Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
103,5 KB
Nội dung
1. Tên đề tài: MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMNÂNGCAONĂNGLỰCCỦACÁNBỘQUẢNLÝCẤPTIỂUHỌCTRÊNĐỊABÀNHUYỆN 2. Đặt vấn đề: Đảng ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Muốn quảnlý GD&ĐT có hiệu quả thì cánbộquảnlý nhất thiết phải có năng lực, phải được mọi người tín nhiệm. Trong nhà trường nói chung và các trường Tiểuhọc nói riêng, cánbộquản lý(CBQL) là giữ vai trò quan trọng, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước về chất lượng giáo dục toàn diện. Do vậy, CBQL phải có đầy đủ nănglực để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường. Đặc biệt hiện nay, khi đất nước ngày một phát triển, yêu cầu của công tác giáo dục ngày mộtnângcao thì nhiệm vụ, nănglựccủa CBQL cũng phải đạt đến tầm cao mới. Do đó, hoàn thiện, củng cố và nângcaonănglựccủa CBQL là một yêu cầu cấp thiết. Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy đội ngũ cánbộquảnlý (CBQL) các trưòng Tiểuhọc ở huyện Đại Lộc hầu hết có tư tưởng, chính trị vững vàng, đạo đức tốt, số đông CBQL có nănglựcquảnlý điều hành, nănglực chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, vẫn còn số ít CBQL chưa thực sự năng động, sáng tạo trong công tác, chưa nắm bắt và vận dụng tốt lý luận quảnlý vào thực tiễn, mộtsố ít chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của người CBQL. Để khắc phục thực trạng trên và xuất phát từ tình hình hiện nay, việc áp dụng “Một số biện phápnhằmnângcaonănglựccủa CBQL cấpTiểuhọctrênđịabànhuyện Đại Lộc” là một việc làm hết sức cần thiết. 3. Cơ sởlý luận: - Căn cứ chỉ thị 40-CT/TW “Về việc xây dựng, nângcao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cánbộquảnlý giáo dục” với mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cánbộquảnlý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nângcaobản lĩnh chính trị, phẩm SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 1 chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nângcao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng caocủa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Căn cứ chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT củaBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học 2009-2010: Tập trung bồi dưỡng nănglực cho đội ngũ cánbộquản lí về công tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năngcủa chương trình. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) trong quản lí và trong dạy học . - Trên cơ sở Dự án Hỗ trợ đổi mới quảnlý giáo dục (SREM) của Tỉnh được đưa vào triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ đổi mới quảnlý giáo dục và nângcaonănglựcquảnlý giáo dục ở các phòng giáo dục và các trường tiểu học, trung học cơ sở. 4. Cơ sở thực tiễn: + Cùng với qui mô phát triển trường lớp và yêu cầu đổi mới công tác giáo dục, trong những năm gần đây công tác xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục của Đại Lộc cũng được quan tâm, 100% CBQL ở cấpTiểuhọc đều được chuẩn hóa( trong đó trên chuẩn 78%). + Phần lớn CBQL đều có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có nănglựcquảnlý khá, giỏi. + Tuy nhiên, thực tế CBQL do nhiều nguồn đào tạo khác nhau: Mộtsố ít đã được đào tạo đầy đủ, đúng trường lớp; mộtsố khác chỉ được học vài khóa ngắn hạn, số còn lại qua thực tiển phong trào mà được đề bạt, bố trí. Về mặt lý luận quảnlý chưa được trang bị đầy đủ, chưa được đào tạo bồi dưỡng về khoa họcquảnlý và nghiệp vụ quảnlý trường học theo chương trình củabộ qui định . Họ điều hành hoạt động giáo dục chủ yếu theo kinh nghiệm và sáng tạo cá nhân. Vì không có lý luận, chỉ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và được bồi dưỡng qua thanh tra, kiểm tra mà thực hiện nhiệm vụ của mình nên khi gặp tình huống quảnlý phức tạp họ lúng túng và giải quyết không đúng yêu cầu đặt ra, có lúc gây khó khăn và ảnh hưởng đến ngành. + Việc ứng dụng CNTT trong công tác quảnlý và dạy học ngày càng đòi hỏi người CBQL phải thông hiểu, trong khi đó nhiều CBQL chưa mặn mà với lĩnh vực này, thiếu hiểu biết, không kiểm soát được, chưa tạo điều kiện để đội ngũ trong từng nhà trường học tập, phấn đấu… + Công tác GD trong giai đoạn mới đòi hỏi cánbộquảnlý là đảng viên, nhưng hiện nay CBQL Tiểu học: 33/50 đạt tỉ lệ 66% . SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 2 + Về trình độ chính trị : CánbộquảnlýcấpTiểuhọc đạt trình độ sơ cấp: 52%, trung cấp: 48% Qua đây cho thấy mộtbộ phận cánbộquảnlý về trình độ lý luận Mác -Lênin còn thấp, chưa được bồi dưỡng có hệ thống, chưa đủ cơ sởlý luận để hiểu biết đường lối giáo dục của Đảng. Trình độ văn hóa khoa học và chuyên môn củamộtsố ít cánbộquảnlý chưa hoàn chỉnh nên chưa đáp ứng với yêu cầu công tác quản lý. Vì vậy vấn đề bức bách đối với đội ngũ CBQL ở cấphọcTiểuhọccủahuyện Đại Lộc không phải là thiếu vốn sống, thiếu thực tế, bởi họ đã được cọ xát và đi lên từ cơ sở mà là non yêú về nghiệp vụ quảnlý giáo dục và trình độ chính trị sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc lên kế hoạch, tổ chức vận động và chỉ đạo hoạt động của các nhà trường. 5. Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở nghị quyết của Đảng các cấp về xây dựng chiến lược cánbộ và giáo dục-đào tạo là yếu tố then chốt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo chỉ có thể làm tốt sứ mệnh của mình nếu hệ thống các nhà trường được đảm bảo bằng đội ngũ CBQL có đủ nănglực phẩm chất bao gồm: đạo đức, nănglựcquản lý, khả năng tác nghiệp và phong cách điều hành. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và thực trạng đội ngũ CBQL Tiểuhọccủa giáo dục Đại Lộc, nhằm phấn đấu đạt được những chỉ tiêu về công tác cánbộ đến năm 2015, trong 3 năm qua tôi đã tham mưu với Đảng uỷ giáo dục, thống nhất trong ban lãnh đạo phòng giáo dục và tiến hành thực hiện mộtsốgiảipháp sau đây: 5.1 Thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo và lựa chọn để bố trí CBQL phù hợp, đảm bảo các tiêu chí : a/ Trước hết, CBQL các trường Tiểuhọc phải nhận thức được vai trò và tác dụng củanănglựcquản lý, từ đó mà cố gắng vươn lên để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tác phong lối sống củamột nhà giáo, mộtcánbộ lãnh đạo, quảnlý trong lĩnh vực giáo dục; về nănglực lãnh đạo nhà trường; về nănglực hoạt động xã hội, v.v… Mục tiêu cơ bảncủa biện phápnhằm xây dựng được một đội ngũ CBQL cho các trường Tiểuhọchuyện Đại Lộc đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng theo tiêu chí cụ thể. Đồng thời là động lực thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của đội ngũ CBQL đương chức và nguồn kế cận. SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 3 b/ Ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động tham mưu, tuyên truyền các quan điểm, chủ trương phát triển GD&ĐT để các cấp uỷ Đảng, chính quyền cụ thể hoá vào Nghị quyết, kế hoạch hành động làm cơ sở chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể quan tâm đầu tư cho giáo dục. c/ Sau khi thống nhất với Đảng uỷ giáo dục về công tác nhân sự trong diện quy hoạch, Phòng giáo dục phối hợp với phòng nội vụ huyện tham mưu với UBND huyện có kế hoạch chọn cử cánbộ đi học đặc biệt là cánbộquảnlý đương chức và cánbộ trong quy hoạch nguồn. Phải xác định được chương trình, nội dung bồi dưỡng phù hợp, thiết thực với điều kiện giáo dục địa phương; chỉ tiêu được đào tạo theo từng loại hình, nội dung đào tạo cụ thể; có thể liên kết với các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh mở các lớp bồi dưỡng dưới nhiều hình thức như chính quy, tại chức, từ xa . d/ Để lựa chọn được đội ngũ CBQL nói chung và hiệu trưởng nói riêng một cách hoàn chỉnh hơn, hằng năm bộ phận Tiểuhọc phối hợp với bộ phận tổ chức thường xuyên thăm dò ý kiến, lấy phiếu tín nhiệm, rà soát nguồn, lắng nghe dư luận nhằm đảm bảo tính khách quan trong tuyển chọn, quy hoạch cánbộ dự nguồn. Luôn luôn đề cao ý thức trách nhiệm và kỉ luật trong việc luân chuyển cán bộ. Mỗi trường xây dựng đội ngũ CBQL của đơn vị mình vừa được đào tạo hệ thống, cơ bản, vừa giàu kinh nghiệm, cơ cấu cánbộ hài hoà, bảo đảm sự kết nối giữa các thế hệ… e/ Định kỳ theo quy định, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho đảng viên, cánbộ giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường tham gia đánh giá cánbộ bằng cách góp ý trực tiếp hoặc ghi phiếu nhận xét, phiếu tín nhiệm cán bộ. Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của Đảng uỷ nơi công tác và Đảng uỷ nơi cư trú; tham khảo dư luận của Hội phụ huynh học sinh, ý kiến của lãnh đạo địa phương. Tập thể chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường nhận xét, đánh giá, phân loại cánbộ và báo cáo với Đảng uỷ - Lãnh đạo phòng giáo dục để có cơ sở Phòng tham mưu với UBND huyện xét và đề bạt cánbộ qua phòng Nội vụ. SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 4 5.2 Thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên(BDTX), bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc tổ chức các chuyên đề cũng như thanh tra chuyên đề quảnlý trường học. a/ Bồi dưỡng chuyên môn thông qua tự học, tự nghiên cứu: + Tự học, tự nghiên cứu là tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng bằng hoạt động học tập tích cực của chính bản thân, phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của mình, phải lấy tự học làm chủ yếu. Họctrên sách báo, tài liệu; học ở đồng nghiệp; học qua truy cập thông tin, kiến thức thấy cần thiết trên mạng, học thường xuyên, học tập suốt đời… + Người CBQL phải tự kiểm tra mình khi đối chiếu với yêu cầu của công tác giáo dục, yêu cầu cụ thể của từng năm học để thấy mình đang thiếu cái gì? cầnhọc cái gì? Mình tự học hay cần người khác hướng dẫn? Hiện nay thông tin đang bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi người CBQL phải học để bổ sung cho mình vốn kiến thức cần thiết, học để làm chỗ dựa cho giáo viên, học để có uy tín trong tập thể sư phạm mình đang quản lý. b/ Bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc tổ chức các chuyên đề cũng như thanh tra chuyên đề quảnlý trường học: Thông qua việc tổ chức mộtsố chuyên đề cũng như thanh tra chuyên đề về công tác quảnlý trường học sẽ thấy được những yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ đã triển khai đến với CBQL trường học như thế nào? Vận dụng một cách máy móc hay sáng tạo? Đúng hướng hay bị lệch? Hiệu quả đạt bao nhiêu? Từ đó sẽ góp ý cụ thể về công tác xây dựng kế hoạch, công tác quảnlý đội ngũ, công tác quảnlý tài chính, công tác quảnlý hành chính, văn phòng… Đặc biệt là giúp CBQL trường học thấy rõ: Tạo được bầu không khí sư phạm thân thiện là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ một trường học, là sự thành công của người CBQL. Sau đây là mộtgiảipháp cụ thể trong số các giảipháp đã tổ chức thực hiện có hiệu quả: Ba năm qua, việc vận dụng CNTT vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa, cùng với các cấphọc khác, CBQL các trường Tiểuhọctrênđịabànhuyện Đại Lộc đã từng bước tiếp cận, áp dụng CNTT vào trong công tác quảnlý và giảng dạy nhằmnângcao chất lượng đào tạo của nhà trường , đem lại lợi ích thiết thực cho học sinh. Để giúp cho CBQL cấpTiểuhọccủahuyện có điều kiện tự học vi tính, tôi cùng bộ phận Tiểuhọc xây dựng kế hoạch với phương châm: “ người đã biết cùng hướng dẫn cho người chưa biết ”. - Nội dung kế hoạch gồm 5 phần (Phương thức, đối tượng, nội dung, phân nhóm, kế hoạch kiểm tra và thẩm định kết quả). - Chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm cùng địabàn liên trường và cử mộtsố CBQL biết về tin học, có tinh thần trách nhiệm làm nhóm trưởng, thời gian và SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 5 địa điểm sinh hoạt nhóm do nhóm trưởng bàn bạc và quyết định, mọi thông tin của nhóm báo về bộ phận tiểuhọc qua kênh điều hành của Website Phòng giáo dục để kiểm tra và xử lý. - Xây dựng chương trình học( xem phụ lục). gồm 4 phần rất cơ bản: Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PoWer Point, làm quen với Internet. - Tổ chức khảo sát: Trên cơ sở chương trình học đã gởi, CBQL các trường tự nghiên cứu, các nhóm tập trung để giúp nhau cùng học…, PGD ra đề gởi cho các trường và nhóm tổ chức kiểm tra. Định kỳ 3lần/năm(2 lần tổ chức tại nhóm và 1 lần tổ chức tập trung). 6. Kết quả nghiên cứu: + Tỷ lệ đảng viên trong CBQL Tiểuhọc được nâng lên, đến nay có: 38/50 đạt tỉ lệ 76% . + Về trình độ chính trị cũng được nâng lên: Hiện nay CBQL cấpTiểuhọc đạt trình độ sơ cấp: 44%, trung cấp: 56%. + Nhận thức của CBQL các trường Tiểuhọc từng bước đã thấy rõ được vai trò và tác dụng củanănglựcquản lý, cố gắng vươn lên để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. + Công tác tự học, tự nghiên cứu của CBQL có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Đến nay tất cả CBQL các trường tiểuhọc trong huyện đã biết sử dụng phần mềm Microsoft Word để soạn thảo các văn bản, báo cáo…tự tin hơn khi trao đổi thông tin về tin học, mạnh dạn đầu tư, mua sắm các trang thiết bị máy tính; biết truy cập thông tin trên mạng, biết nhận , gởi thông tin qua trang điều hành ở Website Phòng giáo dục. + Thực hiện tốt công tác BDTX, bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc tổ chức các chuyên đề cũng như thanh tra chuyên đề quảnlý trường học đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quảnlý đội ngũ, công tác quảnlý tài chính, công tác quảnlý hành chính, văn phòng, tạo được bầu không khí sư phạm thân thiện trong các nhà trường của người CBQL. 7. Kết luận: + Việc nângcaonănglựccủa CBQL nói chung và cấpTiểuhọctrênđịabànhuyện Đại Lộc nói riêng phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, phải gắn liền công tác bồi dưỡng nănglựccánbộ với công tác tổ chức, vì tổ chức quyết định con người, tổ chức mạnh mới có cánbộ mạnh. Khi lựa chọn đề bạt cánbộ phải thông qua hoạt động thực tiển và phong trào quần chúng, cần tránh tình SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 6 trạng đi tìm người đức tài chung chung mà phải xuất phát từ yêu cầu của tổ chức ấy, phải xem tập thể cơ quan lãnh đạo quảnlý nơi ấy đang yếu về mặt gì so với đòi hỏi của nhiệm vụ để từ đó bổ sung cánbộ cho hợp lý. + Công tác tổ chức cánbộ không tách rời sự lãnh đạo của Đảng, Đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ CBQL thông qua việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước và thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác cánbộtrên mọi lĩnh vực theo nguyên tắc tập trung dân chủ. + Người CBQL trường học phải có được trình độ chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Thường xuyên nghiên cứu, học tập để không ngừng hoàn thiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quảnlýcủabản thân mình. Có trình độ uyên thâm, tầm nhìn chiến lược để có thể tiến hành chẩn đoán đúng những xu hướng phát triển của giáo dục, biết nhìn ra được viễn cảnh tiến tới của trường mình trong tương lai. Người cánbộquảnlý trường học cũng cần phải biết soi mình trước lăng kính đa chiều của tập thể sư phạm, đồng nghiệp, đơn vị mình với các đơn vị khác. Từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong công tác quản lý. 8. Đề nghị: a/ Để người CBQL trường học có được những năng lực, phẩm chất trên thì các cấpquảnlý giáo dục, các trường, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quảnlýcần có những giảipháp tích cực, mang tính khả thi, cụ thể: Các cấpquảnlý giáo dục hằng năm cần có thống kê thực trạng đội ngũ CBQL trường học để có kế hoạch, biện pháp tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại nghiệp vụ quản lý, đồng thời qua đó giúp các cấpquảnlý giáo dục có biện pháp đánh giá xếp loại cán bộ, điều chỉnh, bổ sung kịp thời đội ngũ CBQL cho từng đơn vị. b/ Nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ CBQL trường học phải bảo đảm tính toàn diện, thực tiễn, phát triển theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Trong đó, kiến thức ngoại ngữ, tin học, quảnlý hành chính nhà nước, trình độ lý luận chính trị đối với CBQL hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quảnlý giáo dục. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quảnlý trường học phải đa dạng, linh hoạt thích ứng với nhu cầu học tập cho từng đối tượng. c/ Việc nângcaonănglựccủa CBQL phải làm thường xuyên, coi trọng công tác BDTX, bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc tổ chức các chuyên đề cũng như thanh tra chuyên đề quảnlý trường học.d/ Nhà nước cần có biện pháp động viên tinh thần và hổ trợ kinh phí cho người đi học, cần có chính sách cụ thể để đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL. SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 7 9. Phần phụ lục: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌC VI TÍNH (Dành cho CBQL các trường Tiểuhọc trong Huyện Đại Lộc) I. Làm quen máy tính: 1. Các bộ phận máy tính: - Biết bộ xử lý (CPU); Biết bộ nhớ trong ( DD Ram) - Biết bộ nhớ ngoài (đĩa cứng, CD, CDR, đĩa mềm, USB) 2. Thiết bị nhập thông tin: - Bàn phím, chuột, máy quét hình, máy ảnh số… 3. Thiết bị xuất thông tin: - Màn hình, loa, Projector, modem, Internet II. Hệ điều hành Windows: 1. Giao tiếp với hệ điều hành: - Khởi động máy - Biết thoát máy, nghỉ làm việc (tắt máy, tạm ngừng = Shutdows hoặc Torn off Stanby); Biết khởi động lại (Restart) 2.Tập tin (File) - Đặt tên 1 tập tin (File name) - Phân biệt được phần chính, phần mở rộng của tập tin (quy tắc đặt tên) - Biết lưu tập tin vào thư mục (save, save As) - Biết đổi tên tập tin (rename) - Biết copy tập tin; Xoá tập tin không cần thiết (delete); Tìm kiếm tập tin (Search) 3.Thư mục (Folders) - Biết mở một thư mục (make a new folders); Biết mở cây thư mục - Di chuyển thư mục bằng chuột; Copy thư mục; Xoá thư mục; Tìm kiếm thư mục - Biết tìm đường dẫn đến thư mục, tập tin III. Biết sử dụng thiết bị nhập thông tin: 1. Bàn phím (Keyboard): - Biết tên các chức năng các phím trênbàn phím - Phím ký tự, phím số; Phím chức năng, phím điều khiển; Phím xoá, phím di chuyển 2. Chuột (mouse) - Di chuyển chuột; Nhấp chuột trái, phải; Nhấp đôi chuột trái; Rê chuột, thả chuột; Kết hợp chuột với phím IV. Microsoft Word 1. Nắm được các khái niệm cơ bản: SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 8 - Ký tự, ký tự trống, câu, đoạn, trang 2. Làm việc với Word: - Biết khởi động Word và thoát khỏi Word - Biết cho hiện hoặc ẩn các thanh công cụ - Biết các thành phần chính của màn hình Word - Biết sử dụng mộtsố lệnh cơ bảntrên menu (open, save, save as, coppy, cut, paste) - Biết sử dụng các lệnh trên thanh công cụ - Biết soạn thảo văn bản - Biết chọn font, bảng mã - Biết thay đổi cở chữ (font size) - Biết chọn các định dạng: Chữ thường, chữ nghiêng, in đậm, gạch chân… - Biết khai báo trang văn bản (lề trên, dưới, trái, phải; loại giấy; hướng đứng, ngang) - Biết chọn trang, chọn tiêu đề đầu, tiêu đề chân - Biết in văn bản (in 1 mặt, 2 mặt, trang) - Biết tìm các thay thế trong văn bản - Biết chỗ gõ tắt tự động (auto text) - Biết tạo bảng (table) - Biết chèn ký tự toán học (Equation editor) - Sử dụng thanh công cụ vẽ (Drawing) - Biết chèn hình ảnh vào văn bản (Picture) - Biết chèn đối tượng (Clip Art); Biết chèn sơ đồ, biểu đồ vào văn bản V. Microsoft Excel: - Biết khởi động Excel và thoát khỏi Excel - Biết các thành phần chính của màn hình Excel - Biết sử dụng mộtsố lệnh cơ bảntrên menu (open, save, save as, coppy, cut, paste) - Biết sử dụng các lệnh trên thanh công cụ - Biết chọn font, bảng mã; Biết thay đổi cở chữ (font size) - Biết chèn, xoá cột, dòng trong bảng Table. - Biết tạo một bảng Table theo yêu cầu, biết tạo mộtsố công thức tính đơn giản cộng, trừ, nhân, chia, tính tỉ lệ phần trăm. - Biết vào sort để sắp xếp thứ tự (từ nhỏ đến lớn và ngược lại, từ A đến Z và ngược lại) - Biết thống kê, cập nhật số liệu theo yêu cầu. VI. Microsoft Power Point: - Biết khởi động Power Point và thoát Power Point - Biết thành phần cơ bảncủacửasổ Power Point (thanh tiêu đề, công cụ, Slide, khung Slide, thanh công cụ Drawing) SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 9 - Biết che dấu và hiển thị các thanh công cụ - Biết chọn màu nền và thay đổi màu nền - Biết tạo hoặc xoá hộp text; Biết di chuyển text box; Biết phóng to thu nhỏ text box - Gõ text vào hộp - Biết chọn font, size - Biết chèn hình, chèn âm thanh vào slide - Biết phóng to, thu nhỏ hình ảnh (picture) - Biết di chuyển các slide; Biết chèn Slide; Biết coppy Slide và lưu tâp tin - Biết tạo bảng, biểu đồ, sơ đồ - Biết liên kết các Slide - Biết sử dụng hiệu ứng thông thường - Biết nhúng video vào powerpoint - Biết trình chiếu 1 file. VII. Làm quen với Internet: - Biết vào, ra mạng. - Biết lấy thông tin từ một trang Web, nhận, lưu, gởi 1 file đến đúng địa chỉ qua trang Web của PGD. - Biết tạo 1 Email hay 1 Gmail. Nhận, gởi 1 Email hay 1 Gmail đến đúng địa chỉ. VIII. Bộ gõ tiếng Việt: Bộ gõ Unikey và bộ gõ Vietkey - Biết gọi Unikey và Vietkey hiện lên màn hình và thiết lập các lựa chọn. - Biết thay đổi bảng mã phù hợp với font - Biết chọn cách bỏ dấu ( kiểu VNI hoặc Telex) --------------------------------------------- SKKN 09-10 Nguyễn Hoà PGD&ĐT Đại Lộc 10