Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
47,29 KB
Nội dung
Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CHỦNGHĨADUYLÝTƯBIỆNPHƯƠNGTÂY THỜI CẬN ĐẠI 1.1 Rơnê Đềcáctơ Chủnghĩaduylý hiện đại bắt đầu với Rơnê Đềcáctơ, vứt bỏ hệ thống thế giá và thẩm quyền của triết học kinh viện, Đềcáctơ bắt đầu với sự hoài nghi mọi cái, kể cả những gì ông trải nghiệm vì ông cho rằng các giác quan thường đánh lừa ông. Nhưng có một cái ông không thể hoài nghi, đó là chính sự hoài nghi. Ðây là cốt lõi được ông trình bày trong câu nói danh tiếng của mình: Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu. Ông nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề. a. Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một hình ảnh trên võng mạc). b. Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể. c. Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra? Đềcáctơ đã nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông chấm dứt những quan niểm của các triết gia trước đó, và phá đổ những gì của nền triết học cổ đại, ông đã xây dựng cái mới trên một cái nền mới hoàn toàn. Ông đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ tính chất chắc chắn do sự hiện hữu Trang 1 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại của hữu thể tư duy, ông tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức, ông đã lần bước tới sự hiện hữu của Thượng đế. Ông biện hộ cho sự hiện hữu ấy bằng cách đưa ra bằng chứng dựa trên luận cứ mang tính bản thể luận của Anselm và bằng chứng dựa trên nguyên nhân đệ nhất, cái chắc chắn tạo ra trong người tưduy ý tưởng về Thượng đế. Như thế, trong khi đạt tới sự hiện hữu của Thượng đế, Đềcáctơ cũng với tới thực tại của thế giới vật lý thông qua Thượng đế. Do đó, thế giới ngoại tại mà chúng ta đang tri giác phải hiện hữu. Như thế, Đềcáctơ rơi trở lại sự chấp nhận là thật những cái được chúng ta tri giác một cách rõ rệt và riêng biệt. Và ông nghiên cứu thế giới vật chất bằng cách tri giác các nối kết của nó. Ông nhìn thế giới vật chất như có tính máy móc chủ nghĩa, hoàn toàn cách ly với tâm trí, cái độc nhất nối kết giữa hai hữu thể bằng sự can thiệp của Thượng đế. Tới ngang đây, quan điểm của Đềcáctơ gần như hoàn toàn mang tính nhị nguyên luận. Triết học Đềcáctơ đánh dấu một bước ngoặc của tư tưởng con người đối với vũ trụ, đối với trời đất và chính mình. Đềcáctơ đã thay đổi quan điểm triết lý về thiên nhiên bằng triết lý về tinh thần. Những gì về thiên nhiên, về hoạt động khoa học như toán học, vậy lý là phạm trù của khoa học, chỉ có tinh thần là thuộc về triết học mà thôi. Các triết gia xưa đã đưa toán học, vật lý học và tinh thần là phạm trù của triết học nhưng đến thời của Đềcáctơ thì triết học chỉ là tinh thần chứ không có toán học và vật lý học nữa và nó không còn là phạm trù của triết học. Descar đã gặt bỏ những điều trước đây và bắt đầu hình thành triết học con người hay triết học tinh thần. Chủnghĩaduylývàchủnghĩaduy cơ do ông phát minh ra và triết học dựa trên nền tảng của chủnghĩaduy lý. Từ thời triết học cổ đại Hy Lạp cho đến Platon, Aristote cũng lấy thế giới là nền tảng của sự nghiên cứu nhưng đến thời của Đềcáctơ ông lại lấy hành vi suy tưởng của con người làm nền tảng bởi vì con người là sự hợp tác của thể xác và tinh thần. Ở đây ông chỉ đề cập đến tinh thần mà không đề cập đến thể xác: “Tôi là một yếu tố tinh thần thuần tuý , tôi hiện hữu không cần có nơi cư ngụ sinh hoạt và tôi cũng không cần phải nhập vào thể xác nào”. Ông xem thể xác như là một cái máy và thể xác cũng chỉ là vật lý thôi còn tinh thần dù không Trang 2 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại nương tựa vào đâu cũng hoạt động được: “Không có thân xác thì con người cũng là mình không hơn không kém”. Tuy nhiên quan niệm của ông sau này bị Hobber phê phán vì chứng minh sự tồn tại của con người bằng tư duy. Tưduy tồn tại hoàn toàn tách biệt với chủ thể. Đềcáctơ quá đề cập đến tưduy mà quên đi phần vật chất (tức thể xác) vì con người được tồn tại do sự hiện hữu của thân và tâm nếu như không có thân thì tưduy chỉ là một cái gì đó lơ lững không định hướng. Tuy vậy, chúng ta không thể thiểu câu nói của Đềcáctơ về “Tôi tư duy” là tôn vinh bản ngã, coi bản ngã là có thật. Tuy nhiên Đềcáctơ là xây dựng hệ tư tưởng của ông dựa trên sự nghi ngờ: tất cả đều phải được xem xét lại, vì các giác quan của chúng ta đều có thể bị nhầm lẫn. Xét cho cùng, trong giấc mơ chúng ta thấy các vật cũng thật như khi chúng ta thức. Nhưng theo Đềcáctơ, ít nhất có một điều không thể bị xem xét lại, đó là bản thân việc mình đang nghi ngờ. Khi nghi ngờ cần phải tư duy, bởi vì tư duy, nên phải tồn tại với tư cách là người tư duy. Từ đó có câu nói nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, mở đầu cho tác phẩm Luận về phương pháp xuất bản năm 1636 và được dùng làm dẫn nhập cho các tiểu luận của ông về Khúc xạ học, Sao băng và Hình học. Trong Luận về phương pháp, Đềcáctơ đã trình bày các phương pháp “để dẫn dắt lý trí một cách đúng đắn vàđể tìm kiếm chân lý trong khoa học”, nói cách khác là để xóa bỏ khoa học cũ và xây dựng lại khoa học dựa trên các căn cứ duy lý. Từ lối tưduy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí. Nghiên cứu triết học cơ bản của Đềcáctơ đòi hỏi phải có phương pháp phân tích. Vàđể có thể phân tích ra từng chi tiết của vấn đề, điều căn bản trước tiên mà một nhà khoa học chân chính phải có chính là sự hoài nghi. Sự hoài nghi là một nguồn lực thúc đẩy con người đi tìm kiếm kiến thức, tìm kiếm những hiểu biết mới, đi dần tới chân lý đích thực. Nếu không biết hoài nghi, tư tưởng con người sẽ đứng yên tại chỗ, điều này sẽ dẫn tới tâm lý thỏa mãn, nguyên nhân của tính bảo thủ vànhững ngu dốt sẽ ngày một phát sinh. Và Đềcáctơ chính là nhà triết học lấy nhận thức vàlý trí hoài nghi sự vật để tìm hiểu sự vật, từ đó coi tưduy là tất cả giá trị của con người." Trong các tác phẩm của ông đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Muốn trở thành người thông thái, thì ít nhất Trang 3 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại một lần trong đời, ta phải biết hoài nghi về tất cả”, “Tất cả những gì còn một chút hoài nghi đều bị coi là tuyệt đối sai lầm”. Ông chỉ chấp nhận những gì khi nó không còn có nghi vấn. Chính những hoài nghi đã trở thànhphương tiện để đạt tới chân lý. Ông xem triết học là khoa học của tư duy, có vai trò rất lớn trong đời sống con người. Ông phê phán chủnghĩa kinh viện đã tạo ra một tri thức ít ỏi. Đềcáctơ khẳng định về bản chất hệ thống triết học của ông là “khác với các nhà thần học; tôi với tư cách là nhà triết học đã trình bày một triết thuyết không hề tuân thủ một tôn giáo nào .Và do vậy có thể được tiếp nhận khắp nơi .” Thật vậy, vì triết học của ông không tuân thủ một tôn giáo nào nên nó thoát ra tất cả những giáo điều mà các tôn giáo đã áp đặt. Chính vì nó thoát ra khỏi tôn giáo cho nên được nhân loại chấp nhận một cách khách quan. “Tôi tưduy tức là tôi tồn tại” – câu nói bất hủ của nhà triết học người Pháp René Dercaster và cũng là nguyên lý chính trong học thuyết của ông - triết học duylý với tinh thần hoài nghi – một nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tưduylý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Nguyễn Tường Bách đã nhận định: “Câu nói xem ra đơn giản này được hiểu nhiều cách khác nhau. Nhưng cách đơn giản nhất hẳn là, nếu không có tưduy con người không thể được xem là “hiện hữu”, con người sẽ đồng như gỗ đá. Thực thế, tưduy làm nên tính cá thể của mỗi một con người. Trong toàn bộ loài người thì tưduy là nền tảng của mọi tri thức, của khoa học và triết học. Ngôn ngữ là sự phát biểu của tư duy. Có thứ ngôn ngữ sắc gọn như toán học, phức hợp như triết học nhưng tất cả ngôn ngữ đều dựa trên tư duy. Tưduy là nền tảng của nền văn minh nhân loại”. Bằng tưduylý trí, con người có thể đạt đến tất cả những sự hiểu biết mà các giác quan không thể đem đến. Và chỉ có tri thức lý tính mới là chính là chân lý tuyệt đối và đáng tin cậy. Từ đó có thể thấy vấn đề cơ bản của triết học Đềcáctơ là sự đề cao nhận thức lý tính đối lập với nhận thức cảm tính, là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tạivàtư duy. Điều đó có thể được giải thích bằng lập luận rằng : Bởi nếu bạn không hiện hữu thì làm gì có cái tư tưởng đang nghi ngờ tất cả mọi sự thế này. Bạn đang nghi ngờ Trang 4 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại tất cả, nên nghi ngờ luôn các định luật logic, nên tất cả những cái gì mà bạn biết hay suy ra được đều không rõ ràng và chắc chắn. Nếu bạn chưa nghiệm ra được, bạn cần nhắm mắt lại lần nữa, hay nhiều lần nữa, đặt mình trong tâm trạng nghi vấn tất cả, bạn sẽ có thể tập dần dần ý thức chủ quan của mình, và đi đến một cảm nghiệm không thể chối cãi được về sự hiện hữu của chính mình, như một chủ thể, chứ không phải như một đối tượng khách quan. Trong diễn biến đó người ta không nên để cho mình thất vọng khi chủ thể tưduy được đặt làm trọng tâm một cách chủ ý đầy khéo léo. Nói cách khác, hình thức những suy niệm thực ra không được xây dựng trên tính chất duy ngã nông nổi và ích kỷ, nhưng là trình bày về phương pháp của Đềcáctơ. Nói cách khác, diễn tiến sự nhận thức – nơi Đềcáctơ là một tác động của tinh thần – cần phải mở ra trong những bước đi suy lý có trật tự không chỉ đối với chủ thể tưduy mà còn khả thi đối với độc giả nữa, là người cũng có thể tham dự vào hành động nhận thức. Bởi vì, nếu tất cả mọi sự đều có thể bị nghi ngờ, thì ít ra một điều chắc chắn đối với tôi là tôi đang nghi ngờ. Để có được hoài nghi này, thì sự tách biệt cần thiết khỏi tất cả mọi tình huống ngoại cảnh phải được dựa trên một điều kiện rõ ràng mà người ta thường hay bỏ qua không nhìn thấy: Lý do tuyệt đối của tri thức mà Đềcáctơ cố công gầy dựng nên cần tới một vị trí đặc biệt của một chủ thể tự do. Bởi vì, chỉ khi đặt nền tảng trong sự tự do thì khả năng con người mới có thể tách mình ra khỏi tất cả những sự vật ngoại giới mà thôi. Qua đó, Đềcáctơ muốn nói rằng bây giờ ông đã tìm ra được một con đường dẫn tới một sự nhận thức rõ ràng chính xác cuối cùng, hoàn toàn bất khả đổi thay: Đó chính là sự hiện hữu cá thể của tôi như một hữu thể tinh thần. Trang 5 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại 1.2 Barúc Xpinoda Xpinoda là nhà triết học người Hà Lan mang lập trường duy vật, vô thần tiến bộ. Ông chịu ảnh hưởng của triết học Đêcáctơ, song ông cũng kiên quyết phê phán nhị nguyên luận của Đêcáctơ. Trong quan điểm về thế giới, Xpinôda đề ra nhiệm vụ cho mình là nhận thức “trật tựtự nhiên phổ biến,mà con người là một bộ phận”. “Trật tự” ấy là vũ trụ vô tận bao la duy nhất phục tùng những qui luật khách quan. “Thực thể duy nhất” là khái niệm trung tâm của triết học Xpinôda.Thực thể là nguồn gốc, cơ sở, bản chất chung vàduy nhất của mọi sự vật và hiện tượng dù đó là vật chất hay tinh thần. Thực thể là cái siêu không gian, siêu thời gian, siêu vận động, là nguyên nhân của chính nó. Thực thể chính là giới tự nhiên.Giới tự nhiên như một thực thể duy nhất hoàn toàn độc lập, tự tồn tại, tự nó sản sinh ra nó. Thực thể có vô vàn thuộc tính. Thuộc tính là tính chất cố hữu mà qua đó thực thể biểu hiện ra và thực thể có hai thuộc tính là tưduyvà quãng tính. Mọi sự vật bắt nguồn từ thực thể có tưduyvà quãng tính nên chúng cấu thànhtừ vật chất và biết suy nghĩ. Khi giải thích sự phụ thuộc của các sự vật vào thực thể, Xpinôda đưa ra khái niệm “dạng thức”.Dạng thức là biểu hiện đơn nhất của thực thể, tức là sự vật đơn nhất. Nguyên lý Causasui (nguyên nhân tự nó) của Xpinôda ít nhiều mang tính chất biện chứng.Ông cho rằng:quan hệ giữa thực thể và dạng thức là sự thống nhất giữ cái chung và cái đơn nhất , giữa cái duy nhất và cái đa dạng . Xpinôda cho rằng, thực thể thì bất động, còn dạng thức thì luôn luôn vận động,bị chi phối bởi quy luật nhân quả.Ông dứt khoát phủ nhận tính khách quan của ngẫu nhiên nên ông đã rơi vào quyết định luận duy vật máy móc . Học thuyết về thực thể cùa Xpinôda khẳng định lập trường nhất nguyên về thế giới. Xpinoda xem con người là dạng thức của thực thể, là sản phẩm của giới tự nhiên và mục đích cuối cùng la triết học. Con người cũng thể hiện hai thuộc tính của Trang 6 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại thực thể dưới dạng thể xác và linh hồn. Thể xác và linh hồn chỉ là hai cách biểu hiện của cùng một nội dung là con người đang si nghĩ như một thể thống nhất. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa cấu trúc và khả năng, vì vậy chúng không thể tách rời nhau, nhưng cũng không qui định nhau. Ông cũng cho ràng bản thân con người cũng nằm trong sự phát triển và diệt vong như bao sự vật khác. Con người là sản phẩm của tự nhiên, nên nó hoạt động hoàn toàn theo qui luật tự nhiên. Con người là sự thể hiện khả năng của giới tự nhiên tự nhận thức, tự ý thức về mình. Nhận thức luận của Xpinôda: Nhận thức là hoạt động mang tính bản chât của con người có nhiệm vụ phát hiện ra các nguyên nhân khách quan của sự tồn tạivà quy luật tự nhiên chi phối sự thay đổi của các dạng thức của thực thể. Ông thừa nhân khả năng nhận thức của con người là vô hạn, trật tựvà liên hệ của các tư tưởng là trật tựvà liên hệ giời tự nhiên và bao gồm nhận thức cảm tính vàlý tính; trong đó trực giác là khả năng nhận thức cao nhất của lý tính khám phá ra bản chất của thực thể mà con người là tiêu chuẩn chân lý. Xpinoda đề cao nhận thức lý tính và coi thường nhận thức cảm tính và qui cho cảm tính (đặc biệt là cảm xúc tiêu cực) trách nhiệm gây ra những sai làm trong nhận thức. Nhận thức và làm đúng theo các qui luật tự nhiên là cách thức vươn tới tự do của con người. Không có tồn tại ý chí. Chỉ có cảm xúc chi phối hành động con người. Những cảm xúc tích cực thúc đẩy hoạt động nhận thức đúng đắn, còn những cảm xúc tiêu cực kìm hãm nhận thức hay dẫn dắt nhận thức sa vào sai lầm. Trong quan điểm về nhân bản và về xã hội , Xpinôda cho rằng con người là dạng thức thực thể , là sản phần của tự nhiên mọi hoạt động của nó phải tuân theo quy luật tự nhiên , thể xác và linh hồn của con người chỉ là thể hiện hai thuộc tính cùa thực thể :quảng tính vàtưduy chúng không thể tách rời nhau. Bản tính của con người là nhận thức. Xpinôda coi nhận thức là chìa khoá giúp Trang 7 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại con người giải quyết mọi tệ nạn xã hội , giải phóng khỏi mọi bất công và áp bức . Về quan điểm xã hội, ông là nhà vô thần không triệt để. 1.3 Gốt phơriét Vinhem Lépnít Ông là nhà toán học, nhà vật lý học, nhà triết học lỗi lạc người Đức. Chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng của Arixtot, Đêcactơ, Xpinôda. Ông cho rằng Siêu hình học phải đóng vai trò là cơ sở, nền tảng cho các khoa học khác, giống như bộ dễ cây vậy. Ông là người đầu tiên phân chia Siêu hình học ra làm 2 đường lối và gọi tên chúng là “chủ nghĩaduy vật” và “chủ nghĩaduy tâm”. Ông chia triết học ra thành 2 bộ phận là “vật lí học” và “Siêu hình học”. Nhiệm vụ của “Vật lí học” là nghiên cứu về các vật thể tự nhiên. Tuy có quan niệm duy tâm về vấn đề này nhưng Lépnit đã thể hiện lập trường biện chứng về tự nhiên như: Coi đó là sản phẩm cao nhất của thượng đếvà luôn nằm trong quá trình hoàn thiện không ngừng; coi đó là một thế giới thống nhất, luôn có sự liên hệ phổ biến với nhau; coi không gian và thời gian là thống nhất và gắn liền với các vật thể tự nhiên. Trong “Siêu hình học” Ông thể hiện lập trường duy tâm. Ông cho rằng “Siêu hình học” không chỉ là học thuyết về bản chất của các vật thể, mà còn là học thuyết về Thượng đế. Ông phê phán Đêcáctơ vì đã tách rời vật chất và ý thức; phê phán Xpinôda vì không thấy được tính đa dạng của thế giới và tính năng động của các sự vật. Ông cho rằng thực thể là sự thống nhất giữa “Đơn tử” - tức bản chất tinh thần, và vật chất - tức biểu hiện của nó. Cho nên thế giới là thống nhất về bản chất nhưng đa dạng về biểu hiện. Lépnít gắn khái niệm thực thể với tính đơn nhất của sự vật, theo ông mỗi thực thể đều chứa đựng cả vật chất lẫn tinh thần và mỗi thực thể gọi là đơn tử. Mỗi đơn tử hoàn toàn kép kín, không phụ thuộc vào bên ngoài, hơn nữa chúng còn có khả năng nhận thức chính bản thân mình. Ứng với từng cấp độ phát triển Trang 8 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại của thế giới có từng nhóm đơn tử với một mức độ năng động và khả năng nhận thức riêng. Nhóm đơn tử ngủ là nền tảng của giới vô cơ, trong đó tiềm ẩn các linh hồn chết. Nhóm đơn tử có khả năng cảm giác và trực quan tạo nên linh hồn của thực vật và động vật. Nhóm đơn tử hoàn thiện hơn tạo nên ý thức, linh hồn con người Quá trình phát triển liên tục và vô tận của thế giới gắn liền với trình tự phát triển của các đơn tử trải qua mức độ hoàn thiện khác nhau. Để cho các đơn tử phát triển một cách có trật tự, Lépnít đề ra nguyên tắc Hài hòa tiền định và Thượng Đế là Cơ sở của nguyên tắc này Trong học thuyết về thượng đế, Lépnít cho rằng thượng đế vừa là đơn tử vừa là đấng sáng tạo ra các đơn tử khác, là đơn tử của mọi đơn tử, la lý tính siêu thế giới. Giới tự nhiên, con người chỉ là kết quả sáng tạo của thượng đế. Thượng đế tồn tại thật sự, bởi vì Ngài không chỉ là sự tồn tại tất yếu, là cơ sở đầy đủ cho mọi chân lý vĩnh hằng, là cơ sở cho sự hài hoài tiền định trong sự phát triển của vạn vật. Trong vật lý học Lépnít bàn vế gió tự nhiên, về không gian, thời gian, vận đông: Ông khẳng định giới tự nhiên là một hệ thống chỉnh thể liên kết vạn vật tổn tại trong tính đa dạng của mình. Vạn vật trong thế giới tự nhiên đều được cấu thànhtừ các đơn tử, đó là bản chất của vạn vật. Chúng chỉ tuân theo qui luật của Nuitơn. Dù là thế giới tối ưu và hợp nhất do thượng đế tạo ra, nhưng giới tự nhiên chưa phải là thế giới hoàn thiện nhất, do đó trong quá trình tồn tại, nó tiếp tục phát triển Ông cũng phủ nhận quan điểm tuyệt đối về không gian và thời gian của Nuitơn, đồng thời đưa ra quan niệm về không gian tương đối và thời gian tương đối; bởi vì chúng chỉ là quan hệ tương đối của những sự vật với nhau, và thể hiện sự vật nằm trong vận động và phát triển. Lépnít coi con người là sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác. Thể xác là vỏ bên ngoài, linh hồn là cái bản chất tiềm ẩn bên trong. Ông theo chủnghĩaduylý của Đêcáctơ, thừa nhận tư tưởng bẩm sinh và phê phán nguyên tắc “tấm bảng sạch của G. Lốccơ. ông coi nhận thức là một quá trình tương đối đi từ hiểu biết mơ hồ đến hiểu biết chính xác. Ông thừa Trang 9 Chủnghĩaduylýtư biện- nhữngthànhtựuvàhạnchế thời cận đại nhận sự tồn tại là bản năng của con người. Về chân lý, Lépnít cũng phân biệt hai dạng: chân lý thực sự thì do nhận thức cảm tính đem lại, chân lýlý tính thì do nhận thức lý tính mang lại. Phương pháp luận theo Lépnít, là một tổng thể hữu Cơ các nguyên lý được hiểu như những chân lý sơ đẳng đảm bảo từ đó suy diễn ra mọi kết luận trong tất cả các trường hợp, sau khi con người đã phần nào thấu hiểu và vận dụng chúng. Ông đề ra 11 nguyên lý của phương pháp luận: 1. Nguyên lý về sự khác khau phổ biến: không có hai sự vật hoàn toàn giống nhau 2. Nguyên lý về sự đồng nhất: Nếu có 2 sự vật mà trong đó mọi tính chất của sự vật này cũng là mọi tính chất của sự vật kia, và ngược lại, thì chúng đồng nhất với nhau 3. Nguyên lý về tính liên tục: Cái hiện tại là kết quả của quá khứ, đồng thời là kết quả của tương lai. 4. Nguyên lý về tính gián đoạn: Mỗi sự vật đều có giới hạn tương đối để phân biệt được với nhau. 5. Nguyên lý về tính toàn vẹn: mọi sự vật đều chứa trong mình đầy đủ những tính chất cần thiết cho sự tồn tại của chính mình 6. Nguyên lý về tính hoàn thiên: mọi sự vật cũng như bản thân thế giới đều vận động theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. 7. Nguyên lý vê mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực 8. Nguyên lý về cơ sở (lý do) đầy đủ. 9. Nguyên lý vè tính cần thiết tưduy logic: lý tính phải tuân thủ các qui luật lôgích hình thức và các quy tắc tam đoạn luận của nó. 10. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 11. Nguyên lý vè tính thông nhất giữa cực đại và cực tiểu: Cái cực tiểu (đơn tử) sinh ra cái cực đại (thế giới vật thể) – duy tâm Trang 10