Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

65 758 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương.

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay ở các nước đang phát triển hầu hết đang thừa lao động phổthông lại thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý Ngược lại các nướcphát triển thiếu lao động phổ thông, thừa lao động quản lý và chuyên môn kỹthuật cao Thực tế này đã tạo ra quan hệ cung cầu lao động giữa các nước trênthế giới và khu vực thông qua các hoạt động kinh tế giữa các cơ sở cung cấplao động của quốc gia này với cơ sở sử dụng lao động của nước khác thể hiệntính quy luật của sự di chuyển quốc tế về lao động, là một hình thức của phâncông lao động.

Lợi thế lớn nhất của nước ta là có một nguồn nhân lực dồi dào Hiện naydân số nước ta hơn 85 triệu người trong đó 2/3 số người ở trong độ tuổi laođộng Hàng năm có thêm 1,3 đến 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động vì vậyViệt Nam luôn cố gắng phát huy thế mạnh về nguồn lao động dồi dào củamình Việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc đang là một hoạt độngkinh tế xã hội khá phổ biến ở nước ta hiện nay

Nhận biết được lợi ích từ xuất khẩu lao động là rõ ràng nên Công ty MỹThuật Trung Ương là một doanh nghiệp Nhà nước đã thành lập một Trungtâm xuất khẩu lao động để mở rộng quy mô của Công ty đồng thời góp phầntăng doanh thu cho toàn Công ty.

Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn của TS PhạmThuý Hương và các cô chú, anh chị trong công ty em đã mạnh dạn vào nghiêncứu về hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty Cùng với các kết quả thuthập được và qua sự nghiên cứu phân tích của bản thân dưới sự hướng dẫncủa cô giáo em đã hoàn thành chuyên để thực tập: “Hoàn thiện công tác xuất

Trang 2

khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương” Chuyên đề bao gồm 3phần chính như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động

Chương 2: Phân tích thực trạng về xuất khẩu lao động ở Công ty MỹThuật Trung ương.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu laođộng tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương.

Trang 3

B NỘI DUNG

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO

1.1 Khái niệm xuất khẩu lao động

1.1.1 Di chuyển quốc tế sức lao động: nguyên nhân và điều kiện

1.1.1.1 Định nghĩa

Giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thực tế vẫn tồn tại những hàngrào nhất định về luật pháp, kinh tế, ngôn ngữ và văn hoá Điều này có tácdụng ngăn cản sự di chuyển của người lao động Do đó, lao động nhìn chungít lưu chuyển trên phạm vi quốc tế so với hàng hoá và vốn Tuy nhiên, tìnhhình này đang có nhiều chuyển hướng thay đổi trong thời đại toàn cầu hoáhiện nay.

Di cư là sự di chuyển của con người theo không gian kèm theo sự thayđổi chỗ ở vì nhiều lý do khác nhau Nếu sự di chuyển quốc tế sức lao độngdiễn ra trong phạm vi người di cư thì đó là di cư nội địa, khi vượt ra ngoàibiên giới thì đó được gọi là di cư quốc tế.

Như vậy có thể hiểu sự di chuyển quốc tế sức lao động là sự di chuyểnngười lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác để tìm việc làm và làmviệc để kiếm sống Hay một người sống ở ngoài tổ quốc hay đất nước mìnhmang quốc tịch từ 12 tháng trở lên được gọi là người di cư quốc tế Việc dichuyển ra khỏi quốc gia mình đang sống được coi là xuất cư hay di cư và sứclao động của người di cư được gọi là sức lao động xuất khẩu hay còn gọi làxuất khẩu lao động.

1.1.1.2 Nguyên nhân và điều kiện

Mọi sự mua bán đều có nguồn gốc từ quan hệ cung cầu Mặc dù là hànghoá đặc biệt song sức lao động của con người cũng được trao đổi và khôngđứng ngoài quy luật đó Ở các nước đang phát triển, tốc độ phát triển dân số

Trang 4

nhanh làm gia tăng nhanh chóng lực lượng lao động trẻ tuổi mà nền kinh tếkhông thu hút hết Trong khi đó các nước công nghiệp phát triển, nhiều ngànhrơi vào tình trạng thiếu lao động do tốc độ tăng dân số thấp và do biến đổi cơcấu kinh tế theo hướng hình thành nền kinh tế tri thức Dân số tăng chậm haythậm chí không tăng ở các nước này làm xuất hiện quá trình “lão hoá” gây ratình trạng thiếu hụt lao động Gây ra áp lực căng thẳng đối với các dịch vụ xãhội, lưu hương và chăm sóc sức khoẻ… Do đó các nước này phải dựa vào lựclượng lao động nhập cư Chính tình hình tăng giảm ngược nhau ở cả hai khuvực tạo nên sự chênh lệch cung cầu nguồn nhân lực là nguyên nhân chủ yếucủa xuất khẩu lao động.

1.1.2 Xuất khẩu lao động và tác động của xuất khẩu lao động đối vớinước xuất khẩu lao động

1.1.2.1 Khái niệm xuất khẩu lao động

- Khái niệm theo điều 1 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP

Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động vàchuyên gia Việt Nam (trừ những cán bộ công chức được quy định tại pháplệnh cán bộ công chức đi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngoài do sựphân công của cơ quan tổ chức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài (xuất khẩu lao động) là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần pháttriển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độtay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăngcường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới.

- Khái niệm của ILO.

Hoạt động xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nướctiếp nhận và nước gửi lao động, thường là sự mất cân đối về kinh tế, về khảnăng cung - cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng đều

Trang 5

và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia Các yếu tố này đã tạo nên sự dichuyển hoặc tuyển người lao động từ nước này qua nước khác để bù đắp sựthiếu hụt và dư thừa lao động giữa các nước và khu vực với nhau.

- Khái niệm khác.

Xuất khẩu lao động là sự làm thuê có trả công cho các tổ chức, cá nhânbên nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, tuy nhiên sự làm thuê này là cóthời hạn, sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc người lao động lại trở lại nướcmình, trong thời hạn lao động tại nước ngoài họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩavụ theo quy định của bên nước tiếp nhận.

Hay nói cách khác xuất khẩu lao động là sự di cư lao động từ nước cónhu cầu XKLĐ sang nước có nhu cầu tiếp cận lao động trong một thời hạnnhất định.

