Giao dịch quyền chọn trên thị trường hối đoái

29 675 2
Giao dịch quyền chọn trên thị trường hối đoái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thường quan tâm và lo lắng về sự biến động của Tỷ giá hối đoái. Các doanh nghiệp nhập khẩu lo tỷ giá tăng, còn các doanh nghiệp xuất khẩu e ngại tỷ giá sẽ giảm. Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập càng tăng thì hoạt động xuất khẩu ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nói chung ngày càng quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tỷ giá. Các công cụ giao dịch hối đoái sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế sự biến động và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Cùng với các nghiệp vụ hối đoái khác, đã và đang được giao dịch trên thị trường hối đoái Việt Nam, như giao dịch hối đoái trao ngay (SPOT), giao dịch hối đoái kỳ hạn (FORWARD), giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP); việc đưa vào áp dụng sản phẩm quyền lựa chọn tiền tệ (CURRENCY OPTION) là một biểu hiện của quá trình đa dạng hoá các sản phẩm trên thị trường hối đoái. Trên cơ sở đó, góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường hối đoái Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập, trên lĩnh vực thị trường tài chính – tiền tệ nói riêng, với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên thị trường hối đoái quốc tế, quyền lựa chọn tiền tệ đã được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, với thị trường hối đoái Việt Nam, đây cũng là loại sản phẩm mới trong vài năm gần đây (Ngày 12 tháng 2 năm 2003, Thống đốc NHNN Việt Nam, đã chấp thuận đề nghị của NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, cho phép ngân hàng này được thực hiện thí điểm, nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ). Xét trên giác độ lý thuyết, bản thân công cụ này có những ưu thế nhất định, so với các công cụ khác trên thị trường; đặc biệt là vai trò bảo hiểm rủi ro tỷ giá - một vấn đề được các nhà kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh xuất nhập khẩu, thường xuyên hết sức quan tâm. Song, về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ này cũng khá phức tạp. Hơn nữa chúng ta còn thiếu kinh nghiệm vận dụng thực tế. Vì vậy, bài tiểu luận này xin trình bày một [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 1 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH số điểm cơ bản về lý thuyết đồng thời đưa ra một cái nhìn thực tiễn về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ ở Việt Nam và một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển hơn nữa nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối Việt Nam. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CHỌN 1. Khái niệm: Quyền lựa chọn tiền tệ (Option) là một công cụ tài chính cho phép người mua quyền lựa chọnquyền (nhưng không bị bắt buộc) mua hoặc bán một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác với một tỷ giá đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm đã xác định trong tương lai. 2. Các loại quyền chọn: Nếu căn cứ vào tính chất đối với quyền mua hay quyền bán thì quyền chọn chia làm hai loại, đó là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). • Quyền chọn mua tiền tệ là quyền được mua một số lượng ngoại tệ với một tỷ giá đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm đã xác định trong tương lai. • Quyền chọn bán tiền tệ là quyền được bán một số lượng ngoại tệ với một tỷ giá đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm đã xác định trong tương lai. Nếu căn cứ vào tính chất thời gian thực hiện quyền chọn, hiện nay trên thế giới có hai hình thức của quyền lựa chọn: quyền lựa chọn kiểu Mỹ (American style option) và quyền lựa chọn kiểu châu Âu (European style option). • Quyền lựa chọn kiểu Mỹ là quyền lựa chọn mà người mua quyền chọnquyền thực hiện quyền lựa chọn tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian thỏa thuận của hợp đồng. Mục đích chính của quyền lựa chọn kiểu Mỹ là nhằm đầu cơ tỷ giá. • Quyền lựa chọn kiểu châu Âu là quyền lựa chọn mà người mua quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền lựa chọn tại một thời điểm xác định đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Mục đích chính của quyền lựa chọn kiểu châu Âu là phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 3. Đặc điểm [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 2 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Trong hợp đồng Quyền chọn tiền tệ, người mua quyền lựa chọn là người có quyền thực hiện quyền lựa chọn, nhưng không ràng buộc phải thực hiện việc mua hoặc bán ngoại tệ với tỷ giá đã thỏa thuận. Người mua quyền lựa chọn phải trả một khoản phí, gọi là phí quyền lựa chọn, để có được quyền lựa chọn mua hoặc bán ngoại tệ. Người bán Quyền lựa chọn giữ khoản phí đó cho dù người mua có thực hiện hay không thực hiện quyền lựa chọn của mình. Thông thường người mua quyền lựa chọn là các doanh nghiệp, người bán quyền lựa chọn là các ngân hàng thương mại. Mỗi một hợp đồng option đều có 3 điểm cần có sau: • Giá thực hiện (Strike price): đây là giá mà tại đó có thể mua một cặp đồng tiền (nếu mua một hợp đồng call option hay bán một hợp đồng put option) hay giá mà tại đó có thể bán một cặp đồng tiền (nếu đã mua một hợp đồng put option hay bán một hợp đồng call option) • Ngày hết hạn (Expiration Date): đây là ngày mà hợp đồng option hết hạn hay hết giá trị nếu bên mua không thực hiện quyền. Ngày cuối cùng quyê ̀ n cho ̣ n đó có hiê ̣ u lư ̣ c bởi người giữ cho loa ̣ i quyê ̀ n cho ̣ n kiê ̉ u Mỹ, hoặc chỉ mô ̣ t ngày duy nhâ ́ t cho các quyê ̀ n cho ̣ n kiê ̉ u châu Âu. • Phí option (Premium): đây là mức phí phải trả khi mua một hợp đồng option hay mức phí được nhận khi bán một hợp đồng option. Ví dụ: bạn mua một hợp đồng call option trên cặp EUR/USD với giá thực hiện là 1.4000 và ngày hết hạn hợp đồng là 21 tháng 12 với mức phí là 1800USD. Việc này có nghĩa là bạn trả 1800USD để có quyền mua EUR/USD tại tỷ giá 1.4000 vào ngày 21 tháng 12. Lưu ý tài sản cơ sở trong trường hợp này là cặp EUR/USD. Giá trị của một hợp đồng option gồm có hai phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian: • Giá trị nội tại: đây là thuật ngữ dùng để chỉ giá của tài sản cơ sở trừ đi giá thực hiện (đối với hợp đồng call option) và bằng giá của tài sản cơ sở cộng giá thực hiện (đối với hợp đồng put option). Về lý thuyết, phải sử dụng tỷ giá forward để tính toán thay vì giá giao ngay nhưng theo thông lệ thị trường thì giá giao ngay được dùng để tính toán. [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 3 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Giá trị nội tại = Giá giao ngay – Giá thực hiện (nếu là call options) Giá trị nội tại = Giá thực hiện - Giá giao ngay (nếu là put options) • Giá trị thời gian: Nói một cách đơn giản, giá trị thời gian của một hợp đồng option là khoản giá trị mà tại đó giá trị của hợp đồng option lớn hơn giá trị nội tại. Sự biến động của tài sản cơ sở có một mối liên hệ quan trọng với giá trị thời gian. Giá trị thời gian tăng khi biến động tăng. Như đã đề cập trước đây, lợi nhuận của việc nắm giữ hợp đồng option là vô hạn trong khi lỗ chỉ giới hạn trong phần phí option. Do đó, một hợp đồng option trên tài sản cơ sở biến động lớn thì có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn một hợp đồng option trên một tài sản cơ sở ít biến động. Sự khác biệt giữa lãi suất của hai đồng tiền cũng là một yếu tố cần được xem xét khi định giá option và cũng được tính vào giá trị thời gian của hợp đồng option. 4. Các trường hợp mua hoặc bán option nếu giá giao động Nhà giao dịch các hợp đồng option có thể là người mua hoặc là người bán. Người mua option có thể là mua hợp đồng call option hoặc put option. Người bán option cũng có thể bán hợp đồng call option hay put option. Quyết định mua hay bán một hợp đồng option dựa trên việc nhận định thị trường sẽ tăng giá hay giảm giá. Chúng ta có thể kiếm tiền với hợp đồng option ngoại hối trong bất cứ trường hợp nào: giá lên, giá xuống hoặc giá giao động trong biên độ. • Giá lên – Nếu các phân tích cơ bản và kỹ thuật cho biết giá sẽ tăng, thì bạn có thể mua một hợp đồng call option hay bán một hợp đồng put option. • Giá xuống – Nếu các phân tích cơ bản và kỹ thuật cho biết giá sẽ giảm, thì bạn có thể mua một hợp đồng put option hay bán một hợp đồng call option. • Giá giao động trong biên – Nếu các phân tích cơ bản và kỹ thuật cho biết giá sẽ chỉ giao động trong biên độ, thì bạn có thể bán một hợp đồng call option hay bán một hợp đồng put option. Mua một hợp đồng call hay put option cho phép bạn có được lợi nhuận giả định là vô hạn nếu giá lên (đối với hợp đồng call option), nếu giá xuống(đối với hợp đồng put option). Tuy nhiên, cặp đồng tiền PHẢI chạy đủ xa để vượt qua mức phí bạn trả ban đầu. [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 4 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Bán một hợp đồng call hay put option cho phép bạn có được lợi nhuận nếu giá giao ngay dưới giá thực hiện( đối với hợp đồng call option) , nếu giá giao ngay trên giá thực hiện (đối với hợp đồng put option). Tuy nhiên, nếu giá của tài sản đảm bảo không vượt qua được giá thực hiện, bạn có thể mất nhiều tiền hơn là mức phí bạn nhận được khi bán option. 