1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUYỀN MUA cổ PHIẾU, CHỨNG QUYỀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN tại VIỆT NAM và một số ý KIẾN đề XUẤT

33 1,8K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 753,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH I. Tổng quan về chứng khoán phái sinh: 1. Khái niệm: Khi thị trường chứng khoán phát triển đến một mức độ nhất định, sự hiểu biết nhu cầu đầu tư trở nên đa dạng đòi hỏi thị trường phải thêm những công cụ tài chính cao cấp bên cạnh những công cụ tài chính bản. Các công cụ tài chính này bản thân nó không phải là chứng khoán, mà là các hợp đồng giao sau với tính chất chung là dựa trên các chứng khoán nguồn gốc bản như là cổ phiếu hay trái phiếu, để cho ra các dạng hợp đồng mà các điều khoản của hợp đồng được giao dịch ở thời điểm hiện tại, nhưng thực hiện nó lại trong tương lai. Mục tiêu chung của các công cụ phái sinh là đem lại lợi ích tiềm năng cho các nhà đầu tư như là một công cụ bảo hiểm giá, hay là công cụ tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch giá. − Theo PGS TS Bùi Kim Yến (Giáo trình Thị trường Tài chính, 2012) : Chứng khoán phái sinh (Derivatives securities) là một loại tài sản tài chính dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác gọi là tài sản sở (Underlying Assets). Tài sản sở thể là hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Nhưng trên thị trường tài chính các công cụ phái sinh chủ yếu dựa vào tài sản tài chính là chứng khoán. − Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành giao dịch các loại chứng chứng khoán phái sinh. 2. Các loại công cụ phái sinh: − Quyền chọn (Options): là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá sở này thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai. − Quyền mua cổ phần/quyền tiên mãi (Rights): là một quyền lựa chọn mua thời hạn rất ngắn, khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông hiện hữu mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một khoảng thời gian xác định. Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới. − Chứng quyền (Warrants): là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu, với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi tiến hành tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi nhưng những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư được một lựa chọn đối với sự lên giá thể xảy ra của cổ phiếu thường. 1 − Hợp đồng kỳ hạn (Forwards): là một thoả thuận trong đó một người mua một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán. − Hợp đồng tương lai (Futures): nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh. 2 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT THỰC TRẠNG QUYỀN MUA CỔ PHẦN (RIGHTS) TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. Tổng quan về Quyền mua cổ phần (Rights): 1. Khái niệm Quyền mua cổ phần: − Quyền mua cổ phần (Rights) là loại chứng khoán ghi nhận quyền dành cho các cổ động hiện tại của một công ty cổ phần được mua trước một số lượng cổ phần trong đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện của họ trong công ty. Số cổ phiếu được mua theo tỷ lệ số cổ phần đã có. Số quyền mua cổ phần = Số cổ phần đã phát hành Số quyền cần thiết để mua thêm 1 cổ phiếu = Số cổ phần đã phát hành/ số cổ phần mới phát hành Ví dụ: 1 Công ty vốn là 500 triệu đồng chia làm 5.000 cổ phiếu với mệnh giá là 100.000 đồng. Công ty này muốn tăng vốn lên 300 triệu đồng bằng cách phát hành thêm 3.000 cổ phiếu mới với mệnh giá 100.000 đồng. Số quyền cần thiết để mua thêm 1 cổ phiếu mới = 5.000/3.000 = 5/3 tức là 5 cổ phiếu cũ sẽ mua được 3 cổ phiếu mới. 2. Đặc điểm của Quyền mua cổ phần (Rights): − Phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới. − Bảo đảm cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu đối với công ty. − Giá chào bán thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành (Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu). − Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn, qui định một thời hạn đăng ký mua nhất định (thông thường từ 30 - 45 ngày). − Quyền mua giá trị tách biệt với cổ phiếu thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện. − Cổ đông thường thể bán quyền trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ thuộc biến động giá thị trường của cổ phiếu. − Là một phần vốn của cổ đông, nếu quyền bị huỷ bỏ, người chủ sở hữu sẽ bị mất tiền. − Quyền mua không được sử dụng trong thời hạn quy định sẽ không còn giá trị. 3. Ưu điểm khuyết điểm của Quyền mua cổ phần: 3 3.1. Ưu điểm: − Bảo vệ quyền lợi ích cho cổ đông hiện hữu (quyền kiểm soát trong công ty lợi tức nhận được tương xứng với giá trị cổ phần mà họ làm chủ). − Người sở hữu quyền mua được quyền mua cổ phiếu giá thấp mà không tốn phí giao dịch. − Cổ phiếu công ty dễ được chấp nhận hơn do nhà đầu tư là các cổ đông hiện hữu đã sự thẩm định lạc quan về công ty. − Phí phát hành quyền mua cổ phần thấp hơn phí phát hành cổ phiếu thường bán cho công chúng. − Phát hành quyền mua sẽ tác dụng làm giảm hoặc tránh khỏi áp lực đi xuống của thị giá cổ phiếu mỗi khi phát hành cổ phiếu mới. − Việc phát hành quyền mua cổ phần là một hình thức tách cổ phần gián tiếp, nó sẽ làm cho thị giá cổ phần xuống thấp hơn giá vừa đúng của nó. Đặc biệt là đối với những công ty đang thị giá cao trên thị trường, nhà đầu tư khó tiếp cận thì việc tăng lượng cổ phần sẽ làm giá đơn vị xuống thấp nên dễ bán hơn. Ngoài ra, cổ đông còn hy vọng được chia cổ tức nhiều hơn nhờ sự tách cổ phần. − Hiệu quả của việc phát hành quyền mua là tăng cường quy mô đầu tư của các cổ đông hiện hữu, làm tăng nguồn vốn đầu tư cho công ty. 3.2 Khuyết điểm: Việc NĐT nắm giữ chứng khoán này ít hội giao dịch để kiếm lời vì thời gian tồn tại của nó quá ngắn (vài tuần), biên độ giao động của giá chứng quyền nếu giao dịch trên thị trường quá hẹp (vì phải đảm bảo chi phí mua cổ phần của người sở hữu quyền = chi phí mua quyền + giá mua cổ phần ghi trên quyền phải thấp hơn hoặc bằng với chi phí mua của người không nắm giữ quyền, nếu cao hơn thì quyền sẽ không được thực hiện). 4. Định giá quyền mua cổ phần: Xác định giá trị lý thuyết của quyền mua cổ phần: Gọi: Q: giá trị lý thuyết của quyền mua cổ phần G: giá thị trường của 1cổ phiếu cũ g: giá phát hành của 1 cổ phiếu mới n : số cổ phiếu cũ m : số cổ phiếu mới phát hành Ta có: - Số lượng quyền để mua 1 cổ phiếu mới = Số cổ phiếu cũ / Số cổ phiếu mới - Giá thị trường của n cổ phiếu cũ: n x G - Giá thị trường của m cổ phiếu mới: m x g 4 - Giá trị trung bình của 1 cổ phiếu (sau khi tăng vốn): - Khoảng chênh lệch giữa giá trung bình giá phát hành cho m cổ phiếu mới: - Giá trị lý thuyết của 1 quyền mua cổ phần: Hay:  Trường hợp đặc biệt: g= 0 nghĩa là quyền cấp phát số cổ phiếu mới được phát hành không cho các cổ đông cũ thì: Ví dụ: 1. Một công ty số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 20 triệu cp, thị giá là $41/cp. Công ty muốn phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu bằng cách phát hành quyền mua bán với giá bán mỗi cổ phiếu mới là $30. Tính số lượng quyền để đăng ký mua 1 cổ phiếu mới; trị giá của một quyền mua cổ phần? - Số lượng quyền để mua 1 cổ phiếu mới = 20 triệu cp cũ : 2 triệu cp mới = 10 quyền - Trị giá của quyền mua cổ phần: Q = (41 – 30) x = 1$ 2. Một công ty cổ phần vốn 12 tỷ (mệnh giá 10,000 đ, thị giá 22,000 đ). Công ty đã tăng thêm vốn 8 tỷ đồng bằng cách phát hành 800,000 cổ phiếu mới với giá bán mỗi cổ phiếu mới là 12.000 đ, dự tính dành cho các cổ đông cũ. Tính giá trị lý thuyết của một quyền tiên mãi ? Ta thấy rằng, cứ 3 cổ phiếu cũ được quyền mua 2 cổ phiếu mới. Vậy giá trị lý thuyết của 1 quyền tiên mãi: 5 2 x 10 6 + 20 x 10 6 2 x 10 6 Q = (22.000 – 12.000) x = 40.000 đ Hay : Q = (22.000 – 12.000) x = 40.000 đ  Ví dụ: Cổ phiếu bán theo quyền (giá thực hiện) là 800.000 đồng/cổ phần, nhưng giá thị trường là 1.000.000 đồng, nếu cứ 10 quyền được mua một cổ phần mới thì giá của quyền được xác định theo công thức V r = P 0 - Pn/r Trong đó: + Vr là giá trị của một quyền, + P 0 là giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành + Pn là giá thực hiện cổ phiếu mới + r là số quyền cần để mua một cổ phiếu mới. Vậy, giá quyền ở đây là Vr = (1.000.000 – 800.000)/10 = 20.000 đồng. Nếu không muốn thực hiện quyền, cổ đông thường thể bán quyền trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ thuộc biến động giá thị trường của cổ phiếu. II. Thực trạng về Quyền mua cổ phiếu : Phân tích tình huống của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: 1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia vùng lãnh thổ. 6 800.000 1.200.000 + 800.000 2 3 + 2 Với bề dày hoạt động đội ngũ cán bộ chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn của hơn 6 triệu khách hàng cá nhân. Bằng trí tuệ tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”. 2. Thực trạng cổ phần hóa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Hòa trong sự chuyển mình của đất nước tiến vào hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thí điểm cố phần hóa Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng Ngoại thương đã những nỗ lực to lớn để chuẩn bị mọi điều kiện vệt chất tinh thần cho quá trình cổ phần hóa thực hiện thận trọng từng bước nhằm xây dựng một Ngân hàng Ngoại thương lành mạnh về tài chính, năng động sức cạnh tranh trên thị trường. Lịch sử tăng vốn của Vietcombank: Thời gian Sự kiện Số cổ phần phát hành Tổng số cổ phần sau phát hành 2/6/2008 Chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1.210.086.026 1.210.086.026 30/06/2009 Niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM 8/6/2010- 16/8/2010 Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 9,28% với giá bằng mệnh giá 112.285.426 1.322.371.452 16/12/2010- 15/02/2011 Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 33% với giá bằng mệnh giá 436.382.579 1.758.754.031 20/07/2011 Trả cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 12% 211.050.483 1.969.804.514 30/09/2011- 9/01/2012 Chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Ltd 347.612.562 2.317.417.076 Sau khi các thông tin được đưa ra từ Vietcombank các quyết định của Chính phủ về việc thực hiện cổ phần hóa Vietcombank: – Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v Thí điểm cổ phần hóa Vietcombank; – Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngáy 26/09/2007 do Phó thủ tướng Chính phủ ký V/v Vietcombank thực hiện bán cổ phần lần đầu trong năm 2007… 7 Ngày 26/12/2007, Vietcombank chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng với tổng số cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ, tương đương 97.500.000 cổ phần thông qua đợt IPO qua sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM, kết quả cụ thể: Cổ phần chào bán: – Tồng số cổ phần chào bán: 97.500.000 CP, – Tồng số cổ phần bán được thực tế: 94.319.274 CP (đạt tỷ lệ 96,74%), – Tổng số tiền thu được thực tế: 10.146.182.246.500 VND, – Giá bình quân thực tế: 107.572,70 VND/CP – Phát hành từ bán cổ phiếu theo giá ưu đãi cho CB CNV – Giá bán ưu đãi: 64.543,62 VND/CP, – Tổng số cổ phần bán theo giá ưu đãi: 5.311.700 CP – Tổng số tiền thu được: 342.836.354 VND Với giá trúng thầu như trên, thì giá của quyền mua CP sẽ là: 107.572,70 – 64.543,62 = 43.029,08 VND/CP Như vậy với kết quả này, khi nhà đầu tư mua quyền mua với giá 65 triệu/một năm công tác, tương đương 650.000 VND/CP thì nhà đầu tư sẽ lỗ : 650.0– 43.029 = 606.971 đ/CP – Ngày 30/06/2009 Vietcombank chính thức niêm yết trên sàn với giá: 60.000 VND/CP. – Sau 03 năm, ngày 31/12/2010 giá VCB là 32.500 VNĐ/CP Vậy, các cán bộ công nhân viên mua CP với giá ưu đãi 60% đã bị lỗ: = 64.543,62 – 32.500 = 32.043,62 VNĐ/CP 2.1.Tăng vốn đợt 1 ( 8/6/2010 -16/8/2010): Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 9,28% với giá bằng mệnh giá Ngày 28/04/2009, ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Viecombank đã thông qua phương án tăng vốn của Vietcombank, ngân hàng sẽ phát hành tổng cộng 112.285.426 cổ phiếu (9,279% vốn điều lệ) để tăng vốn điều lệ từ 12.100.860.260.000 đồng lên 13.223.714.520.000 đồng. Ngày 12/04/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt nam – CN Tp Hà Nội Công văn số 547/NHNN-HAN8 V/v tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank. Theo đó, NHNN chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tăng vốn điều lệ từ 12.100.860.260.000 đồng lên 13.223.714.520.000 đồng. Như vậy, tăng vốn điều lệ đợt 1 năm 2010, Vietcombank thực hiện phát hành thêm cổ phần giành cho các cổ đông hiện hữu như sau: - Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông, - Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng/cổ phiếu - Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành: 112.285.426 cổ phiếu (9,279% vốn điều lệ), 8 - Giá chào bán: 10.000 VNĐ/1 cổ phiếu - Đối tượng: Đợt phát hành cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giành quyền ưu tiên phân phối trước hết cho cổ đông hiện hữu. - Tỷ lệ thực hiện quyền: cổ đông hiện hữu tên trong danh sách tại thời điểm chốt danh sách cổ đông được quyền mua cổ phiếu theo tỷ lệ 100 : 9,279 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách được mua thêm 9,279 cổ phiếu mới với giá bằng mệnh giá). Công thức xác định số cổ phiếu được mua của cổ đông hiện hữu như sau: Số cổ phiếu được mua = Số cổ phần sở hữu tại thời điểm chốt danh sách cổ đông x 9,279/100. - Ngày giao dịch không hưởng quyền: 04/06/2010 (Trường hợp giao dịch thỏa thuận từ 100.000 cổ phiếu trở lên trong các ngày 04, 07/06/2010 thì người bán không được hưởng quyền) - Ngày đăng ký cuối cùng: 08/06/2010. - Ngày bát đầu chào bán: 21/06/2010. - Ngày kết thúc chào bán: 10/08/2010. - Thời hạn đăng ký mua: từ ngày 21/06/2010 đến 26/07/2010. - Ngày thanh toán tiền mua cổ phiếu: từ 21/06/2010 đến 10/08/2010. - Ngày phát hành: 10/08/2010. - Ngày kết thúc chuyển giao cổ phiếu: 10/09/2010. - Lịch sử giá từ 01/06/2010 – 19/06/2010. Ngày Tham chiếu Tổng KLGD Tổng GTGD Cao nhất Thấp nhất Đợt 3 +/- Giá +/- %Giá Tổng GD Khớp lệnh Giá KL GT 18/06/2010 40,400 674,600 27,105 40,900 40,000 40,000 -400 -0.99 674,600 27,105 17/06/2010 39,500 552,320 21,765 40,400 39,300 40,400 900 2.28 434,550 17,337 16/06/2010 38,700 207,980 8,153 39,500 39,000 39,500 800 2.07 207,980 8,153 15/06/2010 38,100 243,940 9,384 38,700 38,200 38,700 600 1.57 243,940 9,384 14/06/2010 38,200 79,290 3,027 38,300 38,100 38,100 -100 -0.26 79,290 3,027 11/06/2010 37,800 140,560 5,370 38,400 38,000 38,200 400 1.06 140,560 5,370 10/06/2010 37,700 191,400 7,229 37,900 37,600 37,800 100 0.27 191,400 7,229 09/06/2010 37,800 215,320 8,133 37,900 37,600 37,700 -100 -0.26 215,320 8,133 08/06/2010 37,900 269,320 10,204 38,000 37,800 37,800 -100 -0.26 269,320 10,204 07/06/2010 38,800 254,160 9,659 38,500 37,800 37,900 -900 -2.32 254,160 9,659 04/06/2010 41,000 339,560 13,202 39,000 38,700 38,800 - 2,200 -5.37 339,560 13,202 03/06/2010 41,000 381,990 15,684 41,200 41,000 41,000 0 0 381,990 15,684 9 02/06/2010 41,000 373,100 15,269 41,100 40,800 41,000 0 0 373,100 15,269 01/06/2010 40,800 186,910 7,616 41,000 40,500 41,000 200 0.49 186,910 7,616 + G = 38.800 đồng (04/06/2010) + g = 10.000 đồng + n = 1.210.086.026 + m = 112.285.426 Giá trị lý thuyết của 1 quyền mua cổ phần: = (((1.210.086.026 x 38.800 + 112.285.426 x 10.000)/(1.210.086.026 + 112.285.426)) – 10.000))) x (112.285.426/1.210.086.026) = 2.445,47 - Kết quả chào bán cổ phiếu: - Kết quả phát hành: Đối tượng mua cổ phiếu Giá phát hàn h (đ/c p) Số lượng cổ phiếu phát hành (cp) Số lượng cổ phiếu đăng ký mua (cp) Số lương cổ phiếu được phân phối (cp) Số ngườ i đăng ký mua Số ngườ i được phân phối Số cổ phiếu còn lại (cp) Tỷ lệ cổ phi ếu phâ n phố i (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8=3- 5) (9) Cổ đông hiện hữu 10.0 00 112.285.426 112.093.192 112.093.192 17.33 9 17.33 9 192.2 34 99,8 3 1.Cổ đông Nhà nước 101.866.318 101.866.318 1 1 2.Cổ đông trong nước 7.317.907 7.317.907 16.97 2 16.97 2 -Cá nhân 4.106.850 4.106.850 16.81 6 16.81 6 -Tổ chức 3.211.057 3.211.057 156 156 3.Cổ đông nước ngoài 2.908.967 2.908.967 366 366 10 [...]... đó: Cổ đông Nhà nước Mizuho Corporate, Ltd 2 Cổ đông nắm giữ dưới 1% cổ phần quyền biểu quyết Trong đó: Cổ đông trong nước Nước ngoài 3 Cổ phiếu quỹ Tổng cộng 3 Nhận định thực trạng Quyền mua cổ phần trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam: Trên thực tế, đối với các thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới, việc tăng vốn thông qua phát hành quyền mua trước là tương đối phổ biến, nhằm bảo vệ quyền. .. với một mức lãi suất nhất định, thì loại Séc như thế cũng được gọi là chứng quyền 4 Định giá chứng quyền 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chứng quyền: − Giá trị đầu tư ( giá trị nội tại của chứng quyền) = ( giá cổ phiếu trên thị trường – giá thực hiện theo chứng quyền) x số cổ phiếu được mua Ví dụ: Một chứng quyền cho phép mua 10 cổ phiếu với giá là 20.000 đồng/CP, giá trị thị trường hiện tại. .. của chứng quyền càng tăng − Ngoài ra giá của chứng quyền cũng phụ thuộc vào một số yếu tố khác như tâm lý, mức cổ tức, thông tin về hoạt động của công ty, lãi suất thị trường, lạm phát… 4.2 Định giá chứng quyền Chủ chứng quyền sẽ chỉ thực hiện chứng quyền nếu thị giá lý thuyết của cổ phiếu sau khi thực hiện quyền lớn hơn giá thực hiện Với: - Wt : giá trị của chứng quyền ‒ P0 : thị giá lý thuyết của cổ. .. thị giá lý thuyết của cổ phiếu sau khi thực hiện chứng quyền ‒ X : giá thực hiện trên chứng quyền ‒ r : số chứng quyền để mua 1 CP Với P0 = mY + nX m+n - m : số cổ phiếu lưu hành trước khi thực hiện chứng quyền - n : số cổ phiếu phát hành thêm để thực hiện chứng quyền - Y : giá thị trường của cổ phiếu lưu hành trước khi thực hiện chứng quyền Vậy giá trị của chứng quyền:  (Y − X ) × m  P −X  Wt =... ngày) năm đến 10 năm) Tỷ lệ hoán đổi Số quyền cần để mua 1 cổ Số quyền mua cổ phiếu đươc phiếu phụ thuộc vào tỉ lệ ghi trên chứng quyền giữa cổ phiếu đang lưu hành cổ phiếu phát hành thêm 5.2 Options Warrants:  Giống nhau: Là công cụ tài chính cho phép người nắm giữ nó được quyền mua một chứng khoán (CP, tiền tệ, chỉ số thị trường) tại một mức giá định trước vào một thời điểm đã được định trước... 2011) Ngoài thị trường chứng khoán Đài Loan, tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore cũng giá trị giao dịch chứng quyền cao Vì sự phổ biến phát triển này mà HOSE rất kỳ vọng thị trường sẽ quan tâm Việt Nam thể sớm đưa chứng quyền vào giao dịch Nhìn chung, mặc dù chứng quyền một loại chứng khoán quen thuộc được giao dịch phổ biến tại các nước khác nhưng tại Việt Nam chứng quyền chưa có... án cổ phần hóa chưa được phê duyệt chính thức, thiếu các thông tin xác định giá cổ phiếu chính xác, dẫn đến hiện tượng đẩy giá của quyền mua lên quá cao 18 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT THỰC TRẠNG CHỨNG QUYỀN (WARRANTS) TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I Tổng quan về Chứng quyền (warrants): 1 Khái niệm Chứng quyền (warrants): Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 quy định tại Khoản 6 Điều 6: Chứng. .. vào Ngày đáo hạn Cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo 1.158 chứng quyền Trong thời hạn hiệu lực của quyền đặt mua cổ phần theo chứng quyền, mỗi chứng quyền sở hữu sẽ được quyền mua 10 cổ phần FPT với giá mua cổ phần theo chứng quyền Ngày thực hiện chứng quyền: Là các ngày: 09/10/2011, 09/10/2012 09/10/2013 Thời hạn hiệu lực của quyền Là thời hạn bắt đầu từ mỗi Ngày thực hiện chứng quyền. .. lưu hành trên thị trường − Các điều kiện của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền (thườnglà 1:1) − Giá thực hiện mua cổ phiếu của chứng quyền thường cao hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành (thường là 15%) − Chứng thể chuyển nhượng, được giao dịch tự do tách rời với trái phiếu hay cổ phiếu mà nó đi kèm − Chứng quyền không... IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN MUA CỔ PHẦN CHỨNG QUYỀNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Có thể thấy, thị trường về quyền mua cổ phần chứng quyền Việt Nam chưa phát triển, khung pháp lí chưa hoàn thiện, hiểu biết của các nhà đầu tư về các công cụ này chưa sâu sắc, quyền lợi nhà đầu tư không được đảm bảo Khi Việt Nam chưa nền tảng pháp lý về chứng quyền thì việc ban hành các quy định, chính . 3. Nhận định thực trạng Quyền mua cổ phần trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam: Trên thực tế, đối với các thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới,. ty. Số cổ phiếu được mua theo tỷ lệ số cổ phần đã có. Số quyền mua cổ phần = Số cổ phần đã phát hành Số quyền cần thiết để mua thêm 1 cổ phiếu = Số cổ phần

Ngày đăng: 02/01/2014, 16:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w