1.1.2.2 Tác động của xuất khẩu lao động đối với nền kinh tế

- Mặt tích cực:

 Tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống cho ngườilao động xuất khẩu và gia đình họ

 Tăng ngân sách cho quốc gia

 Góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá

 Nâng cao khả năng chuyên môn tay nghề và trình độ mọi mặt chongười lao động

- Mặt tiêu cực:

 Giảm lượng lao động trong nước

 Có thể đưa văn hoá không tốt của người nước ngoài vào trongnước gây ảnh hưởng xấu đến phong cách lối sống của người Việt Nam

 Xuất khẩu lao động gây ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý thânnhân người lao động

Trang 6

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động

1.1.3.1 Phân theo địa lý biên giới giữa các quốc gia:

 Xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Hình thức này là hình thức đưa người lao động ra nước ngoài thông quacác hợp đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động ở bên nước ngoài.Theo đó người lao động phải sang tận bên đó để làm việc Hình thức này chủyếu đi bằng hình thức tu nghiệp sinh và lao động kỹ thuật Sau khi hết hạnhợp đồng thì lại được trở về nước Đây là hình thức phổ biến nhất.

 Xuất khẩu lao động tại chỗ.

Hình thức này không cần ra ngoài phạm vi lãnh thổ như hình thức trên.Mà chỉ làm việc trong phạm vi lãnh thổ trong nước Hình thức này chủ yếuhiện nay là gia công cho nước ngoài: dùng nhân lực tại chỗ để gia công chếbiến sản phẩm, bán thành phẩm theo yêu cầu của nước ngoài để tạo việc làmngay trong nước, tăng tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm thông qua các hợpđồng với nước ngoài Xuất khẩu lao động tại chỗ hiện nay rất phổ biến, thuhút được một lượng lớn lao động trong nước đặc biệt là trong khu vực FDI, vàcác khu vực sản xuất hướng tới xuất khẩu Do vậy Chính phủ cần có nhữngbiện pháp tích cực hơn để thu hút đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nướcngoài nhằm phát triển sản xuất trong nước giải quyết việc làm cho người laođộng Phát triển các mặt hàng có thế mạnh về xuất khẩu như thực phẩm xuấtkhẩu, chế biến, thủ công mĩ nghệ, các làng nghề truyền thống…

1.1.3.2 Phân theo văn bản pháp luật của Nhà nước

Có hai hình thức chủ yếu sau:

a Hình thức đi tập thể do các doanh nghiệp tổ chức dưới các hình thứcnhận thầu xây dựng công trình công nghiệp, nông nhiệp, thuỷ lợi, dân dụng…

Trang 7

ở nước ngoài Hình thức nhận thầu này tuy còn mới so với điều kiện của nướcta nhưng nó đã mở ra một triển vọng lớn cho các doanh nghiệp nhận thầu ViệtNam tham gia vào thị trường thầu khoán quốc tế đầy tiềm năng.

b Thông qua các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động đượcphép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Đây là hình thức phổ biếnnhất hiện nay Hình thức này thực hiện thông qua các doanh nghiệp hoạt độngchuyên về xuất khẩu lao động Các doanh nghiệp này tìm kiếm thị trường laođộng và ký kết với các tổ chức, đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động ở nướcngoài sau đó quay trở lại thị trường lao động trong nước để tiến hành tuyểnchọn, đào tạo theo yêu cầu của phía tiếp nhận rồi gửi sang cho nước tiếp nhậnđó Người lao động đi theo hình thức này làm việc ở một số lĩnh vực chủ yếusau:

- Lao động làm việc trên biển (thuyền viên): Đây là loại lao động cócường độ làm việc cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro lớn từ lúc rời bến đến lúctàu về Do vậy, công việc này đòi hỏi thuyền viên phải có thể lực tốt, chịuđược sóng gió có tay nghề và kinh nghiệm, có tác phong sản xuất côngnghiệp, có vốn ngoại ngữ khá để thực hiện chuẩn xác mệnh lệnh của thuyềntrưởng.

- Thợ xây dựng: Là loại lao động nặng nhọc, phần lớn thời gian lao độngdiễn ra ngoài trời Công nhệ xây dựng và máy móc có lao động Việt Nam đếnlàm việc khá hiện đại, các khâu của quá trình làm việc được chuyên môn hoácao, tổ chức thi công trên công trường rất khoa học và chặt chẽ, kỉ luật laođộng nghiêm khắc, tuy nhiên tiền công lại không cao bình quân250USD/người/tháng và có xu hướng ngày càng giảm.

- Công nhân nhà máy: Chủ yếu là các loài thợ làm việc trong các nhàmáy có trình độ tự động và chuyên môn hoá cao, các công nhân trong quá

Trang 8

trình sản xuất được bố trí hết sức chặt chẽ, đòi hỏi người lao động phải có sứcbền bỉ để chịu đựng cường độ lao động cao, tinh thông nghề nghiệp và ý thứckỷ luật cao để hoà nhập với công nhân các nước khác Phần lớn số lao độngnày được chủ sử dụng tuyển chọn trực tiếp với quy trình chặt chẽ Thu nhậpbình quân của loại lao động này vào khoảng 500-600USD/người/tháng.

- Lao động giúp việc gia đình: Đây là công việc hết sức đặc thù, đòi hỏingười lao động phải có ngoại ngữ tốt để giao triếp hằng ngày với đối tượngphục vụ, phải sử dụng thành thạo các dụng cụ sinh hoạt, ngoài ra phải trungthực và tận tuỵ với công việc.

c Hình thức đi làm việc theo hợp đồng lao động do cá nhân ký kết vớingười sử dụng lao động nước ngoài.Hình thức này ở nước ta hiện nay còn ítphổ biến, số lượng đi không nhiều.

Hình thức này thực hiện thông qua một số cách sau:

- Phía người có nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp sang nước có nhu cầuXKLĐ và ký kết trực tiếp với người lao động của ta.

- Đi sang nước ngoài làm việc theo sự giới thiệu của người quen đangsinh sống ở nước đó.

1.1.4 Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu lao động

1.1.4.1 Đặc điểm của xuất khẩu lao động

 Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế không thể tách rờikhỏi sự phát triển đất nước của nhiều quốc gia.

 Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa quản lý vĩ mô của nhà nước vàsự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức đưa người lao động đi làm việcở nước ngoài.

Trang 9

 XKLĐ diễn ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa các bên trong quan hệ XKLĐ. Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi.

 Hoạt động xuất khẩu lao động được triển khai ở tất cả các nước.

1.1.4.2 Vai trò của xuất khẩu lao động

Hoạt động xuất khẩu lao động giữ vai trò khá quan trọng đối với cácquốc gia xuất khẩu lao động Trong đó có các vai trò chính sau:

- Hoạt động xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm cho ngườilao động

- Góp phần tăng thu nhập quốc dân và nguồn ngoại tệ

- Góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động và phát triểnnguồn nhân lực quốc gia.

