Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phá thế độc canh, đa dạng hoá sản xuất, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Những thành tựu và hạn chế của tiến trình CNH-HĐH
nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2011
Bài tập nhóm 6 Môn: Những vấn đề kinh tế chính trị ở Việt Nam
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 6
- Nguyễn Tiến Thanh - Trần Thị Tuyết
- Đinh Quang Trung - Nguyễn Hồng Yên
- Nguyễn Thanh Thủy - Nguyễn Vũ Quang
- Ngô Thành Trung - Trần Danh Tuấn
Trang 3
Nội dung chính
II Thành tựu
III Hạn chế
Trang 4I Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phá thế độc
canh, đa dạng hoá sản xuất, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu Phát triển nền công nghiệp hàng hoá Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Hình thành các ngành nghề, làng
nghề, hợp tác xã, trang trại kết hợp với phát triển các ngành dịch vụ ở nông thôn.
Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp
Trang 52 Áp dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn Đẩy mạnh cơ giới hoá hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn Tăng cường hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng; thực hiện điện khí hoá nông thôn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, phát triển nông thôn mới Phát triển công nghệ sinh học (vi sinh, di truyền và hoá sinh học).
I Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
Trang 63 Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, cá thể Nhà nước tham gia vào kinh tế nông nghiệp, nông thôn để phát huy vai trò chủ đạo.
Trang trại gà và trang trại nấm
I Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
Trang 74 Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn
I Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
Trang 85 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cho nông thôn (điện, đường, trường, trạm…)
I Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
Trang 9II THÀNH TỰU
Trang 101 Tiếp tục tăng trưởng ổn định, cung cấp nhiều sản phẩm với chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Lâm nghiệp
Thủy sản
Trang 12II THÀNH TỰU
3 Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy
sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ
sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản
Trang 13II THÀNH TỰU
4 Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp, xuất hiện nhiều
mô hình kinh tế, hình thức tổ chức nông nghiệp kiểu mới, tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bàng nông thôn
5 Kết cấu hạ tầng nông thôn được xây mới và nâng cấp
Trang 14• Sản lượng lúa tăng từ 32,5tr tấn năm 2001
lên 42,3tr tấn năm 2011
• Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2011 đạt
3657tr USD, cao nhất từ trước tới nay
II THÀNH TỰU
Số liệu cụ thể: Ngành Trồng trọt
Trang 15• Nhiều công thức lai giống lợn được đưa vào sản xuất đại trà, điển hình
là lợn 3 máu và 4 máu ngoại của các dòng cao sản Đã phát triển được đàn bò lai thịt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam…
Trang 16nhuyễn thể 2 vỏ…) Giá trị tổng thu/ha/năm đối với mô hình 1 vụ lúa
1 vụ tôm đạt 45-50 triệu đồng, chuyên nuôi cá đạt 300-500 triệu
đồng…
Trang 17II THÀNH TỰU
Số liệu cụ thể:
Ngành Công nghiệp chế biến
• Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm
• Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu
cơ sở ngành nghề nông thôn
Trang 18- HTX: 6302 HTX NLTS, sử dụng 136,1 nghìn lao động thường xuyên, các HTX có doanh thu bình quân 1 LĐ/năm đạt 38,3 triệu đồng
- Năm 2011 có 15.600 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn nông thôn, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang
là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn
Trang 19- Hình thành nên các vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và xuất khẩu:
+ vùng sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng
+ vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên
+ vùng cây ăn quả, bông vải ở Nam Bộ
+ cao su ở Đông Nam Bộ
+ chăn nuôi gia súc, chế biến ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
Trang 20II THÀNH TỰU
Số liệu cụ thể:
Kết cấu hạ tầng nông thôn:
- Ðến nay đã có 98% số xã có đường ô-tô tới khu trung tâm
- 87% hộ NT có điện thoại (năm 2001 đạt 5%)
- 54% xã có điểm kinh doanh Internet tư nhân năm 2011 (năm 2006 đạt 32,5%)
- 99,5% xã có trường tiểu học và 93% xã có trường trung học cơ sở
- 99,5% xã có trạm y tế
- 11% xã có làng nghề trên địa bàn
Trang 21II THÀNH TỰU
Số liệu cụ thể: Ứng dụng Khoa học – công nghệ
– Cơ giới hoá nông nghiệp
– Thủy lợi hóa nông nghiệp
– Phát triển giao thông nông thôn
– Điện khí hóa
– Ứng dụng công nghệ sinh học
Trang 22Cơ giới hóa
• Thực hiện cơ giới hoá các
khâu việc nặng nhọc, tỷ lệ cơ
giới hoá khâu làm đất là 70%,
tuốt lúa 80%, cơ giới khâu
tưới tiêu nước 70%; áp dụng
trên diện rộng máy thu hoạch
lúa, ngô, mía, máy móc trong
làm vườn
Trang 24Thủy lợi hóa
• 73,6% tổng số xã cả nước có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh
• Đến năm 2011 cả nước có gần 16 nghìn trạm bơm
nước phục vụ sản xuất NLTS trên địa bàn xã, tăng
81% so với năm 2001 hệ thống kênh mương do
xã/HTX quản lý đã được kiên cố hóa trên 40 nghìn
km, chiếm 23,2% tổng chiều dài kênh mương (năm
2001 là 12,4%, năm 2006 là 18,8%);
Trang 25• Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới được sử dụng giống mới
Ứng dụng công nghệ sinh học
Trang 26III HẠN CHẾ
Trang 271 Cơ cấu kinh tế
•Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành, nghề và lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn chậm Trong 10 năm, từ 2001 - 2011, tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản mới giảm được 20%, bình quân mỗi năm chỉ giảm được 2%
•Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức khá cao, đứng thứ 5 trong các nước khu vực Đông Nam Á (20,58% năm 2010)
•Tỷ lệ lao động thuần nông hiện còn ở mức cao so với lao động phi thuần nông; việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ lại đang có nhiều hạn chế
III HẠN CHẾ
Trang 281 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế qua một số mốc thời gian (%)
- Nông, lâm, thủy sản: Khu vực I
- Công nghiệp: Khu vực II
-Dịch vụ: Khu vực III
-(Sau 10 năm triển khai:KV1 giảm 2,7%, KVII tăng 3%, dịch vụ giữ nguyên )
(nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn)
III HẠN CHẾ
Trang 292 Cơ sở hạ tầng
•Yếu kém cả về điện, đường, trường, trạm Ngoài ra, khả năng chống đỡ với thiên tai bệnh dịch còn kém:
– Nhiều thôn, bản của các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc
ít người và cả vùng đã tạo ra nguồn điện quốc gia như Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Nam vẫn chưa có điện
–Hệ thống đường giao thông NT ở vùng sâu, vùng núi cao, hải đảo vẫn nhiều bất cập, hạn chế nhưng chậm được khắc phục, gây không ít khó khăn cho sản xuất, lưu thông hàng hoá, kinh doanh và sinh hoạt của dân
cư NT
III HẠN CHẾ
Trang 30– Xây dựng, nâng cấp hệ thống trường các cấp không đồng đều giữa các vùng, các địa phương và các cấp học
– Trạm y tế tại nhiều vùng yếu kém về hạ tầng Số bác sĩ về xã chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều trạm y tế xã chưa có bác sĩ
Trang 313 Khoa học công nghệ
•Cơ giới hoá: nhiều khâu trong trồng lúa như gieo cấy, bơm thuốc trừ sâu, gặt… vẫn chủ yếu làm thủ công Ở một số loại cây trồng như: hoa màu, mía,
tỷ lệ cơ giới hóa chỉ đạt khoảng 20%
•Tỷ lệ áp dụng công nghệ sinh học còn rất thấp: giống tiến bộ kỹ thuật đối với
bò thịt, dê được sử dụng trong sản xuất mới đạt khoảng 30%; gia cầm, lợn, tỷ
lệ này đạt khoảng trên 50%
•Việc được phổ biến, tiếp cận Internet, công nghệ cao còn thấp
III HẠN CHẾ
Trang 324 Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và bài toán đầu ra cho nông sản
•Tiêu thụ nông sản: chênh lệch giá cả lớn do khâu phân phối và kiểm tra giá cả kém
•Nông sản xuất khẩu phần lớn chưa qua chế biến, giá trị gia tăng thấp, vấp phải các rào cản kỹ thuật
•Công tác vệ sinh an toàn chưa đảm bảo
III HẠN CHẾ
Trang 335 Sản xuất nhỏ lẻ manh mún
Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cũng diễn ra ngay cả với lĩnh vực được xem là có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp là trồng lúa, với 85% số hộ sử dụng đất có diện tích dưới 0,5ha, trong đó có 50% chỉ sử dụng dưới 0,2ha Thực trạng này không chỉ gây khó khăn cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, mà chủ trương phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng đặt ra không ít thách thức
III HẠN CHẾ
Trang 346 Khó khăn của một số mô hình kinh tế
•17% số trang trại thiếu đất sản xuất, hơn một nửa thiếu kiến thức khoa học; hơn 69% trang trại thiếu vốn và khoảng 30% trang trại thiếu thông tin về thị trường, 1/5 trang trại thiếu lao động và 22,4% trang trại khó tiêu thụ sản phẩm
•Quy mô HTX còn quá nhỏ bé, vốn bình quân có tăng nhưng còn thấp và
thiếu; máy móc phương tiện sản xuất ít về số lượng và kém về chất lượng; doanh thu và lợi nhuận của các HTX dịch vụ chuyên ngành chưa cao
•Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế còn chậm Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước còn thấp
•Khối doanh tư nhân cũng ngày càng phát triển, nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ
và vừa Vùng ĐBSCL chiếm tỷ trọng lớn về số doanh nghiệp nông nghiệp nhưng lại có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2006 chiếm 50% đã giảm xuống còn 37% trong năm 2011, các vùng khác chỉ tăng nhẹ.
III HẠN CHẾ
Trang 357 Chất lượng lao động nông thôn
•Tỷ lệ lao động thất nghiệp là 1,71%
•Tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 3,96%
• Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 9,1%
•Trình độ chuyên môn của lao động mặc dù tăng, nhưng vẫn còn ở mức thấp
so với yêu cầu Cụ thể, lao động từ sơ cấp trở lên chiếm 2,87%; trung cấp là 1,24% và trình độ đại học là 0,22%
III HẠN CHẾ
Trang 368 Chênh lệch giàu nghèo
•Đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân ở nhiều vùng nông thôn còn thấp kém Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng
•Nếu áp dụng chuẩn nghèo mới dự kiến tỷ lệ nghèo cả nước là 26-27%, riêng
ở nông thôn lên 31%, miền núi lên hơn 50%, có nơi lên hơn 60% (vùng Tây Bắc)…
III HẠN CHẾ
Trang 37XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN