Điều tra thành phần loài thực vật hai lá mầm ( magnoliopsida) tại khu vực khe nước sốt xã sơn kim 1 huyện hưởng sơn tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ sinh học
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
1,47 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TIẾN CƯỜNG ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT HAI LÁ MẦM (MAGNOLIOPSIDA) TẠI KHU VỰC KHE NƯỚC SỐT- XÃ SƠN KIM 1- HUYỆN HƯƠNG SƠN- TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Thực vật Mã số: 60.42.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG BAN 1 NGHỆ AN, 2011 Công trình này được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Ban Phản biện 1: GS TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn Phản biện 2: TS Nguyễn Anh Dũng Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tại Trường Đại học Vinh, vào hồi ngày 26 tháng 12 năm 2011 Có thể tìm luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Vinh 2 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Sinh học này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Hồng Ban, người thầy hướng dẫn khoa học đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Sinh học, khoa Sau đại học - Trường Đại học Vinh Cán bộ và nhân viên khu du lịch sinh thái Sơn Kim đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập để đạt được kết quả nghiên cứu này Trong quá trình thực hiện do còn hạn chế về mặt thời gian, trình độ nên bản luận văn còn nhiều thiếu sót Tôi mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nghệ An, ngày 14 tháng 12 năm 2011 Tác giả Nguyễn Tiến Cường 3 MỤC LỤC Trang Mở Đầu 1 Chương 1 Tổng quan tài liệu 3 1.1 Tình hình nghiên cứu thực vật 3 1.1.1 Trên thế giới 3 1.1.2 Ở Việt Nam 4 1.1.3 Ở khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh 7 1.1.4 Đa dạng về phổ dạng sống của thực vật 9 1.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên và điều kiện xã hội khu vực nghiên cứu 11 1.2.1 Điều kiện tự nhiên 11 1.2.2 Điều kiện xã hội 15 Chương 2 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 17 2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 17 2.2 Thời gian nghiên cứu 18 2.3 Nội dung nghiên cứu 18 2.4 Phương pháp nghiên cứu 18 2.4.1 Thu thập số liệu ở thực địa 18 2.4.2 Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên 18 2.4.3 Xử lý và trình bày mẫu 19 2.4.4 Xác định và kiểm tra tên khoa học 19 2.4.5 Xây dựng bảng danh lục thực vật 20 2.4.6 Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật 21 2.4.7 Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống 21 2.4.8 Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa 22 Chương 3 Kết quả nghiên cứu 23 3.1 Đa dạng về họ 34 3.2 Đa dạng về chi 35 3.3 Đa dạng về dạng sống 36 3.4 Đa dạng về giá trị sử dụng 37 3.5 Các loài thực vật quý hiếm 38 Kết luận và kiến nghị 40 Kết luận 40 Kiến nghị 41 Tài liệu tham khảo 42 Phụ lục ảnh 4 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂUNG BIỂUU Trang Bảng 1 Đặc trưng khí hậu tại Trạm khí tượng Kim Cương, Sơn Kim 1 13 Hình 1 Biểu đồ liên quan giữa nhiệt độ và độ ẩm với lượng mưa các 14 Hình 2 tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu Hình 3 Biểu đồ liên quan giữa nhiệt độ, lượng mưa với tổng lượng bốc 14 Bảng 2 hơi các tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu Bảng 3 Sơ đồ các tuyến thu mẫu tại khu vực nghiên cứu 17 Bảng 4 Danh lục thực vật Hai lá mầm ở khu vực khe Nước Sốt, xã Sơn 23 Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh Bảng 5 Các họ đa dạng nhất của lớp Hai lá mầm ở khu vực khe Nước 34 Hình 4 Sốt, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh Bảng 6 Bảng 7 Thống kê các chi đa dạng nhất trong lớp Hai lá mầm ở khu vực 35 khe Nước Sốt Số lượng và tỉ lệ % các nhóm dạng sống ở khu vực khe Nước 36 Sốt Tỉ lệ % dạng sống của lớp Hai lá mầm tại khe Nước Sốt 37 Công dụng một số loài thực vật ở khu vực khe Nước Sốt 37 Thống kê các loài đang bị đe dọa ở khu vực khe Nước Sốt 39 Danh mục công trình liên quan Phụ lục ảnh một số loài tại khu vực nghiên cứu 6 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1 Dạng sống Ph Phanerophytes - cây có chồi trên đất Mg Megaphanerophytes - cây có chồi lớn Me Mesophanerophytes- Cây chồi trên vừa Mi Microphanerophytes - cây có chồi nhỏ trên đất Na Nanophanerophytes - cây có chồi lùn trên đất Lp Lianesphanerophytes - cây leo Ep Epiphytes phanerophytes - cây sống bám Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes - Cây ký sinh hay bán ký sinh Suc Phanerophytes Succulentes - Cây mọng nước Ch Chamaephytes - cây có chồi sát mặt đất Hm Hemicryptophytes - cây có chồi nửa ẩn Cr Cryptophytes - cây có chồi ẩn Th Therophytes - cây một năm 2 Công dụng Or Cây làm cảnh T Cây cho gỗ M Cây cho thuốc Oil Cây có tinh dầu F Cây có thể làm thức ăn Tn Cây cho Tanin Mp Nhóm cây cho độc E Nhóm cây cho tinh dầu 3 Mức độ nguy cấp CR Critically Endangered - Rất nguy cấp EN Endangered - Nguy cấp VU Vulnerable - Sẽ nguy cấp MỞ ĐẦU Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nằm trong vùng Bắc Trường Sơn, một khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nằm giữa các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của Việt Nam và Lào (VQG Vũ Quang, Pù Mát của Việt Nam và KBT TN Nakai/Nam Theun của Lào) Tuy nhiên trong thời 7 gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, tài nguyên nói chung, đa dạng sinh học nói riêng bị suy thoái nghiêm trong, đời sống nhân dân vẫn còn thấp và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên và các điều kiện tự nhiên khác Nằm trong khu vực bảo tồn mẫu chuẩn của khu hệ Thực vật Bắc trường Sơn, khe Nước Sốt là một địa danh du lịch hấp dẫn của tỉnh Hà Tĩnh do có dòng nước nóng quanh năm phục vụ nhu cầu tham quan, chữa bệnh…., nhằm mục đích bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, góp phần duy trì sự cân bằng về sinh thái, tăng độ che phủ rừng, đảm bảo an ninh môi trường và phát triển bền vững về kinh tế của các tỉnh khu IV, đồng thời phát huy các giá trị sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch Theo kết quả điều tra của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, khu hệ thực vật của vùng rừng thuộc Bắc Trường Sơn tại Hà Tĩnh có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với hai kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh á nhiệt đới và rừng kín thường xanh nhiệt đới với nhiều loài thực vật bậc cao như: Gụ lau, Lát hoa, Lim, Dổi,…và nhiều loài cây dược liệu quý Hiện nay, chưa có công trình nào điều tra, đánh giá đầy đủ về hệ thực vật nói chung và lớp Hai lá mầm nói riêng ở vùng Nước Sốt, Sơn Kim 1 Chính vì vậy, nhằm góp phần bổ sung, cung cấp thêm dẫn liệu về thành phần loài thực vật nơi đây chúng tôi đã tiến hành đề tài “Điều tra thành phần loài thực vật Hai lá mầm (Magnoliopsida) tại khu vực khe Nước Sốt, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” 8 Mục tiêu của đề tài - Xác định thành phần loài, lập danh lục thực vật Hai lá mầm tại địa điểm nghiên cứu - Đánh giá tính đa dạng về dạng thân, các taxon bậc họ, chi, loài cũng như tính đa dạng và giá trị sử dụng các loài thực vật 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu thực vật 1.1.1 Trên thế giới Những công trình đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn (3.000 năm TCN) [theo 34] và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật Théophrastus (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật [theo 7] Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và "Cơ sở thực vật" ông mô tả được khoảng 500 loài cây Sau đó nhà bác học La Mã Plinus (79 - 24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia naturalis) ông đã mô tả gần 1.000 loài cây [theo 7] Cùng thời này có Dioseoride (20 -60) một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã viết cuốn sách "Dược liệu học" chủ yếu nói về cây thuốc Ông nêu được hơn 500 loài cây và xếp chúng vào các họ [theo 7] Sau một thời gian dài, vào thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của thực vật học Thời kỳ này xảy ra 3 sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của thực vật học đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI, thành lập vườn bách thảo (thế kỷ XV - XVI) và biên soạn cuốn "Bách khoa toàn thư về thực vật” Từ đây xuất hiện các công trình như: Andrea Caesalpino (1519 - 1603) [theo 7] ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên và được đánh giá cao; John Ray (1628 -1705) [ theo 34] mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn "Lịch sử thực vật” Tiếp sau đó là công trình nghiên cứu của nhà tự nhiên học Thuỵ Điển Linnaeus (1707-1778) [theo 34] với bảng phân loại được coi là đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật Ông đã đưa ra cách đặt tên bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng và ông đưa ra hệ thống phân loại gồm 4 nhóm từ nhỏ đến lớn: Loài - chi - bộ - lớp 10 ... mẫu khu vực nghiên cứu 17 Bảng Danh lục thực vật Hai mầm khu vực khe Nước Sốt, xã Sơn 23 Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh Bảng Các họ đa dạng lớp Hai mầm khu vực khe Nước 34 Hình Sốt, xã Sơn. .. Nước Sốt, Sơn Kim Chính vậy, nhằm góp phần bổ sung, cung cấp thêm dẫn liệu thành phần loài thực vật nơi tiến hành đề tài ? ?Điều tra thành phần loài thực vật Hai mầm (Magnoliopsida) khu vực khe Nước. .. (1 869), thực vật chí Ấn Độ tập (1 872- 18 97), thực vật chí Vân Nam (1 977), thực vật chí Malayxia (1 9 22 ,19 25), thực vật chí Trung Quốc, thực vật chí Liên Xơ, thực vật chí Australia (1 8 66), thực vật chí