1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự thay đổi độ ẩm và thoái hóa tinh bột

11 651 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM  Tiểu luận: Hiệu Suất Sản Xuất Đường Trong Nước & Thế Giới GVHD: HỒ XUÂN HƯƠNG SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN MSHP: 210504401 MSSV: 09075141 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 02 năm 2012 1 Mục lục trang 2 A. MỞ ĐẦU: I. Lý lo chọn đề tài: Trong cuộc sống, con người luôn luôn mong muốn được tự thõa mãn đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Cuộc sống càng hiện đại thì những nhu cầu ấy càng đa dạng, phong phú đòi hỏi chất lượng cao hơn. Một trong những điều đó thì ăn uống là một nhu cầu đứng hàng đầu. Chúng ta rất dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn với những mùi vị khác nhau, gây cho ta cảm giác thích thú khi sử dụng chúng. Như vậy, để có những hương vị đậm đà, thơm ngon như vậy,…họ đã làm điều đó như thế nào? Có phải đã có sự có mặt của một số loại gia vị góp phần tạo nên các hương vị đặc trưng đó? Vâng! Những loại gia vị ấy được sử dụng vô cùng rộng rãi, có mặt trong tất cả các hộ gia đình…. Chúng có rất nhiều loại với từng vị đặc trưng khác nhau: muối, đường, bột nêm… hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại gia vị, đó là đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ hàng tiêu dùng như bánh kẹo. Nó góp phần tạo nên vị ngon ngọt cho sản phẩm, tạo hứng thú cho người tiêu dùng. Vậy với đặc tính như vậy, việc sản xuất đường ở nước ta nói riêng trên thế giới nói chung diễn ra như thế nào, hiệu suất sản xuất ra sao?! Mời các bạn đến với đề tài: “Hiệu suất sản xuất đường ở Việt nam thế giới” II. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu hiệu suất sản xuất đường ở Việt Nam nói riêng cả thế giới nói chung. III. Phương pháp nghiên cứu: Dựng vào mục đích yêu cầu của đề tài cùng với sự hiểu biết các thông tin phổ biến trên internet… Tiến hành xây dựng đề cương bài nghiên cứu Hoàn chỉnh bài nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG I. Giới thiệu chung về đường Đường, một trong những loại gia vị phổ biến lúc nào cũng hiện diện trong bếp, có chức năng điều vị cho bữa ăn hằng ngày, góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời đóng vai trò rất quan trọng trong các ngành sản xuất khác, đặc biệt là lĩnh vực bánh kẹo. Nó cung cấp độ ẩm, mềm, xốp cho bánh, giúp bánh trữ được lâu hơn sau khi ra lò, tạo lớp vỏ nâu ngon lành cho bánh mỳ, tạo nên mùi thơm đặc trưng độ giòn tan cho những chiếc bánh quy xinh xắn… tất nhiên, thêm nhiều vị ngọt cho cuộc sống. Vì những đặc tính quan trọng đấy, chúng ta không thể đơn giản thêm, bớt, thay thế đường bằng những gia vị khác một cách tùy tiện, dù chúng cũng có cùng độ ngọt như nhau. Đường có ý nghĩa quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể con người. Đường là hợp phần chính không thể thiếu được trong thức ăn cho người. Đường còn là nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp (CN) hiện nay như CN bánh kẹo, đồ hộp, đồ uống, CN lên men, sữa, CN dược phẩm, hóa học v.v . Chính vì vậy mà công nghiệp đường trên thế giới của nước ta đã không ngừng phát triển. Việc cơ khí hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất, những thiết bị tự động, các phương pháp mới, vấn đê tự động hóa tin học hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy đường. 1. Nguồn gốc lịch sử phát triển Ấn Độ là nước đầu tiên trên thế giớ biết sản xuất đường từ mía. Mật đường được chế biến thành tinh thể vào khoảng năm 398 do người Ấn Độ người Trung Quốc. Sau đó kĩ thuật sản xuất đường phát triển sang Ba Tư, Ý, Bồ Đào Nha. Sau đó việc tinh luyện đường được đưa thành một nền công nghệ mới. Lúc đầu thì nó còn rất thô sơ, mía được ép bằng hai trục gỗ đứng, lấy sức kéo từ trâu bò, nó được lắng trong bằng vôi, cô đặc ở chảo kết tinh tự nhiên. 4 Hiện nay thì đường đã được sản xuất ở 121 nước trên thế giới. Sản lượng khoảng 160 triêu tấn/năm (70% từ mía 30% từ củ cải đường), sản lượng này tăng khoảng 2 triệu tấn/năm. Các nước EU, Brazil, India, Cuba chiếm 40% tổng giá trị, tiêu thụ đường bình quân 22kg/người/năm. 2. Thành phần Mía (thuộc họ hòa thảo-Graminae, giống saccharum) là loại nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất đường trên thế giới là nguồn nguyên liệu duy nhất để sản xuất đường saccaroza ở nước ta. Mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, từ một loài cây hoang dại nay đã trở thành một loài cây quan trọng của ngành công nghiệp đường. 3. Phân loại Phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam thì đường có 3 loại chính:  Đường thô (raw sugar): tạp chất hàm lượng mật cao, ẩm, chất lượng tương đối thấp  Đường cát trắng (refined standar quarlity sugar – RS): chất lượng trung bình  Đường tinh luyện refined extra quality sugar – RE): chất lượng cao II. Tình hình sản xuất đường trong nước thế giới 1. Sản xuất đường (qui mô nhỏ qui mô trung bình) Đường chúng ta sử dụng hàng ngày được chế biến từ mía hay củ cải đường. Cây mía thường trồng ở khu vực nhiệt đới, chủ yếu là các nước đang phát triển, củ cải đường trồng ở vùng khí hậu ôn đới, phần lớn là các nước phát triển. Sản xuất đường chiếm một vị trí khá quan trọng đối với ngành công nghiệp thực phẩm trên thế giới, với tổng sản lượng hàng năm khoảng 95 triệu tấn. Nếu tính đến trước năm 1915 thì đa số đường được sản xuất ra từ củ cải đường, sau năm 1915, đường sản xuất từ mía chiếm 60%. Mỗi tấn mía tạo ra được khoảng 100 kg đường tinh luyện. Thu hoạch mía trung bình khoảng 60 tấn/ha. Tuy nhiên, 5 ở các nước khá phát triển, do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp, lượng mía thu được lên đến 80 tấn/ha. Đường được sản xuất từ những nhà máy lớn, theo dây chuyền, chế biến khoảng 0,5 - 2 triệu bao 60 kg/năm hay ít nhất 30.000 tấn đường tinh luyện/năm (60 kg x 500.000 bao),… Để sản xuất được sản lượng này, phải thu hoạch trên 3.750 ha mía/năm. Sản xuất đường là một qui trình tự đáp ứng những yêu cầu về năng lượng cho quá trình sản xuất. Đầu tiên nước mía được tách ra khỏi cây mía bằng các qui trình nghiền rửa, cây mía thì trở thành bã-chứa cellulose có thể sử dụng để đốt sinh nhiệt, lượng nhiệt này được dùng để sinh hơi với áp suất cao trong nồi hơi. Hơi nước sinh ra được sử dụng cho các nồi hơi nén đặc biệt sử dụng trong các quá trình nén, gia nhiệt, bay hơi sấy cũng như để sinh điện. Đường chưa kết tinh được tách ra từ đường trong các giỏ của thiết bị ly tâm được sử dụng để sản xuất cồn sau khi lên men chưng cất. Mỗi giỏ 60 kg đường tinh luyện cho 25 - 30 kg mật rỉ, sau khi lên men chưng cất cho 1 lít cồn có nồng độ 95 - 96 %. Sử dụng mật rỉ để sản xuất cồn như đã trình bày rất thông dụng tại Braxin. Mật rỉ có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác, ví dụ như men thức ăn gia súc, men làm bánh mì hay dùng trực tiếp làm thức ăn gia súc hoặc sử dụng như một nguồn cacbon hydrate dùng cho nhiều sản phẩm lên men khác. Chất bã thu được ngoài việc ử dụng làm chất đốt, còn có thể sử dụng làm các sản phẩm khác như bảng, bột giấy giấy, nuôi gia súc sản xuất gas 2. Qui trình sản xuất a. Ép : mía được cắt thành từng miếng nhỏ ngay khi mang đi ép để thuận tiện cho việc thu nước mía. Thông thường có 3 hay nhiều bộ nghiền 3 trục được sử dụng để ép nước mía ra khỏi cây mía. Các chất bã còn lại được sử dụng làm nhiên liệu cho lò hơi. b. Tinh chế nước mía :  Mục đích: loại bỏ tối đa các chất bã có trong nước mía  Tiến hành lọc: đưa SO 2 vào -> đưa vôi vào -> gia nhiệt. Độ pH đạt được là 8 - 8,5. Nước mía ép đã xử lý hóa chất sẽ để lại một chất kết tủa trong bình, chất kết tủa này sẽ được lọc qua bộ lọc chân không. Nước mía sạch thu từ bình nước mía thu từ bộ lọc chân không được trộn chung với nhau. c. Chưng cất: nước mía được cô đặc trong thiết bị chưng cất chân không nhiều tầng để đạt được lượng đường saccarozo là 55 - 65%. Hơi nước sử dụng được cung cấp từ lò hơi sử dụng bã miá làm chất đốt. 6 d. Kết tinh đường: nước ép cô đặc hay xi rô được đem cho tiếp tục chưng cất đến khi bão hòa thành đường. Quá trình này được thực hiện trong một nồi chân không. Khi nước mật trở nên bão hòa sẽ hình thành các tinh thể đường. Khi nước bay hơi, mật đường được đưa thêm vào nồi để đường tiếp tục kết tinh. Phần mật tinh thể đường cuối cùng được gọi là massecuite. e. Phân tách: massecuite được phân tách trong thiết bị quay li tâm kiểu giỏ. Các tinh thể đường tiếp tục ở lại trong giỏ, trong khi chấ lỏng (mật rỉ) đước loại qua các lỗ hổng trên giỏ bằng lực li tâm. Đường này gọi là đường thô, được tiếp tục xử lý để trở thành đường tinh luyện Mật đường chứa đường saccarozo có thể kết tinh được tiếp tục trộn với mật rỉ đưa trở về nồi chân không. Hỗn hợp massecuit mới này được phân tách mật được đưa trở vể nồi chân không một lần nữa để xử lý. Sau khi việc xử lý tách đường thực hiện 3 lần, đường chất lượng cao loại "A" "B" được đem đi đóng gói sau khi sấy khô loại "C" (hàm lượng đường thấp) được đem trở về nối chân không như một nguyên lệu để sản xuất đường "A" "B". Mật rỉ với độ đường saccarozo thấp, vệc tách đường saccarozo không kinh tế, được sử dụng như đường thô dùng để lên men rượu cho sản xuất cồn f. Chưng cất: cồn được sản xuất với men từ trong máy chưng cất cho nồng độ cồn 95 - 96 % 12 - 13 lít vinasse mỗi lít cồn sản xuất được. Vinasse rất giàu các chất hữu cơ do nó có độ BOD (biochemical oxygien demand-nhu cầu ô xy sinh hoá) cao nên nó không được thải ra sông. Vinasse có thể được sử dụng để làm phân bón cung cấp Nitơ, Kali, Phốt pho cho đất 3. Xử lí dung dịch đường bằng H 2 O 2 Các số liệu thu được trong phòng thí nghiệm cho thấy dùng H 2 O 2 có kết quả tốt hơn so với phương pháp sulfit hóa về mặt khử màu, khử polyphenol, axit amin tinh bột cho dung dịch mía đường ảnh hưởng đối với các tính chất khác như: độ tinh khiết, hàm lượng tro khi xử lý bằng H 2 O 2 cũng đang được thử nghiệm. Nước mía ép là dung dịch chứa nhiều thành phần gồm đường saccarozo, đường khử, các axit hữu cơ các chất màu. Trong quá trình chế biến, các sản phẩm như melanoidin, melanin caramen được hình thành làm dung dịch mía ép biến màu. Khử các chất màu trong nước mía ép là vấn đề khó mà ngành sản xuất đường phải giải quyết. 7 Tại Ấn Độ, người ta thường sử dụng SO 2 để làm trong tẩy nước mía ép để sản xuất đường trắng. Mặt hạn chế của quá trình sulfit hóa là đưa thêm thành phần SO 2 vào đường. Vì H 2 O 2 có một vài ưu điểm hơn SO 2 như chi phí thấp, sẵn có, không độc hại là chất tẩy sạch nên nó đã được người ta thử dùng làm chất tẩy màu cho nước mía mới ép. H 2 O 2 không những khử được màu của nước mía ép mà còn tiếp tục khử các chất còn lại có khả năng tạo màu trong suốt quá trình sản xuất. Các thực nghiệm đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm một nhà máy đường địa phương ở ấn Độ. Người ta đã lấy 5kg nước mía cô đặc từ quy trình sản xuất thông thường đem xử lý ở nhiệt độ 50 o C với H 2 O 2 50% nồng độ H 2 O 2 trong nước mía cô đặc là 10-50 phần triệu (ppm). Những hạn chế trong quá trình sử dụng SO 2 làm trong nươc mía ép tẩy màu nước mía cô đặc cũng được khắc phục khi người ta bổ sung thêm . H 2 O 2 đã được sử dụng thử nghiệm trong quá trình tẩy màu nước mía ép, nước mía cô đặc, đường tinh luyện nóng chảy rượu màu. H 2 O 2 oxy hóa các chất màu thành loại không còn khả năng tạo ra màu chúng sẽ dễ bị loại bỏ nhờ các chất hấp phụ. Trong các thử nghiệm ở nước đường mía cô đặc được sulfit hóa, xử lý thêm bằng H 2 O với liều lượng 20-50 ppm người ta thấy màu của nước đường mía cô đặc còn giảm tiếp 3 -5% nữa. Xử lý nước đường mía cô đặc bằng H 2 O 2 không chỉ làm chất màu bị khử, mà còn làm cho chất lượng nói chung của đường tốt hơn vì đã giảm được cả các polyphenol, axit amin tinh bột; Hàm lượng polyphenol có thể giảm 8-9%. H 2 O 2 có thể phân hủy axit amin thành amoniac hợp chất cacbonyl; đạt tỷ lệ khử 4%. Tinh bột là thành phần có vai trò chính làm tăng độ nhớt làm chậm quá trình kết tinh đường. Tỷ lệ khử tinh bột đạt 20% khi xử lý bằng H 2 O 2 , H 2 O 2 là chất thân môi trường, không độc, có tác dụng tẩy, đáng được ngành mía đường quan tâm. 4. Những đặc trưng trong công nghệ sản xuất đường mía ở Việt Nam . Công nghệ sản xuất đường thông thường trải qua 3 công đoạn chính:  Ép  Làm sạch nước mía  Kết tinh. Ngành đường ngày càng phát triển hoàn thiện hơn nhờ việc áp dụng các ngành công nghệ mới vào các qui trình sản xuất. - Ép mía là phương pháp tách nước mía được sử dụng phổ biến ở nước ta chủ yếu do chi phí đầu tư thiết bị thấp, vận hành đơn giản linh hoạt khi phải chạy dưới tải. Nước sau ép chứa 13 - 15% chất tan trong đó 8 có 12 - 12,5 % là đường saccarozo. Hiện ở Việt Nam chỉ có 2/45 nhà máy dùng phương pháp khuyếch tán là Nhà máy đường Cam Ranh Bourbon Tây Ninh. - Trên 50% nhà máy đường dùng phương pháp Sunfit để tinh chế đường. Ngoài ra còn có phương pháp vôi hóa cacbonat hóa. - Công nghệ sunfit hóa trung tính được sử dụng mang lại hiệu suất thu hồi chất lượng sản phẩm cao hơn, giảm tổn thất đường. - Công nghệ lắng nổi có hiệu suất làm sạch tẩy màu cao, đặc biệt trong sản xuất đường trắng bằng phương pháp sunfit. - Cải tiến công nghệ sản xuất đường tinh luyện bằng cách kết hợp với sản xuất đường thô trong cùng một nhà máy đã giảm được 30-40% vốn đầu tư giảm 30% giá thành sản phẩm" “Hiện nay về công nghệ chế biến đường tinh luyện, các nhà máy đường (NMĐ) của Việt Nam đã đạt trình độ công nghệ tiên tiến”. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam để phản bác lại một số luồng dư luận cho rằng công nghệ chế biến thiết bị của ngành mía đường Việt Nam lạc hậu khiến cho giá thành sản xuất đường bị “đội” lên cao, rất khó cạnh tranh với khu vực thế giới cũng như gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng trong nước . Một số NMĐ như: Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh, Nghệ An Tate&Lyle, Khánh Hòa, Lam Sơn, Việt Đài… đều đã áp dụng công nghệ mà hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đang sử dụng, chất lượng đường đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới (FAO) Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO). Còn đối với công nghệ sản xuất đường trắng, hiện Việt Nam cũng đã đạt trình độ trung bình khá. “Mặc dù vậy, chất lượng đường trắng của một số NMĐ còn tốt hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định, đặc biệt là về độ màu do phải đáp ứng nhu cầu thị trường cạnh tranh trong tiêu thụ”, ông Long nhận định. Theo ước tính, hiện nay tại khu vực Tây Nam bộ, năng suất mía có thể đạt 70-80 tấn/ha nhưng thành phần đường lại thấp, trữ đường CCS dưới 10%, dẫn đến tiêu thụ mía/đường là trên 11,5. Đặc điểm này là do miền Tây Nam bộ đất thấp, đầu vụ một số vùng bị ngập nước do phải thu hoạch sớm mía non. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể chuẩn nguyên liệu đầu vào cho toàn ngành mía đường thì hiệu quả sản xuất của các NMĐ Việt Nam không thua gì so với các nước trong khu vực. Cụ thể như NMĐ Lam Sơn đạt 8,31 mía/đường, NMĐ Sơn La đạt 9,13 mía/đường, NMĐ Nông Cống đạt 9,28 mía/đường. Về thiết bị, ngoài một số NMĐ tiên tiến như đã nêu trên thì trước đây phần lớn các nhà máy sản xuất đường trắng đều nhập khẩu dây chuyền thiết bị từ Trung Quốc (thuộc chương trình phát triển mía đường đến năm 2000) nên công nghệ có thể lạc hậu mức độ tự động hóa không cao. Tuy vậy hơn 10 năm qua, do nhu cầu phát triển tự thân, hầu hết các NMĐ đã chủ động mạnh dạn nâng công suất từ 1.000 tấn mía/ngày lên 1.500 tấn mía/ngày, 2.000 tấn mía/ngày, thậm chí 4.000- 4.500 tấn mía/ngày, đồng thời đã bổ sung phần lớn các thiết bị quan trọng hiện đại có tính năng công nghệ tiên tiến như: máy ép, máy khuếch tán, máy li tâm tự động, máy lọc bùn, lò hơi, tua bin… 9 Từ đó ta có thể thấy, trình độ tự động hóa của một số nhà máy đường đạt cao, đủ đáp ứng việc sản xuất mía đường hiệu quả. C. KẾT LUẬN Vậy hiệu suất sản xuất đường ở nước ta trên thế giới hiện nay tương đối cao, đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng trong nước thế giới. Góp phần nâng cao hơn hiệu suất sản xuất này, các ngành công nghệ mới cần được phát triển cùng với công nghệ sản xuất đường, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. 10

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w