- Xuất khẩu lao động góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại củaquốc gia.

1.2.Các quan điểm chính sách của Đảng Nhà Nước về xuất khẩu laođộng

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ khuyến khích các cá nhân, tổchức, doanh nghiệp… tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động, góp phầntạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định “Mởrộng việc đưa lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đólà một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung” và phải coi đó lànhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội, từng địa phương, từng ngành.

Xuất khẩu lao động được coi là một trong những biện pháp có ý nghĩachiến lược lâu dài của đất nước.

Trang 10

1.2.2 Chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động

Các chính sách đã được cụ thể hoá bằng các Nghi định, các thông tư vàcác văn bản pháp luật khác Trong đó Nghị định 81/2003/NĐ-CP là Nghị địnhhoàn chỉnh nhất điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.

1.2.2.1 Đối tượng được cấp giấy phép XKLĐ

Các doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép hoạt động XKLĐ gồm:- Doanh nghiệp Nhà nước

- Công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối

- Doanh nghiệp thuộc cơ quan Trung ương các tổ chức: Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam

- Các doanh nghiệp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét và ra quyếtđịnh.

* Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải đảm bảocác điều kiện sau:

 Có đề án hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp theo hướngdẫn của Bộ LĐTBXH.

 Có vốn điều lệ từ 5(năm) tỷ đồng trở lên, có cơ sở đào tạo và giáo dụcđịnh hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 Có ít nhất 7 cán bộ chuyên trách có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộccác chuyên ngành kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ.

 Ký quý 500 triệu đồng tại Ngân hàng.

1.2.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động XKLĐ

* Quyền hạn

- Quyền chủ động khảo sát thị trường lao động, trực tiếp ký kết và thựchiện hợp đồng cung ứng lao động với nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Trang 11

- Doanh nghiệp có quyền thu phí dịch vụ XKLĐ của người lao động.Mức phí này được quy định không quá 01 tháng lương của người lao độngtheo hợp đồng cho một năm làm việc.

- Doanh nghiệp có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân đòi bồi thườngthiệt hại khi người lao động vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ:

- Doanh nghiệp cần trực tiếp tuyển chọn lao động Những lao động nàyphải đảm bảo được các yêu cầu của bên sử dụng lao động Khi tuyển chọn laođộng, doanh nghiệp phải công bố công khai các tiêu chuẩn điều kiện tuyểnchọn, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và các vấn đề khác liên quanđến người lao động khi tham gia XKLĐ.

- Sau khi thu phí dịch vụ XKLĐ theo đúng quy định của pháp luật,doanh nghiệp phải nộp 1% số phí thu được vào quỹ hỗ trợ XKLĐ

- Sau khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp cần cónghĩa vụ quản lý lao động ở nước ngoài Việc quản lý này bao gồm các vấnđề liên quan đến cuộc sống cũng như quyền lợi của người lao động.

1.2.2.3 Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tham gia hoạt độngxuất khẩu lao động

* Quyền lợi:

- Người lao động được cấp các thông tin về chính sách, pháp luật vềxuất khẩu lao động; các thông tin về tiêu chuẩn và điều kiện tuyể dụng; thờihạn hợp đồng, loại công việc sẽ làm và nơi làm việc, điều kiện làm việc vàsinh hoạt, tiền lương, tiền làm them giờ, phụ cấp khác (nếu có), chế độ bảohiểm và những thông tin khác theo hợp đồng cung ứng lao động.

- Khi người lao động ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệpXKLĐ, người lao động được đảm bảo các quyền lợi như trong hợp đồng đãký theo đúng pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.

Trang 12

- Khi doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm hợpđồng lao động, người lao động có quyền khiếu nại đối với các cơ quan cóthẩm quyền và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ:

- Người lao động khi làm việc ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật ViệtNam và pháp luật nước sở tại, tôn trọng phong tục tập quán và có quan hệ tốtvới nhân dân nước sở tại Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định các quy địnhcủa nhà nước về quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài.

- Người lao động phải thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợpđồng đi làm việc ở nước ngoài.

- Người lao động tham gia XKLĐ phải nộp phí XKLĐ cho doanh nghiệpXKLĐ theo đúng quy định của pháp luật.

1.3 Các yếu tố tác động tới xuất khẩu lao động

1.3.1 Yếu tố thuộc về phía nhà nước

XKLĐ chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường chính trị, pháp lýcủa các nước xuất khẩu, nhập khẩu lao động và pháp luật quốc tế Cung-cầu lao động trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển và cácchính sách kinh tế của các nước như: thu nhập, đầu tư, lãi suất… của khuvực và thế giới.

1.3.2.Yếu tố thuộc về phía các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu laođộng

Trong cơ chế thị trường hiện nay, các Doanh nghiệp đã được Nhànước giành quyền chủ động trong hoạt động của mình, tự chủ trong việcquản lý, tuyển dụng lao động, đào tạo cho xuất khẩu lao động, khai thácthị trường, quản lý lao động ở nước ngoài…Vì vậy Doanh nghiệp có vaitrò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcxuất khẩu cũng như trong việc mở rộng thị trường lao động ngoài nước.

Trang 13

1.3.3 Yếu tố thuộc về phía người lao động

Người lao động là người trực tiếp tham gia vào hạot động XKLĐ, công tácXKLĐ có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng lao động xuấtkhẩu, bản thân lao động xuất khẩu Gần đây có hiện tượng lao động bỏ trốn, laođộng bỏ hợp đồng… làm ảnh hưởng lớn tới công tác XKLĐ của nước ta, vô hìnhdung tạo ra sự “miệt thị” của nước ngoài đối với thị trường lao động của nước tatrên thị trường lao động ngoài nước.

1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế xã hội có ý nghĩa chiến lược, lànhu cầu của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới Xuấtkhẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập vànâng cao trình độ tay nghề tác phong công nghiệp cho người lao động, tăng nguồnthu cho đất nước nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng và tăng cường hợp tácgiữa nước ta và bạn bè quốc tế.

Nhận thức rõ lợi ích từ nhiều mặt của hoạt động xuất khẩu lao động, vì thếviệc hoàn thiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho laođộng và thực hiện tốt mục tiêu đối với XKLĐ.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao độngthì công tác tìm kiếm thị trường cũng như giáo dục, đào tạo, quản lý người laođộng là rất quan trọng để có thể đưa được ngày càng nhiều lao động ra nước ngoàilàm việc hơn Điểm mạnh của XKLĐ là ở chỗ đầu tư vào cho nó không lớn màngười lao động lại nhanh chóng có được việc làm với thu nhập cao Người đi laođộng vừa có điều kiện nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình họ lại có vốnvà tay nghề để tự tạo việc làm khi về nước Vì vậy mà số người có nhu cầu điXKLĐ ngày một gia tăng, các doanh nghiệp cần hoàn thiện tốt hơn nữa công tácXKLĐ của đơn vị mình để có thể đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế thếgiới như hiện nay

Trang 14

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO

ĐỘNG Ở CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG

2.1 Một số đặc điểm của Công ty Mỹ Thuật Trung Ương ảnh hưởngtới hoạt động Xuất khẩu lao động

2.1.1 Vài nét giới thiệu về công ty Mỹ thuật trung ương

1 Tên công ty Nhà nước: CÔNG TY MỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG2 Quyết định thành lập Công ty Nhà nước số: 343/QĐ ngày 10/02/1993của Bộ Văn hoá Thông tin

3 Địa chỉ trụ sở chính: Số 1 phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã,

- In ấn tranh ảnh nghệ thuật, tranh tuyên truyền cổ động và các văn hoáphẩm

- Khảo sát, sáng tác, thiết kế, lập dự án đầu tư, thi công xây dựng cáccông trình tượng đài, tranh hoành tráng, tranh nghệ thuật, tranh lịch sử.

- Trang trí nội thất, ngoại thất, công trình văn hoá, nhà bảo tàng, nhàtruyền thống, nhà văn hoá và các công trình xây dựng dân dụng khác thuộcnhóm C và một số hạng mục nhóm B.

Trang 15

- Đưa người lao động của Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nướcngoài.

- Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm vật tư thiết bịchuyên ngành mỹ thuật, các sản phẩm mỹ thuật, hàng thu công mỹ nghệ, vănhoá phẩm và hàng hoá tiêu dùng khác.

- Khảo sát, lập quy hoạch tổng thể chi tiết, lập dự án đầu tư, lập hồ sơthiết bị kỹ thuật - thi công và thi công các công trình văn hoá, di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh thuộc nhóm A và thi công xây dựng các công trình dândụng thuộc nhóm B.

- Tổ chức dạy nghề truyền thống để phục vụ nguồn lao động chonghành Văn hoá- Thông tin và phục vụ xuất khẩu lao động.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ theo yêu cầu của ngành Văn hoá– Thông tin và các đoàn đi lao động có thời hạn tại nước ngoài.

- Làm tư vấn dịch vụ đưa chuyên gia và xuất khẩu lao động có thời hạnở nước ngoài.

5 Vốn điều lệ: 17.742.945.331 đồng VN

Trong đó: Vốn cố định: 10.097.334.649 đồng VNVốn lưu động: 7.645.610.682 đồng VNVốn do ngân sách nhà nước cấp: 14.544.537.655 đồng VN Vốn tự bổ sung: 3.198.407.676 đồng VN

6 Tên, địa chỉ trụ sở chính của Công ty cấp trên trực tiếp (đối với côngty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty): BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN

(nay là BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH)

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Mỹ Thuật TrungƯơng

 Lịch sử hình thành

Trang 16

Ngay từ những ngày đầu khi đất nước được giải phóng hoàn toàn đấtnước thống nhất non sông thu về một mối chúng ta đã bắt đầu đi vào khôiphục và ổn định cả về mặt kinh tế lẫn chính trị Chính vì thế mà bên cạnh việcphát triển kinh tế thì mọi mặt của đời sống đều được chú ý để cùng phát triển.Để phong phú thêm cho đời sống tinh thần lĩnh vực văn hoá nghệ thuật phảiđược đặc biệt quan tâm Nhận thức sâu sắc về vai trò của mình cục Mĩ thuậtđã đệ trình Bộ văn hoá – Thông tin đề án thành lập xưởng Mĩ thuật Quốc gia.Mục đích là nhằm tập trung các hoạ sỹ, các nhà điêu khắc có trình độ chuyênmôn, có nhận thức chính trị tốt vào hoạt động trong tổ chức nhà nước để sangtác và thi công các công trình Mĩ thuật, công trình Văn hoá phục vụ nhu cầuđời sống văn hoá nghệ thuật ngày càng phát triển của xã hội Bộ văn hoá đãchấp nhận ra quyết định số 44/VHTT-QĐ Ngày 15/5/1978 về việc thành lậpxưởng Mĩ thuật Quốc gia Tiền thân của xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia là xưởngđiêu khắc hội hoạ của cục Mĩ Thuật

 Quá trình phát triển

Lúc mới thành lập, cán bộ công nhân viên của xưởng chỉ vẻn vẹn có 7người Trong đó có 4 cán bộ đại học và 3 trung cấp, ngoài ra có 5 học sinhđang được đào tạo kỹ thuật phóng tượng Để giảm đầu mối quản lý và tăngcường lực lượng cho xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia, ngày 13/5/1979 Bộ trưởngBộ văn hoá thông tin đã quyết định sát nhập xưởng tranh nghệ thuật Việt Namthuộc cục xuất bản là đơn vị sự nghiệp vào xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia Bộmáy của xưởng gồm ba phòng chức năng nghiệp vụ đó là: Phòng Hành chínhtổng hợp, phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạch đầu tư Có bốn phânxưởng là phân xưởng điêu khắc, phân xưởng hội hoạ, phân xưởng tranhhoành tráng, phân xưởng đồ hoạ in lưới Trong quyết định được ghi rõ xưởngMĩ Thuật Quốc Gia có con dấu, tài khoản riêng và hách toán kinh tế độc lậptừ ngày 10/5/1979 Tuy nhiên đã có những thành quả như năm 1978 cục Mỹ

Trang 17

Thuật đề ra là sang tác và xây dựng: Tượng Bác Hồ ở đảo Cô Tô Quảng Ninhbằng xi măng cốt thép, sáng tác phác thảo tượng Bà Hoàng Thị Loan, phácthảo tượng đài “Hoàng Dương côn đảo”, lúc này được cục Mỹ thuật hết sứcgiúp đỡ Xưởng đã sát nhập thêm hai đơn vị, lần sát nhập thứ nhất vào năm1979 nhập xưởng tranh nghệ thuật Việt Nam vào xưởng Mỹ Thuật Quốc Gia.Lần thứ hai năm 1986, nhập xưởng tranh cổ động Tranh Ương với xưởng MĩThuật Quốc Gia và đổi tên là: Công Ty Mĩ Thuật Trung Ương trực thuộc BộVăn Hoá Thông tin cho đến nay đã trải qua gần 30 năm xây dựng và pháttriển.

Đặc biệt từ năm 1992 đến nay Công ty đã phát triển mạnh ngoài côngtrình Mỹ Thuật, tượng đài: Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi Đắc Lắc, đườngTrường Sơn… Công ty thiết kế thi công các công trình có tính quốc gia: Vănphòng chính phủ, các viện bảo tàng trung ương, bảo tàng quân đội Công tyhoàn thành tốt nhiệm vụ biên tập, sáng tác, in ấn tuyên truyền đường lối chủtrương chính sách của Đảng, Nhà nước Thực tế được chứng minh bằngnhững kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm đều vượt kế hoạch từ 25% -30%, số lượng lao động đến năm 2002 tăng gần 100 người và đến nay năm2007 số lao động của công ty đã là 223 người Đời sống cán bộ công nhânviên ngày càng được nâng cao, việc làm ổn định.

 Các thành tích đạt được

Từ ngày thành lập đến nay trải qua nhiều năm hoạt động Công ty luônhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt nhiều thành tích:

 Công ty được tăng huân chương lao động hạng II

 Giám đốc Công ty được tặng huân chương lao động hạng III

 Giám đốc doanh nghiệp giỏi và nhiều cá nhân, đơn vị khác trongCông ty được tặng bằng khen, giấy khen.

Trang 18

 Công ty được Bộ văn hoá thông tin và Chính phủ khen tặng cờ thiđua xuất sắc, cờ luân lưu xuất sắc của Chính phủ…

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ của cácphòng ban

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ( sơ đồ 1)

* Nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Đứng đầu Công ty là Giám đốc, Giám đốc là người được Bộ văn hoá

thông tin ra quyết định bổ nhiệm, là người quản lý điều hành cao nhất, là đạidiện pháp nhân của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước vàpháp luật về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Phó giám đốc chuyên môn: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt

động sản xuất kinh doanh và thi công các hạng mục công trình về mặt chuyênmôn kỹ thuật

- Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: thường thay mặt giám đốc phụ

trách và điều hành về mặt tài chính, công tác kế toán cũng như các hoạt độngkhác của công ty khi Giám đốc uỷ quyền.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng này thực hiện nhiệm vụ lập kế

hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, lập dự án và dự toán các công trình thicông, theo dõi tình hình thực hiện và kế hoạch kinh doanh, doanh thu, lương,bên cạnh đó có phòng vật tư riêng để lo mua sắm vật tư, nguyên liệu cho sảnxuất, phòng sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao với hiệu quả caonhất.

- Phòng hành chính tổng hợp: Phòng này làm nhiệm vụ tổng hợp, tổ

chức thi đua, các chế độ chính sách, phục vụ hành chính, làm tham mưu choGiám đốc trong tất cả các công việc được giao, phục vụ đầy đủ và đúng chê

Trang 19

độ chính sách quy định của Nhà Nước và cơ quan ở tất cả các lĩnh vực vàchức năng của phòng.

- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng rất quan trọng đối với Công

ty Nhiệm vụ của phòng là: Theo dõi dám sát toàn bộ tài sản, vốn của doanhnghiệp Giám sát việc thực hiện các hoạt động kinh tế, chịu trách nhiệm,quyền hạn và nghĩa vụ đối với Nhà nước, cấp trên và các đơn vị cùng kinhdoanh Tập hợp cung cấp các số liệu theo yêu cầu đột xuất hay định kỳ vềhoạt động sản xuất kinh doanh, giúp Giám đốc điều hành kịp thời, có phươngán tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụnộp thuế cho ngân sách Nhà nước.

- Xưởng điêu khắc hoành tráng: Ra đời ngay sau khi thành lập

xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia Xưởng có nhiệm vụ sáng tác thi công, sản xuấtnhững công trình thuộc loại hình điêu khắc (tượng không gian ba chiều đắpnổi, chạm lộng…) Xưởng tranh hoành tráng có nhiệm vụ sáng tác thi côngcác loại tranh lớn (Tranh tường, tranh khắc hình, vẽ trên hình, và số tranh cóchất liệu khác có diện tích rộng) Trong quá trình xây dựng và phát triển,xưởng điêu khắc hoành tráng còn là con chim đầu đàn về việc thực hiện cáccông trình trong toàn Công ty với các xưởng khác.

- Xưởng hội hoạ: là một trong bốn xưởng được thành lập đầu tiên của

xưởng Mĩ Thuật Quốc Gia Xưởng này có nhiệm vụ sáng tác và thể hiện tấtcả các loại tranh bằng chất liệu sơn dầu, sơn mài, mầu nước…phục vụ trongnước và quốc tế Nổi bật nhất của xưởng hội hoạ là sáng tác và thể hiện cáctác phẩm tranh lịch sử và phong cảnh, ngoài ra thực hiện trang trí các nhàkhách, hội trường và phục chế các tác phẩm hội hoạ Xưởng đã chủ trì sángtác và thể hiện các bức tranh lớn Đã hàng chục năm nay xưởng là đơn vịchính chủ trì phục chế, sáng tác và thi công các hạng mục công trình trongquần thể di tích lịch sử Hùng Vương Ngoài ra xưởng còn tham gia sáng tác

Trang 20

thi công các hạng mục công trình phần hội hoạ của các nhà bảo tàng Côngtrình Văn hoá do xưởng khác của Công ty chủ trì.

- Xưởng trang trí nội ngoại thất: Nhiệm vụ của xưởng là nghiên cứu

khảo sát, quy hoạch lập dự án, dự toán và thi công tất cả các công trình vănhoá, nghệ thuật, di tích lịch sử và nhu cầu khác trong và ngoài nước.

- Xưởng tranh cổ động: có nhiệm vụ sáng tác, biên tập, in ấn và phát

hành các loại tranh tuyên truyền cổ động thực hiện các chủ trương đường lốicủa Đảng và Nhà nước.

- Xưởng đồ hoạ quảng cáo: Nhiệm vụ của xưởng là in lưới, bia tập bắn

cho bộ đội theo công nghệ trổ, gián, mực nước bằng bột màu của Cu Ba vàsản xuất các loại tranh dân gian tô phẩm, khắc gỗ, in tranh khắc, in tranh nghệthuật Việt Nam và tham gia đảm nhận những dự án Mỹ Thuật quảng cáo lớn,tham gia các hoạt động đoàn thể và từ thiện do cơ quan và địa phương tổchức.

- Xưởng in: Làm nhiệm vụ thiết kế, chế phẩm, in phim, bình bản, in

offset, gia công sản phẩm sau khi in, in các tạp chi sách báo và các ấn phẩmvăn hoá khác.

- Xưởng tư vấn thiết kế: Có chức năng khảo sát nghiên cứu, lập dự án

quy hoạch tư vấn thiết kế, xây dựng, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn các công trình vănhoá cổ đại và hiện đại, các di tích lịch sử văn hoá bảo tàng, khuôn viên, tượngđài và các công trình dân dụng công nghiệp Khảo sát lập hồ sơ thiết kế cáccông trình văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh,quy hoạch tổng thể và thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và côngnghiệp Tham gia tư vấn, thiết kế thẩm định và thi công bảo tồn tu bổ, tôn tạovà phát huy giá trị của di tích và danh lam thắng cảnh trên phạm vi toàn quốcvà quốc tế Tham gia nghiên cứu xây dựng các tiêu chí quy phạm định mứccủa chuyên ngành văn hoá.

Trang 21

- Xí nghiệp xây dựng và tu tạo công trình: Xí nghiệp này thực hiện

nhiệm vụ tu tạo và sửa chữa sự xuống cấp của công trình di tích như đềnchùa, miếu mạo và các công trình văn hoá cổ Xí nghiệp đã thi công được rấtnhiều công trình có giá trị về mỹ thuật lịch sử cũng như kinh tế, di tích đại thihào Nguyễn Du ở Hà Tĩnh, di tích cố tổng bí thư Trần Phú, di tích Côn Sơn,khu ATK của TW, đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu vua bà Quảng Ninh, chùaTây Thiên, Tam Đảo và nhiều công trình khác.

- Chi nhánh công ty tại TP.HCM: có nhiệm vụ thi công các công trình

ở phía Nam.

- Trung tâm xuất khẩu lao động: Đã thành lập được gần 8 năm nay

thực hiện việc hợp tác lao động trong ngành mỹ thuật, mỹ nghệ với nướcngoài, đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.

- Trung tâm xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ xuất khẩu, nhập khẩu dưới

hình thức trực tiếp và uỷ quyền các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sảnphẩm chuyên ngành văn hoá.

- Trung tâm dạy nghề truyền thống: có nhiệm vụ đào tạo nghề cho

công nhân ở các xưởng.

Ngoài ra công ty còn mở một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm mỹthuật của Công ty tại Hà Nội (Số 7 Hàng Khay, Hà Nội)

Trang 22

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Mỹ Thuật Trung Ương

Bộ văn hoá thể thao và du lịch

Giám đốc công ty

Phó giám đốcchuyên môn

Phó giám đốcsản xuất kinh

Chi nhánh CtyMỹ thuật TW

Phòng kếhoạch - kinh

Phòng tổ chứchành chính

Phòng tàichính kế toán

Các đơn vịmới thành lập

Xưởngtư vấnthiết

Xưởngtrangtrí nội

Xưởngquảngcáo đồhoạ

Xưởngtranh cổ động

XD vàtu tạocôngtrình

Chinhánhphía nam

miềntrung tại

Trungtâm xuấtkhẩu lao

Trungtâm kinh

doanhxuất nhập

Phòngkinhdoanhtiếp thị

Công ty hộichợ triểnlãm quốc tế

ThăngLong

Trang 23

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Với quá trình hoạt động đi lên theo nền kinh tế của đất nước, với bề dàykinh nghiệm truyền thống vẻ vang của đơn vị Trước những khó khăn của nềnkinh tế thị trường, Công ty Mỹ thuật Trung Ương luôn phát huy những thànhtích đã đạt được và không ngừng tiếp thu những thành tựu khoa học, trình độnghiệp vụ quản lý, tổ chức sản xuất, vận dụng những công tác tối ưu nhất vàocông tác chỉ đạo lãnh đạo và hoạch toán kinh doanh có lãi, đảm bảo quyền lợicho người lao động nói riêng và cho sự phát triển của Công ty nói chung.Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty qua bảng sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÔNG TY

(Đơn vị: 1000 đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 06/05 (%)1 Tổng doanh thu 35.300.800 38.414.500 8,82 Chi phí kinh doanh 32.573.400 34.502.000 5,93 Lợi nhuận trước

thuế tttttththuế

2.727.400 2.912.500 6,84 Thu nhập bình quân

Qua bảng trên ta thấy được sự phát triển của Công ty qua 2 năm 2005 và2006 Năm 2006 tổng doanh thu vượt mức cao hơn năm 2005 là 8,8%,lợi nhuận trước thuế tăng 6,8%.Công ty luôn hoạt động có lãi, thu nhập củangười lao động ngày càng tăng và đó chính là kết quả của sự nỗ lực của lãnhđạo Công ty và tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty.

Trang 24

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2007:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên bốn mảng chính:thiết kế, thi công các công trình văn hoá, in, xuất khẩu lao động, quảng cáo vàmột số dịch vụ khác Cụ thể của từng mảng như sau:

1.Thiết kế, thi công các công trình văn hoá:

Đây là thế mạnh của công ty và cũng là hoạt động có hiệu quả kinh tếcao nhất Trong năm 2007, mặc dù có nhiều khó khăn song Công ty cũng đãký hợp đồng và thực hiện thiết kế, thi công 25 công trình với tổng doanh thuước thực hiện (tính đến 31/12/2007) là 28 tỷ 868 triệu đồng Các công việccủa năm là:

Cả năm 2007, xưởng in của Công ty đã thực hiện 240 hợp đồng kinh tếvà đạt doanh thu là khoảng 8 tỷ 100 triệu đồng.

3.Xuất khẩu lao động

Năm 2007 Trung tâm dạy nghề Truyền thống và Xuất khẩu lao động đãđưa ra nước ngoài được 327 lao động Doanh thu khoảng 1385 triệu đồng.

4.Quảng cáo và các dịch vụ khác: 2 tỷ 800 triệu đồng

 Tổng doanh thu của cả công ty là khoảng: 40 tỷ 417 triệu đồng Doanhthu của năm 2007 đã tăng so với năm 2006 tuy nhiên kết quả sản xuất kinhdoanh của từng mảng có sự tăng giảm khác biệt nhau được thể hiện ở bảng 2

Trang 25

Bảng 2: KẾT QUẢ SXKD THEO MẢNG CÔNG VIỆC

(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Công ty Mỹ Thuật Trung Ương)

Nhìn vào bảng trên ta thấy nhìn chung doanh thu của năm 2007 cao hơntuy nhiên cơ cấu doanh thu của từng mảng lại khác nhau rõ rệt Mảng thiết kế,thi công là mảng chính của Công ty chiếm đa số doanh thu cho toàn Công tythì qua hai năm kết quả không tăng lên là bao mà có xu hướng giữ nguyên,còn mảng In thi lại bị giảm sút từ 9 tỷ xuống còn hơn 8 tỷ Riêng hai mảngxuất khẩu lao động và quảng cáo dịch vụ thì lại có xu hướng phát triển hơn,quảng cáo và dịch vụ doanh thu tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.Xuất khẩu lao động cũng ngày càng được chú trọng mở rộng phát triển doanhthu tăng gần gấp đôi so với năm 2006 Những kết quả đạt được trên đây chochúng ta thấy hoạt động của Công ty hiện còn gặp những khó khăn nhất địnhvì vậy mà công việc chính của Công ty chưa phát triển đúng theo tiến độ,nhưng bên cạnh đó Công ty đã biết phát triển những ngành nghề khác để gópphần nâng cao doanh số cho Công ty Có được kết quả như trên là nhờ sụ cốgắng vươn lên của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty.

Một số khó khăn và tồn tại:

Năm 2007 cũng là năm công ty đã gặp rất nhiều khó khăn Trong đó cóhai khó khăn lớn nhất là thiếu vốn kinh doanh và ảnh hưởng của công trìnhtượng đài Điện Biên Phủ Thiếu vốn là khó khăn muôn thuở của doanh

Trang 26

nghiệp Song ảnh hưởng của công trình Điện Biên Phủ quả thực đã gây khókhăn cản trở rất nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tronghai năm vừa qua Công việc điều tra kéo dài đã làm cho những cán bộ có liênquan không thể yên tâm công tác và tâm lý chung của CBCNV cũng bị ảnhhưởng nặng nề

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty

Xuất phát từ suy nghĩ Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chưaphát huy được hết, đặc biệt là đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghềcao chưa được tận dụng Ngoài lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ…Công ty đã cho thành lập Trung tâm xuất khẩu lao động để thực hiện việc hợptác lao động trong ngành mĩ thuật, mĩ nghệ với nước ngoài.

Trung tâm xuất khẩu lao động đã thành lập được gần 8 năm nay Banđầu hoạt động này của công ty còn gặp nhiều khó khăn vì đây là một chứcnăng mới, đồng thời nhu cầu này ở nước ngoài không nhiều chưa ổn định thịtrường Do vậy ngay từ đầu Trung tâm đã tổ chức thêm các hoạt động khácthuộc chức năng của công ty để hỗ trợ cho chức năng xuất khẩu lao động pháttriển Bắt đầu từ năm 2003 Trung tâm đã có phương pháp tổ chức lại bộ phậnxuất khẩu lao động, đồng thời tích cực tiếp cận thị trường ngoài nước nênbước đầu đã thực hiện được công tác xuất khẩu lao động và hoạt động nàyngày càng có hiệu quả.

Tuy vậy lao động xuất khẩu mà công ty đưa ra nước ngoài chủ yếu là laođộng phổ thông chứ không phải là các nghệ nhân hay thợ thủ công có taynghề như phương hướng ban đầu khi thành lập Trung tâm của Công ty.

Cụ thể về tình hình xuất khẩu lao động của Công ty thời gian qua nhưsau:

Trang 27

2.2.1 Quy mô xuất khẩu lao động

2.2.1.1 Về thị trường xuất khẩu lao động

- Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay: Đến năm 2006Việt Nam đã có hơn 160 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa lao động nướcta đi làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đặc biệt chú trọng ở các thịtrường sau:

Bảng 3: TỔNG SỐ LAO ĐỘNG ĐƯA ĐI THEO QUỐC GIA,

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước

Nhìn vào bảng trên ta thấy giai đoạn vừa qua thị trường XKLĐ của nướcta là rất đa dạng, bao gồm các thị trường truyền thống là Đài Loan, Nhật Bản,Hàn Quốc, Malaysia và nhiều thị trường khác nữa Trong các thị trường đó thìsố lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan vẫn là nhiều nhất chiếm tới31,19% tổng số lao động xuất khẩu trong cả giai đoạn qua Tiếp đến là thịtrường lao động Malaysia với 28,5%.

- Đối với Công ty Mỹ Thuật Trung Ương :

Trung tâm xuất khẩu lao động của Công ty thành lập được gần 5 nămnay, đây không phải là mảng chính của Công ty vì vậy mà nó chưa được chú

Trang 28

trọng đầu tư trong thời gian vừa qua Thị trường xuất khẩu lao động trong giaiđoạn trước đây là thị trường Đài Loan Sở dĩ Công ty chọn thị trường này làthị trường chính vì quy mô xuất khẩu lao động của Công ty còn nhỏ bé banđầu khó tiếp cận được với các thị trường, riêng với Đài Loan là một nướcđang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài vì thị trường lao động trongnước không đáp ứng đủ Vì vậy Đài Loan có một hệ thống luật pháp tươngđối đầy đủ và thống nhất điều chỉnh vấn đề việc làm cho người lao động nướcngoài trong đó quy định chủ sử dụng Đài Loan có thể trực tiếp nhận lao độngnước ngoài, song trên thực tế lao động nước ngoài có thể vào làm việc tạinước này thông qua các Công ty môi giới Đài Loan ( gần 90%) hoạt động hợppháp theo pháp luật Đài Loan ( hiện nay Đài Loan có trên 800 công ty môigiới có giấy phép hoạt động) Nhờ có những chính sách đó mà Công ty có thểdễ dàng tiếp cận với thị trường Đài Loan hơn, mặt khác yêu cầu về chất lượnglao động sang Đài Loan là không cao chủ yếu là lao động phổ thông làm cáccông việc như giúp việc gia đình hay làm việc tại các trung tâm điều dưỡng,khu sản xuất chế tạo…

2.2.1.2 Về số lượng và cơ cấu lao động xuất khẩu

- Về số lượng lao động xuất khẩu:

Hàng năm số lượng lao động của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoàingày một gia tăng (bảng 4), đặc biệt tăng nhanh và mạnh từ năm 2000, sốlượng lao động xuất khẩu năm 2007 gấp hơn 2,5 lần so với số lượng năm2000 Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70000 lao động được đưa ra nướcngoài làm việc Với số lượng lao động xuất khẩu lớn như vậy, hàng năm thunhập của người lao động chuyển về nước bình quân khoảng 1,5 tỷ USD đãgóp phần không nhỏ cải thiện đời sống cho bản thân người lao động và giađình họ tăng nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất.

