1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hà Nội

64 584 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 343,52 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hà Nội.

Trang 1

Nguồn nhân lực rất quan trọng đối với mỗi Quốc gia nói chung vàđối với mỗi tổ chức nói riêng Trong một tổ chức, dù nguồn tài chính có dồi dào, cơ sở vật chất và máy móc hiện đại nhưng nếu đội ngũ lao động có chất lượng kém thì tổ chức đó khó có t`hểđạt hiệu quả kinh tế chứ chưa nói đến việc đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tuyển mộ,tuyển dụng nguồn nhân lực đang trở thành vấn đề quan trọng đối với mỗi một tổ chức, mỗi doanh nghiệp

Hiện nay công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ở nhiều Công ty nói chung vàở Công ty Cổ phần Xây dựng vàĐầu tư Hà Nội nói riêng chưa thực sựđược quan tâm đúng mức Do vậy Công ty chưa cóđội ngũ công nhân chất lượng cao, dẫn tới năng suất lao động và hiệu quả lao động thấp Chính vì vậy, trong thời gian tập tại Công tyCổ phần Xây dựng vàĐầu tư Hà Nội em chọn đề

tài : “Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Công ty Cổ phần

Xây dựng và Đầu tư Hà Nội” làn báo cáo thực tập chuyên đề của mình.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là hiểu rõ hơn về công tác tuyển dụng nhân lực trong một tổ chức trên cơ sở lý thuyết, đồng thời đi sâu vào thực tế sử dụng các kết quả của phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc tuyển dụng tại Công ty cổ phần xây dựng vàĐầu tư Hà Nội để góp phần hoàn thiện công tác tuyển dụng của Công ty.

Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về công tác tuyển mộ, tuyển chọn trong tổ chức

Chương II: Đánh giá thực trạng về công tác tuyển mộ, tuyển chọn ở Công ty cổ phần xây dựng vàĐầu tư Hà Nội

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển mộ, tuyển chọn tại Công ty Cổ phần Xây dựng vàĐầu tư Hà Nội

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Vân Điềm cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng vàĐầu tư Hà Nội, đã hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.

CHƯƠNG I

CƠSỞLÝLUẬNVỀCÔNGTÁCTUYỂNMỘ, TUYỂNCHỌNTRONGDOANHNGHIỆP

I ) KHÁINIỆM, VAITRÒ, YÊUCẦUĐỐIVỚICÔNGTÁCTUYỂNMỘ, TUYỂNCHỌN

1 Khái niệm về tuyển mộ tuyển chọn

- Tuyển mộ là quá trình tìm kiếm, thu hút những người có khả năng và trình độ từ các nguồn khác nhau vàđộng viên họ tham gia dự tuyển vào công ty - Tuyển chọn là quá trình chọn được những người có năng lực và trình độ

phù hợp nhất với công việc trong số những người tham gia dự tuyển.

- Tuyển mộ và tuyển chọn có nội dung và yêu cầu khác nhau nhưng nằm trong một quá trình thống nhất không tách rời đó là quá trình tuyển dụng Tuyển mộ tạo cơ sở cho tuyển chọn, tuyển mộ tập hợp các ứng cử viên lại, còn tuyển chọn là quyết định xem trong số các ứng viên đó ai là người hội đủ các tiêu chuẩn để làm việc cho công ty.

2 Vai trò của công tác tuyển mộ, tuyển chọn trong doanh nghiệp

- Một tổ chức muốn hoạt động được dĩ nhiên phải cóđội ngũ nhân viên và hoạt động tuyển dụng là khâu đầu tiên đểđưa đội ngũ lao động đến với công ty.

- Công tác tuyển dụng có vai trò rất quan trọng đối với tổ chức bởi tuyển đúng người có năng lực vào làm việc trong tổ chức sẽ là một dấu hiệu quan trọng cho thành công của tổ chức.

Trang 3

- Việc tuyển chọn tốt còn tránh được rủi ro trong sản xuất kinh doanh, vì nêú tổ chức chọn nhân viên có năng lực kém vào làm việc sẽ làm cho công việc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả Nếu nhân viên không nhanh nhẹn ở một số ngành sản xuất kinh doanh đặc biệt có thể gây ra tai nạn lao động, hỏng dây chuyền sản xuất và sẽ là gánh nặng với tổ chức.

- Làm tốt công tác tuyển dụng còn có vai trò giúp cho các hoạt động quản lý khác được thuận lợi và có hiệu quả hơn như công tác bố trí sử dụng nhân lực, công tác đào tạo, đánh giá thực hiện công việc

- Tuyển dụng còn đóng vai trò rất quan trọng góp phân xây dựng nền móng vững chắc, tạo cơ sở thực hiện mục đích của tổ chức, đáp ứng được công việc.

3 Các nguyên tắc đối với công tác tuyển mộ, tuyển chọn

- Việc tuyển mộ phải đảm bảo đúng tiến độ về thời gian, tuyển mộ công khai trên phạm vi rộng để thu hút được nhiều ứng viên tham gia, quan tâm.- Công tác tuyển chọn phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, không thiên vị

Bởi nếu trong quá trình tuyển chọn mà không công bằng sẽ gây cảm giác lo ngại đối với các ứng viên về tổ chức, không thực sự tin tưởng vào tổ chức, lo ngại về một môi trường làm việc thiếu công bằng.

4 Yêu cầu đối với công tác tuyển mộ, tuyển chọn

Có nhiều phương pháp để tuyển mộ, tuyển chọn khác nhau nhưng công tác tuyển dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Việc tuyển dụng nhân lực phải xuất phát từ mục tiêu sản xuất kinh doanh, phải gắn liền với các kế hoạch về lao động của tổ chức chứ không thể tuyển dụng bừa bãi.

- Yêu cầu của tuyển chọn là phải chọn đúng người, chọn người có năng lực, trình độ phù hợp nhất với yêu cầu của công việc.

- Phải tuyển chọn được những người có sức khỏe , làm việc lâu dài trong tổ chức.

Trang 4

- Tuyển chọn người có kỷ luật, trách nhiệm, trung thực và gắn bó trong tổ chức.

- Tuyển chọn người có kỷ luật, trách nhiệm, trung thực và gắn bó với công việc.

- Công tác tuyển mộ phải đảm bảo được quảng cáo rộng rãi, đa dạng vàđúng nguồn, phải được nhiều người biết đến.

5 Mối liên hệ giữa công tác tuyển mộ, tuyển chọn với việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

- Tuyển mộ và tuyển chọn là hai khâu của quá trình tuyển dụng nhân lực vì vậy mà nó luôn có mối liên hệ với nhau tác động mạnh đến nhau.

- Tuyển mộ là khâu đầu tiên vô cùng quan trọng vì không có tuyển mộ sẽ không có tuyển chọn Tuyển mộ tập hợp các ứng viên lại sau đó tuyển chọn sẽ lựa chọn ra người phù hợp với tổ chức, công tác tuyển mộđã khó nhưng công tác tuyển chọn còn khó hơn nhiều.

- Nếu việc tuyển mộ hợp lý về nguồn, về số lượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công việc tuyển chọn được diễn ra tốt đẹp, thành công và tiết kiệm được chi phí lẫn thời gian Ngược lại quá trình tuyển chọn sẽ là thước đo để kiểm chứng công tác tuyển mộ làm được đến đâu, làm có tốt không.

- Như vậy tuyển mộ và tuyển chọn là hai giai đoạn liên tục không thể tách rời, luôn bổ sung cho nhau phải làm tốt công tác tuyển mộ thì công tác tuyển chọn mới đạt hiệu quả cao Ông cha ta thường nói: “ thiên thời, địa lợi, nhân hoà” Nhưng thiên thời không bằng địa lợi vàđịa lợi không bằng nhân hoà Muốn cho yếu tố “ nhân” được “ hoà” cần phải biết “ thuật dùng người” Thuật dùng người được tóm gọn trong câu nói “đúng người, đúng chỗ, đúng lúc”- nghĩa là chọn đúng người, bố trí họđúng vị trí vàđúng thời điểm cần thiết.

Chính vì vậy mà công tác tuyển dụng và việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực lại có mối liên hệ với nhau, nó gắn bó với nhau để cùng giúp tổ chức

Trang 5

thành công hơn, giúp cho yếu tố “nhân” được “ hoà” Khi một nhân viên mới được tuyển vào công ty thì họ còn bỡ ngỡ với môi trường, với công việc Chính vì vậy mà các nhà quản trị nhân lực không những chỉ tuyển nhân viên mà còn phải giúp họ làm quen với môi trường mới, sắp xếp, bố trí công việc mới cho họđể làm sao công tác tuyển dụng được thành công mỹ mãn khi mà các lao động mới này làm việc một cách hiệu quả.

6 Tầm quan trọng của công tác tuyển dụng

- Việc coi nhẹ công tác tuyển dụng sẽ dẫn đến sự thất bại của tổ chức, bởi thông qua tuyển dụng mà hình thành nên nguồn nhân lực của tổ chức Điều đó khẳng định tầm quan trọng của công tác tuyển dụng.

- Tuyển chọn tốt làđiều kiện trung tâm cho thành công của tổ chức vì tuyển dụng đã góp phần nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực mà nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ tổ chức nào.

- Công tác tuyển dụng còn có vai trò quan trọng vì tuyển chọn tốt sẽ tránh được những thiệt hại, rủi ro trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, do các lao động kém tay nghề, trình độ gây ra.

II/ MỘTSỐCƠSỞCỦACÔNGTÁCTUYỂNDỤNG

1 Kế họạch hoá nguồn nhân lực

- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá trình đánh giá các nhu cầu về nguồn nhân lực xuất phát từ mục tiêu của tổ chức và xây dựng các kế hoạch về nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

- Công việc kế hoạch hoá nguồn nhân lực được tiến hành theo ba bước:• Bước 1: Xác định nhu cầu nhân lực:

Là việc dựđoán số và các loại nhân lực cần để thực hiện công việc của tổ chức trong tương lai, việc dựđoán về nhu cầu tài nguyên nhân sự này dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tức là dựa vào khối lượng công việc cần thực hiện trong kỳ kế hoạch để tính ra thời gian cần thiết

Trang 6

đểhoàn thành khối lượng công việc trong kỳ kế hoạch và từđó xác định số người lao động công việc đó.

Bước 2: Xác định cung nhân lực:

Là việc dự tính số và loại lao động mà tổ chức có thể cóđáp ứng nhu cầu của công việc Việc dựđoán cung về nhân lực bao gồm cả cung nhân lực bên trong và bên ngoài của tổ chức.

Dựđoán cung về nhân lực bên trong tức là dựđoán khả năng đáp ứng nhu cầu về nhân lực dựa trên phân tích lực lượng lao động hiện có của tổ chức để trả lời các câu hỏi:

Bao nhiêu người đang thực hiện công việc gì? Số lượng lao động trong từng công việc? Tốc độ và kỹ năng của người lao động?

Dựđoán cung nhân lực từ bên ngoài: Bằng cách phân tích môi trường bên ngoài để thấy được trên thị trường có cung cấp được số lượng lao động mà ta cần hay không.

Bước 3: So sánh cung cầu vàđưa ra giải pháp:

So sánh giữa cung và cầu nhân lực để thấy được sự chênh lệch, từđó xây dựng các giải pháp, các chương trình để khắc phục.

Nếu thiếu nhân lực thì có thể thuyên chuyển, tuyển dụng thêm; nếu thừa nhân lực thì thuyên chuyển, cắt giảm tinh giảm đội ngũ lao động

Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là một cơ sở của công tác tuyển dụng nhân lực vì có thể tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực mới xác định xem có cần tuyển thêm nhân viên không và tuyển với số lượng, chất lượng như thế nào.

2 Phân tích công việc

- Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một tổ chức

Trang 7

- Phân tích công việc cóý nghĩa quan trọng và là công cụ cơ bản trong mọi giai đoạn của quản trị TNNS, nó là cơ sởđể tuyển dụng bình đẳng.

- Mục đích của phân tích công việc làđưa ra 3 bảng: mô tả công việc, yêu cầu thực hiện công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc.

- Bảng mô tả công việc: Là một văn bản viết giải thích về các nhiệm vụ, trách nhiệm, các điều kiện làm việc và các vấn đề khác có liên quan đến công việc Nó cho ta biết công nhân làm cái gì, làm thế nào và các điều kiện mà các nhiệm vụđóđược thực hiện Bảng mô tả công việc thường bao gồm các điểm sau đây:

+ Các nhiệm vụ chủ yếu phải hoàn thành+ Tỉ lệ thời gian cho mỗi nhiệm vụ

+ Các tiêu chuẩn hoàn thành công tác

+ Các điều kiện làm việc, nơi làm việc và các rủi ro có thể xảy ra

+ Số người làm việc đối với từng công việc và các mối liên hệ tường trình báo cáo

+ Máy móc và thiết bịđể thực hiện công việc đó

Từ bảng mô tả công việc nhà quản trị thảo ra bảng yêu cầu của công việc và bảng này là cơ sởđể kế hoạch hoá nguồn nhân lực phục vụ cho tuyển dụng lao động

- Bảng xác định yêu cầu của công việc: Đó là một văn bản liệt kê về các đòi hỏi của công việc với người thực hiện, bao gồm: Các yêu cầu về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ giáo dục, các đặc trưng về tinh thần và thể lực cần có công việc và các điều kiện khác liên quan đến năng suất lao động Như vậy, từng công việc đòi hỏi người lao động được giáo dục ở mức độ nào và phẩm chất tâm lý của người đó như thế nào Căn cứ vào các yêu cầu đặt ra trong bảng yêu cầu thực hiện công việc, nhà quản trị quyết định tuyển dụng người lao động cóđầy đủ các tiêu chuẩn đảm bảo người lao động phù hợp với công việc.

Trang 8

- Bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc: Là một bảng thống nhất các chỉ tiêu để phản ánh các yêu cầu cả về số lượng của công việc hoàn thành nhiệm vụđược quy định trong mô tả công việc Đây là căn cứđểđánh giá sự thực hiện công việc của người lao động làm cơ sở cho tuyển dụng nhân lực.

- Như vậy, kết quả của phân tích công việc đã cung cấp những thông tin quan trọng để nhà quản trị căn cứ vào đó có quyết định tuyển dụng Đồng thời, nó cung cấp những thông tin cho những hoạt động của quản trị nhân lực khác làm cơ sở cho tuyển dụng lao động được đúng, chính xác.

