Công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu hoàng nam
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần thương mại và xuất
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thương mại và xuất
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 5
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần thương mại và xuất
Trang 21.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 8
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thương mại và xuất nhập
1.4.1 Khái quát về tình hình tài sản của công ty 10
1.4.2 Khái quát về tình hình nguồn vốn của công ty 12
1.4.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 13
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM 15
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần thương mại và xuất
15
Trang 32.1.1 Sơ đồ bộ phận kế toán 15
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên 15
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán công ty cổ phần thương mại và xuất
2.2.1 Một số chính sách kế toán chủ yếu 16
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán 17
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán 17
2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán 18
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán 19
2.3 Nội dung chủ yếu của một số phần hành kế toán cơ bản 20
20
Trang 42.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22
2.3.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 33
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM 38
3.1 Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán 38
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị 40
Trang 5Lời mở đầu
Trang 6Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế Để đứng vững và phát triển trong điều kiện: có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hoá để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
Hơn thế nữa nhu cầu tiêu dùng trên thị trường hiện nay đòi hỏi Doanh nghiệp phải tạo ra doanh thu có lợi nhuận.Muốn vậy thì Doanh nghiệp phải sản xuất cái thị trường cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có và tự đặt ra cho mình những câu hỏi"Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu?
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận: Đạt lợi nhuận cao và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý , trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản, hàng hoá nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh.
Trang 7PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
Đến năm 2003, khi đó ngành in của Việt Nam đã được mở rộng, chủ cơ sở cùng 2 thành viên khác đứng lên thành lập công ty cổ phần và hoạt động phát triển đến ngày nay.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam.
- Trụ sở: Số 55 ngõ 181 phố Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội.- VPGD: Số 19/74 ngõ Thịnh Hào I – Đống Đa – Hà Nội.
- Điện thoại: 04.37320015 – 04.37322715.- Fax: 04.37323313.
- GPKD: số 0103002747 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19/08/2003.
- Email: hoangnamjsc@hn.vnn.vn
Trang 81.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam:
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Phục vụ, cung cấp, chuyển giao công nghệ máy móc, thiết bị trước in, trong in và hoàn thiện sản phẩm sau in.
Cung cấp các dịch vụ sửa chữa, vận chuyển máy móc thiết bị.
1.2.2 Thị trường của công ty:
1.2.2.1 Đối tượng kinh doanh:
- Các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực in, ấn, phát hành sách, báo, tạp chí, biểu mẫu, sản xuất giấy, sản xuất bao bì catton, đóng gói Các đối tượng này công ty bán, sửa chữa, vận chuyển máy in, máy đóng sách, máy ép sách, máy cắt và gấp giấy các loại có giá trị lớn.
Ví dụ: Công ty CP giấy Bãi Bằng, Công ty VPP Hồng Hà, xí nghiệp in và phát hành biểu mẫu Nghệ An
- Các cửa hàng photo, kinh doanh văn phòng phẩm các đối tượng này công ty bán máy dao cắt giấy loại nhỏ nhập trong nước hoặc do công ty tự sản xuất.
- Các đối tượng khác.
1.2.2.2 Thị trường kinh doanh:
Thị trường kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam cả trong và ngoài nước.
Trong nước: cả ba miền Bắc, Trung, Nam Chủ yếu là khách hàng ở miền Bắc và miền Trung như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên
Trang 9 Nước ngoài: đối với các hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, công ty thường xuyên có những đối tác nước ngoài Ví dụ: nhập khẩu từ Trung Quốc, Đức ; xuất khẩu sang Lào, Campuchia
1.2.3 Lĩnh vực ngành nghề:
- Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành in.
- Sửa chữa gia công cơ khí, lắp đặt và chuyển giao công nghệ máy móc phục vụ ngành in.
- Cẩu và vận chuyển hàng hóa, máy móc thiết bị.
- Sản xuất máy dao cắt giấy, máy cuộn lô, máy tráng màng, máy móc thiết bị khác… phục vụ ngành in.
- Ký kết hợp đồng kinh tế trong nước và nước ngoài thực hiện mua bán máy móc phục vụ ngành in, chuyên xuất nhập khẩu máy cắt và thiết bị ngành giấy.
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ các chính sách của pháp luật Việt nam và các quy định có liên quan của pháp luật quốc tế.
Công ty có nhiệm vụ tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và bảo toàn khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh…
1.2.4 Quy trình công nghệ:
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam thực hiện rất nhiều quy trình công nghệ trong sản xuất như: quy trình sản xuất máy dao cắt giấy, máy cắt cuộn lô, quy trình sản xuất bao bì cát tông
Ví dụ: Quy trình sản xuất máy dao cắt giấy 0,6m:
- Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng ( qua đơn đặt hàng ), phòng kinh doanh tập hợp, lên kế hoạch sản xuất chuyển xuống tổ sản xuất để trực tiếp sản xuất máy dao.
Trang 10- Tổ trưởng tổ sản xuất căn cứ vào kế hoạch đã được đặt ra để tính toán số lượng vật liệu cần dùng, máy móc thiết bị ( máy cắt, máy hàn, máy mài ), chuẩn bị nhân công, nhà xưởng
- Quy trình sản xuất gồm 3 bước sau: Bước 1: Sản xuất thân máy
Bước 2: Sản xuất, lắp ráp phụ kiện máy Bước 3: Hoàn thiện máy: lắp lưỡi dao, sơn - Máy hoàn thiện nhập kho, xuất cho khách hàng.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam:
1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty CPTM & XNK Hoàng Nam
Trang 111.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Ban Giám đốc: Giám đốc là người đại diện pháp lý của công ty, là người điều hành hoạt động chung và có quyền ra quyết định trong công ty Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, nhà nước và cán bộ nhân viên công ty về kết quả kinh doanh của công ty Giám đốc chỉ đạo thông qua phó giám đốc, trưởng phòng, tổ trưởng tổ sản xuất.
• Nhiệm vụ của giám đốc:
- Ban hành các quy chế nội bộ của công ty - Đưa ra các quyết định kinh doanh.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và đầu tư của công ty - Đưa ra và thực hiện các phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty.
• Nắm bắt tình hình sản xuất , kinh doanh, nhu cầu thị trường, đời sống CBCNV để đề xuất với Ban Giám đốc đưa ra kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể về từng lĩnh vực, lựa chọn nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề, phẩm chất đạo đức cho công ty.
Phòng kinh doanh, vật tư:
• Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, Phó Giám đốc, phòng kinh doanh đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thị thị trường, đặt ra kế hoạch ngắn hạn, trung hạn trong chiến lược kinh doanh, sản xuất của
Trang 12công ty Ký kết, xúc tiến các hợp đồng đầu ra, hợp đồng đầu vào cho sản phẩm.
• Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về mài dao, sửa chữa, vận chuyển thông qua điện thoại, trực tiếp Giao kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận thực thi công việc.
• Nghiên cứu đáp ứng nhu cầu về vật liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Phòng kế toán:
• Giúp giám đốc kiểm tra quản lý chỉ đạo điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ của công ty và các đơn vị cơ sở Quản lý tình hình hiệu quả kinh tế trong kinh doanh cân đối giữa vấn đề vốn và nguồn vốn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của công ty trong sản xuất kinh doanh và chủ động trong các vấn đề tài chính
• Lập, thu thập, kiểm tra đối chiếu tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản liên quan Ghi sổ kế toán, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.• Kiểm tra xử lý công nợ phải thu, công nợ phải trả, các nghiệp vụ
ngân hàng.
• Cuối kỳ lập các báo cáo nộp lên Ban Giám đốc.
Tổ mài dao: Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và các phòng ban, tổ
trưởng phân công các công việc như:
• Nhận dao xén giấy của các đơn vị khác về mài : Trực tiếp đến lấy dao hoặc khách hàng mang tới.
• Bộ phận trực tiếp mài dao theo kế hoạch của tổ trưởng.
• Kiểm tra chất lượng dao đã mài và trả dao cho khách: Khách đến lấy hoặc mang trả tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.
Trang 13 Tổ sản xuất: Dựa trên kế hoạch được chỉ đạo từ cấp trên, từ các đơn đặt
hàng cụ thể, tổ trưởng chỉ đạo sản xuất các loại máy dao cắt giấy bằng tay khổ giấy các loại, máy cắt cuộn lô.
Tổ sửa chữa: Dựa trên kế hoạch được chỉ đạo từ cấp trên, từ các đơn đặt
hàng cụ thể, tổ trưởng chỉ đạo thay thế sửa chữa các thiết bị máy móc theo yêu cầu của khách hàng.
Tổ vận chuyển: Tổ trưởng chỉ đạo việc vận chuyển các loại máy móc
thiết bị do công ty bán ra đến xưởng của bên mua, vận chuyển dao, máy móc thiết bị theo yêu cầu của khách hàng.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam trong những năm gần đây:
1.4.1 Khái quát về tình hình tài sản của công ty:
1.Tiền mặt tại quỹ 95,083,645 1.72 59,070,163 0.59(36,013,482)(37.88)
2.Tiền gửi ngân hàng
744,393,92
7 7.39 555,805,691 294.72
5.Hàng tồn kho
2,230,642,53 40.43 1,956,914,272 19.42 (273,728,261) (12.27)
Trang 143
6.Tài sản ngắn hạn khác
62,704
,787 1.13 31,462,876 0.31 (31,241,911) (49.82)
B Tài sản dài hạn
1,501,355
,132 27.21 1,315,647,857 13.05 (185,707,275)(12.37)
1.Tài sản cố định 1,501,355,132 27.21 1,315,647,857 13.05 (185,707,275)(12.37)
Tổng cộngtài sản
5,516,892
,946 100 10,078,226,121 100 4,561,333,175 82.68
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình tài sản của công ty qua 2 năm đã có sự biến đổi rõ rệt về cơ cấu tài sản và giá trị tiền tệ Tổng tài sản năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 4.561.333.175 đồng tương đương 82,68% Có được sự tăng trưởng đó là do đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 4.536.146.522 đồng tương ứng 31,66% và các khoản phải thu ngắn hạn tăng 555.805.691 đồng tương ứng 294.72% Dường như trong năm 2008 công ty đã cơ cấu lại danh mục tài sản bằng cách tăng đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn đồng thời giảm các loại tài sản lưu động khác và tài sản cố định Điều đó làm tăng khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp (từ 1,19 năm 2007 lên 1,71 năm 2008) và làm tăng khả năng thanh toán nhanh (từ 0,53 năm 2007 lên 1,33 năm 2008) nhưng lại làm giảm vòng quay khoản phải thu (từ 16,7 năm 2007 xuống 3,16 năm 2008) Như vậy việc doanh nghiệp tăng các khoản phải thu ngắn hạn quá nhiều sẽ gây ra ứ đọng vốn trong doanh nghiệp
Nếu phân tích dọc, ta thấy tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn so với tổng tài sản cũng thay đổi khá nhiều Đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2008 chiếm tỷ trọng lớn nhất là 59,22% còn năm 2007 hàng tồn kho lớn nhất là 40,43% chứng tỏ tính thanh khoản của hàng tồn kho tốt hơn năm trước.
Trang 151.4.2 Khái quát về tình hình nguồn vốn của công ty:
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Số tiền Năm 2007 TTNăm 2008So sánh(%)Số tiền(%)TTSố tiền(%)TLA Nợ phải trả 3,871,396,800 70.17 5,123,010,460 50.831,251,613,66032.33
5,516,892
,946 100 10,078,226,121 100 4,561,333,175 82.68
Dựa vào bảng trên ta thấy nợ phải trả tăng 1.251.613.660 đồng tương đương với 32,33% là do công ty tăng nợ ngắn hạn lên 51,63% và giảm toàn bộ nợ dài hạn.Điều này chứng tỏ công ty không muốn bị gánh nặng nợ trong dài hạn Vay ngắn hạn tăng 61,02% và qua 2 năm tỷ trọng của vay ngắn hạn
Trang 16luôn là lớn nhất chứng tỏ công ty tập trung đầu tư trong ngắn hạn Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu tăng 201,14% là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 3.300.000.000 đồng tương ứng tăng 206,25% và lợi nhuận sau thuế tăng 9.719.515 đồng tương ứng 21,36% chứng tỏ công ty làm ăn vẫn có lãi mặc dù hơi mạo hiểm khi đầu tư quá nhiều trong ngắn hạn.
1.4.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,355,826,151 3,150,025,363 (794,199,212)(25.21)
4 Giá vốn hàng bán 2,051,256,308 2,558,010,073 (506,753,765)(19.81)
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 304,569,843 592,015,290 (287,445,447) (48.55)6 Doanh thu hoạt động tài chính 784,867,364 162,495,384 622,371,980 383.01
7 Chi phí tài chính 795,833,402 409,890,408 385,942,994 94.16
- Trong đó: Chi phí lãi
vay 795,833,402 409,435,314 386,398,088 94.37
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 280,104,478 314,569,220 (34,464,742)(10.96)
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13,499,327 30,051,046 (16,551,719)(55.08)
-13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 13,499,327 26,773,636 (13,274,309)(49.58)
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 3,779,812 7,496,618 (3,716,807)(49.58)
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 9,719,515 19,277,018 (9,557,502)(49.58)
Trang 17Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm liên tiếp, có thể nói rằng năm 2008 công ty đầu tư tài chính khá nhiều, tăng doanh thu hoạt động tài chính 383,01% so với năm 2008 nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận từ hoạt động tài chính vì chi phí tài chính cũng rất cao, điều này đã làm cho doanh nghiệp tuy làm ăn vẫn có lãi nhưng lãi năm 2008 giảm so với lãi năm 2007 là 49,58% Hệ số sinh lợi doanh thu năm 2008 là 0,004 ít hơn năm 2007 là 0,006 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 đã giảm so với năm 2007 là 794.199.212 đồng tương ứng 25,21% Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp không có chứng tỏ doanh nghiệp không có hàng bị lỗi và không bán hàng với số lượng lớn.
Trang 18PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam:
2.1.1 Sơ đồ bộ phận kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo mô hình tập trung:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty CPTM & XNK Hoàng Nam
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên:
Mỗi nhân viên kế toán có nhiệm vụ phụ trách những khâu khác nhau: Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn công tác kế toán
thông tin kinh tế trong toàn bộ công ty.
Kế toán ngân hàng và công nợ: ghi chép và theo dõi tình hình tiêu thụ và các khoản phải thu khách hàng, đồng thời theo dõi tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG, CÔNG NỢ
(THỦ QUỸ)
KẾ TOÁN TÀI SẢN, VẬT TƯ,
HÀNG HOÁ
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ
THÀNH
Trang 19 Kế toán tài sản và vật tư hàng hóa: ghi chép sự biến động của tài sản, tính khấu hao tài sản, ghi chép nghiệp vụ nhập, xuất ,tồn vật tư hàng hóa.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Tập hợp chi phí phân bổ chi phí để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành Tính tiền lương công nhân viên, trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam:
2.2.1 Một số chính sách kế toán chủ yếu:
• Hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
• Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N.
• Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
• Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: Tính theo giá đích danh:- Đối với hàng hoá tự sản xuất = Giá thành sản phẩm nhập kho.- Đối với hàng hoá mua vào trong nước = Giá mua theo hoá đơn
(giá chưa VAT) + CP thu mua + CP gia công, sửa chữa (nếu có)
- Đối với hàng hoá nhập khẩu = (Giá mua ngoại tệ x Tỷ giá nhập) + thuế NK, CP bảo hiểm (nếu có) + CP nhập hàng + CP gia công, sữa chữa (nếu có).
• Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tuyến tính (đường thẳng).
• Tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
Trang 20- Nhóm chứng từ lao động tiền lương: bảng chấm công
- Nhóm chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, tờ khai hải quan
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán:
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam sử dụng các nhóm tài khoản kế toán cơ bản sau:
- Nhóm tài khoản tiền: 111,112
- Nhóm tài khoản phải thu: 131,133,138
- Nhóm tài khoản hàng tồn kho: 152,153,154,155,156- Nhóm tài khoản phải trả: 331,333,334,338
- Nhóm tài khoản vay: 311,341
- Nhóm tài khoản nguồn vốn: 411,413,431- Nhóm tài khoản doanh thu: 511,515,521,711- Nhóm tài khoản chi phí: 632,635,642,811- Nhóm tài khoản xác định kết quả: 911,421
Trang 212.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán:
2.2.4.1 Sơ đồ sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 22chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan.
• Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3,5,10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ vào khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
• (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
• Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
• Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký đặc biệt và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán:
Cuối năm, các nhân viên kế toán cung cấp số liệu của từng Sổ Cái, kế toán trưởng lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và các bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết), kế toán trưởng lập báo cáo tài chính nộp lên cho Ban Giám đốc Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối
Trang 23kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.3 Nội dung chủ yếu của một số phần hành kế toán cơ bản:2.3.1 Kế toán bán hàng:
Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy nó có ý nghĩa quan trong đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ hàng hóa sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông thu hồi vốn nhanh Ngược lại, nếu không tiêu thụ được hàng hóa sẽ bị ứ đóng vốn, vốn kinh doanh bỏ ra không đủ bù đắp chi phí Như vậy, không những làm cho doanh nghiệp đứng trên bờ vực của sự phá sản mà còn gây nguy hại đến nền kinh tế quốc dân.
2.3.1.2 Phương pháp kế toán:
• Tổ chức hạch toán ban đầu :
Kế toán căn cứ vào hoá đơn chứng từ sau: - Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng
Ngoài ra còn có các chừng từ thanh toán như: phiếu thu, phiếu chi, séc thanh toán, giấy uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng và các chứng từ liên quan khác
• Tài khoản sử dụng: