Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.doc
Trang 1Trước đây trong thời ký phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp thị trường tài chính là một khái niệm bó hẹp ở việc điều chuyển tiền tệ giữa Nhà nước và các DNTN và giữa các ngân hàng quốc doanh với nhau theo chỉđạo của các cơ quan quản lý Nhà nước Khi chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, khái niệm thị trường tài chính trở nên quá mới mẻ vàvô cùng cần thiết trong việc điều hành và phát triển kinh tế nhiều thành phần thị trường tài chính là cầu nối quan trọng là mối quan hệ chặt chẽ các quann hệ tài chính trên thị trường, từđó các đối tượng trong kinh tế có sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sự phát triển bền vững Hiện nay việc phát triển thị trường tài chính là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước nhằm huy động tối đa các nguồn lực tài chính phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước do vậy làm rõ vai trò của thị trường tài chính đối với sự phát triển kinh tế mang ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách cũng như trong các quan hệ kinh tế xã hội theo hướng đãđịnh
Để góp một ý kiến chung vào việc tìm hiểu: Đánh giá; nghiên cứu thị trường tài chính cũng làđể nâng cao hơn nữa khả năng về chuyên ngành
mình đang học Em đã chọn đề tài: ''Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường''
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2PHẦN NỘIDUNG
I Khái niệm thị trường tài chính
1 Tiền đề ra đời và tồn tại của TTTC
- Tài chính thị trường tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định khi mà những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan xuất hiện và tồn tại Như vậy phạm trù thị trường tài chính cần được đánh giá xem xét như là một vấn đề kinh tế xã hội khách quan, nó có tính kinh tế
và lịch sử: Cùng với sự tan rã của chếđộ công xã nguyên thuỷ, phân công lao động xã hội và chếđộ tư hữu phát triển bước đầu hình thành nên một nền kinh tế hàng hoá giản đơn Tiền tệ cũng được phát triển như một đòi hỏi khách quan để có thể trao đổ mua bán hàng hoá
- Chủ nghĩa tư bản trải qua quá trình hình thành và phát triển đãđưa kinh tế hàng hoá nên thành kinh tế thị trường đưa ra những tiền đề cần thiết
để nảy sinh, hình thành thị trường tài chính Như vậy sự phát triển của kinh
tế thị trường sự tham gia của tiền tệ vào hoạt động kinh tế, sự tích luỹ, tập trung tư bản…là những tiền tệ quan trọng hình thành thị trường tài chính
Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường tài chính (TTTC) và ngược lại, đến lượt mình, TTTC đã làm rõ cho nền kinh
tế xã hội phát triển ở mức cao hơn
Ngày nay trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá các nền kinh tế TTTC đã mở ra một phạm vi toàn thế giới vàđang ngày càng đóng góp và nền kinh tế thế giới Chính su thế toàn cầu hoáđã hội nhập các TTTC lại với nhau biến TTTC nhỏ béđộc lập thành những TTTC khổng lồ, hoạt động phụ thuộc lẫn nhau cùng phát triển, Việt Nam chúng ta cần đánh giáđúng bản chất ra đời, tồn tại của TTTC từđó mà dựa trên các quy luật khách quan
Trang 3đểxây dựng một TTTC hợp lý từng bước phát triển hội nhập vào quốc tế và khu vực
Trang 42 Những vấn đềchung về thị trường tài chính
2.1 Khái niệm về TTTC
Xét trong mối quan hệ kinh tếvĩ mô, ở bất kỳ xã hội nào, có những người tích lũy được một số tài sản nhưng không sử dụng hết trong tiêu dùng cũng không biết cách kinh doanh Trong đó có nhiều người khác thiếu vốn
để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, họ cần vay tiền để thoả mãn nhu cầu nhất là trong kinh tế thị trường
Trong tổng thể nền kinh tế sự hình thành thị trường tài chính gắn liền với sự phát triển nền kinh tế thị trường.Qua đó vốn là tiền đề của quá trình sản xuất, kinh doanh sự phát triển năng động với tốc độ cao của kinh tế thị trường đã làm nảy sinh thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính đầu tư tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội Trong thị trường luôn tồn tại các chủ thể tham gia vào quá trình luân chuyển tiền tệ này, về chủ yếu cần nguồn tài chính thì doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất là các doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp với nhu cầu vốn luôn được đòi hỏi cao để thoả mãn hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình Tiếp đến nhà nước với chức năng giám sát vàđiều tiết nền kinh tế cung cầu đểđầu tư vào các công trình quan trọng, an ninh quốc gia… các hộ gia đình cũng cần tài chính để thoả mãn những nhu cầu của mình Những mối quan hệđan xen như vậy đã hình thành nên thị trường tài chính.Sự phát triển thị trường tài chính gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường.Kinh tế càng phát triển quan hệ cung cầu nguồn tài chính càng phát triển các hoạt động trao đổi cũng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau và tất yếu phải hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn.Đó chính là thị trường tài chính, thị trường tài chính là hoạt động giao dịch các loại vốn trong phạm vi một nước hoặc giữa các nước với nhau với hình thức vay trả, chuyển
Trang 5nhượng,đầu tư thanh toán bằng những công cụ khác nhau trong những thời hạn khác nhau giữa các bên tham gia thị trường trên địa bàn một nước (TTTC quốc gia) hoặc giữa nhiều nước với nhau TTTC quốc tế
2.2 Cơ cấu của thị trường tài chính
Là một thể trừu tượng, đa dạng, TTTC có thểđược xem xét đáng giá dưới nhiều góc độ khác nhau Mỗi góc độđưa ra một đặc chưng riêng trong sựđa dạng của thị trường tài chính và tuỳ theo cách thức vận dụng của mỗi nước trong việc tổ chức một mô hình hợp với bối cảnh kinh tế xã hội Cơ cấu thị trường tài chính được thực hiện một cách khác nhau có nhiều nước trong
đó có Việt Nam để thực hiện với việc quản lý vĩ mô của Nhà nước, thị trường tài chính được nâng nên vì thế bao gồm cả 2 bộ phận cấu thành là thị trường tiền tệ và thị trường vốn
- Thị trường tiền tệ là một bộ phận TTTC mua bán các công cụ ngắn hạn, Trong thị trường tiền tệ, tiền là một hàng hoáđặc biệt nó phụ thuộc vào
sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian cùng tham gia hoạt động Lãi xuất của nó phụ thuộc vào cung cầu tiền tệ.Luôn luôn làm công việc của chính và mọi ngân hàng trung ương Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, kho bạc, ngân hàng trung ương, các doanh nghiệp, chính phủ …
- Thị trường vốn là bộ phận của TTTC diễn ra mua bán trao đổi công
cụ nội dung dài hạn và cổ phiếu thị trường vốn xét về mặt bản chất phản ánh các quan hệ mua bán không phải là số lượng nhất định các khoản tiền mặt, các tư liệu sản xuất mà là các quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn tiền mặt
Như vậy thị trường vốn là một bộ phận của TTTC được chuyên môn hoáđối với các nguồn lực tài chính và trao quyền sử dụng dài hạn Do đó các
Trang 6nguồn lực tài chính và trao quyền sử dụng dài hạn Do đó các nguồn lực tài chính này chủ yếu làđược đầu tư dài hạn vào đầu tư sản xuất kinh doanh Khi lãi xuất không ổn định xu hướng lạm phát cao, hoạt động của thị trường vốn bịthu hẹp và phải nhường chỗ cho thị trường tìên tệ, lúc đó tham gia thị trường vốn có rủi ro rất cao Do đó, tính ổn định của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thị trường vốn
2.3 Bước phát triển của thị trường tài chính.
Trong lịch sử phát triển của thị trường tài chính luôn luôn gắn liền với tiến trình phát triển kinh tế xã hội Xã hội ngày càng phát triển các mối quan
hệ tài chính ngày càng đa dạng, phức tạp thì khả năng tiếp cận nguồn tài chính ngày càng đa dạng phức tạp thì khả năng tiếp cận nguồn tài chính cũng phát triển theo nhiều phương thức khác nhau
Cách thức đơn giản nhất và sơ khai nhất là dựa trên sự quen biết tín nhiệm nhau để vay và cho vay Đây là hình thức cho vay vốn trực tiếp hay giao lưu vốn trực tiếp, cách thức này chỉ tạo ra một thị trường tài chính nhỏ
lẻ không tập trung đây là hình thức trao đổi khi kinh tế hàng hoá chưa hình thành
Cách thứ 2 thông qua các tổ chức trung gian như ngân hàng các tổ chức tín dụng để cung ứng và hoạt động nguồn tài chính Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa chủ thể trung gian và chủ thể cần có vốn tài chính, Tuy nhiên ở cách thức này chủ thểđầu đầu tư vốn không có sự lựa chọn phương án đầu tư và lãi xuất thường xuất thường không cao ngoài ra người cần vốn không phải lúc nào cũng dễ dàng vay vốn của ngân hàng, nhất là khi thực hiện các phương án đầu tư có sự rủi ro và mạo hiểm cao
Sự phát triển của kinh tế thị trường thúc đẩy chếđộ tín dụng phát triển làm nảy sinh nhiều hình thức huy động nguồn tài chính dưới các hình thức trực tiếp thông qua các giấy tờ có giá, cổ phiếu trái phiếu gọi là chứng
Trang 7khoán.Thị trường chứng khoán ra đời là bước ngoặt phát triển cao nhất của TTTC.Đây là hình thức tài chính trực tiếp nhưng ở quy mô rộng lớn và chặt chẽ hơn Người cung cấp tài chính có quyền lựa chọn phương ánđầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Quá trình hình thành và phát triển thị trường tài chính phụ thuộc vào
sự vận động của nền kinh tế quốc dân việc nghiên cứu tìm ra quy luật vận động của nó cóý nghiac quan trọng trong việc điều hành và quản lý các nguồn lực tài chính theo định hướng của Đảng nhăm tạo lập cơ cấu kinh tế hợp lý và bền vững
II Vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường
Phát triển kinh tế thị trường không thể không có thị trường tài chính bởi thị trường tài chính là một công cụ trung gian thúc đẩy sự lưu thông tiền
tệ vàđảm bảo về nguồn vốn cho sự phát triển phát huy vai tò tối đa của thị trường tài chính cũng là yêu cầu cấp thiết của tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước góp phần phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế thị trường
1 TTTC có vai trò quan trọng trong việc huy động và cung cấp các nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội
- Bất kỳ nền kinh tế nào cũng có nhu cầu về nguồn lực tài chính cho
sự phát triển của nền kinh tế thị trường lại càng đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn liên tục…Do sự năng động của các chủ thể kinh tế trong xã hội.Hoạt động của thị trường tài chính là huy động và tích luỹ các nguồn lực tài chính nhàn rỗi, nhỏ lẻ và phân tán thành nguồn tài chính to lớn tài trợ kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội Trên bình diện vĩ mô thị trường tài chính vận động không ngừng thúc đẩy nhanh quá trình vận đọng của tiền (T- H - T' - H' ) từđó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Sự hoạt động của thị trường tài chính là sự tuân thủ các quy tắc quy định nhằm tối ưu
Trang 8hoánhững lợi thế hạn chế những rối loạn nền kinh tế Khi một nền kinh tếổn định người dân, người dân có xu hướng đầu tư chứng khoán tiét kiệm của mình vào thị trường tài chính để cóđược một khoản thu nhập ổn định Do đó nhu cầu cần tiêu dùng của người dân sẽ bịảnh hưởng cụ thể là nhu cầu về tiêu dùng cao cấp sẽ bị hạn chế rất nhiều Hoạt động của thị trường tài chính đãđưa được nguồn tài chính từ dạng tích trữ không sinh lời sang nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời gián tiếp khuyến khích tiết kiệm của nhân dân
2 TTTC là công cụ quan trọng để Nhà nước sử dụng thực hiện các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nhằm điêù hành và quản lý tốt hơn nền kinh tế thị trường.
Thị trường tài chính hoạt động đã bổ sung thêm hình thức huy động nguồn tài chính cho các doanh nghiệp các tổ chức tài chính trung gian bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu Thị trường tài chính còn tạo điều kiện và thúc đẩy các chủ thể hướng đầu tưđúng đắn và sử dụng vốn có hiệu quả nên
đã góp phần thực hiện chính sách huy động nguồn tài chính sử dụng nguồn tài chính hay chính sách tài chính Thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường Các hệ thống giám sát của nhà nước có thểtheo rõi sát sao các hoạt động không chỉ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ của cả sản xuất kinh doanh
Chính phủ có thểđiều tiết lượng cung cầu tiền tệđảm bảo bình ổn hoạt động của nền kinh tế, bùđắp thâm hụt kích cầu tiêu dùng.Mặt khác nhà nước
có thể thông qua chính sách hướng hoặc hạn chế vào 1 số lĩnh vực sản xuất,
ưu tiên các nghành hướng về xuất khẩu, mũi nhọn
3 Thị trường tài chính có vai trò kiểm soát về luồng dịch chuyển tài chính từđó cơ cấu phân bổ hợp lý các nguồn lực của nhà nước theo nghành nghề khu vực.
Trang 9TTTC với cơ sở pháp lýđầy đủ, hoàn chỉnh và bộ máy quản lý hữu hiệu sẽ cho phép quản lý tốt hơn nguồn lực tài chính chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước Thông qua thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán ở các nước phát triển, người ta có thể thấy được tình hình kinh
tế của quốc gia, thông thường nếu qua thị trường tài chính nếu các nguồn tài chính có xu hướng được rút ra khỏi các dựán đầu tư hoặc không thu hút được vốn vào thị trường thì có nghĩa là nền kinh tếđang trì trệ, các dấu hiệu khủng hoảng Việc điều tiết và kiểm soát các nguồn lực tài chính là công cụđắc lực trong tay của nhà nước nhằm điều chỉnh những sai sót của thị trường nhằm đưa nền kinh tế vào đúng hướng phát triển của nó Trong cơ chế thị trường các biện pháp cưỡng chế thường ít được áp dụng trên thị trường tài chính mà chủ yếu nhà nước điều tiết các luồng chuyển dịch tài chính thông qua các cơ chế, chính sách nhằmđịnh hướng cho các nguồn tài chính cóý nghĩa quan trọng đến sự phát triển bền vững của quốc gia
- Mặt khác chính sự chuyển dịch của các nguồn tài chính mà nhà nước
có khả năng phân bổ hợp lý các nguồn tài chính nhằm thiết lập sự cân bằng tổng thể trong phát triển kinh tế xã hội Theo luật kinh tế thị trường cho thấy nguồn lực tài chính bao giờ cũng đầu tư vào những ngành nghề mang lại lợi nhuận cao, tốc độ thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro như các ngành dịch vụ… hoặc
ở các khu vực thuận lợi cho giáo dịch, mua bán Do đó những ngành có lợi nhuận, khả năng thu hồi vốn chậm như công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng… hay những vùng sâu, vùng xa khó khăn cho việc thông thương hàng hoá, thì rất ít các nhàđầu tư quan tâm Nếu phát triển kinh tế thị trường đơn thuần sẽ gây ra sự bất công trong xã hội và dễ xẩy ra khủng hoảng dođó nhà nước với sự quản lý vĩ mô sẽ phải thực hiện điều tiết, tạo sự công bằng và xã hội Đểđạt được hiệu quả cao trong vấn đề này Thị trường tài chính là công
cụ hữu hiệu nhất, bằng các chính sách đầu tư hoặc nhà nước huy động vốn qua thị trường tài chính để tự mình đầu tư vào các chương trình trọng
Trang 10điểm… đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội… Có thể thấy thị trường tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lập vàổn đinh
Bên cạnh đó thị trường tài chính đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội vai tròđó chỉđược phát huy khi nóđược hình thành trong một điều kiện thích hợp vào hoạt động trong một cơ chế thị trường linh hoạt, lành mạnh.Tuy vậy bản thân nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính đều có những khuyết tật của nóđòi hỏi phải nắm vững cơ chế vận hành của thị trường tài chính có những biện pháp hữu hiệu giám sát và thúc đẩy hoạt động của nó
Trang 11Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường tài chính là yếu tố khách quan.Thị trường tài chính ra đời đã làm đa dạng hoá và phức tạp hoá mọi hoạt động tài chính.Nó không chỉ nhận ra một cách thụđộng các ảnh hưởng của nền kinh tế mà còn gây ra nhiều tác động đáng kểđến sự phát triển của nền kinh tế.Và như thế nó có vai trò nhất định đối với sự vận hành kinh tế và trở thành công cụđắc lực giúp nhà nước quản
lý hiệu quả nền kinh tế
Chính vì vậy mỗi chúng ta đặc biệt là các nhà kinh tế tương lai luôn phải ý thức tìm tòi, nghiên cứu các phạm trù về thị trường tài chính, tiền tện, không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụđể có thể tham gia vàđóp góp nhiều năng lực của mình vào việc phát triển va hoàn thiện thị trường tài chính của Việt Nam Trước mắt cần phải tìm cách để dưa các hoạt động tài chính vào các phương tiện thông tin đại chúng, vào cuộc sống hàng ngày của dân chúng làm cơ sở, tiền đềđể có thể huy động tối đa nguồn lực con người cho
sự phát triển