3 Đánh giá thực hiện công việc

- Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là chìa khoá giúp cho công ty có cơ sởđể hoạch định, tuyển mộ- tuyển chọn, phát triển tài nguyên nhân sự, cũng nhưđền bùđãi ngộ, phát triển nghề nghiệp Việc đánh giáđúng, chính xác sự thực hiện công việc của người lao động là góp phần vào sự thành công của công tác quản trị nhân sự trong tổ chức

- Đánh giá thực hiện công việc là quá trình đánh giá một cách có hệ thống và chính xác tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu thức đãđược xây dựng từ trước và thảo luận sựđánh giáđó với người lao động.

- Mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc là:

+ Cải thiện hiệu suất công tác và thông tin phản hồi nghĩa là cấp trên nhận định gì về sự hoàn thành công việc của nhân viên và cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên và nâng cao hiệu quả của toàn doanh nghiệp.

+ Hoạch định tài nguyên nhân sự: Nhờ việc đánh giá mà biết được tiềm năng của nhân viên vì thế mà nhân viên có thể hoạch định các kế hoạch về nhân sự trong tương lai.

+ Tuyển mộ và tuyển chọn: Việc đánh giá thành tích công tác của nhân viên có thể giúp cho công ty dự báo khả năng hoàn thành công tác của các ứng viên sau này vì thế giúp cho công tác tuyển dụng được thuận lợi hơn.

Trang 9

+ Phát triển tài nguyên nhân sự: Việc đánh giá sẽ cho công ty biết về nhu cầu đào tạo và phát triển đối với đội ngũ lao động.

+ Hoạch định và phát triển nghề nghiệp.

+ Lương bổng vàđãi ngộ: Căn cứ vào sự thực hiện công việc của nhân viên để tăng lương, thăng chức nếu nhân viên làm tốt công việc.

+ Quan hệ nhân sự: Việc đánh giá sự thực hiện công việc còn giúp cho ban lãnh đạo ra các quyết định như: thăng chức, giáng chức, ký kết, huỷ bỏ hợp đồng, cho nghỉ việc, thuyên chuyển

+ Đánh giá tiềm năng của nhân viên: Đánh giá hành vi, thành tích trong quá khứ giúp một phần tiên đoán hành vi trong tương lai của nhân viên.

Việc đánh giá thực hiện công việc cho biết người lao động hoàn thành công việc được đến đâu, chính vì thế nó cho biết công tác tuyển dụng có thành công hay không, giúp cho lần tuyển dụng sau được tôt hơn Từ những phân tích trên cho ta thấy: Kế hoạch hoá nguồn nhân lực, phân tích công việc vàđánh giá sự thực hiện công việc của người lao động là những cơ sở khoa học quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng nguồn nhân lực.

III/ CÁCYẾUTỐẢNHHƯỞNGĐẾNTUYỂNMỘ, TUYỂNCHỌN

Để tìm kiếm, lựa chọn sàng lọc những ứng viên tham gia vào quá trình tuyển dụng của tổ chức nhằm lựa chọn được những người phù hợp nhất với yêu cầu của công việc vàđưa ra quyết định tuyển dụng đúng, đòi hỏi phải có tính tới sự tác động của rất nhiều yếu tố mà gộp lại có thể chia thành hai nhóm: các yếu tố thuộc môi trường bên trong và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài.

1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

a) Tình hình cung cầu trên thị trường lao động

Những điều kiện của thị trường lao động ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tuyển dụng.

Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc bất ổn có chiều hướng đi xuống thì tổ chức sẽ giảm thiểu lượng lao động, giảm giờ làm và xu hướng tuyển

Trang 10

lao động giảm Ngược lại nếu nền kinh tế phát triển ổn định, có xu hướng đi lên các tổ chức mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tuyển thêm người cùng với các chính sách đãi ngộ khác.

Nói tóm lại, nếu trên thị trường lao động dư thừa loại lao động mà tổ chức cần( tức là cung lớn hơn cầu) thì có lợi cho công tác tuyển dụng Nếu cung nhỏ hơn cầu thì công tác tuyển dụng sẽ gặp khó khăn hơn, do phải đấu với các đối thủ cạnh tranh để dành lấy nhân tài Vì vậy, hoạt động tuyển dụng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn hơn bình thường để tuyển các nhân viên theo dựđịnh.

b) Các quy định của pháp luật về lao động

Các quy định của pháp luật cũng chi phối đến hoạt động tuyển dụng Chẳng hạn những quy định về cơ hội tìm việc làm, giữa nam và nữ, những quy định đối với các hoạt động của trung tâm giới thiệu viêc làm, quy định về tiền lương tối thiểu cũng ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng, làm cho hoạt động tuyển dụng dễ hay khó.

c) Đối thủ cạnh tranh

- Ngày nay các công ty cạnh tranh nhau về nguồn lực lao động bằng mọi cách, nguồn lực là tài nguyên quý giáđối với tổ chức, cóđược nhân tài là mong muốn của bất cứ một tổ chức nào.

- Để cạnh tranh, thu hút nhân tài, các công ty phải có chính sách nhân sự hợp lý Như chính sách lương bổng, đãi ngộ, sự thăng tiến trong công việc, môi trường làm việc và bầu văn hoá công ty đó là các yếu tố mà các ứng viên quan tâm đến khi muốn tuyển vào tổ chức.

- Cạnh tranh luôn đòi hỏi các tổ chức phải đa dạng hoá các hình thức và phương thức tuyển dụng.

d) Xu hướng kinh tế của thời đại

Xu hướng kinh tếởđây đề cập đến chu kỳ kinh tế Nếu trong giai đoạn kinh tế phát triển thì các công ty hướng tuyển thêm nhân lực để mở rộng sản xuất Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các công ty sẽ không tuyển

Trang 11

Như vậy, chu kỳ kinh tếảnh hưởng lớn đến tuyển dụng nhân lực.

e) Thái độ xã hội đối với một nghề nhất định

Đó là tâm lý của quần chúng đối với một nghề nào đó vàđiều này nó thay đổi qua thời gian Chẳng hạn nếu công ty muốn tuyển thêm người vào công việc mà nhiều người trong xã hội ưa chuộng thì các ứng viên sẽ hăng hái tham gia, nếu công tác tuyển dụng được thuận lợi hơn do công ty không phải mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phíđể tìm kiếm, lựa chọn họ.

2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong

a) Tình hình tài chính của công ty

Nếu một công ty có nguồn tài chính dồi dào thì có thể chi trả cho mọi hoạt đông của công tác tuyển dụng, sẽ có phương pháp tuyển dụng tốt Mặt khác với nguồn tài chính dồi dào của công ty có thể thu hút được nhiều người tài với mức lương hấp dẫn hơn các công ty khác Như vậy, các công ty lớn, mạnh sẽ dễ dàng tuyển được lao động giỏi hơn là các công ty nhỏ, tài chính hạn chế.

b) Bầu văn hoá, uy tín của tổ chức

Bầu không khí, văn hoá của tổ chức ảnh hưởng lớn đến quá trình tuyển dụng Nó tạo sự thoả mãn, tâm lý tốt đối với người lao động, các ứng viên tất nhiên đều mong muốn được làm việc trong không khí thoả mái, cởi mở, giữa lãnh đạo và nhân viên Những ứng viên tham gia tuyển dụng sẽ thấy tự tin, thoải mái, họ có thểđược đưa ra ý kiến, sáng tạo để góp phần vào sự phát triển chung của công ty Ngược lại, bầu không khí văn hoá khép kín sẽ tạo khoảng cách lớn giữa lãnh đạo và nhân viên, nhân viên không được khuyến khích nêu sáng kiến, phát huy ý tưởng trong công việc và hầu hết các ứng viên giỏi, năng động sáng tạo không thích làm việc trong một môi trường như vậy Các công ty này sẽ tuyển được đội ngũ lao động kém chất lượng, hậu quả là hoạt động công ty ngày càng trì trệ, kém phát triển.

c) Các chính sách nhân sự của tổ chức

Trang 12

Các chính sách nhân sự của công ty ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng Ví dụ công ty có các ưu tiên cho các con em trong ngành như vậy hoạt động phải hướng chọn các con em trong ngành trước sau đó mới tuyển từ nguồn khác.

d) Thái độ của nhà quản trị

Thái độ của nhà quản trị là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của tuyển dụng Các nhà quản trị phải coi trọng và có thái độ nghiêm túc với công tác tuyển dụng như vậy mới đạt được hiệu quả cao, tránh sự lãng phí về thời gian và tài chính của tổ chức.

Nhà quản trị phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác tuyển dụng, phải tạo được bầu không khí thoải mái làm sao đểứng viên không e dè, bộc lộ hết khả năng thực tế của mình, có như vậy tuyển dụng mới đạt kết quả cao.

e) Công tác quảng cáo

Quảng cáo là mấu chốt đểđưa đến sự thành công cho công tác tuyển mộ Hình thức quảng cáo phải đa dạng, phải phù hợp với tập quán và tâm lý người lao động có như vậy mới thu hút được nhiều các ứng viên tham gia vào quá trình tuyển dụng.

IV/ TIẾNTRÌNHTUYỂNMỘTUYỂNCHỌN

1 Xác định nhu cầu nhân sự trong doanh nghiệp

Việc đầu tiên trước khi tuyển dụng lao động là các nhà quản trị phải xác định nhu cầu nhân sự của tổ chức, xem thiếu vị trí nào, số lượng bao nhiêu, yêu cầu như thế nào, sau đó tìm kiếm các giải pháp trước khi tiến hành tuyển mộ.

Chúng ta không thể nghĩđơn giản rằng khi chúng ta thiếu người là chúng ta đăng báo tìm người Thậm chí chúng ta chỉ thiếu nhân sự trong một thời gian ngắn mà chúng ta vẫn cứ tuyển mộ thêm người, hậu quả là tổ chức đó cứ phình lên mà làm ăn kém hiệu quả.

Trang 13

Thực chất là tuyển mộ là quá trình rất phức tạp và tốn kém, do đó khi tổ chức cần thêm lao động chúng ta không nên tuyển mộ ngay mà nên xem xét có giải pháp nào cho sự thiếu hụt này không Ví dụ như các giải pháp: cho lao động làm thêm giờ, tăng ca, thuê hợp đồng gia công, mướn nhân viên của các hãng khác khi áp dụng các biện pháp nêu trên mà vẫn không giải quyết được vấn đề nhân lực, chúng ta sẽ tuyển nhân viên theo hai hướng: hướng nội bộ và hướng bên ngoài.

2 Xác định mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch tuyển mộ tuyển chọn

Trước khi tiến hành tuyển mộ phải xác định mục tiêu chiến lược của công ty sau đó lập kế hoạch và trình lên ban giám đốc phê duyệt sau đó sẽ tiến hành tuyển chọn, tuyển mộ,

b) Nguồn bên ngoài

- Tuyển mộ từ bạn bè con em nhân viên

Các nhân viên đang làm trong một tổ chức thường biết rõ bạn bè mình đang cần một việc làm nên họ thường giới thiệu cho công ty những người có khả năng và chất lượng tốt.

Trang 14

Tuyển mộ theo kiểu này có khả năng dẫn tới sự thiên vị, hay cảm tưởng không tốt với nhân viên khi bạn bè hoặc người thân của họ không được vào làm việc.

- Tuyển mộ nhân viên cũ của công ty

Nhiều trường hợp một số công nhân viên đang có thếđứng tốt ở công ty, lại rời bỏ công ty làm cho một công ty khác hoặc vì công việc mà nghỉ việc Nhưng khi làm việc ở công ty mới này họ lại thấy rằng công việc lại kẻm hiệu quả hơn và hoặc công việc riêng đã giải quyết xong họ muốn quay lại công ty cũđể làm việc Có nhiều lý do khiến ta không nhận một người như thế nhưng thực tế cho thấy những nhân viên này lại làm việc rất tốt, vui vẻ hơn và gắn bó với công ty.

- Ứng viên tự nộp đơn xin việc: Có nhiều trường hợp công ty không đăng quảng cáo tìm người nhưng vẫn có người đến nộp đơn xin việc Trong trường hợp này công ty nên giữ lại đơn để khi cần có thể mời họ làm việc mà có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian Tuy nhiên chúng ta vẫn phải sàng lọc và tuyển chọn kỹ lưỡng những ứng viên này.

- Nhân viên của các hãng khác: Tuyển dụng nhân viên có sẵn tay nghề của một hãng khác, của cơ quan nhà nước, của các trung tâm nghiên cứu là con đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất vì công ty không phải chi cho nghiệp vụđào tạo và gần như không phải qua thời kỳ tập sự.

- Tuyển mộ từ sinh viên các trường đại học, cao đẳng: Sinh viên mới tốt nghiệp ở các trường đại học và cao đẳng ngày càng trở thành nguồn nhân lực quan trọng đối với các công ty ngày nay Các nhà quản trị tiến hành các hoạt động thông báo, tuyển chọn những người thích hợp từ khi họ chuẩn bị tốt ngiệp Các tổ chức thích tuyển nhân viên trực tiếp từ nguồn này bởi họ vẫn giữđược thói quen học tập, dễđào tạo, có sức bật vươn lên và có nhiều sáng kiến.

- Tuyển từ những người chưa có việc làm hoặc thất nghiệp: Những người

Trang 15

trịđối với tổ chức nếu biết khai thác Đây là nguồn tuyển dụng cần quan tâm bởi tổ chức có thể tuyển được người giỏi vào làm việc, bởi có thể họ cũng có thể làm việc cho một công ty nào đó nhưng vì bất mãn với chính sách của công ty mà nghỉ việc

- Phương pháp tuyển mộ từ nguồn bên ngoài cóưu điểm lớn nhất là giúp tổchức đổi mới được chất lượng nguồn nhân lực đồng thời còn tạo ra động lực cho những người đang làm việc cho một tổ chức vìđiều này đưa đến sức ép về việc làm trong tổ chức buộc họ phải quan tâm và làm việc tốt hơn nếu không sẽ bị sa thải.

- Mặt khác tuyển mộ từ nguồn bên ngoài cũng có nhược điểm là tốn kém, mất thời gian, người lao động vào làm việc khó hoà nhập với môi trường cũng như vị trí mới.

- Do vậy mà tuyển từ nguồn nào còn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhiều yếu tố khác của tổ chức sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

4 Phương pháp tuyển mộ

Có rất nhiều phương pháp để tuyển mộ nhân viên sau đây là một vài phương pháp điển hình:

a) Phương pháp quảng cáo

Phương pháp này tuyển mộ bẵng cách quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, báo chí, tờ rơi tại các trạm ga, trạm đỗ xe buýt, và hiện nay người ta còn quảng cáo trên mạng internet Nội dung quảng cáo nêu rõ những thông tin về công việc, những tiêu chuẩn để tham gia tuyển dụng.

b) Phương pháp tuyển mộ qua các trung tâm giới thiệu việc làm

Ngày nay ở Việt Nam còn xuất hiện rất nhiều các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm xuất khẩu lao động, nhất là các thành phố lớn.

Các tổ chức có thể ký hợp đồng với các trung tâm giới thiệu việc làm, yêu cầu họ tuyển dụng những người phù hợp cho tổ chức bởi các trung tâm

Trang 16

cónhiệm vụ săn lùng tin tức về cung nhân lực, và tổ chức phải trả cho trung tâm một khoản lệ phíđối với việc tuyển dụng này.

c) Cử chuyên viên tuyển mộđến các trường:

Theo phương pháp này các chuyên viên có thể liên hệ với các phòng đào tạo phòng quản lý sinh viên của các khoa hay trung tâm giới thiệu việc làm của các trường nhờ giới thiệu những sinh viên sắp tốt nghiệp hội đủ các tiêu chuẩn để tuyển dụng.

Ngày nay cóđã có rất nhiều các công ty đãđến các trường đại học để giao lưu với sinh viên, mở ngày hội việc làm tại các trường Đây là một xu hướng rất tốt nó có lợi cho các nhà tuyển dụng và có lợi cho sinh viên vì họđược tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ tuyển dụng, hiểu biết hơn về công ty, về công việc khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.

d) Thuê chuyên gia để tuyển

Các công ty có thể thuê chuyên gia chuyên về một lĩnh vực chuyên môn phức tạp nào đóđể tuyển nhân viên cho công ty mình Như vậy sẽ tuyển những nhân viên có chất lượng cao, vàđáng tin cậy.

e) Phương pháp tuyển từ sinh viên thực tập

Tuyển mộ từ sinh viên thực tập cũng là một hình thức tuyển mộ, sinh viên là những người được trường đại học cửđến thực tập tại tổ chức Trong quá trinh học tập, tổ chức có thể biết những sinh viên nào hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết Phương pháp này rất hiệu quả bởi chi phí thấp và có thể tuyển được những người phù hợp.

Ngoài các phương pháp trên ra còn có một vài phương pháp cũng được sử dụng như:

-Tuyển mộ thông qua dịch vụ của các công ty săn tìm nhân tài- Thông qua sự giới thiệu của nhân viên trong công ty

-Thông qua các hiệp hội nghề nghiệp

5 Các bước tuyển chọn nhân lực

a) Xem xét hồ sơđơn xin việc

Trang 17

Bước đầu tiên trong tiến trình tuyển trọn bao gồm việc xem xét mẫu đơn xin việc do chính ứng viên viết hoặc do chính công ty soạn thảo Phòng nhân sự sẽđánh giá xem ứng viên có phù hợp với nhu cầu của công ty hay không Những thông tin màứng viên điền vào chỗ trống trong đơn sẽđược so sánh với bản mô tả công việc đểđánh giá mức phù hợp của các ứng viên với công việc.

b) Phỏng vấn sơ bộ

Là cuộc gặp gỡđầu tiên của cán bộ tuyển dụng và người lao động Người lao động sẽ hỏi những câu về bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm đểđánh giáứng viên Qua cuộc phỏng vấn cán bộ tuyển dụng sẽ loại dần những ứng viên không đạt yêu cầu.

c) Kiểm tra sức khoẻ

Các ứng viên phải vượt qua quá trình kiểm tra sức khoẻđể bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, ngoài những trình độ học vấn, kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và các tiêu chuẩn khác.

Có tổ chức thì khâu khám sức khoẻ sẽ tiến hành sau cùng, điều này phụ thuộc vào mỗi tổ chức.

d Trắc nghiệm

Trắc nghiệm nhân sự là cách thức có giá trịđểđánh giá các đặc điểm của cá nhân Hàng trăm câu trắc nghiệm được đưa ra đểđánh giá các khía cạnh khác nhau của hành vi con người như trắc nghiệm thực hiện công việc, trắc nghiệm tính trung thực trắc nghiệm đo lường được khả năng thể lực, kiến thức, kỹ năng, đặc điểm cá nhân, sở thích và các thái độ hành vi khác.

e) Phỏng vấn sâu

Sự truyền thông, giao tiếp trực tiếp một mặt cho phép người phỏng vấn vàứng viên biết phải cung cấp những thông tin gìđểđáp ứng bên kia, mặt khác qua cuộc phỏng vấn có thể chỉ rõứng viên hoà hợp đến mức độ nào với các thành viên của nhóm làm việc Các tổ chức thường thành lập một nhóm phỏng vấn bao gồm các chuyên gia, nhà chuyên môn, nhà quản trị là những người đang làm việc trong tổ chức để phỏng vấn các ứng viên.

f) Kiểm tra kiến thức, kỹ năng có liên quan đến công việc

Trang 18

Kiểm tra sựđúng đắn của thông tin mà người dự tuyển cung cấp qua đơn xin việc và các cuộc phỏng vấn Việc kiểm tra về việc làm trước đây, các chứng nhận về học thức, các ghi chép về tính trung thực và các đặc điểm chung

g)Phỏng vấn lần cuối

Trước khi ra quyết định tuyển dụng người đi xin việc có thể phải trải qua một cuộc phỏng vấn chung do một cán bộ của phòng nhân lực hỏi với mụctiêu làđể kiểm tra các thông tin đã thu thập được trong quá trình tuyển chọn và làm rõ các thông tin còn thiều hoặc không nhất quán cuộc phỏng vấn lần cuối thường thực hiện với sự tham gia của người quản lý trực tuyến hoặc người giám sát mà sau này người xin việc sẽ làm việc dưới quyền của họ.

h)Ra quyết định tuyển chọn

Sau khi nhận xét vàđánh giá thông tin về những người được tuyển chọn qua các bước tuyển chọn, nhà quản trị phải ra quyết định tuyển chọn Qua mỗi công đoạn của quá trình tuyển chọn sốứng viên giảm dần và bước cuối cùng này chỉ còn lại những người được chọn là người có phẩm chất, tiêu chuẩn đáp ứng những yêu cầu của công việc.

Xem xét hồ sơ xin việc

RASAUCÁCVÒNGPhỏng vấn sơ bộ

Phỏng vấn sâu

Trang 19

6 Đánh giá quá trình tuyển mộ, tuyển chọn:

Để xem xét quá trình tuyển dụng cóđạt kết quả cao hay không chúng ta có mấy chỉ tiêu đểđánh giá như sau :

Tỷ lệ tuyển chọn =

Nó phản ánh mối quan hệ giữa tuyển mộ và tuyển chọn Nếu tỷ lệ tuyển chọn cao tức là công tác tuyển dụng của công ty đã thu hút được số người tham gia tuyển mộ nhiều hay đây chính là thắng lợi của tuyển mộ

+Tỷ lệđào tạo lại=

Phản ánh số người phải đào tạo lại trên số người chúng tuyển Thông qua đánh giá việc thực hiện công việc của những người đã chúng tuyển để quyết định xem trong sốđó ai không đáp ứng được yêu cầu của công việc Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả của tuyển dụng càng kém tức là việc tuyển chọn những người này chưa đánh giáđược năng lực thực tế của họ

+Phần trăm tăng = 100%

Tăng NSLĐ là mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị nhân lực Chỉ tiêu này cụ thể hoá chất lượng tuyển dụng Vì rằng nếu tỷ lệ người lao động phải đào tạo lại lớn hơn tỷ lệ phần trăm tăng NSLĐ không thể cao được Dựa vào chỉ tiêu này đểđánh gía hiệu quả của tuyển dụng từđó tìm ra nguyên nhân và tìm cách giải quyết

Ngoài ba chỉ tiêu trên ,việc đánh giá hiệu quả của hợp đồng và tuyển dụng căn cứ vào thời gian và chi phí dành cho hợp đồng tuyển dụng

Kiểm tra kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc

Kiểm tra sức khoẻ

Phỏng vấn lần cuối

Ra quyết định tuyển chọnTrắc nghiệmPhỏng vấn lần cuốiKiểm tra kiến thức, kỹ năng

liên quan công việc

Trang 21

ĐÁNHGIÁTHỰCTRẠNGVỀCÔNGTÁCTUYỂNMỘ, TUYỂNCHỌNỞ CÔNGTYCỔPHẦNXÂYDỰNGVÀĐẦUTƯ HÀ NỘI.

I KHÁIQUÁTVỀ CÔNGTYCỔPHẦNXÂYDỰNGVÀĐẦUTƯHÀNỘI1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Tên công ty : Công ty cổ phần xây dựng vàđầu tư Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: HANOICONSTRUCTIONANDINVESTMENT JOINTSTOCKCOMPANY

Tên viết tắt: HACOIN.,JSC.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Hình thức kinh doanh:

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình điện đến 35 KV

- Trang tri nội thất, ngoại thất các công trình - Xây lắp các công trình cấp thoát nước

- Sản xuất, bán buôn vật liệu xây dựng, các sản phẩm cơ khí- Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng.

Trụ sở chính: Số 42/91 – Trần Duy Hưng – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại: 04.5566 503Fax: 04.5565 694

Trang 22

ngày 13 tháng 01 năm 2004 Công ty cổ phần xây dựng vàđầu tư Hà Nội mới thành lập được ba năm tuy còn non trẻ song trong ba năm qua công ty đãđạt được những thành tích đáng kể mà không phải một công ty mới thành lập nào cũng cóđược Công ty đã ký hợp đồng thi công nhiều công trình có chất lượng cao ở các tỉnh phía Bắc như: Công trình trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, công trình đường giao thông Văn Vỉ – TP Lạng Sơn, công trình trường cấp 2+3 Hà Lang – Tuyên Quang, công trình trung tâm cai nghiện tỉnh Yên Bái…

2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty

2.1 Chức năng.

Chức năng chủ yếu của Công ty cổ phần xây dựng vàđầu tư Hà Nội là thi công các công trình dân dụng như nhà cửa kiến trúc, các công trình công nghiệp, giao thông nông thôn Các công trình thủy lợi như kênh mương cung cấp nước sạch nông thôn, xử lý chất thải rắn, sản xuất và buôn bán vật liệu, các sản phẩm cơ khí Ngoài ra công ty còn cho thuê thiết bị máy móc, thiết bị xây dựng

2.2 Nhiệm vụ

Công ty thuộc loại hình công ty cổ phần theo luật pháp của Việt Nam, thực hiện hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, phát triển mở rộng kinh doanh Đồng thời song song với quá trình đó công ty phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế của nhà nước.

2.3 Các lĩnh vực hoạt động của công ty *Hoạt động xây lắp

Hoạt động xây lắp là một trong những lĩnh vực then chốt của Công ty cổ phần xây dựng vàđầu tư Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đồng thời cũng là một trong những chiến lược lâu dài của công ty trong thời gian sắp tới Các nhà lãnh đạo của công ty đã xác định kinh doanh xây lắp là một hoạt động

Trang 23

quan trọng và thực tếđã chứng minh bằng chất lượng về mặt tài chính cũng như uy tín của công ty.

Công ty cổ phần xây dựng vàđầu tư Hà Nội hoạt động với phương châm “Đặt chất lượng lên hàng đầu”và điều này được thực hiện qua các công trình mà công ty tham gia khảo sát thiết kế tính toán cụ thể kỹ lưỡng nhằm tạo ra giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho công trình Đối với việc chuyên môn hóa công tác đào tạo chuyên môn cũng như trình độ của đội ngũ kỹ thuật và quản lýđãđem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho công trình

*Hoạt động trang trí ngoại thất nội thất công trình

- Công ty cổ phần xây dựng vàđầu tư Hà Nội với tư cách là nhà thầu chuyên nhận thầu các công trình có quy mô lớn về việc cung cấp trang thiết bị máy móc nội, ngoại thất Đối với lắp đặt thiết bị máy móc, công ty làm việc trực tiếp với nhà sản xuất sau đó lắp đặt cho công trình như vậy vừa đảm bảo về mặt chất lượng cũng như giá thành công trình

* Hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng

Công ty cổ phần xây dựng vàđầu tư Hà Nội đưa đến cho bạn hàng, đối tác của mình những nguyên vật liệu, máy móc có chất lượng tốt nhất, vận chuyển đến tận chân công trình, giá cả phù hợp với cách thức thanh toán linh hoạt cho các đối tác nhằm tạo ra uy tín lâu dài cho công ty

Các loại vật liệu chính mà công ty cung cấp ra thị trường là :

- Thép các loại như thép TISCO, thép Thái nguyên, Thép Việt úc tạo ra nhiều chon lựa thích hợp cho các công trình

- Xi măng

- Các loại máy trộn bê tông, máy thủy lực, các loại máy cơ khí khác phục vụ cho việc thi công các công trình

3 Đặc điểm quy trình công nghệ:

Công ty cổ phần Xây dựng vàđầu tư Hà Nội là một doanh nghiệp xây dựng cơ bản, sản phẩm chủ yếu của công ty là: Các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu, cống, đường nền….Vì

Trang 24

vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phân tán, chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, địa hình thời vụ…Để khắc phục tốt việc thi công xây dựng các công trình đòi hỏi việc tổ chức thi công linh hoạt, đảm bảo bao quát và hoàn thành tốt công trình nhận thầu Mặt khác, Công ty kinh doanh đa dạng ngành nghề nên sản phẩm của công ty đa dnạg phong phú, thuộc nhiều chủng loại Trong mỗi ngành đều có những sản phẩm mang đặc trưng riêng, do đó quy trình sản xuất sản phẩm của mỗi ngành cũng khác Ví dụ quy mô xây dựng công trình của công ty được khái quát như sau:

- Khi tiếp nhận thông báo mời thầu Công ty chuẩn bị hồ sơ dự thầu

Lưu đồđấu thầu

Tiếp nhận Thông báo mời thầu

hiệnKý kết

Hợp đồng kinh tế

Trang 25

- Nếu trúng thầu Công ty sẽ tổ chức thực hiện theo quy trình công nghệ sau:

Trang 26

Sơđồ công nghệ sản xuất

Lập BCHCông trìnhChuẩn bị nhân công

NVL, Máy mócThiết bịNhận mặt bằng

Thi côngThi côngphần thôHoàn thiện

công trình

Kiểm tra & Nghiệm thuBàn giao & Quyết toán

Công trình

4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu trúng thầu, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế giữa chủđầu tư và nhà thầu công ty sẽ tổ chức vàđiều hành sản xuất theo sơđồ “ Tổ chức hiện trường”.

+ Ban giám đốc công ty: Là người đại diện đơn vị thầu, ký kết hợp đồng kinh tế với chủđầu tư, có trách nhiệm trước chủđầu tư, thủ trưởng cấp trên và pháp luật nhà nước.

+ Ban chỉ huy công trình: Là chỉ huy Công trường, được giám đốc giao nhiệm vụ và dưới sự chỉđạo của Ban giám đốc công ty Chủ nhiệm công trình có trách nhiệm tổ chức và quản lý công trường thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và tiến độ thi công Giúp việc cho chủ nhiệm công trình có các cán bộ, nhân viên nghiệp vụ.

* Bộ phận kế hoạch, kỹ thuật, quản lý chất lượng, an toàn lao động:

Gồm các kỹ sư xây dựng, kỹ sưđiện, kỹ sư cấp thoát nước có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra công việc thi công.

- Chuẩn bị các tài liệu hoàn thành để nghiệm thu kỹ thuật các hạng mục công trình và các giai đoạn công việc…Cùng với cán bộ kinh tế làm tài liệu thanh quyết toán các giai đoạn và toàn công trình Các nhân viên trắc địa cũng ở trong tổ kỹ thuật để thực hịên các công việc phục vụ thi công.

Trang 27

- Cán bộ KCS thường xuyên ở công trường, theo dõi chất lượng tham gia trong Ban nghệm thu kỹ thuật, giúp lãnh đạo công ty giám sát chất lượng thi công.

- Cán bộ an toán: Là thường trực của Ban an toàn công trường, thường xuyên cùng cán bộ kỹ thuật và các an toàn viên, vệ sinh thực hiện nội quy, hướng dẫn, kiểm tra mọi người thực hiện nội quy an toàn của công trường, đồng thời xử lý các vi phạm nội quy an toàn lao động và phòng cháy nổ.

* Bộ phận hành chính kế toán.

- Kế toán giúp cho Ban chỉ huy làm các tài liệu kinh tế của công trình( tính toán khối lượng thanh quyết toán các phần việc, công đoạn và toàn bộ, thống kê báo cáo khối lượng giá trị thực hiện, dự thảo các hợp đồng khoán cho các đội , tổ).

- Tổ hành chính, y tế chăm lo đời sống ăn ở, sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của toàn công trường Cán bộ hành chính: lo mua sắm các trang thiết bị phục vụăn, ở công trường như: Lán trại, nhàăn, nhà bếp, nước sinh hoạt, các hoạt động văn hoá…

- Cán bộ y tế: Công trường bố trí 01 cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ, phát thuốc thông thường sơ cứu khi có tai nạn lao động xảy ra, hướng dẫn, kiểm tra vệ sinh môi trường Tổ chức hợp đồng với các cơ quan y tế, bệnh viện để khám sức khoẻđịnh kỳ cho cán bộ công nhân công trường.

* Bộ phận vật tư, kho tàng, bảo vệ:

- Mua và chuyên chở về công trường vật tư, thiết bị theo kế hoạch sản xuất bảo quản và cấp phát vật tư theo kế hoạch và phiếu xuất được Ban chỉ huy công trường duyệt.

- Các nhân viên bảo vệ: Có tinh thần bảo vệ tài sản, vật tư, thiết bị, tuần tra chống phá và gây mất trật tự xã hội trong công trường.

+ Lái xe ôtô của công ty và một số xe điều động của công ty.

+ Thợ lái máy ủi, máy xúc trực thuộc đội thi công cơ giới của công ty.

Trang 28

5 Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

SƠĐỒ BỘMÁYTỔCHỨCQUẢNLÝ

Độixâylắp I

Độixâylắp II

Độixâylắp III

Độichuyên chở

vật tư

Hội đồng quản trị

Giám đỗc công ty

Phó giám đốc phụtrách tài chính

Phó giám đốc phụ trách kế hoạch

Phòng Tổ chức- Hành chính- Nhân sự

kế hoạch dự thầu

Các đội trực thuộc

Trang 29

lắp đặt thiết bị

Đội trang trí nội ngoại thấtĐội thi công điệnĐội thi công nước

Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản xuất sản phẩm xây dựng nên việc tổ chức bộ máy quản lý cũng có những đặc điểm riêng Công ty đã khảo sát, thăm dò, tìm kiếm và bố trí tương đối hợp lý mô hình tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến đứng đầu là Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các phó Giám đốc phụ trách tài chính và phụ trách kế hoạch Dưới có các phòng ban chuyên trách: Phòng kế toán- Phòng tổ chức hành chính -nhân sự và Phòng vật tư kế hoạch dự thầu Dưới các phòng có các đội trực thuộc như: Đội xây lắp, đội lắp đặt thiết bị…

• Chức năng và nhiệm vụ của các chức danh

- Hội đồng quản trị: Quyết định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính, bổ nhiệm Ban giám đốc Công ty.

- Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… chịu trách nhiệm chính trước công ty Giám đốc trực tiếp chỉđạo công tác kế hoạch tổ chức và tài chính, đại diện toàn quyền của công ty trong giao dịch với các đối tác và ký kết các hợp đồng kinh tế Giám đốc chịu trách nhiệm về tổn thất do điều hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ kém hiệu quả Giám đốc làđại diện Pháp nhân của công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ công nhân toàn doanh nghiệp.

- Phó Giám đốc phụ trách tài chính: Giúp giám đốc điều hành trong lĩnh vực hoạt động tài chính của công ty Phó giám đốc phụ trách tài chính có nhiệm vụ theo dõi về lĩnh vực tài chính, thanh toán khối lượng với chủđầu tư, các hoạt động huy động vốn cũng như phân phối vốn một cách có hiệu qủa, đưa ra các phương án kinh doanh làm tăng lợi nhuận tài chính cũng như giảm thiểu các chi phí không hợp lý tạo ra lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp

- Phó giám đốc phụ trách kế hoạch: Giúp giám đốc điều hành trong lĩnh vực dự thầu tham gia đấu thầu các công trình, theo dõi vàđiều hành việc mua bán vật tư, tổ chức hiện trường bố trí nhân lực máy móc thiết bịđến các công trình và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ của mình

- Phòng Kế toán: Tham mưu giúp cho giám đốc quản lý tài chính của doanh nghiệp theo đúng chếđộ Nhà nước quy định Tổng hợp toàn bộ chứng từ, số liệu thực hiện; phân tích các chỉ tiêu kinh tế Tài chính để phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, vốn và sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh

Trang 30

doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đội sản xuất nói riêng và của toàn công ty nói chung trong thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm) Kiểm tra tính hợp lệ, theo dõi, hạch toán giá trị, khối lượng thực hiên thi công xây dựng các công trình đã thoả thuận trong hợp đồng với khách hàng Đối chiếu công nợ với các đơn vị, công trình và các bộ phân công tác Báo cáo nhanh kịp thời cho Giám đốc về tình hình tài chính của công ty, lập bản, biểu kế toán theo quy định của Nhà nước.

Phòng Kế toán chia ra các bộ phận sau:

*Kế toán trưởng: Phụ trách chung theo chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác kế toán, giúp Giám đốc công ty tổ chức chỉđạo , thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế Tham gia soạn thảo, ký kết các hợp đồng kinh tế và hạch toán kinh tếđảm bảo thực hiện đúng chính sách kinh tế, tài chính theo quy định Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán nội bộ Công ty, chịu trách nhiệm về quản lý tài sản, tiền vốn trước Giám đốc công ty và Pháp luật của Nhà nước.

* Kế toán tổng hợp và tính giá thành sản phẩm: Tất cả mọi phần hành kế toán của Phòng đều được đưa qua kế toán tổng hợp, để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

* Kế toán tiền lương, thuế GTGT, vật tư: Kế toán tiền lương theo dõi và làm thủ tục chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty Kế toán thuế sẽ hạch toán vào thuế GTGT đầu vào hay đầu ra, cuối tháng kế toán tiến hành lập tờ khai thuế và tính thuế phải nộp hay số thuếđược hoàn lại Kế toán kho vật tư, quản lý mua bán, nhập , xuất, tồn vật tư, thoe dõi và lập bảng kê khai giao nhận vật tư với các đối tượng, các công trình.

* Kế toán thanh toán, kế toán TSCĐ: Kế toán TSCĐ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC, trích lập phân bổ khấu hao TSCĐ Kế toán thanh toán theo dõi công tác thanh toán của công ty với các đội…, với khách hàng theo tiến độ thi công, rà soát, kiểm tra theo dõi các chứng từ báo cáo công nợ của khách hàng, lập báo cáo tình hình công nợ theo yêu cầu của kế toán trưởng.

* Thủ quỹ: Xuất, nhập tiền mặt chính xác, kịp thời, giữ gìn bảo quản các chứng từ ban đầu, thực hiện thu chi và cập nhật vào sổ quỹ hàng ngày, hết ngày báo cáo kế toán trưởng số thu chi trong ngày

* Kế toán đội: Có trách nhiệm theo dõi các khoản thu, chi ở các đội mình phụ trách, thu thập các chứng từ một các thường xuyên, đầy đủđồng thời tổng hợp và phân loại các loại chi phí và gửi lên phòng kế toán của công ty kịp thời, thực hiện công tác thanh toán của đội

- Phòng kế hoạch dự thầu: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý kinh tế,

kế hoạch đầu tư các dựán đấu thầu, xây dựng tiến độ thi công, quản lý các dựán, đảm bảo tiến độ và chất lượng, thống kê tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phòng Tổ chức- Hành chính- Nhân sự: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng bộ máy tổ chức, hành chính, điều chỉnh quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty Giúp Giám đốc tổ chức bộ máy, sắp xếp, quản lý nhân sự nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Công ty Giúp việc lập quy hoạch nhân sự, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ kế cận,

Trang 31

giúp Giám đốc nhận xét cán bộ hàng năm Theo dõi, giải quyết và quản lý hồ sơ các vụ việc khen thưởng và kỷ luật ở Công ty.Quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch của cán bộ Công ty theo phân cấp của công ty.Quản lý công việc hành chính của Công ty: Quản lý các hồ sơ công văn, giấy tờ và con dấu của Công ty.Lên lịch làm việc cho Ban Giám đốc, ghi chép biên bản trong các cuộc họp giao ban.

- Các đội thi công: Có trách nhiệm triển khai và hoàn thành khối lượng nhiệm vụ công việc (do Ban chỉ huy công trường chỉđạo), thi công đảm bảo chếđộ an toàn quy trình quy phạm, chịu sự kiểm tra giám sát của ban ngành quản lý nội bộ công ty.

II THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦACÔNGTY1.Đặc điểm kinh doanh

Có thể điểm qua về năng lực và điều kiện kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng vàđầu tư Hà Nội như sau:

1.1 Năng lực tài chính

Với số vốn pháp định là 3 tỷ VNĐ, cùng với số tiền tích luỹ của công ty trên thị trường, Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Hà Nội có thể vay vốn từ ngân hàng, phía đối tác kinh doanh cũng như các mối quan hệ khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh, phát triển thị trường mới, nâng cao uy tín của công ty mở rộng thị trường ra các vùng khác trên cả nước.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 là 4.277.260.086 tăng 38.4%, do công ty hoạt động có hiệu quả vào năm 2004 nên đã bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu.

Bảng 01: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty CPXD&ĐT Hà Nội

Trang 32

1 Tổng nguồn vốn

KINH DOANH

3.426.557.787 100 6.983.989.909 100 11.129.667.928 100

Vốn chủ sở hữu

87,9 3.553.587.040

50,9 4.277.260.086 38,4Nợ phải trả 413.340.060 12,1 3.430.402.896 49,1 6.852.407.842 61,6

Nguồn: Cty CPXD&ĐT Hà Nội

Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng nguồn vốn kinh doanh của công ty biến động qua các năm vàđều có xu hướng tăng lên đặc biệt là nguồn vốn được tăng cường do các khoản vay ngắn hạn mang lại Năm 2003 các khoản vay ngắn hạn là 413 triệu đồng chiếm 12,1% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, năm 2004 là 3.430 triệu đồng chiếm 49,1% và năm 2005 là 6.852 triệu đồng chiếm 61,6%, theo thời gian tổng nguồn vốn kinh doanh đều tăng cả về tuyệt đối và tương đối do việc kinh doanh phát triển kinh doanh nên nhu cần huy động nhiều vốn cho kinh doanh Trong kinh doanh tỷ lệ vốn chủ sở hữu : nợ phải trả thì tỷ lệ 1:1 được coi là tỷ lệ vàng, như vậy có thể nói trong ba năm trên thì năm 2003, 2004 công ty đã tự chủ về vốn kinh doanh nhưng đến năm 2005 do việc xây dựng nhiều công trình nên nguồn vốn chủ kinh doanh cũng cần được tăng lên Năm 2005 tỉ lệ vốn chủ sở hữu : Vốn đi vay là 1:1,61 Đây là tỷ lệ mà công ty không được tự chủ nhiều về vốn nhưng lại có cơ hội mở rộng kinh doanh nhờ huy động vốn từ các nguồn lực bên ngoài

1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trụ sở chính và văn phòng công ty đặt tại số 42/91 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy – Hà Nội Như vậy cơ sở vật chất của công ty là toàn bộđịa điểm, trang thiết bị, cũng như trang thiết bị máy móc tại các công trình thi công Ngoài các trang thiết bị máy móc văn phòng còn phải kểđến những tài sản có giá trị khác như:

1 Xe ôtô FORD lazer 4 chỗ ngồi

Ngày đăng: 16/11/2012, 09:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Cụng ty CPXD&ĐT Hà Nội - Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hà Nội
Bảng 01 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Cụng ty CPXD&ĐT Hà Nội (Trang 31)
Qua bảng số liệu ta cú thể nhận thấy rằng nguồn vốn kinh doanh của cụng ty biến động qua  cỏc năm vàđều cú xu hướng tăng lờn đặc biệt là nguồn  vốn được tăng cường do cỏc khoản vay ngắn hạn mang lại - Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hà Nội
ua bảng số liệu ta cú thể nhận thấy rằng nguồn vốn kinh doanh của cụng ty biến động qua cỏc năm vàđều cú xu hướng tăng lờn đặc biệt là nguồn vốn được tăng cường do cỏc khoản vay ngắn hạn mang lại (Trang 32)
Bảng 02. Cơ cấu nhõn viờn của Cụng ty CPXD&ĐT Hà Nội - Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hà Nội
Bảng 02. Cơ cấu nhõn viờn của Cụng ty CPXD&ĐT Hà Nội (Trang 33)
Bảng 03: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua cỏc năm - Hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hà Nội
Bảng 03 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua cỏc năm (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w