản xuất thì lực phanh đạt
cao nhất khi độ trượt là 20%. Do đó khi phát hiện bánh xe bên nào trong quá trình phanh tạo nên độ trượt cho ru lô quay trơn ở bên đó thì bộ xử lý sẽ ngắt mạch không cho mô tơ hoạt động và ghi nhận kết quả tại thời điểm đó.
3.7.4 Thiết bị điều khiển IFB 3 và FFB 3
Nhiệt độ làm việc...-10 tới 600C Khoảng cách điều khiển...20 m Nguồn điện...6V / 700mA Điện nạp nhỏ nhất...8V Điện nạp lớn nhất...12V Màn hình hiển thị...64x128 ppi, sáng Bộ phát tín hiệu...loa Thời gian ngắt...tự thiết lập Dòng điện tiêu thụ :... độ sáng màn hình On : 72 mA Độ sáng màn hình Off : 25 mA
Hình 3.80 Bộ điều khiển từ xa kiểm tra phanh
3.7.5 Vận hành kiểm tra ( kiểm tra phanh xe tải )
- Lái bánh xe trục trước vào bệ thử phanh, nhả phanh và trả về số 0. Chú ý các bánh xe phải thẳng và ở giữa bộ rulo. Hệ thống cảm biến sẽ tự động cân xe.
Hình 3.81 Kết quả cân tải trọng của xe
- Dùng remote để khởi động rulo. Trên remote
Nhấn nút bên trái màu xanh để khởi động rulo bên trái Nhấn nút bên phải màu xanh để khởi động rulo bên phải.
- Sau khi cả hai rulô đã quay thì sẽ tự động xác định lực cản rulô và màn hình sẻ yêu cầu rà phanh để xác định độ ô van.
Hình 3.82 Xác định độ ô van bánh xe
- Khi hai kim lực nằm trong vùng màu vàng thì ta giữ phanh cho đến khi 2 vệt màu vàng mất đi (có nghĩa là đã xác định được độ ô van) thì tiến hành đạp mạnh
phanh, lúc này thiết bị sẽ ghi nhận lực phanh lớn nhất và độ lệch lực phanh được hiển thị trên màn hình, sau đó lưu giá trị này lại.
Hiệu suất phanh được tính toán căn cứ trên giá trị lực phanh lớn nhất của mỗi bánh xe và tải trọng cầu xe.
- Lưu kết quả lực phanh trục trước
Trên remote nhấn phím số 1 để lưu trục trước, sau đó nhấn nút Biểu tượng phanh chân F9 rồi nhấn nút để lưu.