4.1 Mua một hợp đồng Call option Mua một hợp đồng call option là việc đầu cơ giá lên, có nghĩa là khi thực hiện việc này nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ lên. Với trường hợp giá tăng mạnh: Khi bạn mua một hợp đồng call option thì khi giá lên mạnh, bạn sẽ có được lợi nhuận rất nhiều. Mỗi một điểm tính từ mốc giá hoà vốn tăng thêm sẽ mang thêm lợi nhuận cho bạn. Có thể nhìn rõ qua đồ thị sau: Với trường hợp giá tăng nhẹ: Khi bạn mua một hợp đồng call option thì khi giá lên nhẹ, không vượt qua được mức giá hoà vốn ( là mức giá có tính phần phí option bạn phải trả) bạn chỉ có thể tối thiểu hoá thua lỗ của mình. Mỗi một điểm tính từ mức giá thực hiện tăng thêm sẽ giảm thua lỗ cho bạn. Có thể nhìn rõ qua đồ thị sau, phần ô vuông màu xanh là khi giá lên nhưng không đủ mang lại lợi nhuận cho bạn: [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 5 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Với trường hợp giá không giao động, giá giảm nhẹ hay giá giảm mạnh: Khi bạn mua một hợp đồng call option thì với 3 trường hợp trên, bạn sẽ bị lỗ có hạn chính là mức phí option mà bạn phải trả do bạn không thực hiện quyền. Có thể nhìn rõ qua 3 đồ thị sau, phần ô vuông chính là mức phí bạn phải trả và cũng là thua lỗ của bạn. Giá không giao động [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 6 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Giá giao động mạnh Giá giao động nhẹ Tóm lại, Hướng thay đổi của giá Kết quả Tăng mạnh Tối đa hóa lợi nhuận Tăng nhẹ Tối thiểu hóa thua lỗ Không giao động Lỗ có hạn phần phí Option Giảm nhẹ Lỗ có hạn phần phí Opion Giảm mạnh Lỗ có hạn phần phí Option 4.2 Mua một hợp đồng Put option Mua một hợp đồng put option là việc đầu cơ giá xuống, có nghĩa là khi thực hiện việc này nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ xuống Với trường hợp giá không giao động, giá tăng nhẹ hay giá tăng mạnh : [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 7 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Khi bạn mua một hợp đồng put option thì với 3 trường hợp trên, bạn sẽ bị lỗ có hạn chính là mức phí option mà bạn phải trả. Có thể nhìn rõ qua 3 đồ thị sau, phần ô vuông chính là mức phí bạn phải trả và cũng là thua lỗ của bạn. Giá tăng mạnh Giá tăng nhẹ [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 8 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Giá không bến động Với trường hợp giá xuống nhẹ : Khi bạn mua một hợp đồng put option thì khi giá xuống yếu, không vượt qua được mức giá hoà vốn( là mức giá có tính phần phí option bạn phải trả) bạn chỉ có thể tối thiểu hoá thua lỗ của mình. Mỗi một điểm tính từ mức giá thực hiện giảm thêm sẽ giảm thua lỗ cho bạn. Có thể nhìn rõ qua đồ thị sau, phần ô vuông màu xanh là khi giá xuống nhưng không đủ mang lại lợi nhuận Với trường hợp giá giảm mạnh : Khi bạn mua một hợp đồng put option thì khi giá xuống mạnh, bạn sẽ có được lợi nhuận rất nhiều. Mỗi một điểm tính từ mốc giá hoà vốn giảm thêm sẽ mang thêm lợi nhuận cho bạn. Có thể nhìn rõ qua đồ thị sau: Tóm lại, Hướng thay đổi của giá Kết quả Tăng mạnh Lỗ có hạn phần phí Option [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 9 GVHD: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Tăng nhẹ Lỗ có hạn phần phí Option Không giao động Lỗ có hạn phần phí Option Giảm nhẹ Tối thiểu hóa thua lỗ Giảm mạnh Tối đa hóa lợi nhuận 4.3 Bán một hợp đồng Call option Bán một hợp đồng call option là việc đầu cơ giá xuống nghĩa là nhà đầu tư vào trạng thái này khi nghĩ rằng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm. Nếu giá của tài sản hay cặp đồng tiền giảm bạn có thể có được lợi nhuận từ việc bán hợp đồng call option này. Đối với trường hợp giá tăng mạnh: Khi bạn bán một hợp đồng call option và giá của tài sản hay cặp đồng tiền tăng mạnh thì bạn sẽ bị lỗ vô hạn trên hợp đồng này. Mỗi một điểm tăng thêm so với giá hoà vốn của hợp đồng sẽ khiến bạn mất thêm tiền. Bạn có thể thấy điều này qua đồ thị sau: Đối với trường hợp giá tăng nhẹ: Khi bạn bán một hợp đồng call option và giá của tài sản hay cặp đồng tiền tăng nhẹ thì bạn sẽ bị giảm mức lợi nhuận trên hợp đồng này. Mỗi một điểm tăng thêm so với giá thức hiện của hợp đồng sẽ làm lợi nhuận của bạn mất thêm tiền. Bạn có thể thấy điều này qua đồ thị sau: [Nhóm 3 – TCDN đêm 3 – K20] Page 10

Ngày đăng: 30/12/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan