Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương triều tây sơn

14 863 1
Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương triều tây sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

N.T. Văn, N.H. Nga Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của ., tr. 80-93 80 QUá TRìNH KHủNG HOảNG, SụP Đổ CủA VƯƠNG TRIềU TÂY SƠN Nguyễn Trọng Văn (a) , Nguyễn Hằng Nga (b) Tóm tắt. Bài viết trình bày khái quát quá trình khủng hoảng và sụp đổ của vơng triều Tây Sơn, lí giải nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vơng triều Tây Sơn. Thế kỉ XVIII, quốc gia Đại Việt vẫn đang chìm đắm trong sự phân tranh của các thế lực phong kiến: Đàng Ngoài, thế sự xoay vần trong cơ cấu chính quyền kép vua Lê - chúa Trịnh, triều vua, nghiệp chúa suy tàn; Đàng Trong, sau 3 thế kỉ dựng nghiệp, chính quyền chúa Nguyễn cũng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình trạng đó đòi hỏi một cuộc biến cách lớn để thống nhất bờ cõi Đại Việt, ổn định lại trật tự xã hội. Trong bối cảnh đó, anh em Tây Sơn dấy nghiệp. Từ một phong trào nông dân, Tây Sơn đã phát triển thành một phong trào dân tộc, hoàn thành đợc nhiều nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra: Thứ nhất, phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và triều vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Thứ hai, phong trào Tây Sơn đã xoá bỏ sự chia cắt đất nớc gần 3 thế kỉ, đặt nền tảng cho sự thống nhất Đại Việt. Thứ ba, từ một phong trào nông dân, phong trào Tây Sơn đã phát triển thành một phong trào dân tộc, đánh bại quân Xiêm, quân Thanh, giữ trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Thứ t, triều Quang Trung đã đạt đợc một số thành tựu về nội trị và gây dựng đợc uy thế lớn trong quan hệ bang giao, mở ra một tiền đồ xán lạn trong công cuộc thống nhất đất nớc, mở rộng cơng vực. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát . triển của phong trào Tây Sơn, nội bộ Tây Sơn cũng xuất hiện những dấu vết rạn nứt. Tây Sơn dần lâm vào khủng hoảng, suy yếu và sụp đổ. Vậy, quá trình khủng hoảng và sụp đổ của vơng triều Tây Sơn diễn ra nh thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của vơng triều Tây Sơn? 1. Sự khủng hoảng trong vơng triều Tây Sơn trớc năm 1792 1.1. Sự chia rẽ nội bộ nhà Tây Sơn trớc năm 1792 - Mâu thuẫn nảy sinh Sự nảy sinh mâu thuẫn trong nội bộ anh em Tây Sơn xuất hiện từ sau sự kiện Tây Sơn chiếm Phú Xuân (1786). Với sự kiện này Tây Sơn đã phát triển lên một bớc mới: làm chủ toàn bộ lãnh thổ cũ của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, Tây Sơn cũng xuất hiện những dấu vết rạn nứt: Đối với hoàng đế Thái Đức, làm chủ đợc đất của chúa Nguyễn, nghĩa là đã hoàn thành đợc sự nghiệp của phong trào Tây Sơn: Ước vọng của Nhạc là chiếm cả giang sơn Nam Hà, và chừng ấy là đủ rồi [11; 168]. Bởi vậy, Thái Đức muốn dừng lại ở biên giới sông Gianh. Bắc Hà quá lớn, Thái Đức sợ không kham nổi. Nếu nh chiếm Gia Định, lấy Phú Xuân, làm chủ Thuận Hoá là đích cuối cùng của Thái Đức thì đối với Nguyễn Huệ, đó mới chỉ là sự khởi đầu. Đến . Nhận bài ngày 22/6/2011. Sửa chữa xong 12/8/2011. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập 40, số 3b-2011 81 đây, Tây Sơn đã có sự phân hoá: một bên là Thái Đức muốn dừng lại, một bên là Nguyễn Huệ muốn tiến tới. Thực tế, đây cũng là cuộc đấu tranh giữa 2 xu hớng: một xu hớng muốn duy trì tình trạng phân liệt, một xu hớng muốn tiến tới sự thống nhất. Song, Nguyễn Huệ lúc này vừa là bề tôi, vừa mang phận là em, mệnh lệnh của Đế huynh là đánh Thuận Hóa, nếu nhân thế thắng mà vợt sông Gianh, nghĩa là: Kiểu mệnh. Dù vậy, nhng Nguyễn Huệ vẫn nuôi chí Bắc tiến. Vậy, yếu tố nào thúc đẩy Nguyễn Huệ tiến ra Bắc? Thứ nhất, Bắc Hà cuối đời Trịnh Sâm rơi vào tình trạng rối loạn: Kinh thành vua Lê, phủ chúa chỉ còn là: Một lâu đài bề ngoài tuy còn đồ sộ mà thực sự bên trong mối mọt đã rúc đục gần hết cột kèo [6; 138]. Bắc Hà đã suy yếu, lòng ngời chán ghét cảnh loạn li, chờ đợi sự thay đổi. Đây là cơ hội để Nguyễn Huệ thực hiện ý định của mình. Thứ hai, sau trận đại bại năm 1786, cơ hội để Nguyễn á nh trở lại Gia Định, tái tạo nghiệp cũ cha có hy vọng. Phía Nam đã tạm yên, cho nên Nguyễn Huệ có thể yên tâm Bắc tiến. Thứ ba, chiếm Phú Xuân là ớc vọng lớn nhất của vua Thái Đức, cho nên Thái Đức dồn hết binh tài tớng mạnh đi đánh Phú Xuân. Và lẽ đơng nhiên, tất cả đều dới quyền thống lĩnh của Nguyễn Huệ. Trong khi đó, từ sau năm 1672, Bắc Hà chỉ có phe phái dèm pha lẫn nhau nên binh lính cũng trễ nại, mất khí thế chiến đấu. Thứ t, quyết chí đánh Bắc Hà nhng Nguyễn Huệ còn băn khoăn vì cha có lệnh của vua anh. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Hữu Chỉnh với tài mu lợc của mình, đã vạch đờng cho Nguyễn Huệ. Ngài vâng mệnh ra lấy Thuận Hoá, đánh một trận mà xong, oai danh lừng lẫy khắp thiên hạ. Trong phép dụng binh có 3 điều cốt yếu: một là thời, hai là thế, ba là cơ, 3 điều ấy nếu có cả thì đánh đâu cũng thắng. Nay ở Bắc Hà: tớng lời, binh kiêu, triều đình không còn kỷ cơng gì cả, ta thừa kế mà ra đánh lấy, nh trong sách đã nói: Chiếm nớc yếu, đánh nớc ngu, lấy nớc loạn, lấn nớc suy vong. Cơ và thời ấy không nên bỏ lỡ [3; 106], vả lại, trong kinh Xuân Thu có nói: Thay đổi nhỏ mà công lao lớn, ấy là có công . huống hồ . tớng ở ngoài, mệnh vua có khi không cần phải theo [3; 108]. Mu lợc của Chỉnh làm Nguyễn Huệ quyết tâm Bắc tiến. Nguyễn Huệ là ngời Nam Hà, sợ kéo quân ra Bắc Hà không tránh khỏi dị nghị, Chỉnh đã vạch kế: Nớc tôi có vua lại có chúa, đó là một việc hết sức trái ngợc xa nay . nếu ngài lấy cớ diệt Trịnh phò Lê mà kéo quân ra, thiên hạ không ai là không hởng ứng [3; 107]. Nh vậy, với ngọn cờ phù Lê, diệt Trịnh, việc đem quân ra Bắc của Nguyễn Huệ chẳng những xoá đi đợc những dị nghị mà còn trở thành một nghĩa lớn. Tác giả Nguyễn Phơng nói rất đúng: Nguyễn Huệ chẳng khác gì một con ngựa khoẻ, hí một tiếng rung động một ngầm trời mà không ngang dọc đợc thêm là chỉ vì một sợi dây ràng buộc (phận vua - tôi, huynh - đệ). Nguyễn Hữu Chỉnh đã mở cho Huệ thấy vừa cánh đồng mông mênh ở Bắc Hà, vừa tính cách yếu ớt của sợi dây đang ràng buộc ông [6; 157]. Kết cục, ngày 26.6.1786, Nguyễn Huệ đại thắng. Song, khi sự nghiệp thống nhất bờ cõi sắp đợc thiết lập thì mầm rạn nứt trong anh em Tây Sơn cũng bùng phát: Trớc khi cất quân ra Bắc Hà, Nguyễn Huệ sợ mang tiếng là kiểu mệnh nên đã gửi th về Quy Nhơn xin: Đại cử Bắc phạt. Vua Thái Đức không bằng lòng, vội cho ngời ra Phú Xuân đình chỉ việc Bắc tiến, nhng ngời ra đến nơi thì việc đã rồi. Thái Đức vội thân chinh ra Thăng Long. Việc vua Thái Đức đem quân ra Thăng Long sẽ N.T. Văn, N.H. Nga Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của ., tr. 80-93 82 gây nhiều dị nghị với triều đình và dân chúng Bắc Hà, song vua vẫn quyết định thân chinh, bởi vì: Thứ nhất, đối với Thái Đức, việc Nguyễn Huệ tự tiện đem quân ra Bắc là tớng đã bất trung với vua, đệ đã bất đễ với huynh. Vì vậy, Thái Đức sợ rằng, nếu không hỏi tội bất trung và bất đễ thì sau này, sẽ khó mà kiềm chế Nguyễn Huệ. Thứ hai, qua các lần giao binh cho Nguyễn Huệ, Thái Đức đã nhận rõ tài cầm quân thao lợc của Nguyễn Huệ. Một ngời có tài điều binh khiển tớng mà có thế lực mạnh trong tay thì việc xoay chuyển thời thế có khó gì. Nay, thế lực của Nguyễn Huệ lớn thêm nhiều, đó là một nỗi lo của Thái Đức. Điều đó lí giải vì sao ra Thăng Long, khi chúa Trịnh đã bị lật đổ, kiêu binh đã bị đánh tan, vua Lê từ lâu rũ áo mà đích thân vua Thái Đức phải thân chinh. Thứ ba, Thái Đức từ khi lấy đợc Thuận Hoá, làm chủ đợc lãnh thổ của chúa Nguyễn đã lấy làm thoả chí, không muốn mở rộng thêm nữa. Vì vậy, Thái Đức sợ Nguyễn Huệ sẽ chiếm Bắc Hà, lập một triều đình riêng. Nếu điều này xảy ra thì Nguyễn Huệ có đợc uy danh của vua Lê, chẳng hoá ra Nam Hà của Thái Đức lại trở thành lệ thuộc? Nh vậy, Thái Đức kéo quân ra Thăng Long đa Nguyễn Huệ về Quy Nhơn để đặt Nguyễn Huệ trong sự kiểm soát của mình. Đến đây, nội bộ anh em Tây Sơn đã canh chừng lẫn nhau, nguyên nhân căn bản của sự rạn nứt ấy là mâu thuẫn giữa một bên là vua Thái Đức đã già, đã thoả mãn với thành quả đạt đợc, muốn đóng cửa cầu an và một bên là Nguyễn Huệ, đang đà trởng thành, nuôi chí lớn. Nghĩa là mâu thuẫn giữa một bên là xu thế muốn duy trì sự chia cắt phân lập và một bên là xu thế thống nhất sơn hà về một mối. Mặc dù rạn nứt đã xuất hiện nhng lúc này, hoàng đế Thái Đức còn mạnh, Nguyễn Huệ cha đủ lực, Bắc Hà còn dè chừng Tây Sơn cho nên cuối cùng, Thái Đức và Nguyễn Huệ lấy lễ vua - tôi, anh - em mà đối đãi nhau rồi cùng rút về Nam. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa anh em Tây Sơn cha giải quyết xong, việc vua Thái Đức kéo quân ra Bắc và kết cục vua tôi Tây Sơn kéo về Nam đã để lại nhiều hệ lụy: Thứ nhất, với Bắc Hà, Nguyễn Huệ đã diệt Trịnh nhng còn nghĩa phù Lê? Nguyễn Huệ đã mang lại cho vua Lê ngai vàng, nhng vua Lê hơn 200 năm nay chỉ rủ áo. Cái nếp cũ đó đã làm cho vua Lê quen với lối ỷ lại: Chúa lãnh cái lo, trẫm hởng cái vui [6; 187], cho nên mất chúa tức là cái lo về trẫm, trẫm còn vui gì [6; 187]. Vì vậy, việc Tây Sơn rút về Nam đã để lại một khoảng trống ở Bắc Hà, nhân đó, tàn d của họ Trịnh tập hợp lại. Tình trạng vua Lê - chúa Trịnh lại tái lập ở Thăng Long. Thứ hai, vua tôi Tây Sơn kéo về, nhng mâu thuẫn cha đợc giải quyết. Bởi vậy, càng đi vào Nam, bất hoà đó lại càng lộ rõ, dẫn đến những rạn nứt mới trong vơng triều Tây Sơn. Thứ ba, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà, ngọn cờ phù Lê - diệt Trịnh là danh nghĩa nhng xét về công trạng, lật đổ chúa Trịnh, đa vua Lê trở lại ngôi vị là công của Nguyễn Huệ. Phù Lê chỉ là danh nghĩa để chiêu dụ lòng ngời. Chính vì ngọn cờ phù Lê mà khi vua Lê ngỏ ý muốn cắt đất khao quân, vua Thái Đức đã trả lời: Nếu đất Bắc Hà của Trịnh thì một tấc chúng tôi cũng lấy mà của nhà Lê thì một tấc chúng tôi cũng không màng [8; 378]. Lời tuyên bố đó đẹp nghĩa phù Lê nhng lại không xứng với việc Nguyễn Huệ nhọc công đánh Trịnh. Cho nên, mặc dù khách khí từ chối vua Lê, nhng khi rút khỏi Nghệ An, Nguyễn Huệ đã cắt Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại coi sóc. Nh vậy, anh em Tây Sơn rút về Nam, bề ngoài thì đó là một nghĩa cử tốt đẹp sau khi đã hoàn thành sự trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập 40, số 3b-2011 83 nghiệp phù Lê, nhng bên trong việc Tây Sơn rút về Nam trong bối cảnh vua Lê cha đứng vững đợc ở Bắc Hà, mâu thuẫn nội bộ cha đợc giải quyết đã dẫn tới nhiều hệ lụy đối với Tây Sơn, với Bắc Hà và cả với đại cục. - Chiến tranh huynh đệ năm 1787 Nh trên đã nói, diệt Trịnh, phù Lê là danh nghĩa, xét về công trạng, vợt sông Gianh là quyết định của Nguyễn Huệ, bày mu lợc để thắng Trịnhcủa Nguyễn Huệ, thực hiện nghĩa tôn phù cũng là công lao khó nhọc của Nguyễn Huệ. Nhng Nguyễn Huệ ra Bắc lại với danh nghĩa là bề tôi của vua Thái Đức. Còn Thái Đức, là Hoàng đế, vả lại chính Hoàng đế cũng đã cất công ra tận Thăng Long. Công thì của bề tôi mà danh thì của vua. Sự phân định không rõ ràng ấy mà dẫn đến bất hoà trong nội bộ anh em: Trớc hết, sau khi diệt đợc chúa Trịnh, Tây Sơn thu giữ hết của cải trong phủ Chúa. Giáo sĩ Le Roy có nói: Ngời Nam Hà đã áp đoạt tất cả, nào vàng, nào bạc, nào đại bác, súng, đồ đạc, nào voi, ngựa, họ chỉ để lại có cái khung phủ mà thôi [6; 196]. Ngay cả vua Lê, mặc dù chịu ơn Tây Sơn nhng cũng thừa nhận: họ để cái nớc không lại cho ta [6; 198]. Của cải phủ Chúa đợc cất giữ mấy trăm năm nay, tất cả đều thuộc về Tây Sơn. Nhng vấn đề là Tây Sơn Thái Đức hay Tây Sơn Nguyễn Huệ? Vì nh đã nói, xét về thứ bậc thì Thái Đức là vua, còn Nguyễn Huệ chỉ là bề tôi, nhng xét về công sức thì công là của Nguyễn Huệ nhng danh lại là của Thái Đức. Kết cục, số của cải thu về Nguyễn Huệ giữ, còn Thái Đức lấy địa vị vua anh để đòi phân chia thì Nguyễn Huệ không chịu, chia rẽ vì thế mà phát sinh. Thứ hai, anh em Tây Sơn cùng rút về Nam là một hình ảnh hào hùng sau mỗi lần ca khúc khải hoàn. Song lần này, mặc dù anh em cùng rút khỏi Bắc Hà nhng mỗi ngời đã định một con đờng riêng: Thái Đức muốn đem Nguyễn Huệ về Quy Nhơn nh những lần trớc nhng Nguyễn Huệ lấy cớ Thuận Hoá mới lấy đợc cần phải củng cố nhân tâm và sửa sang chính sự mà đóng lại Phú Xuân. Việc đó chứng tỏ: mầm mống của một triều đình mới đã hình thành ở Thuận Hoá, sự phân liệt đã xuất hiện trong nội bộ Tây Sơn. Thứ ba, uy thế Nguyễn Huệ đã vợt trội so với hai anh. Vua Thái Đức không phải không biết đến công lớn của Nguyễn Huệ, cho nên sau khi rút về Quy Nhơn, đã chia nớc ra làm ba: Từ Hải Vân trở ra giao cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vơng, Gia Định giao cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vơng, còn Nguyễn Nhạc chiếm giữ phần đất ở giữa, xng là Trung ơng hoàng đế. Nớc đã chia nhng mầm chia rẽ cũng lại nảy sinh từ đó. Nguyễn Huệ không bằng lòng với phần đất đã chia, bèn sai sứ vào Quy Nhơn xin cắt thêm đất Quảng Nam. Tuy nhiên, vua Thái Đức từ chối. Nh vậy, từ khi rút về Nam, của báu của chúa Trịnh thì Nguyễn Huệ nắm, vua Thái Đức đòi thì Nguyễn Huệ không cho, cho nên đến khi muốn lấy thêm đất Quảng Nam, Nguyễn Huệ xin thì Thái Đức lại không cắt cho. Bất hoà vì thế mà sâu sắc, anh em chia rẽ, thù hằn nhau dẫn đến cảnh nồi da xáo thịt". Th của Labarteter cho biết: Vào tuần lễ Tro (21/2/1787), Nguyễn Huệ kéo khoảng hơn 60.000 quân vào đánh thành Quy Nhơn [11; 170]. Nguyễn Huệ vây thành 3 tháng. Vua Thái Đức đóng thành cố thủ. Cuối cùng, thành bị vây, viện binh bị chặn, nghĩa vua - tôi không còn nữa, Thái Đức chỉ còn vin vào tình huynh - đệ, bắt Quang Toản rồi cùng cháu lên tờng cao vừa khóc vừa nói: Nồi da xáo thịt, em sao nỡ lòng [5; 11]. Trần Văn Kỷ vào thành hoà giải. Thái Đức thả Quang Toản ra ngoài, Nguyễn Huệ thu quân. Kết cục, vua Thái Đức đành cắt Quảng Nam cho Nguyễn Huệ. Bến Ván trở thành ranh giới ngăn cách ở Nam Hà. Đến đây, khi N.T. Văn, N.H. Nga Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của ., tr. 80-93 84 diệt đợc chúa Nguyễn, chúa Trịnh, đất nớc có tiền đồ thống nhất thì sự chia rẽ trong nhà Tây Sơn đã xuất hiện. Sự chia rẽ trong anh em Tây Sơn đã dẫn tới một hậu quả khác: đó là sự chia rẽ nội bộ quần thần Tây Sơn và cũng là cơ hội để Nguyễn á nh chiếm Gia Định. 1.2. Sự chia rẽ trong quần thần nhà Tây Sơn - Sự biến Nguyễn Hữu Chỉnh Tây Sơn chiếm Thuận Hoá, diệt đợc chúa Trịnh là công của Nguyễn Huệ nhng Chỉnh là ngời vạch mu kế. Tiếp đó, Chỉnh lại sắp đặt mọi việc ở Bắc Hà để Tây Sơn trọn tiếng tôn phù và vua Lê vực lại triều chính. Vậy, với Tây Sơn, Chỉnh đã trọn trung, với vua Lê, Chỉnh cũng trọn nghĩa. Nhng khi mọi việc ở Bắc Hà đang tốt đẹp thì anh em Tây Sơn lập mu bỏ Chỉnh rút về Nam. Có thể nói: Theo về với Tây Sơn, cái may của Chỉnh là tài năng đợc trọng dụng, nhng bi kịch của Chỉnh cũng từ đó mà ra. Ngay từ trớc khi ra Bắc, Nguyễn Huệ đã tỏ ra dè chừng Chỉnh. Đến khi ra Bắc Hà, tài cán của Chỉnh bộc lộ ngày càng rõ, vì thế mà bi kịch càng đến gần hơn với ông: Chỉnh là ngời bản quốc . cho nên, ngời nớc chỉ biết có Chỉnh, bởi vậy, theo Vũ Văn Nhậm: Nhân tài Bắc Hà chỉ có mình hắn, hắn chết, mình lấy Bắc Hà lại càng yên ổn [3; 152]. Thứ nữa, Chỉnh là ngời nắm rõ từng bớc phát triển của Tây Sơn, cũng là ngời nắm rõ nhất sự rạn nứt trong vua, tôi Tây Sơn. Công của Chỉnh là nhờ sự đa mu và tội của Chỉnh cũng chính vì sự đa mu đó, cho nên, Tây Sơn không dám dùng Chỉnh đến cùng. Nguyễn Huệ trớc khi rút về Phú Xuân đã căn dặn Nhậm: Nghệ An là quê của hắn, phải xem kỹ động tĩnh mà đề phòng, hễ có biến phải đem th báo gấp [4; 23]. Vậy, bất đắc dĩ, Tây Sơn phải để Chỉnh lại Nghệ An với danh nghĩa đề phòng tàn d họ Trịnh nhng thực tế Nguyễn Huệ giao cho Nguyễn Văn Duệ, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Nhậm ở lại để tạo thế kiềm chế Chỉnh. Tuy nhiên, Chỉnh lại là ngời có tầm nhìn thế cuộc sắc sảo nên, Chỉnh đã xoay chuyển thế cuộc, biến sự thất thế đó thành cơ hội để gây dựng thế lực. Mầm cát cứ đã xuất hiện ngay trong bề tôi nhà Tây Sơn. Việc Tây Sơn lo giải quyết sự phân tranh nội bộ là cơ hội để Chỉnh thực hiện đợc kế hoạch của mình. Địa vị của Chỉnh lúc này đang ở thế trung gian, xét về danh thì Chỉnh là bề tôi của Tây Sơn, đợc giao trấn giữ Nghệ An, xét về thế thì Chỉnh là cựu thần nhà Lê, có thế lớn ở Bắc Hà. Với vị trí đó, Chỉnh dễ dàng gây dựng thế lực. Nếu Nguyễn Huệ dùng cớ tàn d họ Trịnh ở Bắc Hà để giữ chân Chỉnh thì Chỉnh cũng dùng chính việc dẹp phản ấy để gây thanh thế. Chỉnh gửi th về Phú Xuân báo cho Nguyễn Huệ việc tái lập họ Trịnh, Nguyễn Huệ giao cho Chỉnh đem quân đi đánh. Mặt khác, Chỉnh lại gửi th cho Đinh Tích Nhỡng cam đoan đã ly khai với Tây Sơn, vì vậy, họ Trịnh cũng không chú tâm đến những việc Chỉnh làm ở Nghệ An. Còn với vua Lê, nhân khi vua Lê cô thế, Chỉnh cho Nguyễn Ban ra yết kiến, vua Lê tỏ ý ủng hộ Chỉnh. Nh vậy, tranh thủ khi Tây Sơn còn bận giải quyết mâu thuẫn nội bộ, chúa Trịnh còn lo chuyện phế lập, vua Lê cô thế ở Thăng Long, Chỉnh đã khôn khéo dùng danh nghĩa vua Lê để mộ binh và dùng uy thế của Tây Sơn để gây dựng lực lợng. Chỉ mời ngày Chỉnh đã mộ đợc hơn 10 vạn binh. Chỉnh đã tạo lập đợc thế lực riêng giữa sự xoay vần thế cuộc đó. Đến khi Trịnh Bồng tiếm quyền, vua Lê khẩn thiết mời Chỉnh ra Bắc yên dân, trừ loạn. Lần này, kéo quân ra Thăng Long, cũng với ngọn cờ phù Lê, diệt Trịnh nhng Chỉnh tự mình thống lĩnh quân đội, quyền uy lẫy lừng. Chúa Trịnh một phen nữa bị lật đổ. Từ đó mọi việc Bắc Hà đều một tay Chỉnh cắt đặt. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập 40, số 3b-2011 85 Củng cố đợc thế lực, Chỉnh bắt đầu chú ý đến Nghệ An. Trớc khi ra Thăng Long, Chỉnh đã để Lê Duật ngời thân cận của Chỉnh cùng với Nguyễn Văn Duệ và Nguyễn Văn Đức trấn giữ Nghệ An. Duệ vốn là tớng cũ của Nguyễn Nhạc nên có ý ngầm phản Nguyễn Huệ. Thấy anh em Tây Sơn đánh nhau, Chỉnh cùng Duệ, Đức liên kết nhau mu phản. Việc bị lộ, Nguyễn Huệ sai Nhậm ra bắt Duệ và xem xét tội trạng của Chỉnh. Kết cục, Duệ trốn vào Quy Nhơn, Đức chạy về Gia Định còn Chỉnh gửi th rũ bỏ trách nhiệm. Nguyễn Huệ triệu Chỉnh về, Chỉnh lấy cớ 4 trấn cha yên nên không đến. Tiếp đó, Chỉnh lại bày kế cử Trần Công Xán vào Phú Xuân đòi đất Nghệ An, lấy cớ khi trớc vua Lê muốn cắt đất khao quân thì Thái Đức từ chối, vậy mà Tây Sơn cắt đặt ngời coi giữ Nghệ An. Xét về lí thì đúng, nhng xét về tình thì Chỉnh bị quy vào tội phản chủ. Nghệ An là nơi Chỉnh lật lại tình thế và gây nghiệp, nhng cuối cùng chính việc Chỉnh cử ngời đi đòi lại Nghệ An là giọt nớc làm tràn li, tháng 6.1787, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc đánh dẹp Chỉnh. Vậy, thợng bất chính, hạ tác loạn, anh em Tây Sơn chia rẽ thì bề tôi nhân đó mà xng hùng, xng bá. Bắc Hà lại một phen loạn lạc. - Sự biến Vũ Văn Nhậm Chỉnh bị giết, nhng nội bộ Tây Sơn cha yên. Ngay từ khi sai Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, Nguyễn Huệ đã dè chừng. Vì Nhậm là con rể của Thái Đức, cho nên khi Nhậm ra Bắc, Nguyễn Huệ cử 2 ngời thân tín là Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân làm tham tán quân vụ để chia bớt binh quyền của Nhậm. Trớc khi đi, Nguyễn Huệ mật bảo với Sở và Lân: Nhậm đi chuyến này cầm trọng binh, nắm quốc chính, sự biến không thể liệu trớc đợc. Cái điều ta lo không phải ở Bắc Hà mà chỉ ở Nhậm thôi [7; 25]. Quả vậy, Nhậm vào Thăng Long, giết Chỉnh, thao túng quyền bính. Thấy quyền lực của Nhậm ở Bắc Hà ngày càng khuynh loát, Nguyễn Huệ thân chinh ra Bắc diệt Nhậm. Nh thế, sau khi rút về Nam, nội bộ Tây Sơn có nhiều chuyển biến: Anh em hiềm khích đến nỗi gây cảnh binh đao, nội bộ Tây Sơn từ đó mà chia rẽ. Tác giả Sở Cuồng nhận xét về kết cục đó rằng: Chỉ tiếc rằng khi ta đánh ngoài Bắc thì bỏ ngay Nguyễn Hữu Chỉnh để cắt đứt vây cánh mình. Khi đánh lấy đợc Bắc thành thì giết ngay Võ Văn Nhậm để tự yếu chân tay mình đi [1; 28]. Hậu quả lớn nhất đối với nhà Tây Sơn đó là: Chính việc anh, em, vua, tôi đánh nhau, nội bộ chia rẽ, thanh trừ lẫn nhau đã tạo cơ hội để Nguyễn á nh trở lại tấn công Gia Định. 1.3. Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn á nh chiếm Gia Định Năm 1787 là mốc quan trọng trong sự thịnh, suy của sự nghiệp nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn. Năm 1787, Tây Sơn đã chia ba, phần nớc của Thái Đức ở giữa, mang danh nghĩa là: Trung ơng hoàng đế nhng không kiểm soát đợc sự phát triển của Bắc Bình Vơng ở bên kia Bến Ván, càng không thể hỗ trợ đợc cho Đông Định Vơng Nguyễn Lữ, vốn ít tài kinh bang tế thế giữa một vùng Gia Định đất rộng, dân tha, tàn quân của chúa Nguyễn khắp nơi, chờ cơ hội phục hng. Tây Sơn làm chủ Gia Định nhng cha nắm đợc thế chủ động trong việc đối phó với các thế lực chống đối ở đây. Rõ ràng, khi vua Thái Đức chia nớc làm ba, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ có quyền lớn hơn nhng nhà Tây Sơn dần yếu thế hơn. Cuộc chiến tranh huynh đệ tơng tàn năm 1787 đã khắc sâu sự chia rẽ đó. Sử quan nhà Nguyễn ghi rằng: Từ đấy giặc lo gờm nhau, thế giặc tan rã, không rảnh để dòm ngó phơng Nam nữa [11; 214]. Quả vậy, tình trạng chia rẽ của Tây Sơn và đặc biệt là thế yếu của Tây Sơn ở Gia Định đã chín muồi cho sự trở về để dấy N.T. Văn, N.H. Nga Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của ., tr. 80-93 86 nghiệp trung hng của Nguyễn á nh. Tháng 9/1787, Nguyễn á nh đa binh vào cửa Cần Giờ, Nguyễn Lữ buộc phải bỏ đồn chạy về Quy Nhơn. Song, chỉ có điều, Lữ cùng đờng chạy về Quy Nhơn, Thái Đức không thể không nhận thấy thế nguy của Gia Định, nhng cho đến khi Gia Định rơi hẳn vào tay Nguyễn á nh, Thái Đức trớc, sau vẫn không thấy có hành động gì để cứu vãn tình thế. Hậu quả là Phạm Văn Sâm đơn độc chống cự ở Sài Gòn. Cuối cùng, Sâm thế cùng lực kiệt phải ra hàng. Nh vậy, sau một năm, Nguyễn á nh quét sạch Tây Sơn, làm chủ Gia Định. Trong một năm đó, có nhiều cơ hội để Tây Sơn lật lại thế cờ nhng lần lợt các cơ hội bị bỏ lỡ. Tác giả Phạm Văn Sơn nhấn mạnh tác động của sự kiện năm 1787 đến kết cục của Tây Sơn ở Gia Định: Một sự kiện tốt đẹp cho họ Nguyễn, thêm nữa là Huệ, Nhạc lủng củng với nhau nên ai riêng phận nấy, vấn đề chúa Nguyễn ở miền Nam đáng phải coi là một vấn đề có ảnh hởng sinh tử cho toàn cục để anh em nhà Tây Sơn đồng tâm nhất trí giải quyết đã bị bỏ quên hẳn [9; 192]. Tác giả Tạ Chí Đại Trờng đã lí giải rõ nguyên nhân dẫn đến kết cục đó: Thì ra khi xô đổ cái thế phân tranh cũ, anh em Tây Sơn cũng phải chịu luỵ vào những điều kiện chia xé từng có trớc. Cho nên . Nguyễn á nh thừa hởng đợc mọi sự thất lợi cho sự rạn nứt đó của Tây Sơn [11; 408]. Nh vậy, ở đây diễn ra một sự đối ngợc, Tây Sơn ngày càng tản quyền, còn họ Nguyễn ngày càng tập quyền, cuối cùng Nguyễn á nh đã chiếm đợc Gia Định. Từ năm 1787 đến năm 1792, không phải Tây Sơn không có cơ hội chiếm lại Gia Định nhng việc đó vẫn không xảy ra. Mãi đến năm 1792, khi hay tin Nguyễn á nh kéo quân ra đánh Quy Nhơn, Quang Trung vạch kế hoạch tấn công Nguyễn á nh. Đến đây, sự chia rẽ của nhà Tây Sơn có cơ đợc giải quyết, Nguyễn á nh nguy cơ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, vua Quang Trung đột ngột băng hà, cuộc Nam chinh đành bỏ dở. Vậy, quá trình xác lập lại cơ đồ họ Nguyễn ở Gia Định diễn ra song song với quá trình chia rẽ của nhà Tây Sơn. Cuối cùng, sự chia rẽ của Tây Sơn đã tạo điều kiện chín muồi để Nguyễn á nh làm chủ Gia Định. Nh vậy, cuộc xung đột giữa hoàng đế Thái Đức và Nguyễn Huệ năm 1787 đã chứng tỏ, Tây Sơn từ một phong trào nông dân nổi lên chống lại chế độ phong kiến mục nát đã chuyển sang quỹ đạo của một vơng triều phong kiến và cuộc xung đột cũng đã để lộ phần nào tính chất cát cứ tranh giành của các tập đoàn phong kiến Đại Việt thế kỉ XVIII. Đây chính là cơ hội cho Nguyễn á nh trở về chiếm Gia Định, cũng là yếu tố kích thích Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm theo đuổi xu thế cát cứ, phân quyền. Những hệ lụy đó không chỉ tác động đến vơng triều Thái Đức, vơng triều Quang Trung mà di căn lâu dài, đến cả thời vua Cảnh Thịnh nữa. 2. Sự khủng hoảng và sụp đổ của vơng triều Tây Sơn từ năm 1792 đến năm 1802 2.1. Những khó khăn khi Cảnh Thịnh lên kế vị Khi sự nghiệp của Quang Trung đang có tiền đồ xán lạn thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Trớc khi mất, Quang Trung còn trăng trối lại rằng: Ta mở mang đất nớc gồm có miền Nam, nay bệnh nặng chắc không khỏi. Thái tử t chất cũng tốt nhng tuổi còn thơ ấu, mà bên ngoài thì có ngời thù ở Gia Định, ông Thái Đức chỉ ham vui chơi, cẩu thả cầu yên, không lo việc tai hoạ về ngày sau, sau khi ta chết, trong một tháng phải chôn táng cho xong . các anh nên hết lòng giúp đỡ Thái tử, phải dời gấp kinh đô ra tỉnh Nghệ An để khống chế trong nớc, nếu không thì trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập 40, số 3b-2011 87 quân thù ở Gia Định lại, các anh sẽ không có đất mà chôn thân [5; 31]. Điều mà Quang Trung lo lắng trớc khi băng hà chính là mối nguy lớn đối với vận mệnh nhà Tây Sơn. Quang Toản kế vị, điều may mắn của vua Cảnh Thịnh là đợc kế thừa một nền móng vững chắc, một tiền đồ đầy hứa hẹn của vua Quang Trung, nhng Cảnh Thịnh cũng phải đối mặt với không ít khó khăn: Thứ nhất, Cảnh Thịnh kế thừa cả sự chói lọi của vơng triều Quang Trung nhng đồng thời, cũng mang nặng cả sự rạn nứt ngay trong vơng triều Tây Sơn. Cuộc chiến tranh huynh đệ năm 1787 đã đợc giải quyết, nhng hệ luỵ của cuộc phân tranh đó đã in dấu những rạn nứt trong nội bộ Tây Sơn. Đến khi vua Quang Trung định đem quân đánh Gia Định thì mất đột ngột, bỏ lại sự nghiệp thống nhất còn dang dở. Thứ hai, năm 1788, nhân khi anh em Tây Sơn chia rẽ thì Nguyễn á nh chiếm Gia Định. Nh vậy, đến thời Cảnh Thịnh, Nguyễn á nh đã có một chỗ dựa vững chắc ở Gia Định để chuẩn bị Bắc tiến. Thứ ba, dới triều Quang Trung, quần thần văn võ thống nhất, một yếu tố quan trọng nối kết triều chính là uy thế của vua Quang Trung. Văn thần, võ tớng đều hớng về Quang Trung mà hết lòng phò tá. Đến thời Cảnh Thịnh, hoàng đế còn nhỏ tuổi, cha lập công danh trận mạc, sức mạnh quy tụ giảm dần, xu thế li tâm đe doạ triều chính. Thứ t, triều Quang Trung đã gây dựng đợc thanh thế trong quan hệ bang giao với nhà Thanh. Bị đánh bại năm Kỷ Dậu, vả lại, trớc khi mất, Quang Trung có ý định đòi lại Lỡng Quảng, cho nên, nhà Thanh nuôi ý định trả thù. Nay, vua Quang Trung mất, Quảng Toản còn nhỏ tuổi, triều đình còn ngổn ngang việc đổi thay triều chính, vua Càn Long không giấu giếm ý định mợn gió bẻ măng, do thám tình hình nớc ta. Nh vậy, Cảnh Thịnh kế vị, đợc kế thừa cả sự nghiệp lẫy lừng của vua Quang Trung, đồng thời cũng phải mang gánh nặng của những rạn nứt trong nội bộ Tây Sơn, những hệ lụy của sự rạn nứt đó với đại cục và Cảnh Thịnh lại phải đối mặt với những rạn nứt mới của vơng triều Tây Sơn. Tất cả đặt lên vai một vị ấu Đế 13 tuổi. 2.2. Sự chuyên quyền của Bùi Đắc Tuyên Sau năm 1792, những rạn nứt trong nội bộ Tây Sơn ngày một khắc sâu hơn. Khi đợc tin Quang Trung tạ thế, vua Thái Đức cùng em gái ra phúng viếng, không ngờ bị đồn tớng Phú Xuân ngăn lại. Nghĩa tử là nghĩa tận, nhng hành động này của Phú Xuân đã khắc sâu mâu thuẫn nội bộ nhà Tây Sơn. Về triều chính, Cảnh Thịnh kế thừa một đội ngũ văn quan, võ quan, những bậc công thần thời khai quốc vẫn một lòng phò tá Tây Sơn. Tuy nhiên, trong tổ chức triều chính đã xuất hiện mầm hoạ, đó là Thái s Bùi Đắc Tuyên. Cảnh Thịnh mới 13 tuổi, mọi việc đều do Thái s quyết đoán. Thế lực của Tuyên ngày càng lấn át, quan nào theo Tuyên thì đợc u đãi, quan nào chống đối thì bị hại. Các văn thần, võ tớng cùng nhau dựng nghiệp nhà Tây Sơn, kẻ bị giáng chức, ngời bị đuổi về, kẻ chán cảnh triều chính đành tự rút khỏi chính sự, kẻ bị đẩy đi trấn thủ nơi xa xôi. Triều đình sinh bè cánh, gốc nớc lung lay. Việc nớc đang trăm mối, bờ cõi cha yên, vậy mà văn thần, võ tớng không đợc trọng dụng, đó là một mối nguy lớn đối với vận mệnh nhà Tây Sơn. Đến đây, cảnh Thăng Long thời vua Lê - chúa Trịnh lại tái diễn ở Phú Xuân. Quyền thần - ấu chúa làm cho Phú Xuân chia rẽ, có nguy cơ sụp đổ. Triều Cảnh Thịnh thì lâm vào cảnh ấu chúa - quyền thần. Ngợc lại, triều Thái Đức thì tuổi già, cầu an, không lo hậu hoạ [10; 153]. Đây chính là cơ hội để Nguyễn á nh chuẩn bị Bắc tiến. N.T. Văn, N.H. Nga Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của ., tr. 80-93 88 2.3. Chiến cuộc Tây Sơn - Nguyễn á nh và qúa trình khủng hoảng, sụp đổ của triều Tây Sơn 2.3.1. Chiến cuộc Tây Sơn - Nguyễn á nh và quá trình khủng hoảng của triều Tây Sơn (1793 -1796) - Sự sụp đổ của triều Thái Đức: Tháng 3.1793, Nguyễn á nh tiến công ra Bắc: Diên Khánh, Phú Yên, Bình Thuận đổi chủ nhanh chóng. Quân Nguyễn á nh tiến đánh Quy Nhơn, thành Đồ Bàn lâm nguy. Liệu thế không cự nổi, cùng kế, vua Thái Đức phải cầu Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh sai quân vào cứu nguy cho Quy Nhơn. Thấy viện binh của Tây Sơn đến, Nguyễn á nh không chống nổi, rút quân về Gia Định. Đây là cơ hội để Tây Sơn lật lại thế cờ. Tuy nhiên, cùng với sự rút lui của quân Nguyễn thì sự chia rẽ trong nội bộ Tây Sơn lại tái diễn: Vốn là, khi quân Nguyễn á nh rút lui, quân Phú Xuân tiến vào thì thành Quy Nhơn đóng kín. Vua Thái Đức thấy khí thế quân Cảnh Thịnh mạnh thì lo sợ. Cuối cùng, cực chẳng đã, vua Thái Đức buộc phải mở cửa thành, quân Cảnh Thịnh tràn vào, giải giáp quân đội, chiếm giữ kho tàng. Tác giả Phạm Văn Sơn nhận xét về ngày cuối của vua Thái Đức rằng: Con ngời già yếu ấy uy thế chẳng còn, kho tàng bị vét sạch, không dám một lời kháng cự, rồi chỉ còn uất lên rồi chết [9; 207]. Vậy, quân Nguyễn á nh rút lui, thành Quy Nhơn đợc bảo vệ, nhng vua Thái Đức băng hà. Bi kịch nhà Tây Sơn là ở đó, vua Thái Đức không chết dới tay kẻ thù mà bị chính quân Phú Xuân bức vào chỗ phải chết. Vậy đến đây, triều đình của Trung ơng Hoàng đế chấm dứt. Kết cục của triều Thái Đức là kết cục tất yếu của một chuỗi những mâu thuẫn kéo dài trong nhà Tây Sơn. Có thể nói, Tây Sơn đã thống nhất sau hơn 6 năm chia nớc, tuy nhiên, ngay trong sự thống nhất này cũng đã ẩn chứa nhiều yếu tố rạn nứt mới. - Sự biến triều chính năm 1794: Sau khi sắp đặt công việc ở Quy Nhơn, vua Cảnh Thịnh sai Trần Quang Diệu vào đánh Diên Khánh. Diên Khánh đứng trớc nguy cơ mất thành. Đây là cơ hội để Tây Sơn đánh bật quân Nguyễn á nh khỏi Diên Khánh, song cơ hội đó không đợc tận dụng để lật lại thế cờ, vì Phú Xuân có biến. Vốn là, ở Phú Xuân, Tuyên nắm giữ quyền hành tác oai, tác quái nên Vũ Văn Dũng, Trần Văn Kỷ, Nguyễn Văn Huấn, Phạm Công Hng lập mu hạ ngục Tuyên, rồi bắt Bùi Đắc Trụ, lại giải Ngô Văn Sở về Phú Xuân quy tội mu phản. Vậy, Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền thì bắt Tuyên là một lẽ, đằng này, nhân việc bắt Tuyên mà hạ chết Bùi Đắc Trụ và đại thần Ngô Văn Sở thì quả là: lấy việc chung nhân thể giải quyết thù riêng vậy. Lúc này ở Diên Khánh, Trần Quang Diệu đang ở thế làm chủ. Tuy nhiên, nghe tin có biến, Diệu rút quân về Phú Xuân, quân Nguyễn á nh nhân đó mà giải vây đợc Diên Khánh. Diệu về đến Phú Xuân, đóng quân ở bờ Nam sông Hơng. Dũng ỷ mệnh vua đem quân đóng ở bờ Bắc đối phó với Diệu. Cuối cùng, vua Cảnh Thịnh phải mở cuộc giảng hoà, sắp đặt lại các địa vị trọng yếu, lập ra Tứ trụ đại thần: Trần Quang Diệu làm Thái phó, Nguyễn Văn Huấn làm Thái bảo, Võ Văn Dũng làm Đại t đồ, Nguyễn Văn Danh làm Đại t mã. Tứ trụ đại thần thực ra là một biện pháp tình thế để giải quyết tình trạng vua mới cầm quyền, không điều khiển nổi việc nớc mà quần thần thì tranh giành ảnh hởng với nhau. Loạn trong triều đình vừa dẹp yên, tứ trụ đại thần đã chấm dứt sự phân tranh trong nội bộ quần thần, song tình hình phân quyền đó lại báo hiệu một đợt biến loạn mới. Vốn Diệu là ngời có uy quyền lớn, nắm đại binh, quyền thần lại dèm cùng vua Cảnh Thịnh rằng: Diệu nắm uy quyền lớn, sợ có ý khác. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập 40, số 3b-2011 89 Cảnh Thịnh bèn thu hết binh quyền, để Diệu giữ h vị trong triều. Diệu sinh nghi kỵ, cáo bệnh không vào chầu, ngày đêm cắt 200 thủ hạ mang vũ khí bên mình phòng vệ. Cảnh Thịnh lại sợ Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng là bạn cố giao, gần nhau sẽ sinh biến, cho nên cử Võ Đình Tú vào Quy Nhơn. Phạm Công Hng bị bệnh mất, Nguyễn Thế Tứ bị thất sủng, đi khỏi Phú Xuân. Nguyễn Văn Huấn bị vu tội mu thông cùng giặc, rồi bị giết. Bàn về những biến cố ở Phú Xuân, tác giả Quách Tấn viết rằng: Dới triều Thái Đức, Quang Trung, vua tôi tin cậy nhau, bạn bằng yêu kính nhau. Từ trên xuống dới, từ trong đến ngoài, đều lấy nghĩa mà đối đãi nhau. Quan văn cũng nh tớng võ, ai nấy đều làm trong nghĩa vụ, quyền không ham, lợi không tham. Nhờ vậy mà nớc đợc mạnh, dân đợc yên. Sang triều Cảnh Thịnh, vua tôi nghi kỵ nhau, đình thần hãm hại nhau. Ai nấy đều lo quyền lợi riêng của mình, không nghĩ đến quyền lợi chung của dân của nớc, khiến thế nớc càng ngày càng đảo khuynh, lòng ngời càng ngày càng ly tán [10; 168]. Quả vậy, tính từ lúc vua Quang Trung băng hà đến năm 1797 là 4 năm. Trong 4 năm đó, Tây Sơn chìm trong chia rẽ. Sự biến Quy Nhơn vừa yên thì sự biến Phú Xuân lại nổi lên. Bùi Đắc Tuyên bị giết, triều chính toan trở lại yên ổn thì đến nạn đình thần khuynh đảo. Vua Cảnh Thịnh nhỏ tuổi, cha đủ nắm cán cân triều chính, bè phái thì nhiều, hậu quả là: công thần kẻ thì bất mãn bỏ đi, kẻ bị giết hại, kẻ vào hàng Nguyễn á nh. Tác giả Nguyễn Phơng nhận xét thế cục này rằng: Thời suy tàn của Tây Sơn phải kể từ khi Nguyễn Nhạc chết, vì cái chết của Nguyễn Nhạc thay vì làm cho lực lợng Tây Sơn trở nên mạnh hơn nhờ đoàn kết và thống nhất thì lại đánh dấu một sự chia rẽ trầm trọng trong hàng ngũ của cấp lãnh đạo và đồng thời tiết lộ một sức lớn mạnh to tát của lực lợng đối phơng [6; 331]. 2.3.2. Chiến cuộc Tây Sơn - Nguyễn á nh và sự khủng hoảng của triều Tây Sơn (1797-1799) Khi Nguyễn á nh rút về Gia Định thì ở Quy Nhơn xảy ra sự biến: Tiểu triều Nguyễn Bảo đánh úp Quy Nhơn. Nguyên do của biến loạn này là: Sau khi Thái Đức băng hà, vua Cảnh Thịnh phong cho Nguyễn Bảo làm Hiến công coi giữ một huyện. Nguyễn Bảo bị tớc quyền kế vị nên bất bình, nuôi chí phục thù. Năm 1798, nghe tin Trần Quang Diệu và các tớng bất hoà, Bảo nhân đó đánh úp Quy Nhơn, đầu hàng Nguyễn á nh. Vua Cảnh Thịnh sai quân bắt Bảo, đồng thời bắt giết Lê Trung. Con của Lê Trung là Lê Chất nổi giận, quy hàng Nguyễn á nh. Biến loạn Nguyễn Bảo bị dẹp, song Nguyễn á nh đã lợi dụng đợc sự rối loạn trong nội bộ Tây Sơn. Tháng 3 năm 1799, Nguyễn á nh cho quân đổ bộ vây thành Quy Nhơn. Quy Nhơn lâm vào thế nguy ngập. Viện binh bị chặn. Trong thành lơng thực đã cạn, Lê Văn Thanh đành mở cửa ra hàng. Mất Gia Định đánh dấu một bớc sụp đổ của Tây Sơn, mất Quy Nhơn, Tây Sơn đứng trớc nguy cơ mất toàn bộ cơ đồ. Quy Nhơn là nền tảng của khởi nghĩa Tây Sơn, Quy Nhơn mất, Tây Sơn lâm vào tình trạng rối loạn: Đình thần đổ lỗi cho nhau, Trần Viết Kết, Trần Văn Kỷ, Hồ Công Diệu giả th vua Cảnh Thịnh quy kết việc mất Quy Nhơn là tại Trần Quang Diệu, rồi đa th bảo Vũ Văn Dũng giết Diệu. Dũng lại là ngời mang ơn Diệu nên đa th cho Diệu xem. Diệu kéo binh về bờ Nam sông Hơng vây thành. Vua đành sai bắt Hồ Công Diệu và Trần Văn Kỷ giao cho Trần Quang Diệu, vì thế, sự việc mới yên ổn. Quần thần khuynh đảo, vua Cảnh Thịnh không phải không thấy rõ mối nguy đó, nhng

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan