1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tuyển tập sinh thái học

49 611 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 601,5 KB

Nội dung

sinh thái học

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TPHCM TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI HỌC HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Cao Khải Năm Học : 2010 - 2011 SINH THÁI HỌC 1. Sống trên các vùng cực. những con chim cánh cụt đôi cánh khoẻ, nhưng chân lại ngắn vì chúng thích nghi với: A. Lối bay giỏi. B. Lối bơi giỏi. C. Đi trên băng tuyết đỡ bị trượt. D. Dễ cho việc ấp trứng. E. Để làm phương tiện đánh nhau khi tranh giành nơi đẻ trứng. 2. Sếu có chân cao, cổ dài để thích nghi: A. Phát hiện và chạy trốn kẻ thù. B. Tạo dáng cân đối khi bay. C. Để sống nơi đầm lầy. D. Rỉa lông. E. Dễ bắt những con mồi đậu trên lau sậy ở đầm lầy. 3. Yếu tố vô sinh được thuộc trong trường hợp nào? A. Mối quan hệ cùng loài. B. Các chất hữu cơ, vô cơ và điều kiện khí hậu. C. Vật kí sinh. D. Con mồi. E. Quan hệ khác loài. 4. Điều khẳng định nào không xác đáng? Hiện tại số lượng tê giác Đông Dương bị suy giảm nghiêm trọng do: A. Rừng bị thu hẹp và bị hủy hoại. B. Nguồn thức ăn bị suy giảm. C. Môi trường luôn bị xáo động và không ổn định. D. Đất bạc màu. E. Săn bắt quá mức. 5. Những loài hẹp nhiệt thường không sống ở: A. Các vùng cực. B. Vùng nhiệt đới. C. Vùng ôn đới. D. Trên các đỉnh núi cao. E. Trong hang. 6. Những loài cá cần nhiều ôxi thường sống ở: A. Hồ. B. Sông suối. C. Nơi nước rất sâu. D. Nước trong hang. 7-9. Với các dữ kiện: 5 loài thuỷ sinh vật, sống ở năm địa điểm khác nhau: loài A sống trong nước ngọt, loài B ở cửa sông, loài C ở biển gần bờ, loài D sống ở xa bờ trên lớp nước mặt, còn loài E sống ở biển sâu 4000m. 7. Con nào rộng muối nhất A. A B. B C. C D. D E. E. 8. Con nào hẹp muối nhất A. A B. B C. C D. D E. E. 9. Con nào hẹp nhiệt nhất: A. A B. B C. C D. D E. E. 10. Hai loài cá sống dưới đáy, ăn động vật đáy, nhưng chúng kiếm ăn ở các thời điểm khác nhau. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Cạnh tranh nhau về thức ăn. B. Hợp tác với nhau để cùng khai thác thức ăn. C. Cộng sinh với nhau. D. Cùng chung sống hòa bình. E. Là con mồi và vật dữ của nhau. 11. Những loài cá cùng khai thác động vật nổi làm thức ăn nhờ sự phát triển của lược mang. Loài 1 có số lược mang là 38 chiếC. loài 2-52, loài 3- 35, loài 4-70, loài 5-37. Sự cạnh tranh sẽ xảy ra giữa: A. Loài 1 và loài 2 B. Loài 2 và loài 3 C. Loài 3 và loài 4 D. Loài 4 và loài 5 E. Loài 5 và loài 1. 12. Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích: A. Làm cho bể thêm sinh động. B. Tăng hàm lượng ôxi cho nước nhờ sự quang hợp của rong. C. Làm giảm bớt các chất ô nhiễm. D. Bổ sung lượng thức ăn hữu cơ. E. Giảm sự cạnh tranh của hai loài. 13. Các tia sáng có bước sóng dài thuộc dải hồng ngoại bị hấp thụ ở: A. Lớp nước sâu 20m. B. Lớp nước sâu 30m. C. Lớp nước sâu 50m. D. Lớp nước sâu 70m. E. Lớp nước ngay sát bề mặt. 14. Những tia đơn sắc nào có khả năng xuyên sâu xuống tầng nước thật sạch: A. Tia màu tím. B. Tia màu đỏ. C. Tia màu da cam. D. Tia màu lục. E. Tia màu lam. 15. Những loài phong lan khi di nhập về vùng ôn đới, vào mùa hè nên treo chúng ở đâu là thích hợp nhất? A. Dưới tán cây B. Trong phòng làm việc C. Trực tiếp ngoài trời D. Dưới hiên nhà E. Nơi được chiếu sáng nhân tạo. 16. Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển: A. Cây gỗ chịu bóng B. Cây gỗ ưa bóng C. Cây gỗ ưa sáng D. Cây thân cỏ ưa sáng E. Cây chịu bóng. 17. Những cây gỗ cao sống chen chúc, tán hẹp phân bố ở: A. Thảo nguyên B. Rừng ôn đới C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đồng rêu E. Hoang mạc. 18. Những cây có số lượng lục lạp nhiều, kích thước lục lạp lớn và hàm lượng sắc tố trong lục lạp cao xuất hiện ở: A. Tầng vượt sáng. B. Dưới tán các cây khác. C. Tầng ưa sáng. D. Nơi không có ánh sáng. E. Kí sinh vào các cây khác. 19. Những loài động vật sống ở độ sâu trên 200m có: A. Mắt kém phát triển. B. Mắt phát triển bình thường. C. Mắt tiêu giảm hẳn. D. Mắt rất phát triển. E. Có mắt kép. 20. Màu sắc sặc sỡ trên thân con vật không phải để: A. Ngụy trang. B. Nhận biết đồng loại. C. Dọa nạt. D. Báo hiệu. E. Phản xạ ánh sáng, tránh nhiệt độ cơ thể tăng. 21. Những loài cá mắt nhỏ, màu xỉn đen thường sống trong: A. Rạn san hô. B. Biển sâu. C. Nước quá đục. D. Các hang hốc sâu. E. Đáy bùn. 22. Màu sắc sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim, cá…chủ yếu để: A. Ngôy trang. B. Nhận biết đồng loại. C. Khoe mẽ với con cái. D. Doạ nạt. E. Báo hiệu nguy hiểm. 23. Trong vùng ôn đới, loài hẹp nhiệt nhất là A. Loài sống trong hang nhưng kiếm ăn ngoài. B. Loài sống trên tán cây. C. Loài sống ở lớp nước tầng mặt. D. Loài sống ở tầng nước rất sâu. E. Loài sống trên mặt đất. 24. Các loài cá voi có lớp mỡ dưới da dày để: A. Dễ nổi, thuận lợi cho bơi lội. B. Tham gia duy trì thân nhiệt, chống lại các điều kiện giá lạnh ở vùng nước cận cực. C. Dự trữ vật chất để sử dụng trong điều kiện thiếu thức ăn vào những ngày quá lạnh giá ở vùng nước cận cực. D. Tất cả đều đúng. 25. Sinh vật rộng nhiệt là loài sống: A. Trong vùng cực lạnh. B. Trong suối nước nóng. C. ë đáy đại dương. D. ë đỉnh núi thật cao. E. Sống ở rừng lá rộng rụng theo mùa thuộc vĩ độ trung bình. 26. Những loài thông thường phân bố phổ biến ở: A. Vùng trung du nhiệt đới. B. Vùng núi cao và xứ lạnh. C. Rừng ẩm xích đạo. D. Vùng hoang mạc. E. Vùng núi đá vôi hay đất bị đá ong hoá. 27. Loài biến nhiệt là những loài: A. Chuột đồng, chuột chù, dúi, nhím. B. Sóc cầy bay, dơi, chim bách thanh… sống trên các tán cây. C. Cá voi, voi biển, chó biển sống ở biển ôn đới và cận cực. D. Sâu bọ, tôm, ếch nhái, rùa, rắn, kỳ đà. E. Chuột túi, thú mỏ vịt, kanguru sống ở châu Đại Dương. 28. Loài thuỷ sinh vật rộng nhiệt, ưa lạnh thường phân bố ở: A. Vùng biển thuộc Inđônêxia, Malaixia. B. Tầng nước mặt vùng biển ôn đới. C. Vùng nước cận cực và cực. D. Trong hồ vùng nhiệt đới. E. Trong tầng nước sâu ở đáy đại dương. 29. Loài động vật hẹp nhiệt ưa ấm là những loài không sống ở: A. Trong rừng nhiệt đới. B. ë suối nước nóng. C. ë tầng nước mặt của khối nước đại dương. D. Sống ở tầng nước sâu đại tây dương. 30. Loài động vật hẹp nhiệt, ưa lạnh sinh sống ở: A. Các hang sâu trong đất. B. Rừng ôn đới lá rụng theo mùa. C. Vùng đồng rêu cận cực. D. Rừng lá cứng thường xanh thuộc lưu vực Địa Trung Hải. E. Trảng cây bụi nhiệt đới. 31. Những loài đà điểu, lạc đà sống trong những vùng hoang mạc khô, nóng thường có chân cao và cổ dài là đặc điểm thích nghi có ý nghĩa: A. Đi nhanh, dễ trốn tránh sự rượt đuổi của kẻ thù. B. Chân đã dài phải có cổ, cả cơ thể trở nên cân đối, tạo ngoại hình đẹp. C. Bảo vệ đầu đà điểu khỏi bị hâm nóng trong điều kiện nền cát có nhiệt. độ quá cao. D. Dễ vượt qua quãng đường xa trong không gian sống quá rộng lớn. 32. Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta thường gặp ếch nhái, rắn ở: A. Ven luỹ tre làng. B. Trên các bãi cỏ ở các gò, đống, bãi tha ma ngoài đồng. C. Trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các gốc cây cổ thụ. D. Trên các bãi ven sông. E. Trong các vườn cây hoang dại rậm rạp. 33. Những loài thực vật sống ở gần bờ nước ven suối là những loài: A. Chịu hạn. B. Ưa ẩm vừa. C. Thuỷ sinh. D. Ưa ẩm. E. Trốn hạn. 34-35. Những loài động vật sau đây có những đặc điểm nổi bật là: A. Thở bằng phổi, thân có vỏ bọc tốt, trứng được bọc bằng vỏ đá vôi, làm tổ và sống trong cát. B. Thở bằng phổi và một phần nhờ da, thân được bọc bởi một lớp da nhờn, ẩm, đẻ trứng trong nước. C. Thở bằng phổi, thân có vỏ bọc tốt, trứng được bọc bằng vỏ đá vôi, đẻ trên cạn sống trong nước. D. Sống trong nước, thở bằng phổi, đẻ con, thân phủ bởi lớp da trần trơn láng. E. Chủ yếu sống trên cạn, thở bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữA. thân phủ bởi lớp lông dày. 34. Ếch nhái: A B C D E. 35-A. Rùa biển, cá sấu: A B C D E. 35-B. Rái cá và gấu Bắc cực: A B C D E. 36. Cây trong rừng Khộp ở Tây Nguyên có lá rộng, rụng lá vào mùa khô do: A. Nhiệt độ giảm. B. Gió nhiều với cường độ lớn. C. Lượng mưa lớn. D. Lượng mưa cực thấp. E. Lượng mưa trung bình. 37. Năng suất sơ cấp của thực vật bậc cao phụ thuộc vào: A. Cường độ ánh sáng thích hợp, đất tốt, cường độ thoát hơi nước thấp. B. Cường độ ánh sáng thích hợp, đất nghèo kiệt, cường độ thoát hơi nước. C. Cường độ chiếu sáng không thích hợp, đất tốt. D. Cường độ chiếu sáng thích hợp, đất tốt, độ bão hoà của không khí. E. Cường độ chiếu sáng không phù hợp, đất nghèo, cường độ thoát hơi nước thấp. 38. Các cây rừng ngập mặn là những loài: A. Ưa nước nhạt, không có hoạt động của thuỷ triều. B. Ưa nước mặn, nơi có hoạt động của thuỷ triều. C. Ưa nước lợ, không có hoạt động của thuỷ triều. D. Ưa nước lợ, nơi có hoạt động của thuỷ triều. E. Ưa nước mặn, nhiều sóng gió. 39. Đất: A. Là một chất trơ. B. Chỉ là giá thể bám của thực vật. C. Chỉ là nơi ở của các loài động vật. D. Là một hệ sinh thái điển hình. E. Chỉ là nơi dự trữ nước và muối khoáng cho thực vật. 40. Nước trong đất có vai trò: A. Cung cấp nước cho động vật và thực vật. B. Là môi trường sống của các sinh vật. C. Duy trì độ ẩm cho đất. D. Là dung môi hoà tan của các muối dinh dưỡng. E. Tất cả đều đúng. 41. Vai trò sinh thái chung của hệ cacbonat trong đất là: A. Cung cấp muối khoáng cho thực vật. B. Cung cấp canxi cho những loài có xương và vỏ đá vôi. C. Duy trì tính ổn định của giá trị pH. D. Tích tụ và duy trì sự cân bằng muối cacbonat cho đất. E. Chẳng có vai trò gì đáng kể. 42. Khí có hàm lượng lớn nhất trong khí quyển là: A. Ôxi. B. Mê tan. C. Nitơ. D. Hiđrô. E. Cacbon điôxit. 43. Bọ xít có vòi chích dịch cây để sinh sống thuộc mối quan hệ: A. Vật dữ - con mồi. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh - vật chủ. E. Hãm sinh. 44. Con người thường thuần hoá những loài động vật để sử dụng trong nhiều việC. mối quan hệ đó được gọi là: A. Kí sinh. B. Hợp tác đơn giản. C. Hội sinh. D. Hỗ sinh. E. Con mồi - vật dữ. 45. Hải quỳ và cá khoang cổ trong biển thiết lập nên mối quan hệ : A. Hội sinh. B. Kí sinh. C. Hợp tác đơn giản. D. Cộng sinh. E. Hãm sinh. 46. Mối quan hệ hỗ sinh xuất hiện giữa các loài nào dưới đây: A. San hô-thân mềm. B. Khuẩn lam-hến biển. C. Cá ngừ–cá trích. D. Sao biển–ốc. E. Sứa–sao biển. 47. Mối quan hệ hợp cộng sinh xuất hiện giữa các loài nào dưới đây: A. Vi khuẩn lam – san hô. B. Một số loài tôm, cá con – cá chình biển. C. Tôm kí cư – hải quỳ. D. Vi khuẩn - động vật nhai lại. E. Dây tơ hồng – các loài thực vật. 48. Gấu trắng Bắc Cực đến đầu mùa xuân thường tìm kiếm những con hải cẩu dưới lớp băng đang tan để bắt và ăn thịt. Hiện tượng đó nằm trong mối quan hệ: A. Hợp tác đơn giản. B. Vật dữ - con mồi. C. Vật chủ – kí sinh. D. Cạnh tranh. E. Chẳng có quan hệ gì với nhau. 49. Kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ : A. Hội sinh. B. Cộng sinh. . và sau sinh sản, sẽ bị diệt vong khi mất đi: A. Nhóm đang sinh sản. B. Nhóm trước sinh sản. C. Nhóm trước sinh sản và đang sinh sản. D. Nhóm đang sinh sản. về: A. Các hệ sinh thái còn non. B. Các hệ sinh thái trưởng thành. C. Các hệ sinh thái già. D. Các hệ sinh thái đang suy thoái. 83. Năng suất sinh học thứ

Ngày đăng: 25/12/2013, 21:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w