1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh thuế vào tiết kiệm

19 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, tiết kiệm của cá nhân là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi tiêu dùng hiện tại. Quy mô tiết kiệm của xã hội sẽ làm cho vốn của nền kinh tế dồi dào hơn, và điều này là yếu tố then chốt của tăng trưởng kinh tế. Do vậy, vai trò thích hợp của thuế đánh vào thu nhập từ vốn, tức là thuế đánh trên sự sinh lợi của tiết kiệm chính là một trong những nguồn gốc chính của các tranh luận chính sách trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, nơi có tỷ lệ tiết kiệm hiện nay rất thấp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, các nhà hoạch định chính sách trên tòan thế giới đã trở nên ngày càng quan tâm trong việc phát triển chiến lược hiệu quả để khuyến khích tiết kiệm. Giới thiệu những lập luận của lý thuyết truyền thống về sự tác động của thuế thu nhập đến các quyết định tiết kiệm, các chính sách được thiết kế để kích thích tiết kiệm thông qua hệ thống thuế tại Mỹ và đánh giá cấu trúc thuế thu nhập có làm giảm khối lượng tiết kiệm của người dân hay không, đó là nội dung chính của đề tài nghiên cứu “Đánh thuế vào tiết kiệm”. HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 1/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng PHẦN I: THUẾTIẾT KIỆM – MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ MINH CHỨNG 1.1 Tổng quan về tiết kiệm - Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi đã chi cho tiêu dùng. Nếu một cá nhân có một khoản thu nhập và cá nhân đó chi tiêu ít hơn và có thể gửi khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để nhận lãi hay mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. Cá nhân đó đã làm tăng tiết kiệm quốc dân. - Các yếu tố chính tác động đến tiết kiệm nội địa: + Tổng tiết kiệm nội địa (% GDP): Tổng tiết kiệm nội địa là chênh lệch giữa GDP và chi cho tiêu dùng cuối cùng. + Mức tăng GDP hàng năm ( %): GDP là tổng của các giá trị cuối cùng được tạo ra bởi tất cả các nhà sản xuất trong nước và thuế sản xuất trừ đi các khoản trợ cấp không bao gồm trong giá trị sản phẩm. + Tỷ lệ dân số sống phụ thuộc: Tỷ lệ dân số sống phụ thuộc là tỷ lệ của số người nhỏ hơn 15 tuổi và số người lớn hơn 64 tuổi so với dân số trong độ tuổi lao động tử 15 đến 64 tuổi. + Lãi suất thực (%): Lãi suất thực là mức lãi suất tiền gửi danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. + Lưọng tiền rộng (% GDP): Lượng tiền rộng gồm tiền đang lưu thông ngoài ngân hàng; các khoản tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. 1.2 Lý thuyết truyền thống Trong lý thuyết truyền thống về tiết kiệm, vai trò của tiết kiệm là ổn định tiêu dùng theo thời gian. Một cá nhân có nhiều thu nhập hơn khi đi làm và có ít thu nhập hơn khi nghỉ hưu. Bằng việc giảm chi tiêu trong những lúc thu nhập cao và tăng chi tiêu trong những lúc thu nhập nhận được thấp, tiết kiệm thể hiện vai trò ổn định hóa tiêu dùng. Mô hình lựa chọn theo thời gian: việc lựa chọn số lượng tiết kiệm chính là lựa chọn cách thức phân bổ tiêu dùng cá nhân theo thời gian. Tiết kiệm chính là phần còn lại của thu nhập cá nhân sau khi đã trừ đi tiêu dùng hiện tại. Mô hình đơn giản: HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 2/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Có thể chia cuộc đời con người (lấy ví dụ Jack) thành 2 giai đoạn: làm việc và nghỉ hưu. Khi còn làm việc, Jack có thu nhập Y; khi về hưu, Jack không kiếm được thu nhập. Trong đó: C1 : Tiêu dùng của Jack trong thời gian làm việc C2 : Tiêu dùng của Jack khi nghỉ hưu S: Tiết kiệm của Jack r: Lãi suất gửi Ngân hàng Đường giới hạn ngân sách theo thời gian đo lường tỷ lệ mà ở đó các cá nhân có thể đánh đổi sự tiêu dùng. Đường BC1 phản ảnh giới hạn ngân sách với thu nhập Y trong giai đoạn 1. Jack có sở thích tiêu dùng hàng hóa hiện tại và tương lai. Ban đầu anh ta chọn tiêu dùng tại điểm A. Độ dốc của đường giới hạn ngân sách là –(1 + r), nghĩa là chi phí cơ hội của tiêu dùng trong giai đoạn 1 là thu nhập tiền lời không kiếm được đối với khoảng tiết kiệm trong giai đoạn 2. Tiết kiệm (như những giờ làm việc trong mô hình cung lao động) được đo lường đi theo hướng gốc trên trục hoành. Nó là sự khác biệt giữa thu nhập và tiêu dùng. Trong mô hình này giả sử mọi người tự do vay mượn nếu như họ muốn. Nếu như chính phủ đánh thuế trên tất cả thu nhập, bao gồm thu nhập tiền lãi, thì tỷ suất tiền lời giảm xuống từ r đến (1 - T) x r, bởi vì chính phủ thu (T x r). Vì thế độ dốc thay đổi từ –(1 + r) đến –(1 + (1 - T) x r) làm dịch chuyển đường giới hạn ngân sách BC1 đến đường ngân sách BC2. HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 3/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Mô hình 2 cho thấy sự phản ứng tiết kiệm đối với đánh thuế Sự thay đổi giá cả từ kết quả của việc thuế đánh vào tiết kiệm luôn gây ra hai hiệu ứng: Hiệu ứng thay thế và Hiệu ứng thu nhập. Tỷ suất tiền lời sau thuế thấp hơn sẽ dẫn đến một sự gia tăng tiêu dùng trong giai đoạn 1 thông qua ảnh hưởng thay thế. Nhưng sự giảm đi tiền lời sau thuế làm cho Jack cảm thấy nghèo hơn, vì làm giảm đi tiêu dùng của anh ta trong giai đoạn 1. Hình vẽ đầu tiên cho thấy khi xảy ra ảnh hưởng thay thế thì tiết kiệm giảm. Hình vẽ thứ hai cho thấy khi ảnh hưởng thu nhập xảy ra thì tiết kiệm gia tăng. Một cách khác liên quan đến ảnh hưởng thu nhập từ sự giảm đi tiền lời sau thuế - mức độ tiêu dùng khi về hưu. Vì thế khi lãi suất giảm Jack phải tiết kiêm nhiều hơn để đáp ứng mức độ tiêu dùng. 1.2 Minh chứng: Lãi suất sau thuế tác động đến tiết kiệm Không giống như lý thuyết thực nghiệm về cung lao động, có ít sự đồng tình về tác động của thuế hay tác động của lãi suất đến các quyết định tiết kiệm. Các ước lượng về độ co giãn của tiết kiệm với lãi suất sau thuế nằm trong khoảng 0 đến 0,67. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất sau thuếtiết kiệm là một vấn đề khó khăn. Xác định mức lãi suất hợp lý để áp dụng là rất khó, bởi vì: chúng ta có thể dễ dàng đo lường tiền lương của một công nhân nào đó nhưng rất khó để đo lường mức lãi suất thỏa đáng của một người tiết kiệm nào đó. Bên cạnh đó, lãi suất của bất kỳ dạng tiết kiệm nào cũng thay đổi HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 4/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng theo thời gian với cách thức như nhau cho tất cả mọi người. Điều này gây khó khăn cho việc xác định nhóm xử lý và nhóm kiểm soát phù hợp để nghiên cứu sự phản ứng của tiết kiệm trước thay đổi của lãi suất. Ngoài ra, sự co giãn của tiết kiệm theo lãi suất sau thuế là tham số quyết định đối với các nhà phân tích chính sách và như vậy rất cần các nghiên cứu thêm để xác định mức độ tác động của lãi suất đến tiết kiệm. 1.3 Lạm phát và thuế tiết kiệm 1.3.1 Sự trườn lên ngưỡng đánh thuế (bracket creep) Cá nhân có thể cảm nhận được sự tăng lên của thuế suất mặc dù thu nhập thực (theo đồng đôla cố định) của họ không hề tăng. Năm Thu nhập Mức thuế Thuế phải trả Thu nhập sau thuế 1979 16.500 $ 21% 2.370$ 14.130$ 1980 19.365 $ 24% 2.815 $ 15.550 $  Thu nhập tăng lên trong năm 1980 vừa đủ để loại trừ 11,3% tỷ lệ lạm phát của năm đó, do vậy thu nhập thực (lượng hàng hóa mà người đó có thể thu được với thu nhập danh nghĩa) là không đổi.  Thu nhập sau thuế chỉ tăng 10% trong khi đó giá cả tăng 11,3%. Bởi vì cơ sở đánh thuế là cố định nên tiền lương tăng với mức quá nhỏ theo đà lạm phát.  Hướng giải quyết: điều chỉnh cơ sở đánh thuế với thu nhập thường xuyên, thuế suất biên đặt trên cơ sở thu nhập thực, không phải trên cơ sở thu nhập danh nghĩa. 1.3.2 Lạm phát và thuế vốn Điều chỉnh theo giá cả đối với cơ sở đánh thuế cũng chưa chắc hoàn toàn loại trừ tác động của lạm phát bởi vì quy định đối với thuế thu nhập trên vốn vẫn giữ không đổi. Tình huống Tỷ lệ lạm phát Thuế suất đ/v tiền lãi Tiết kiệm Lãi suất danh nghĩa Tiền lãi Tổng nguồn lực sau thuế Giá mỗi túi không khí Số lượng túi không khí Không có lạm 0% 0% 100 10% 10 110 1,0 110 0% 50% 100 10% 10 105 1,0 105 Lạm phát 10% 0% 100 10% 10 110 1,1 100 10% 50% 100 10% 10 105 1,1 95,5 HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 5/19 Lãi suất thực (r) = Lãi suất danh nghĩa (i) – Tỷ lệ lạm phát Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Lãi 10% 0% 100 21% 21 121 1,1 110 10% 50% 100 21% 21 110,5 1,1 100,5 * Dòng đầu tiên không có lạm phát - Không có thuế, số túi xách là 110 - Với đánh thuế 50%, chỉ mua 105 túi xách * Dòng thứ hai, lạm phát bằng lãi suất danh nghĩa tức lãi suất thực bằng 0 - Với lạm phát nhưng không có đánh thuế, mua được 100 túi xách. - Với lạm phát và thuế, mặc dù sức mua không thay đổi , đánh thuế vào tiền lời danh nghĩa thì chỉ mua được 95,5. * Dòng thứ ba, nếu như tỷ lệ danh nghĩa điều chỉnh theo lạm phát (đến 21 %), nếu không có đánh thuế, lạm phát sẽ không bào mòn sức mua của tiết kiệm . Vấn đề trong dòng thứ hai và thứ ba, có đánh thuế, là đánh vào tiền lời thực, chứ không phải là danh nghĩa. Các cá nhân, khi quyết định tiết kiệm, quan tâm đến lãi suất thực. Bởi vì thuế đánh vào tiền lời danh nghĩa, ảnh hưởng của lạm phát đến thuế vẫn còn đáng kể. Trên thực tế, lạm phát tăng sẽ làm giảm thu nhập thực sau thuế từ tiết kiệm. PHẦN II: CÁC MÔ HÌNH TIẾT KIỆM KHÁC Trong lý thuyết truyền thống về tiết kiệm, tiết kiệm có vai trò duy nhất là ổn định tiêu dùng theo thời gian. Các nghiên cứu kinh tế gần đây đã đề xuất các yếu tố khác có vai trò quan trọng trong việc xác định tiết kiệm. 2.1 Mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro Các cuộc khảo sát cho thấy khi được hỏi về lý do tiết kiệm, câu trả lời nhận được nhiều nhất bên cạnh việc tiết kiệm cho thời gian nghỉ hưu, thì tiết kiệm được dùng cho những “ tình HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 6/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng huống khẩn cấp”. Kết quả này dẫn đến hình thành mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro, trong đó động cơ tiết kiệm không chỉ là mong muốn ổn định tiêu dùng theo thời gian mà còn là biện pháp tự bảo hiểm trước các rủi ro đó là các trường hợp bất lợi có thể xảy ra trong tương lai như: các vấn đề về sức khỏe, thất nghiệp, ly dị . Mô hình này được hình thành dựa trên giả định là các cá nhân không có khả năng vay mượn nếu họ gặp phải những cú sốc vì họ phải đối mặt với giới hạn thanh khoản do bởi ngân hàng hay những rào cản khi vay mượn bạn bè, người thân . Minh chứng về mô hình phòng ngừa rủi ro Cuộc sống là cái quý nhất của con người. Mà cuộc sống là cuộc vận động tổng hoà của cơ thể sống trong môi trường không gian và thời gian nhất định. Trong khoảng không gian và thời gian nào đó, người ta có thể hoàn toàn khoẻ mạnh, sung mãn, tràn đầy sinh lực nhưng ai có thể đoán được vào một thời khắc khác trong tương lai, họ có thể gặp tai nạn, bị bệnh tật, ốm đau, thậm chí cả tử vong. Đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển thì các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy đến cho mỗi chúng ta ngày càng gia tăng, trong khi nhu cầu an toàn đối với mỗi cá nhân và tổ chức xã hội là vĩnh cửu. So với các biện pháp khác như phòng tránh, tiết kiệm, cứu trợ…thì bảo hiểm được coi là biện pháp hữu hiệu nhất và bảo hiểm con người đã ra đời nhằm bảo đảm ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro, tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sức khoẻ… Bên cạnh đó, việc lo cho tuổi già hoặc khi về hưu đang là vấn đề được xã hội quan tâm và coi trọng. Một số người có thu nhập chủ yếu từ lương hưu, khi nghỉ làm thu nhập bị hạn chế. Một số người không có lương phải sống nhờ vào con cái hay phải lao động vất vả để kiếm sống. Không ai muốn sống một tuổi già đau yếu, bệnh tật, phụ thuộc hay là gánh nặng của người thân. Vì vậy, việc tiết kiệm các khoản chi tiêu hiện tại, bỏ ra những khoản tiền nhỏ để đảm bảo sự ổn định cho cuộc sống trong tương lai là điều hết sức cần thiết. Bảo hiểm con người là một trong ba loại hình bảo hiểm thương mại, là hình thức bảo hiểm hữu hiệu nhất cho BHXH, BHYT nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro, tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia bảo hiểm. So với BHXH, các nghiệp vụ bảo hiểm con người trong BHTM có đối tượng tham gia rộng hơn nhưng vẫn có thể thay thế BHXH trong những trường hợp, những khu vực của nên kinh tế - những nơi mà BHXH chưa được thực hiện hoặc có nhưng không bù đắp đủ cho phần thu nhập bị giảm sút của người lao động. Mặc dù những người lao động này được hưởng trợ cấp của BHXH, nhưng đôi khi có những rủi ro, những nhu cầu nằm ngoài phạm vi của BHXH, hoặc những khoản trợ HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 7/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng cấp của BHXH không đáp ứng được những nhu cầu khắc phục thiệt hại. Phần chênh lệch và thiếu hụt ấy sẽ được bù đắp bằng BHTM. Vì một số lý do trên, rõ ràng các nhiệp vụ bảo hiểm con người trong BHTM sẽ có vai trò quan trọng giúp mọi người chống lại những bấp bênh của cuộc sống trong sự đa dạng và phức tạp của rủi ro. 2.2 Mô hình tự kiểm soát Một số ý kiến khác về quyết định tiết kiệm được xây dựng trên kiểu mô hình tự kiểm soát. Trong mô hình này, cá nhân sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa sự ưa thích có hại trong ngắn hạn và sự ưa thích có lợi trong dài hạn. Vấn đề tự kiểm soát cũng có thể áp dụng với việc tiết kiệm. sự ưa thích có lợi của cá nhân trong dài hạn là việc đảm bảo có đủ tiền tiết kiệm để ổn định tiêu dùng suốt đời, nhưng sự ưa thích bất lợi trong ngắn hạn có thể dẫn đến việc họ tiêu dùng toàn bộ thu nhập của mình và không tiết kiệm đủ cho giai đoạn tương lai. Trong mô hình này, yếu tố chủ yếu để xác định hành vi tiết kiệm là khả năng của cá nhân trong việc tìm ra cách thức tự mình tiết kiệm, để dành thu nhập ngoài phạm vi “tự thỏa mãn trong ngắn hạn”. Minh chứng mô hình tự kiểm soát Ngày nay có nhiều minh chứng về tính phù hợp của mô hình tiết kiệm tự kiểm soát. Cá nhân với vấn đề tự kiểm soát phải cần đến những công cụ có thể tin tưởng để giúp họ tự kiểm soát. Các công cụ này cũng phổ biến trong khía cạnh tiết kiệm. 2.2.1 Việc tích lũy tài sản ở Mỹ Việc tích lũy tài sản ở Mỹ có đặc điểm rất lạ: cá nhân có tiết kiệm đáng kể ở những dạng rất khó tiếp cận (các tài khoản mua nhà hưu trí) nhưng lại tiết kiệm rất ít ở các dạng dễ tiếp cận hơn, như ở tài khoản phát hành séc. Khó hiểu hơn, rất nhiều người chấp nhận để tiền tiết kiệm dưới dạng khó tiếp cận như các tài khoản hưu trí với lãi suất khá bình thường (5% và thậm chí thấp hơn), trong khi đó đồng thời lại vay tiền từ thẻ tín dụng với lãi suất cao (10% và thậm chí cao hơn). Trong mô hình tiêu chuẩn, cá nhân sẽ tự làm cho mình tốt hơn bằng việc tiết kiệm ở mức ít hơn với lãi suất 5% nhằm không phải đi vay với lãi suất 10%. Thực tế này không thực sự phù hợp với mô hình tự kiểm soát: người ta sẽ lo lắng về việc có tiền trong tay, bởi vì họ sẽ tiêu xài nó một cách nhanh chóng, nhưng nếu họ có công cụ có thể tin tưởng được để giữ tiền khỏi tầm tay thì tiền sẽ được tiết kiệm. Do vậy, cá nhân có thể thành công trong việc tiết kiệm ở dạng như bỏ tiền vào tài khoản hưu trí hay tài khoản mua nhà, nhưng họ không thể thành công khi tiết kiệm ở dạng mà họ có thể chạm tay vào tiền của mình. 2.2.2 Thử nghiệm của Richard Thaler và Shlomo Benartzi (2004) HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 8/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Hai nhà kinh tế ngày đưa ra kế hoạch tiết kiệm hưu trí duy nhất dành cho người lao động ở một nhà máy quy mô vừa. Với kế hoạch “tiết kiệm nhiều hơn ngày mai”, người lao động cam kết giành một phần trong sự tăng lên của thu nhập tương lai để vào tiết kiệm hưu trí. Người lao động được quyền chọn lựa tiết kiệm theo cam kết sớm hơn, trước khi tiền lương mà họ được trả tăng lên nhằm làm cho quyết định này bớt khó khăn hơn. Khi người lao động tham gia, đóng góp của họ vào kế hoạch tiết kiệm tăng lên mỗi khi tiền lương mà họ nhận được tăng lên. Kế hoạch này không có gì hấp dẫn đối với người tiết kiệm dựa trên lý trí trong mô hình tiêu chuẩn về tiêu dùng theo thời gian. Họ có thể tiết kiệm tùy thích từ thu nhập, cho nên không cần thiết phải có sự cam kết trước theo một kế hoạch tiết kiệm cố định. Nói cách khác, dường như không có lý do gì để hạn chế hành vi từ cách làm này. Nếu một người lao động không có lý do gì để hạn chế hành vi từ cách làm này. Nếu một người lao động muốn chia sẽ một phần thu nhập tăng thêm trong tương lai, họ đơn giản sẽ làm được một khi thu nhập của họ tăng lên. Nhưng kế hoạch nói trên, chính là một điều hấp dẫn lớn đối với những người phải đối mặt với vấn đề tự kiểm soát, những người mong muốn giữ một phần trong thu nhập tăng thêm ở tương lai ngoài tầm tay nhằm hạn chế sự thỏa mãn bất lợi trong ngắn hạn. các cá nhân với vấn đề tự kiểm soát e ngại rằng nếu họ không cam kết tiết kiệm phần thu nhập tăng thêm từ bây giờ thì khi thu nhập thực sự tăng lên, họ sẽ chi tiêu hết vào thỏa mãn sở thích ngắn hạn không có lợi. Thực tế, khi kế hoạch tiết kiệm này được đưa ra, 78% số người lao động được mời đã quyết định tham gia và 80% số người tham gia vẫn còn tham gia kế hoạch sau bốn lần tăng lương. Cụ thể hơn, tỷ lệ tiết kiệm của những người tham gia kế hoạch này nhảy từ 3,5% lên mức 13,6% sau 40 tháng. Vấn đề tiết kiệm theo cam kết vốn dĩ vô ích trong mô hình tiêu chuẩn giờ đây lại tác động lớn đến hành vi tiết kiệm; một lần nữa phù hợp với quan điểm cho rằng người lao động phải đối mặt với vấn đề tự kiểm soát về hành vi tiết kiệm. HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 9/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng PHẦN III: CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CỦA THUẾ ĐỐI VỚI TIẾT KIỆM HƯU TRÍ 3.1 Trợ cấp thuế hiện hành đối với tiết kiệm hưu trí Do người lao động có xu hướng tiết kiệm trong thời gian còn làm việc để có thể làm tăng thu nhập trong lúc hưu trí của họ. Tuy nhiên, nếu chính phủ đánh thuế trên tiền lãi phát sinh có thể ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân đó trong việc giảm đi các khoản tiết kiệm này. Từ đó, các quốc gia trên thế giới thường đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 10/19 . cứu Đánh thuế vào tiết kiệm . HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 6 – K20 Trang 1/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng PHẦN I: THUẾ VÀ TIẾT. Đêm 6 – K20 Trang 3/19 Đánh thuế vào tiết kiệm GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Mô hình 2 cho thấy sự phản ứng tiết kiệm đối với đánh thuế Sự thay đổi giá

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w