- Hình thức XKLĐ còn đơn điệu
3.1.1. Phương hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Trong những năm tới Việt Nam củng cố thị trường truyền thống, giữ vững và phát triển thị trường hiện có, khai thông thâm nhập vào các thị trường mới. Thị trường truyền thống bào gồm: Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc,…Còn thị trường cần được khai thông để phát triển là: Trung Đông, các nước Châu Mỹ la tinh…Mỗi khu vực cần có đề án phát triển riêng.
Đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động và chuyên gia. Cung cấp lao động và chuyên gia cho mọi loại ngành nghề với trình độ tay nghề khác nhau. XKLĐ phải đảm bảo tính cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật và chuyên gia, nâng dần tỷ trọng lao động xuất khẩu có chất lượng cao trong tổng số lao động xuất khẩu; mở rộng XKLĐ thí điểm một số ngành nghề mới ở khu vực có môi trường pháp lý và xã hội thuận lợi, chỉ cấm XKLĐ ở một số nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Đa dạng hoá các thành phần tham gia XKLĐ: Củng cố các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đang làm việc ở nước ngoài tìm việc và thu hút thêm lao động từ trong nước; thí điểm một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đủ điều kiện, được tham gia hoạt động XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
- Đi tập thể do các doanh nghiệp tổ chức duới các hình thức nhận thầu công trình công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, dân dụng…ở nước ngoài.
- Chuyên gia tại một số lĩnh vực thế mạnh của ta như: Nông nghiệp, thuỷ lợi…
- Công nhân có tay nghề làm việc theo hợp đồng ký giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Lao động phổ thông trong một số lĩnh vực theo yêu cầu của phí nước ngoài và theo quy định của Chính phủ.