Trang 29

Bảng 4: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

TỪ 1996-2007

(Đơn vị: người)Năm Số lượng lao động Năm Số lượng lao động

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước

Công ty Mỹ Thuật Trung Ương là Công ty chuyên về sáng tác các tácphẩm mang tính chất nghệ thuật, mĩ thuật Lĩnh vực xuất khẩu lao động củaCông mới được thành lập chưa lâu quy mô còn nhỏ bé so với rất nhiều cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động khác vì vậy số lượng lao động xuất khẩuhàng năm còn rất hạn chế Nếu so với số lượng của cả nước thì số lượng củaCông ty là không đáng kể tuy nhiên đó là cả sự cố gắng bước đầu của Côngty.Từ năm 2003 đến nay số lượng lao động xuất khẩu nhìn chung là tăng.Tuy nhiên năm 2005 ngay từ đầu năm phía Đài Loan có lệnh dừng tiếp nhậnlao động Việt Nam do tỷ lệ lao động bỏ trốn cao (9%) nên điều đó ảnh hưởnglớn đến kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty, may mà chỉ ngaysau đó chúng ta đã tiếp tục được phép xuất khẩu lao động sang thị trườngnày Do vậy, số lượng lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan năm2005 có giảm so với năm 2004 ( giảm gần 15%) Nhưng sau sự kiện đó nhờsự cố gắng của Nhà nước cùng các doanh nghiệp XKLĐ đã hạn chế được tìnhtrạng lao động trốn nên số lượng lao động xuất khẩu năm 2006, 2007 đã tănglên đáng kể Năm 2007 số lao động xuất khẩu tăng gấp hơn 2 lần số lao độngxuất khẩu năm 2003 đưa số lao động xuất khẩu của năm đó sang Đài Loanlên hơn 300 người.( bảng 5)

Trang 30

Bảng 5 : SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CÔNG TY ĐƯA ĐI XUẤT

KHẨU THỜI GIAN QUA

(Đơn vị: người, %)

Nguồn: Trung tâm XKLĐ Công ty MT TW

- Về cơ cấu lao động xuất khẩu

Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của Việt Nam rất đa dạng.Trong giai đoạn 2001-2005 cơ câu lao động theo ngành nghề của Việt Namđược thể hiện ở biểu đồ 1 Lao động nước ta đi xuất khẩu làm việc ở rấtnhiều lĩnh vực như giúp việc gia đình, sản xuất chế tạo, xây dựng, khán hộcông, thuỷ thủ tàu vận tải… Trong đó lao động ở lĩnh vực giúp việc gia đìnhchiếm một tỷ trọng lớn tới 39.21%, tiếp đến là làm việc ở lĩnh vực sản xuấtchế tạo 35.3%, khán hộ công 8.4% và một số ngành nghề khác.

Công ty Mỹ Thuật Trung Ương đưa lao động xuất khẩu chủ yếu ởnhững ngành nghề trọng tâm như sản xuất chế tạo, giúp việc gia đình, khánhộ công Hơn nữa thị trường lao động Đài Loan hiện tại vẫn còn thiếu rấtnhiều vị trí lao động giúp việc gia đình, khán hộ công, công nhân vì vậy màlao động Công ty đưa sang Đài Loan chủ yếu làm việc ở 3 ngành nghềđó.Trong đó theo số liệu của năm 2007, trong số 327 lao động xuất khẩu sangĐài Loan của năm thì có 47% lao động làm việc ở trung tâm điều dưỡng,29% lao động giúp việc gia đình và 24% lao động là công nhân sản xuất chếtạo.(biểu đồ 2)

Trang 31

Biểu đồ 1:Tỷ lệ lao động đưa đi theo nghề giai đoạn 2001-2005

Sản xuất, chế tạoXây dựng

Khán hộ côngThuỷ thủ tàu vận tải

 Cơ cấu theo ngành nghề và giới tính

Bảng 6: CƠ CẤU LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU THEO NGÀNHNGHỀ VÀ GIỚI TÍNH

(Đơn vị: %)

Ngành nghề Khán hộ công Giúp việc gđ Công nhânTỷ lệ

- Nam- Nữ

Nguồn: Trung tâm XKLĐ Công ty MT TW

Số lượng lao động đưa đi chủ yếu là lao động nữ, chiếm 80% Đây cũnglà điều hiển nhiên bởi làm việc ở các vị trí trên thì lao động nữ phù hợp cókhả năng làm tốt công việc hơn là nam Vì thế lao động nam chỉ làm ở cáckhu sản xuất chế tạo chiếm 20% trong tổng số lao động xuất khẩu mà Công tyđưa đi.

Trang 32

 Cơ cấu theo địa phương

Để có được nguồn lao động xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của đối tác,Công ty phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tìm kiếm nguồncung ứng lao động Công ty đã liên hệ và tìm kiếm được những lao động cónhu cầu đi xuất khẩu lao động từ rất nhiều tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương,Phú Thọ, Nghệ An, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Trong đó nguồn lao động ở BắcGiang là đông nhất, theo số liệu lao động xuất khẩu năm 2007 thì lao độngBắc Giang chiếm ¼ tổng số nguồn lao động đưa đi trong năm Tiếp đến làPhú Thọ với 22%, Hải Dương 19% (bảng 7) Có được kết quả như vậy lànhờ quá trình thực hiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với địa phươngtrong những năm gần đây Với việc thực hiện mô hình này người lao động cóđược đầy đủ các thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, các cấpchính quyền đoàn thể ở địa phương nhận thấy được lợi ích của XKLĐ đối vớicông cuộc xoá đói giảm nghèo tạo việc làm cho người dân ở địa phương mìnhnên sẽ quan tâm tạo điều kiên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong côngtác tuyển chọn lao động.

Bảng 7: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỊA PHƯƠNG

(Đơn vị: %)Địa PhươngVĩnh PhúcBắc GiangHải DươngNghệ AnBắc NinhPhú Thọ

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo ngành nghề

Giúp việc gia đìnhCông nhân

Ngày đăng: 16/11/2012, 09:14

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA - Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

Bảng 1.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

2.1.4..

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 23 của tài liệu.
Cụ thể về tình hình xuất khẩu lao động của Công ty thời gian qua như sau: - Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

th.

ể về tình hình xuất khẩu lao động của Công ty thời gian qua như sau: Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 4: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI - Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

Bảng 4.

SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 6: CƠ CẤU LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU THEO NGÀNH NGHỀ VÀ GIỚI TÍNH - Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

Bảng 6.

CƠ CẤU LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU THEO NGÀNH NGHỀ VÀ GIỚI TÍNH Xem tại trang 31 của tài liệu.
Sản xuất, chế tạo Xây dựng - Hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty Mỹ Thuật Trung ương

n.

xuất, chế tạo Xây dựng Xem tại trang 31 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan