Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
2,4 MB
Nội dung
| 1 T r a n g BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ====0==== TIỂU LUẬN NHÓM MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CAO HỌC KHOÁ 21 – LỚP ĐÊM 9 CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ DƢỚI CHUẨN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆTNAM GVHD: TS Diệp Gia Luật Nhóm thực hiện: Nhóm 6 và nhóm 9 Thành viên: 1. Nguyễn Thị Mỹ Hương 2. Nguyễn Thị Mỹ Hiếu 3. Lê Thị Thu Oanh 4. Thi Diễm Lan 5. Nguyễn ViệtHòa 6. Trần Thị Thiên Hương 7. Nguyễn Thị Mai Hương 8. Nguyễn Thị Ngọc Trâm 9. Nguyễn Thị Mai Hương 10. Lê Thị Hồng Minh 11. Trần Kim Oanh 12. Nguyễn Văn Hùng 13. Trần Thị Sim UEH – Tháng 1, năm 2012 | 2 T r a n g MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU - 5 - PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN - 6 - 1.1. Khái niệm thị trƣờng tài chính vàphân loại - 6 - 1.2. Tín dụng thứ cấp và thế chấp dƣới chuẩn - 6 - 1.2.1. Khái niệm tín dụng thứ cấp - 6 - 1.2.2. Đặc điểm tín dụng thứ cấp - 7 - 1.2.3. Khái niệm thế chấp dưới chuẩn - 7 - 1.3. Chứng khoán hoá các khoản nợ - 8 - 1.3.1. Nguyên nhân ra đời của việc chứng khoán hoá các khoản thế chấp - 8 - 1.3.2. Khái niệm chứng khoán hoá - 8 - 1.3.3. Vai trò của việc chứng khoán hoá các khoản nợ - 9 - 1.3.4. Tóm tắt quy trình chứng khoán hoá các khoản nợ dưới chuẩn - 10 - PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ - 12 - 2.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ dƣới chuẩn - 12 - 2.2. Phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ dƣới chuẩn - 20 - 2.2.1. Nguyên nhân sâu xa - 20 - 2.2.1.1. Chính sách nới lỏng tiền tệ của FED trong giai đoạn 2001-2004 - 20 - 2.2.1.2. Sự cho phép các ngân hàng tham gia vào những hoạt động đầu tư rủi ro - 21 - 2.2.2. Nguyên nhân cốt lõi - 22 - 2.2.2.1. Sự phát triển của thị trường thế chấp và các sản phẩm phái sinh - 22 - 2.2.2.2. Vấn đề chi phí đại diện - 24 - 2.2.2.3. Vấn đề bất cân xứng thông tin - 25 - 2.2.2.4. Tâm lý bầy đàn và sự lạc quan quá mức - 26 - 2.2.2.5. Sự tham lam của những nhà tư bản ngân hàng - 27 - 2.2.3. Lý do khiến khủng hoảng lan rộng - 28 - 2.2.3.1. Sự xuất khẩu lý thuyết thị trường tự do - 29 - 2.2.3.2. Sự sụt giảm cầu tiêu dùng của Mỹ - 29 - | 3 T r a n g PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ DƢỚI CHUẨN VÀ GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ MỸ - 31 - 3.1. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ dƣới chuẩn lên nƣớc Mỹ - 31 - 3.1.1 Hệ thống tín dụng - 31 - 3.1.2 Thị trường bất động sản - 33 - 3.1.3 Thị trường chứng khoán - 34 - 3.1.4 Tăng trưởng kinh tế - 36 - 3.1.5 Tình trạng thất nghiệp - 39 - 3.2. Những giải pháp của chính phủ Mỹ và Fed - 40 - 3.2.1. Thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi tài sản - 41 - 3.2.2. Giảm lãi suất (FFR) và lãi suất chiết khấu: - 41 - 3.2.3. Tung ra gói kích cầu 168 tỷ USD - 43 - 3.2.4. Thực hiện các biện pháp giải cứu các tổ chức tài chính sắp phá sản. - 43 - 3.2.5. Thông qua gói kích cầu 787 tỷ USD - 44 - PHẦN 4: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ DƢỚI CHUẨN ĐẾN VIỆTNAMVÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. - 45 - 4.1. Tác động đến ViệtNam - 45 - 4.1.1. Tín dụng và thanh khoản của hệ thông ngân hàng - 45 - 4.1.2. Thị trường chứng khoán - 46 - 4.1.3. Tăng trưởng kinh tế - 48 - 4.1.4. Đầu tư nước ngoài - 49 - 4.1.5. Xuất nhập khẩu - 51 - 4.1.6. Tỷ lệ thất nghiệp - 54 - 4.2. Bài học kinh nghiệm cho ViệtNam - 55 - 4.2.1. Bài học cho các tổ chức tín dụng - 55 - 4.2.2. Bài học cho cơ quan quản lý - 56 - KẾT LUẬN - 58 - TÀI LIỆU THAM KHẢO - 59 - | 4 T r a n g DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1: Mình hoạ sự phân chia dòng tiền giữa các gói trái phiếu nợ có bảo đảm khác nhau - 11 - Hình 2. 1 Chỉ số giánhà Case-Schiller - 21 - Hình 2. 2 Dư nợ bảo hiểm rủi ro tín dụng (CDS) - 24 - Hình 2. 3 Nợ cầm cố dưới chuẩn của Mỹ - 28 - Hình 3. 1 Lãi suất cho vay của Mỹ từ 2006 – 2009 - 32 - Hình 3. 2 Giánhà của Mỹ giai đoạn 2001 – 2011 - 33 - Hình 3. 3 Thị trường chứng khoán Mỹ từ 2001 – 2010 - 34 - Hình 3. 4 Chỉ số chứng khoán S&P 500 từ 2007 – 2011 - 35 - Hình 3. 5 GDP của Mỹ từ 2002 – 2010 - 36 - Hình 3. 6 Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Mỹ từ 2007 – 2011 - 37 - Hình 3. 7 Giá trị nhập khẩu của Mỹ từ 2007 – 2010 - 38 - Hình 3. 8 Tỷ lệ lạm phát của Mỹ từ 2007 – 2011 - 39 - Hình 3. 9 Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ từ 2001 – 2011 - 40 - Hình 3. 10 Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007 -2009 - 42 - Hình 4. 1 Chỉ số chứng khoán VNINDEX năm 2008 - 47 - Hình 4. 2 Chỉ số chứng khoán VNINDEX năm 2009 - 47 - Hình 4. 3 Tốc độ tăng trưởng GDP của ViệtNam từ 2000 – 2010 - 48 - Hình 4. 4Tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng của ViệtNam từ 2007 – 2009 - 49 - Hình 4. 5 Đầu tư nước ngoài được ký giấy phép giai đoạn 2000 – 2010 - 50 - Hình 4. 6 Vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 1993 – 2009 - 51 - Hình 4. 7 Quan hệ thương mại hàng hóaViệtNam - Hoa Kỳ - 52 - Hình 4. 8 Kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của ViệtNam - 53 - Hình 4. 9 Tỷ lệ thất nghiệpViệtNamnăm 2008 - 2009 - 54 - | - 5 - T r a n g LỜI MỞ ĐẦU Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp tại Mỹ bất ngờ bùng nổ vào năm 2007 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Cho tới ngày nay, năm 2012, dư chấn của khủng hoảng tín dụng thứ cấp vẫn còn chưa kết thúc. Vậy khủng hoảng tín dụng thứ cấp tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào, nguồn gốc bùng nổ khủng hoảng là do đâu? Cuộc khủng hoảng này đã tàn phá nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ như thế nào? Phản ứng của nhà cầm quyền Mỹ khi đối mặt với khủng hoảng ra sao? Khủng hoảng tín dụng thứ cấp có tác động như thế nào đến Việt Nam, và bài học rút ra cho những nhà chức trách và các tổ chức tài chính là gì? Tiểu luận này sẽ lần lượt giải đáp những vấn đề nêu trên, đồng thời, một số khái niệm quan trọng về tín dụng thứ cấp và chứng khoán hoá các khoản nợ cũng được tập trung làm rõ. Cấu trúc của bài tiểu luận này gồm 3 phần. Phần thứ nhất là cơ sở lý luận, phần này giải thích một số khái niệm quan trọng. Phần thứ 2 trình bày khái quát về diễn biến khủng hoảng vàphân tích nguyên nhân khiến khủng hoảng bùng nổ. Phần thứ 3 làm rõ những tác động của khủng hoảng đến nền kinh tế Mỹ, đồng thời nêu ra những biện pháp mà chính phủ Mỹ đã thực hiện nhằm vực dậy nền kinh tế. Phần cuối cùng phân tích tác động của khủng hoảng nợ thứ cấp tại Mỹ đến nền kinh tế ViệtNamvà chỉ ra một số bài học kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro và phòng ngừa khủng hoảng. | - 6 - T r a n g PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm thị trƣờng tài chính vàphân loại Thị trường tài chính là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn, là nơi diễn ra các hoạt động vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các giấy tờ cógiá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế. Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức thì thị trường tài chính được chia làm 2 loại cơ bản: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi các chứng chứng từ cógiá mới, chẳng hạn như trái phiếu vàcổ phiếu được phát hành lần đầu cho các nhà đầu tư 1 . Nói cách khác đây là thị trường cung ứng các công cụ tham gia trên thị trường tài chính. Thị trường thứ cấp là nơi mà các chứng từ cógiá đã phát hành lần đầu được mua đi bán lại, đáp ứng nhu cầu chuyển nhượng vốn đầu tư. Thị trường thứ cấp có vai trò quan trọng trong việc tạo tính thanh khoản cho các chứng từ cógiá đang lưu hành, mặt khác nó giúp xác định giá cả của các chứng từ cógiá đó 2 . 1.2. Tín dụng thứ cấp và thế chấp dƣới chuẩn 1.2.1. Khái niệm tín dụng thứ cấp Tín dụng thứ cấp (nợ dưới chuẩn) được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp, không có điều kiện tiếp cận thị trường tín dụng hạng nhất. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị 1 Thị trường sơ cấp không phổ biến, vì các chứng từ cógiá được phát hành lần đầu thường không công khai cho công chúng. 2 Thị trường thứ cấp có thể tổ chức theo 2 cách. Cách thứ nhất là thành lập những sàn giao dịch tập trung, nơi mà những người mua và người bán chứng khoán có thể gặp nhau (hoặc thông qua các đại lý/môi giới và đặt lệnh). Sàn giao dịch chứng khoán NYSE, HOSE, sàn giao dịch hang hoá Chicago, VNX là những sàn như vậy. Một cách tổ chức khác là thành lập sàn giao dịch mở (OTC market), đây là nơi có các nhà giao dịch đứng ra và tiến hành mua/bán các chứng khoán cho bất cứ ai có nhu cầu vàcó thể đáp ứng cái giá họ đưa ra. Sàn OTC rất cạnh tranh và cũng không có nhiều khác biệt với các sàn giao dịch tập trung. | - 7 - T r a n g thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. 1.2.2. Đặc điểm tín dụng thứ cấp Tín dụng thứ cấp còn được gọi là tín dụng "hạng B", để phân biệt với tín dụng "hạng A" (hay tín dụng ưu tiên, tín dụng hạng nhất) dành cho những người vay có độ tín nhiệm cao. So với "tín dụng hạng A", tín dụng thứ cấp thường có lãi suất cao hơn vì độ rủi ro của lại tín dụng này cũng cao hơn. Tín dụng thứ cấp có nhiều loại, hướng tới các mục đích đi vay khác nhau của người vay, như để mua nhà (tín dụng nhàở thứ cấp), mua ô tô, mở thẻ tín dụng. 1.2.3. Khái niệm thế chấp dƣới chuẩn Một khoản thế chấp là một khoản cho vay dài hạn được đảm bảo bằng tài sản thực hoặc tài sản sẽ hình thành trong tương lai, thường thì tài sản thế chấp là bất động sản. Một hộ gia đình có thể tham gia vào một khoản vay thế chấp để có đủ tài chính cho việc mua một ngôi nhà, và họ sử dụng chính ngôi nhà họ định mua để làm tài sản thế chấp. Trường hợp tương tự là một chủ doanhnghiệp sử dụng bất động sản họ định mua để làm tài sản thế chấp. Các khoản thế chấp dưới chuẩn là những khoản cho vay thế chấp dành cho những người vay không đủ điều kiện vay mượn ở lãi suất thị trường thông thường – vì họ có xếp hạng tín dụng cá nhân thấp 3 và vì các khoản vay này vượt quá khả năng chi trả nếu căn cứ trên thu nhập của họ 4 . 3 Thường là dưới 600 – theo xếp hạng FICO do công ty Fair Isaac Corporation thực hiện. 4 Khái niệm thế chấp dưới chuẩn mới chỉ được phổ biến rộng rãi những năm gần đây, khi lãi suất thế chấp cho các khoản vay dưới chuẩn tăng cao vàgiá bất động sản bắt đầu giảm vào năm 2006. | - 8 - T r a n g 1.3. Chứng khoán hoá các khoản nợ 1.3.1. Nguyên nhân ra đời của việc chứng khoán hoá các khoản thế chấp Các định chế tài chính có thể gặp một số rắc rối trong việc cố gắng bán các khoản thế chấp trên thị trường tài chính. Rắc rối thứ nhất là các khoản thế chấp riêng lẻ cógiá trị không đáng kể để có thể là một sản phẩm tài chính phổ biến 5 . Rất nhiều các nhà đầu tư tổ chức không muốn giao dịch với những con số nhỏ bé như vậy. Rắc rối thứ 2 khi bán các khoản thế chấp trên thị trường thứ cấp là chúng không được tiêu chuẩn hoá. Các khoản vay này có sự khác biệt về kì thanh toán, lãi suất, và các điều kiện hợp đồng. Do vậy rất khó để có thể kết hợp một số lượng lớn các khoản vay thế chấp vào với nhau. Rắc rối tiếp theo liên quan đến chi phí dịch vụ. Các yêu cầu thẩm định một khoản cho vay dưới chuẩn phức tạp hơn cả việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Những người đi vay phải tập hợp các bảng lương, báo cáo thuế, bảo hiểm, và rất nhiều các dịch vụ khác. Cuối cùng, những khoản cho vay thế chấp luôn có rủi ro mặc định và rủi ro biến động. Những người đầu tư vào các khoản cho vay thế chấp không muốn mất quá nhiều thời gian vào việc cập nhật xếp hạng tín dụng của những người đi vay. Những rắc rối ở trên đã dẫn đến sự xuất hiện của việc chứng khoán hoá các khoản thế chấp (securitizated mortgage). 1.3.2. Khái niệm chứng khoán hoá Chứng khoán hóa 6 được hiểu là một quátrình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ. Nói cách khác, chứng khoán hóa là quátrình phát hành chứng khoán 5 Một khoản vay thế chấp mua nhà bình quân cógiá trị khoảng 250.000 đô la. Con số này thì thấp hơn rất nhiều so với mức 5 triệu đô la yêu cầu tối thiểu cho một lần phát hành trên thị trường sơ cấp tại Mỹ. 6 Nghiệp vụ chứng khoán hoá là một nghiệp vụ tài chính hiện đại, có lịch sử phát triển từ năm 1977, tại Mỹ, nhưng nó thực sự phát triển mạnh từ những năm 1984. | - 9 - T r a n g nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa. Các tài sản tài chính có thể dùng để chứng khoán hóa rất đa dạng bao gồm các khoản cho vay thế chấp mua nhà, các khoản cho vay thương mại, các khoản phải thu thương mại, danh mục các khoản cho vay thẻ tín dụng, danh mục nợ dưới chuẩn, các trái phiếu hạng đầu cơ (high-yield bond) hay các khoản cho vay bất động sản thương mại 7 . 1.3.3. Vai trò của việc chứng khoán hoá các khoản nợ Nhờ vào Chứng khoán hóa – công cụ tài chính hiện đại và tinh vi của thị trường tài chính, rủi ro từ các khoản tín dụng thế chấp dưới chuẩn của các Ngân hàng đã được đẩy ra ngoài thị trường, nhờ đó “làm sạch” bảng cân đối của Ngân hàng và tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng cường hơn các khoản tín dụng dưới chuẩn. Hãy hình dung một cộng đồng nhỏ trong đó ½ số người trưởng thanh làm việc trong một nhà máy duy nhất. Nếu nhà máy phá sản, thì ½ hộ gia đình vay cầm cố sẽ vỡ nợ. Ngân hàng nhỏ phục vụ cho cộng đồng này sẽ phá sản. Chứng khoán hóa sẽ tránh vấn đề này, vì ngân hàng nhỏ sẽ “chia sẻ” rủi ro địa phương với các nhà đầu tư cả nước. Chứng khoán hóa do đó có tác dụng làm giảm rủi ro hoạt động cho vay cầm cố. Dĩ nhiên, nếu giánhà đồng loạt giảm trên cả nước thì công cụ chia sẻ rủi ro này sẽ không có tác dụng. Nhưng vì giánhà thường không tương quan giữa các vùng, nên đa số người tham gia thị trường nhận thấy chứng khoán bất động sản là an toàn miễn là số nợ cầm cố này đến từ nhiều địa điểm khác nhau trên cả nước. 7 Như vậy với nghiệp vụ chứng khoán hóa, người cho vay không nhất thiết phải nắm giữ rủi ro tín dụng mà có thể chuyển hóa sang cho người khác một cách dễ dàng thông quaviệc phát hành chứng khoán nợ lấy danh mục tín dụng làm tài sản đảm bảo. Chính điều nàylà cơ sở để các ngân hàng đầu tư đã tự tin bơm vốn vào hoạt động cho vay nợ dưới chuẩn một cách dễ dàng. | - 10 - T r a n g Theo mô hình truyền thống, Ngân hàng ghi nhớ các khoản cho vay trong sổ sách để thu lãi hàng tháng và vốn gốc khi đến hạn thanh toán. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, để tránh phải trở thành chủ nhà bất đắc dĩ, các Ngân hàng bán một phần xác định danh mục cho vay của họ cho Fannie Mae hoặc Ginnie Mae (GSEs). Bằng cách bán lại này, các Ngân hàng có thể có thêm vốn để cho vay nhiều hơn và do đó đáp ứng được mục đích của chính phủ khuyến khích cho người dân sở hữu nhà. Bên cạnh GSEs, Frieddie Mac – dưới sự chi phối, điều khiển của chính phủ Mỹ đã mua các khoản thế chấp từ các bên cho vay, đóng gói các khoản thế chấp thành chứng khoán, sau đó bảo lãnh và bán chứng khoán cho các nhà đầu tư. Quátrình chứng khoán hóa đã giúp đẩy các rủi ro do việc nắm giữ các khoản thế chấp này ra thị trường chứng khoán qua các công cụ như MBS, CMO, CDO,… nhờ đó rủi ro được những người tham gia thị trường tài chính thông qua việc mua lại các khoản chứng khoán được bảo đảm bằng các khoản thế chấp đó. 1.3.4. Tóm tắt quy trình chứng khoán hoá các khoản nợ dƣới chuẩn Quátrình chứng khoán hoá các khoản nợ dưới chuẩn được thực hiện một cách cơ bản như sau: - Các ngân hàng đầu tư tạm ứng nguồn vốn cho các công ty tài chính chuyên về cho vay thế chấp dưới chuẩn. Các công ty này tiến hành cho vay thông qua các đại lý của mình 8 . - Các công ty tài chính sẽ gom các khoản cho vay lại thành một danh mục nhiều khoản vay, và bán lại cho ngân hàng đầu tư (thực chất là thanh toán số tiền tạm ứng lúc đầu). - Sau khi mua các danh mục dưới chuẩn, các ngân hàng dưới sự hỗ trợ của các công ty xếp hạng tín dụng đã tiến hành chứng khoán hoá chúng và bán cho công ty phát 8 Các đại lý cho vay là người làm việc trực tiếp với khách hàng, thẩm định tín dụng theo các mẫu hồ sơ chuẩn của công ty tài chính và chuyển hồ sơ cho công ty tài chính phê duyệt. Sau khi phê duyệt, công ty tài chính sẽ làm thủ tục thế chấp nhà đất và tiến hành giải ngân.