Tên Tiếng Anh FPT Corporation
Địa chỉ Tòa nhà FPT Cầu Giấy, Cụm sản xuất tiểu thủ Công nghiệp và Công nghiệp nhỏ, đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại (84-4)73007300
Số fax (84-4)37687410
Website www.fpt.com.vn
Giám đốc Ông Trương Đình Anh
Nhân viên CBTT Bà Bùi Nguyễn Phương Châu Vốn điều lệ (VND) 2.160.826.760.000
Sỡ hữu nhà nước 6,16%
Chức năng kinh doanh Công nghệ thông tin và viễn thông Lĩnh vực phân ngành Thông tin và truyền thông
Ngày niêm yết 21/11/2006 Ngày chính thức giao dịch 13/12/2006
2.1. Tiến độ phát hành trái phiếu kèm chứng quyền:
- Ngày 18/09/2009, CTCP FPT đã có văn bản gửi UBCK Nhà nước và Sở GDCK TP. HCM để công bố về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, FPT dự kiến phát hành không quá 1.800 trái phiếu FPT năm 2009 với kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.
- Trái phiếu có kèm chứng quyền và được phát hành dưới hình thức ghi sổ. Giá phát hành bằng 100% mệnh giá. Lãi suất trái phiếu từ 5%-7%/năm.
- Tiền lãi sẽ được thanh toán định kỳ hàng năm một lần vào ngày phát hành bắt đầu sau 1 năm kể từ ngày phát hành. Tiền gốc sẽ được thanh toán 1 lần vào ngày đáo hạn trái phiếu. Đối với chứng quyền, FPT cho biết cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo không quá 1.500 chứng quyền. Trong thời hạn hiệu lực của quyền đặt mua cổ phần theo chứng quyền, mỗi chứng quyền sở hữu sẽ được quyền mua 10 cổ phần FPT với giá mua cổ phần theo chứng quyền.
- Thời hạn hiệu lực của quyền đặt mua cổ phần theo chứng quyền là từ ngày tròn năm thứ 2 kể từ ngày phát hành đến ngày trong năm thứ 4 kể từ ngày phát hành.
- Trái phiếu dư kiến được phát hành vào ngày 01/10/2009. Số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tài trợ cho việc đầu tư dự án phát triển hạ tầng của một số công ty con.
2.2. Kết quả của việc phát hành trái phiếu kèm chứng quyền:
Tên tổ chức phát hành: Công ty Cổ phần FPT Tên tổ chức Tư vấn và Quản
lý: Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ ( Việt Nam) Tên Trái phiếu: Trái phiếu FPT năm 2009
Loại Trái phiếu: Trái phiếu có kèm chứng quyền và không có bảo đảm Hình thức Trái phiếu: ghi sổ
Kỳ hạn Trái phiếu: 3 năm Mệnh giá Trái phiếu: 1 tỷ VNĐ Số lượng trái phiếu phát hành: 1.800 trái phiếu Tổng giá trị phát hành: 1.800 tỷ VNĐ Giá phát hành:
Lãi suất Trái phiếu:
100% mệnh giá 7%/năm
Ngày phát hành: Ngày đáo hạn:
Phương thức thanh toán:
Ngày 9 tháng 10 năm 2009 Ngày 9 tháng 10 năm 2012
+ Tiền lãi: Thanh toán định kỳ hàng năm 01 lần vào các ngày: 09/10/2010, 09/10/2011 và 09/10/2012.
+ Tiền gốc: được thanh toán theo mệnh giá 01 lần vào Ngày đáo hạn.
Chứng quyền:
Cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo 1.158 chứng quyền. Trong thời hạn hiệu lực của quyền đặt mua cổ phần theo chứng quyền, mỗi chứng quyền sở hữu sẽ được quyền mua 10 cổ phần FPT với giá mua cổ phần theo chứng quyền.
Ngày thực hiện chứng quyền: Thời hạn hiệu lực của quyền đặt mua cổ phần theo chứng quyền
Là các ngày: 09/10/2011, 09/10/2012 và 09/10/2013
Là thời hạn bắt đầu từ mỗi Ngày thực hiện chứng quyền và kết thúc sau 10 ngày làm việc kể từ Ngày thực hiện chứng quyền.
Giá mua cổ phần theo chứng
quyền: 92,025 VNĐ/cổ phần.
Tỷ lệ pha loãng: Không quá 15 % vốn điều lệ tại ngày phát hành.
Phương thức phát hành: Phát hành riêng lẻ theo quy định tại Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính Phủ .
trái phiếu: quyền
Đối tượng phát hành: Các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
Mục đích phát hành:
Tiền thu được từ việc phát hành Trái Phiếu sẽ được sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tài trợ cho việc đầu tư dự án phát triển hạ tâng của một số công ty con.
Chuyển nhượng Trái phiếu và Chứng quyền:
Trái phiếu và Chứng quyền được tách riêng kể từ Ngày phát hành và được tự do chuyển nhượng theo quy định của Pháp luật.
− Đợt thực hiện quyền mua cổ phiếu năm 2011 (từ ngày 09/10/2011 đến ngày 19/10/2011). Tính theo tỷ lệ điều chỉnh, mỗi chứng quyền cho phép người nắm giữ được mua 13,324 cổ phần với giá điều chỉnh là 69,067 đồng/cổ phần
− Giá cổ phiếu FPT ngày 18/10/2011 đóng cửa ở mức 49,000 đồng, thấp hơn gần 30% so với giá thực hiện trong chứng quyền. Với thực tế này thì không nhà đầu tư nào thực hiện mua cổ phiếu theo chứng quyền và nộp thêm tiền chênh lệch cho FPT.
− Ngày 02/11/2011, FPTđã thông qua phương án mua lại không quá 1,000 trái phiếu kèm chứng quyền nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn hiện có của công ty. Tuy nhiên đến ngày 14/04/2012, FPT cho biết do chưa tìm được nhà đầu tư muốn chuyển nhượng nên chưa thực hiện được việc mua lại này.
− Đợt thực hiện quyền mua cổ phiếu năm 2012, ngày thực hiện chứng quyền từ 09/10/2012 đến ngày 22/10/2012. Tỷ lệ thực hiện chứng quyền: Theo thông báo của Hội đồng Quản trị FPT, tỷ lệ chứng quyền được thay đổi từ ngày 01/06/2012, theo đó mỗi Chứng Quyền cho phép người nắm giữ được mua 16,654 cổ phiếu phổ thông (tỷ lệ đã điều chỉnh) với mức giá thoả thuận là 920.250 đồng/Chứng quyền.
− 01/11/2012, Công ty cổ phần FPTcông bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2012 đã hợp nhất. Quý 3, FPT lãi ròng giảm 34% so với cùng kỳ, thị giá kết thúc phiên giao dịch ngày 01/11/2012 của FPT là 35.800 đồng/CP. Mức giá này thấp hơn nhiều mức giá nếu nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi. Bởi lý do đó, không có người sở hữu chứng quyền FPT nào đăng ký thực hiện chứng quyền trong năm 2012. Trái phiếu đã đáo hạn vào ngày 09/10/2012, FPT đã hoàn trả toàn bộ gốc khoản trái phiếu đến ngày đáo hạn với tổng mệnh giá trái phiếu 1.800 tỷ đồng và trái tức lần cuối cùng. Theo thông báo số 2962-2012/FPTS/FCF ngày 23/10/2012 của Công ty CP Chứng khoán FPT, không có Người sở hữu Chứng quyền FPT nào đăng ký thực hiện Chứng quyền trong năm 2012.
− Đến ngày 09/10/2013 sẽ là đợt thực hiện chứng quyền cuối cùng của trái phiếu FPT.
2.3. Một vài nhận xét
− Tại thời điểm phát hành trái phiếu vào năm 2009, giá cổ phiếu FPT chỉ quanh mức 90,000 đồng/cổ phiếu, tức là không hề hấp dẫn hơn so với giá mua trong chứng quyền và ở thương vụ này lãi suất của trái phiếu khá thấp. Nếu so sánh lãi suất trái phiếu chỉ ở 7% so với mức phổ biến năm 2010 khoảng 18%/năm, năm 20011 - 2012 khoảng 14%/năm và hiện tại lãi suất đang
ở mức 8%/năm thì người mua trái phiếu đã bị thiệt hại chi phí cơ hội lên đến vài trăm tỷ đồng/năm. Trong bối cảnh như vậy, FPT vẫn có thể huy động vốn thành công từ thương vụ phát hành trái phiếu kèm chứng quyền này, đây là điều khá khó hiểu.
− Sau khi thương vụ thành công, cả FPT và nhà đầu tư đều không thể ngờ rằng giá cổ phiếu FPT liên tục giảm sâu.
− Ngày 01/11/2011, Hội đồng Quản trị FPT thông qua phương án mua lại trái phiếu kèm chứng quyền do công ty này phát hành. Theo đó, số lượng mua lại không quá 1.000 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu kèm chứng quyền. Quyết định đột ngột này đã khiến một số nhà đầu tư đặt câu hỏi, tại sao khi FPT đang được hưởng mức lãi suất rất rẻ 7%/năm trên lượng trái phiếu đã bán (so với mức phổ biến 17 - 20%/năm trong thời gian qua), mà công ty lại đưa ra quyết định mua lại trái phiếu.
Cũng có thể rằng FPT đang có vốn nhàn rỗi, trong khi trái phiếu cũng đã đi qua hơn 2/3 thời hạn (tức là cũng sắp đến thời điểm công ty buộc phải thanh toán cho trái chủ). Do đó, việc mua lại trái phiếu ngay từ lúc này, khi đang có nguồn tài chính chủ động sẽ giúp công ty giảm áp lực về vốn khi trái phiếu đáo hạn. Theo báo cáo hợp nhất ngày 30/9/2011, FPT còn khá nhiều tiền và tương đương tiền khoảng 2.500 tỉ đồng. Ngoài ra, tại thời điểm đó, FPT đang trông chờ số tiền 708 tỉ đồng đặt cọc với EVNTelecom sẽ được hoàn trả vào quý IV năm 2012. Nếu FPT nhận số tiền đặt cọc nêu trên, sẽ nâng mức tiền mặt và tương đương tiền lên con số 3.200 tỉ đồng.
Mặt khác, FPT có thể giảm thêm 70 tỉ đồng chi phí lãi trái phiếu nếu họ mua lại 1.000 trái phiếu. Do đó, FPT có thể mua lại trái phiếu đó với một mức giá chiết khấu và loại bỏ được rủi ro pha loãng từ các chứng quyền trong tương lai. Cũng có khả năng, những trái chủ (cần tiền) đang muốn lấy lại tiền của họ sớm hơn.
Về phía thị trường chứng khoán, sau khi có thông tin FPT mua lại trái phiếu kèm chứng quyền, thị trường vẫn tiếp tục đánh giá tích cực đối với cổ phiếu FPT, thể hiện ở việc cổ phiếu FPT tăng 600 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 4/11), từ mức 49.300 đồng/cổ phiếu lên 49.900 đồng/cổ phiếu.
− Một điểm nổi trội có thể nhận thấy qua đợt phát hành trái phiếu kèm chứng quyền của FPT là sau khi phát hành thành công, trong suốt thời gian hiệu lực của chứng quyền, không có bất kỳ nhà đầu tư nào thực hiện chứng quyền, cũng như không có ghi nhận nào về việc chuyển nhượng chứng quyền giữa các nhà đầu tư. Điều này có thể tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư về chứng quyền. Chứng quyền được phát hành kèm để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ chịu thiệt khi đầu tư trái phiếu với lãi suất quá thấp so với lãi suất thị trường. Rõ ràng trong thương vụ đầu tư này, các nhà đầu tư đã thiệt hại quá nhiều: chi phí cơ hội do lãi trái phiếu thấp và kỳ vọng lợi nhuận thu được từ nắm giữ chứng quyền.