Do đó việc thiết lập một hệ thống KSNB chặt chẽ, hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiếtđối với các doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống KSNB về chi phí.Công tác kiểm soát vềchi phí t
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần I: Cơ sở lý luận chung về kiểm soát chi phí trong Doanh nghiệp.
A.Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong Doanh nghiệp 1
I Những vấn đề cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong Doanh nghiệp 1
1.Khái niệm KSNB 1
2.Phân loại kiểm soát 1
II.Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB 2
1.Môi trường kiểm soát 2
2.Hệ thống kế toán 4
3.Các thủ tục kiểm soát 6
4.Bộ phận kiểm toán nội bộ 6
B Chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp 9
I Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp 9
1.Khái niệm chi phí SXKD trong doanh nghiệp 9
2.Phân loại chi phí 9
II Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất 10
1.Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí sản xuất 10
2.Kiểm soát chi phí sản xuất 10
2.1.Khái niệm 10
2.2.Vai trò 11
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí sản xuất 11
4.Nội dung công tác kiểm soát chi phí sản xuất 12
4.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
4.1.1.Kiểm soát vật chất 12
4.1.2.Kiểm soát quá trình ghi chép 15
4.2.Kiểm soát chi phí nhân công tực tiếp 16
4.2.1.Kiểm soát vật chất 16
4.2.2.Kiểm soát quá trình ghi chép 18
4.3.Kiểm soát chi phí sản xuất chung 19
4.3.1.Kiểm soát vật chất 19
4.3.2.Kiểm soát quá trình ghi chép 20
Trang 2Phần II: Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Xây Lắp và Công Nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung
A.Khái quát chung về công ty Xây Lắp và Công Nghiệp
Tàu Thuỷ Miền Trung 21
I Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 21
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 23
II.Cơ cấu tổ chức sản xuất 25
1.Quy trình công nghệ 25
2.Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất 25
III Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 26
1.Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 26
2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 27
IV Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán tại công ty 27
1.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 27
1.1.Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty 27
1.2.Chức năng, nhiệm vụ của các thành phần kế toán 28
2.Hình thức tổ chức kế toán tại công ty 29
B Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 31
I Giới thiệu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty 31
1.Môi trường kiểm soát 31
2.Hệ thống kế toán 33
3 Thủ tục kiểm soát 36
4.Bộ phận kiểm toán nộ bộ 36
II Thực tế công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 36
1.Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí tại công ty 36
2.Thực tế công tác kiểm soát chí phí sản xuất tại công ty 38
2.1.Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 38
2.1.1.Kiểm soát vật chất 38
2.1.2.Kiểm soát quá trình ghi chép 41
2.2.Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 45
2.2.1.Kiểm soát vật chất 45
2.2.2.Kiểm soát quá trình ghi chép 47
Trang 32.3.Kiểm soát chi phí sản xuất chung 49
2.3.1.Kiểm soát vật chất 49
2.3.2.Kiểm soát quá trình ghi chép 51
Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty I.Một số nhận xét về công tác kiểm soát nội bộ tại công ty 54
1 Ưu điểm 54
1.1.Môi trường kiểm soát 54
1.2.Hệ thống kế toán 54
2.Nhược điểm 55
2.1.Môi trường kiểm soát 55
2.2.Hệ thống kế toán 56
2.3.Các thủ tục kiểm soát 57
II Một số nhận xét về công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 58
1.Ưu điểm 58
1.1.Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 58
1.2.Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 59
1.3.Kiểm soát chi phí sản xuất chung 59
2.Nhược điểm 59
2.1.Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 59
2.2.Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 59
2.3.Kiểm soát chi phí sản xuất chung 59
III Kiến nghị hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại công ty 60
1.Hoàn thiện môi trường kiểm soát 60
2.Hoàn thiện hệ thống kế toán 61
IV.Kiến nghị hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 61
1.Hoàn thiện kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 61
2.Hoàn thiện kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 65
3.Hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất chung 66
Phụ lục
Kết luận
Trang 4
Trên con đường phát triển đất nước, mỗi quốc gia đều đứng trước những thời cơ vàthử thách khác nhau Nhất là trong thời đại Quốc tế ngày nay đang sống trong xu thếtoàn cầu hoá, đa phương hoá và đa dạng hoá Trước những thời cơ và thử thách đó nềnkinh tế nước ta cũng chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sựđiều chỉnh của nhà nước
Trong nền kinh tế ấy, không thể tránh khỏi tình trạng cạnh tranh nghiệt ngã và gay gắtgiữa các thành phần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng Sự tác động trongtổng thể có thể loại trừ lẫn nhau trên thương trường “ kẻ mạnh thắng kẻ yếu” để có thểtồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đảm bảo bù đắp được chi phí đồng thời xác địnhđược kết quả kinh doanh lãi hay lỗ Những việc này chỉ thực hiện được trên cơ sở đòihỏi nhà doanh nghiệp phải quản lý chi phí sản xuất một cách hiệu quả và chính xác.Cóthể nói chi phí là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, là đòn bẩy kinh tế quan trọng vì nóliên quan trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết, chi phí có vai trò quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm đã
có nhiều sai lầm trong việc quản lý chi phí không chính xác Vì chi phí là một chỉ tiêuchất lượng quan trọng phản ánh tập trung kết quả nhiều mặt hoạt động của doanhnghiệp, là biểu hiện bằng tiền toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá kết tinh trongsản phẩm, là thước đo nói lên trình độ quản lý của công ty tốt hay xấu, là mục tiêu phấn
đấu của công ty Việc kiểm soát chi phí là điều quan trọng ở nước ta hiện nay Do đó
việc thiết lập một hệ thống KSNB chặt chẽ, hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiếtđối với các doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống KSNB về chi phí.Công tác kiểm soát vềchi phí thường xuyên, chặt chẽ, khoa học sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh, nó là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh các hoạt động của doanhnghiệp, cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn nhằm đảm bảo
và tăng cường hiệu quả hoạt động , đảm bảo và tăng cường độ tin cậy của các báo cáotài chính, cũng như sự tuân thủ luật pháp
Trang 5Nhận thức được tầm quan trọng này với kiến thức được học ở trường kết hợp với thờigian thực tập tại Công ty Xây Lắp và Công Nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung em xin chọn
đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất” để làm khoá luận tốt nghiệp.
Ngoài ra trong quá trình tìm hiểu hoạt động thực tế của công ty em nhận thấy công táckiểm soát chi phí sản xuất ở đây chỉ nằm trong phạm vi hẹp cho nên là vấn đề đang được
những người trực tiếp quản lý kinh tế quan tâm và cũng là lý do để em chọn dề tài này.
Khoá luận gồm 3 phần:
Phần I : Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi phí trong Doanh nghiệp Phần II : Thực trạng công tác kiểm soát chi phí SXKD tại Công ty Xây lắp và
Công Nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung
Phần III: Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát
chi phí SXKD Công ty Xây Lắp và Công Nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung
Chuyên đề này được viết trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong thời gianhọc ở trường và trong quá trình được thực tập tại công ty Mặc dù em đã cố gắng hết sứcmình, song vì trình độ còn hạn chế và thời gian tiếp cận thực tập chưa nhiều nên chuyên
đề của em không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô đặcbiệt là giảng viên Th.s Nguyễn Thị Hoài Thương, Ban lãnh đạo và các cô chú ở phòng
Kế toán tại công ty Xây lắp Và Công Nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung Em xin chân thànhcảm ơn
Trang 6A- Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
I Những vấn đề cơ bản về hệ thống kiếm soát nội bộ trong doanh nghiệp
1 Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, tiêu chuẩn, thủ tục được thiết
lập tại đơn vị nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêusau:
• Đảm bảo độ tin cậy và sự trung thực của thông tin
• Khuyến khích sự tuân thủ về chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và các quyđịnh
• Đảm bảo công tác bảo vệ tài sản
• Đảm bảo hiệu quả của các hoạt động và hiệu năng quản lý
Như vậy kiểm toán nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức
và trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện phápngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị
2 Phân loại kiểm soát :
• Phân loại theo mục tiêu thực hiện: Kiểm soát hướng dẫn; kiểm soát “có”, ”không”;kiểm soát hành động
• Phân loại kiểm soát theo thời điểm tiến hành: kiểm soát trước, kiểm soát trong vàkiểm soát sau
• Phân loại kiểm soát theo mối quan hệ với đối tượng kiểm soát: kiểm soát từ xa,kiểm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp
• Phân loại kiểm soát theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm soát: kiểmsoát từ bên ngoài, kiểm soát nội bộ
• Phân loại kiểm soát theo cách thức xây dựng các thủ tục kiểm soát: kiểm soátphòng ngừa, kiểm soát phát hiện, kiểm soát bù đắp, kiểm soát bổ sung và kiểm soát cụthể Trong đó, việc ứng dụng các thủ tục kiểm soát này hết sức quan trọng trong cácngân hàng (kiểm soát phòng ngừa, kiểm soát phát hiện)
Trang 7Đối với các doanh nghiệp thường phân loại kiểm soát thành kiểm soát trực tiếp vàkiểm soát tổng quát:
* Kiểm soát trực tiếp:
Kiểm soát trực tiếp là các thủ tục, các quy chế kiểm soát được xây dựng trên cơ sởđánh giá các yếu tố dẫn liệu của các bộ phận cấu thành trong Báo cáo tài chính Kiểmsoát trực tiếp gồm ba loại hình cơ bản: kiểm soát quản lý, kiểm soát xử lý, kiểm soát bảo
vệ tài sản
* Kiểm soát tổng quát:
Kiểm soát tổng quát là quá trình kiểm soát tổng thể nhiều hệ thống bộ phận, nhiềucông việc khác nhau trên gốc độ quản lý Sự kiểm soát chung này nhằm liên kết toàn bộhoạt động của doanh nghiệp và cho đánh giá tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ Từ
đó, phát hiện các thế mạnh cũng như những điểm yếu của từng bộ phận, tiến hànhnghiên cứu và cải tiến nó trong mối quan hệ của các bộ phận khác nhau nhằm giúp cho
hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả hơn
II Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị được cấu thành bởi 4 bộ phận chính sau:
• Môi trường kiểm soát
• Hệ thống kế toán
• Các thủ tục kiểm soát
• Kiểm toán nội bộ
1 Môi trường kiểm soát:
1.1 Các nhân tố bên trong
1.1.1 Nội dung của các nhân tố bên trong môi trường kiểm soát
Sự kiểm soát hữu hiệu của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của người quản
lý đối với vấn đề kiểm soát Nên người quản lý cao nhất trong đơn vị tin rằng quản lý làvấn đề quan trọng, các thành viên khác trong đơn vị sản xuất cũng cảm thấy điều đó vàhết sức tôn trọng các quy định kiểm soát Ngược lại, nếu người quản lý hô hào kiểm soátnhưng không thực tâm chú ý, các mục tiêu kiểm soát chắc chắn không đạt được
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố có tính chất môi trường tácđộng đến việc xây dựng, thiết kế sự hoạt động, và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soátnội bộ
1.1.2 Các nhân tố trong môi trường kiểm soát
Trang 8Nhân tố này ảnh hưởng rất lón đến môi trường kiểm soát của tổ chức, bao gồm haiđặc điểm lớn sau:
• Quan điểm kinh doanh, phong cách lãnh đạo của con người cấp cao trong đơn
vị Bao gồm những vấn đề như:
Khả năng nhận thức và giám sát rủi ro trong kinh doanh.(xem các nhà quản lý
có chấp nhận rủi ro trong kinh doanh sau khi đã nghiên cứu kỹ các phương án kinhdoanh không)
Xem nhà quản lý doanh nghiệp có tuân thủ các nguyên tắc đạo đức kinh doanhkhông
Có duy trì mối quan hệ thường xuyên đối với nhân viên cấp dưới không
Có thận trọng trong việc trình bày và công bố Báo cáo tài chính không
• Cơ cấu quyền lực tại doanh nghiệp( Việc phân bố quyền lực trong doanh nghiệp)
Nếu việc đưa ra quyết định quản lý được tập trung và chi phối bởi một ngườithì kiểm toán viên cần tập trung chú ý đến phẩm chất và năng lực người nắm quyền tậptrung đó
Nếu như quyền lực được phân tán cho nhiều người trong bộ máy quản lý thìkiểm toán viên cần xem xét việc sử dụng quyền lực của những người phân quyền để đềphòng trường hợp không sử dụng hết quyền hạn này
Phương pháp uỷ quyền: Là cách thức người quản lý uỷ quyền cho cấp dưới mộtcách chính thức Cần có những uỷ quyền rõ ràng bằng văn bản sẽ giúp cho công việcđược tiến hành dễ dàng và tránh được sự lạm dụng
Sự tham gia của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (Uỷ ban kiểm toán) Sẽ làm chomôi trường kiểm soát được tốt hơn do sự kiểm soát của nó đến các hoạt động của ngườiquản lý
Trang 9 Thực hiện phân chia 3 chức năng:
- Xử lý nghiệp vụ
- Ghi chép sổ sách
- Bảo quản tài sản
Sự phân chia này nhằm đảm bảo sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận
Bảo đảm sự độc lập tương đối của các bộ phận
Điều này thể hiện qua việc người phụ trách một bộ phận độc lập tương đối đó chịutrách nhiệm trước cùng một cấp trên
c Chính sách nhân sự:
Sự phát triển của mọi doanh nghiệp luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và họ luôn
là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát cũng như chủ thể trực tiếp thựchiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của doanh nghiệp Nếu nhân viên có nănglực và tin cậy, nhiều quá trình kiểm soát có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảođược các mục tiêu đề ra của kiểm soát nội bộ Bên cạnh đó, mặc dù doanh nghiệp cóthiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục kiểm soát chặt chẽ nhưng với đội ngũnhân viên kém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì
hệ thống kiểm soát nội bộ không thể phát huy hiệu quả
Tóm lại, với những lý do trên các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những chínhsách cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luậtnhân viên.Việc đào tạo, bố trí cán bộ và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lựcchuyên môn và phẩm chất đạo đức, đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp
d Công tác kế hoạch
Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch hoạt động: sản xuất, kinh
doanh, và kế hoạch tài chính Nếu công tác kế hoạch được tiến hành một cách khoa học
và nghiêm túc Nó sẽ trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu Vì vậy, trong thực tế các nhàquản lý thường quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch đã lập nhằm phát hiệnnhững vấn đề bất thường và xử lý, điều chỉnh kế hoạch kịp thời
e Uỷ ban kiểm soát
Uỷ ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn
vị như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý
và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát
Uỷ ban kiểm soát thường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Trang 10• Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ.
• Giám sát tiến trình lập Báo cáo tài chính
• Dung hoà những bất đồng (nếu có) giữa Ban giám đốc với các kiểm toán viênbên ngoài
1.2.Các nhân tố bên ngoài:
Môi trường kiểm soát chung của một đơn vị còn phụ thuộc vào các nhân tố bênngoài
Các nhân tố này tuy nằm ngoài sự kiểm soát của nhà quản lý nhưng có ảnh hưởngrất lớn đến thái độ cung cách của nhà quản lý cũng như việc thiết kế và vận hành cácquy chế, các thủ tục kiểm soát cụ thể
Ví dụ: Chính sách của nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp
2 Hệ thống kế toán:
2.1 Nội dung của hệ thống kế toán:
Thông qua quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
hệ thống kế toán không những cung cấp những thông tin cần thiết cho quản lý mà còn cótác dụng trong việc kiểm soát nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp nên nó là bộ phậnquan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
Khi xem xét hệ thống kế toán cần xét về mặt quy trình bao gồm các bộ phận sau:
• Xem xét việc tổ chức và vận dụng chứng từ, sổ sách kế toán
•Ghi chép rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu không
•Tổ chức luân chuyển chứng từ có đảm bảo tính khoa học để một liên chứng từ
có thể đi qua và được sử dụng cho nhiều bộ phận, giảm các khác biệt trong ghi chép
•Thiết kế biểu mẫu chứng từ và sổ sách phù hợp với quy định nhà nước và cótính năng kiểm soát
• Xem xét việc tổ chức và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Trang 11Chẳng hạn, đơn vị có quy định về hệ thống tài khoản kế toán, sơ đồ kế toán cũngnhư các loại sổ sách kế toán tại đơn vị, nếu có thể xây dựng một cuốn sổ “ sổ tay kếtoán”, bao gồm những nội dung cần thiết để các kế toán viên tra cứu khi cần thiết.
• Xem xét việc tổ chức và vận dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung, nhật ký chứng
từ, chứng ghi sổ, nhật ký sổ cái.
Chẳng hạn, sổ sách có được đóng chắc chắn, đánh số trang, lựa chọn hình thức sổ
kế toán phù hợp đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và quy định nguyên tắc ghi chép(không tẩy xoá, không ghi chèn dòng, không bỏ cách dòng ) có chữ ký kiểm soát củangười xét duyệt
• Xem xét việc lập, tổ chức và vận dụng hệ thống báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị doanh nghiệp.
Tóm lại, xem xét việc tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ, sổ sách và báo cáo theonguyên tắc an toàn, bảo mật và thuận tiện truy cập
Trong những đơn vị sử dụng máy tính vào công tác kế toán và quản lý, hệ thống kếtoán nói riêng và hệ thống thông tin và truyền thông đơn vị nói chung có những đặcđiểm riêng Hệ thống thông tin mà chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị Hệ thống kếtoán thông qua việc quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phátsinh, hệ thống kế toán không những cung cấp những thông tin cần thiết cho quản lý màcòn có tác dụng trong việc kiểm soát nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp thông qua
hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệthống bảng tổng hợp, cân đối kế toán Nên nó là bộ phận quan trọng trong hệ thống kiểmsoát nội bộ
Mục đích của hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thu thập, phân loại,ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chức đó, thoả mãn chức năngthông tin và kiểm tra hoạt động kế toán
2.2 Các nhân tố của hệ thống kế toán:
Trang 122.2.1 Tính có thật: Nghiệp vụ kinh tế có thật sự phát sinh thì mới được ghi chép vào
2.2.4 Sự đánh giá: Đánh giá tài sản, nguồn vốn xem việc tính toán có đầy đủ không,
có tuân thủ các nguyên tắc kế toán không
2.2.5 Sự phân loại: Thể hiện việc phân loại tài sản, nguồn vốn và ghi vào các tài
khoản kế toán đúng đắn
2.2.6 Đúng kỳ: Việc xác định doanh thu và chi phí phải xác định đúng kỳ Doanh thu
và chi phí phát sinh kỳ nào ghi nhận kỳ đó
2.2.7 Chuyển sổ và tổng hợp chính xác: Thể hiện từ chứng từ gốc đi vào các sổ trung
gian ghi như thế nào, ghi có đúng không
3 Các thủ tục kiểm soát:
3.1 Nội dung của các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát là những chính sách, thủ tục do nhà quản lý đơn vị thiết lậpnhằm đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện Các chính sách và thủ tụcnày giúp thực thi những hành động với mục đích chính là giúp kiểm soát các rủi ro màđơn vị đang hay có thể gặp phải Có nhiều loại thủ tục kiểm soát khác nhau có thể đượcthực hiện, dưới đây là những thủ tục kiểm soát chủ yếu trong đơn vị:
• Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị
• Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán
• Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học
• Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
• Kiểm tra và phê duyệt các tài liệu kế toán
• Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài
• So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ sách kế toán
• Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và các tài liệu kế toán
• Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu dự toán, kế hoạch
3.2 Các nhân tố của thủ tục kiểm soát:
3.2.1 Phân chia trách nhiệm đầy đủ:
Trang 13Phân chia trách nhiệm đầy đủ là công việc và trách nhiệm được phân chia chonhiều người trong một bộ phận hoặc nhiều bộ phận trong một tổ chức Mục đích làkhông để cho một cá nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi mặt của mộtnghiệp vụ Khi đó, thông qua cơ cấu tổ chức, công việc của một nhân viên này đượckiểm tra tự động bởi công việc của một nhân viên khác Phân chia trách nhiệm làm giảmrủi ro xảy ra các sai sót, nhầm lẫn cũng như các hành vi gian lận Mặt khác, nó có tácdụng tạo điều kiện nâng cao chuyên môn và thúc đẩy nhau làm việc và khi phân chiaphải phù hợp với năng lực của người đó.
Điều quan trọng nhất trong sự phân chia công việc trong kế toán là khả năng ngănchặn các sai sót, các mầm mống của gian lận và tiêu cực
Trong kế toán, phân chia trách nhiệm nhằm hướng đến sự cách ly, tách biệt giữacác chức năng sau (bất kiêm nhiệm)
Chức năng kế toán và chức năng bảo quản tài sản:
Các nhân viên kế toán không được giao nhiệm vụ giữa tài sản vì họ có thể tham ôtài sản và che dấu hành vi này bằng cách sửa chữa lại sổ sách kế toán
Chức năng xét duyệt nghiệp vụ và chức năng bảo quản tài sản:
Người xét duyệt nghiệp vụ không nên kiêm nhiệm việc giữ các tài sản liên quan
vì sẽ làm tăng rủi ro lạm dụng tài sản
Chức năng kế toán và chức năng thực hiện nghiệp vụ:
Bộ phận thực hiện các nghiệp vụ trong đơn vị không được ghi chép sổ sách kếtoán, vì khi đó họ có thể ghi chép và báo cáo sai lệch để “ cải thiện” kết quả hoạt độngcủa mình
Ở Việt Nam, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, Điều 9- Điều lệ tổ chức kế toánnhà nước, đã quy định: “ Cán bộ kế toán ở các đơn vị quốc doanh, công ty hợp doanh, vàcác đơn vị có sử dụng kinh phí của nhà nước hoặc đoàn thể không được kiêm nhiệm làmthủ kho, thủ quỹ, tiếp liệu và các công tác vật chất khác Lãnh đạo đơn vị, kể cả lãnh đạocông tác tài chính, kế toán của các đơn vị nêu trên không bố trí những người thân tronggia đình làm công tác tài chính kế toán, thủ kho, thủ quỹ tại đơn vị mình.”
3.2.2 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ:
Để thông tin đáng tin cậy cần phải thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tratính xác thực, đầy đủ và việc phê chuẩn các nghiệp vụ
Khi kiểm soát quá trình xử lý thông tin cần bảo đảm:
Trang 14 Các chứng từ phải được đánh số liên tục trước khi sử dụng để có thể kiểm soát,tránh thất lạc và dễ dàng truy cập khi cần thiết.
tốt.Việc ghi chép chậm trễ làm cho sổ sách thiếu tin cậy và tăng khả năng sai sót, gianlận
Chứng từ được quy định biểu mẫu thống nhất, thường bao gồm nhiều liên
Cần thiết kế đơn giản, ghi chép phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, khôngđược tẩy xoá, không được ghi tắt
Phải tổ chức luân chuyển chứng từ phải đảm bảo tính khoa học để một liênchứng từ có thể đi qua và được sử dụng cho nhiều bộ phận, giảm các khác biệt trong ghichép
Sổ sách phải đóng chắc chắn, đánh số trang, quy định nguyên tắc ghi chép,
có chữ ký xét duyệt của người kiểm soát
Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán khoa học, an toàn đúng quy định
và dễ dàng truy cập khi cần thiết
b Phê chuẩn đúng đắn các nghiệp vụ hoặc hoạt động.
Tất cả các nghiệp vụ hoặc hoạt động đều phải được phê chuẩn bởi một người quản
lý trong phạm vi quyền hạn được phép Bỡi lẽ, khi bất kỳ ai trong đơn vị cũng có thểmua hay chi dùng tài sản thì sự hỗn độn sẽ xảy ra ngay
Do đó, có thể chia làm 2 loại là phê chuẩn chung và phê chuẩn cụ thể
Các cá nhân hoặc bộ phận được uỷ quyền để thực hiện sự phê chuẩn phải có chức vụtương xứng với tính chất và tầm quan trọng của nghiệp vụ Thí dụ như, quyết định muasắm những tài sản có giá trị lớn từ xxx đồng trở lên do Hội đồng quản trị phê chuẩn
c Kiểm soát vật chất:
Hoạt động này được thực hiện cho các loại sổ sách và tài sản, kể cả những ấn chỉ đãđược đánh số trước nhưng chưa sử dụng; cũng như cần hạn chế sự tiếp cận với cácchương trình tin học và hồ sơ dữ liệu
Việc so sánh, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộcphải được thực hiện định kỳ Khi có bất kỳ chênh lệch nào cũng cần phải điều tra vàxem xét nguyên nhân, nhờ đó sẽ phát hiện được những yếu kém về các thủ tục bảo vệ tàisản và sổ sách có liên quan Nếu không thực hiện công việc này thì tài sản có thể bị bỏphế, mất mát hoặc có thể không phát hiện được những hành vi đánh cắp
d Kiểm tra độc lập việc thực hiện
Trang 15Là việc kiểm tra được tiến hành bởi các cá nhân (hoặc bộ phận) khác với cá nhân(hoặc bộ phận) đang thực hiện nghiệp vụ Nhu cầu cần phải kiểm tra độc lập xuất phát từ
hệ thống kiểm soát nội bộ thường có khuynh hướng bị giảm sút tính hữu hiệu trừ khi cómột cơ chế thường xuyên kiểm tra soát xét lại
Thí dụ, nhân viên có thể quên, hoặc vô ý không tuân thủ các thủ tục, hoặc bất cẩntrong công việc và cần có người quan sát để đánh giá việc thực hiện công việc của họ.Hơn nữa, ngay cả khi chất lượng kiểm soát tốt vẫn có khả năng xảy ra những hành vitham ô hay cố tình sai phạm Vì thế hoạt động này là rất cần thiết
Yêu cầu quan trọng đối với những thành viên thực hiện kiểm tra là họ độc lập với đốitượng được kiểm tra Sự hữu hiệu của hoạt động này sẽ bị mất đi nếu người thực hiệnthẩm tra lại là nhân viên cấp dưới của người đã thực hiện nghiệp vụ, hoặc không độc lập
vì bất cứ lý do nào
e.Phân tích soát xét lại việc thực hiện
Hoạt động này chính là xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng cách so sánh
số thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán, kỳ trước, và các dữ liệu khác có liên quan nhưnhững thông tin không có tính chất tài chính; đồng thời còn xem xét trong mối liên hệvới tổng thể để đánh giá quá trình thực hiện giúp nhà quản lý biết được một cách tổngquát là mọi thành viên có liên theo đuổi mục tiêu của đơn vị một cách hữu hiệu và hiệuquả hay không? Nhờ thường xuyên nghiên cứu về những vấn đề bất thường xảy ra trongquá trình thực hiện, nhà quản lý có thể thay đổi kịp thời chiến lược hoặc kế hoạch, hoặc
có những điều chỉnh thích hợp
Đối chiếu giữa ghi chép của đơn vị với các số liệu từ bên ngoài
Đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết
Trong loại đối chiếu này, chủ yếu tập trung vào những khác biệt đáng kể
4.Bộ phận kiểm toán nội bộ
4.1 Nội dung của bộ phận kiểm toán nội bộ
Kiểm toán độc lập là bộ phận độc lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra vàđánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị
Theo chuẩn mực thực hành kiểm toán nội bộ do Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ banhành năm 1978,” Kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh giá độc lập được thiết kếtrong một tổ chức để kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ chức như là một hoạt
Trang 16Theo Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC) kiểm toán nội bộ là” một hoạt động đánhgiá được lập ra trong một doanh nghiệp như là một loại dịch vụ cho doanh nghiệp đó,
có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán
và kiểm toán nội bộ”
Kiểm toán nội bộ là một nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanhnghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên củatoàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vậnhành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu
sẽ giúp doanh nghiệp có những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trongdoanh nghiệp, chất lượng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sungcác quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả
4.2 Các nhân tố của bộ phận kiểm toán nội bộ
4.2.1 Về tổ chức
Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức trực thuộc một cấp quản lý cao đủ đểkhông bị giới hạn phạm vị hoạt động của nó, đồng thời phải được giao một quyền hạntương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với phòng kế toán và các bộ phậnhoạt động được kiểm tra
4.2.2 Về nhân sự
Bộ phận kiểm toán nội bộ phải tuyển chọn những nhân viên có năng lực chuyênmôn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các quy định hiện hành
B- Chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp
I Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1 Khái niệm Chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất là những biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá cần thiết để sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp phải chi
ra trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
Chi phí sản xuất được xác định trên cơ sở khối lượng sản phẩm, hệ thống địnhmức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ chính sách của doanh nghiệp phù hợp vớinhững yếu tố khách quan của thị trường trong từng kỳ
2 Phân loại chi phí
Trong lĩnh vực kế toán tài chính, ta có thể phân loại chi phí SXKD theo các tiêu thứcsau:
Trang 17Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí: theo cách phân loại này, những chi
phí sản xuất trong doanh nghiệp có chung tính chất kinh tế sẽ được xếp chung vào mộtyếu tố chi phí, không kể chi phí đó chi ra ở đâu và dùng với mục đích gì.Có 5 yếu tố chiphí:
• Chi phí nguyên liệu, vật liệu:Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng
thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo trừnguyên liệu, vật liệu…bán hoặc xuất cho XDCB
• Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động về tiền lương,
tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trướckhi trừ các khoản giảm trừ Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, KPCĐ mà doanhnghiệp phải nộp cho Nhà nước theo qui định Không bao gồm chi phí nhân côngcho XDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: Đảng, đoàn…,các khoản chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi
• Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp dùng trong SXKD kỳ báo cáo
• Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các
đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong kỳ báo cáonhư: Điện, nước, điện thoại…
• Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí không thuộc các loại trên như: Chi phí
tiếp khách, hội nghị, thuê quảng cáo…
Phân loại theo công dụng của chi phí
• Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Là giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thựchiện các lao vụ, dịch vụ
• Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ
• Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như
tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuấtdùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, các chi phídịch vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng
Cách phân loại này có tác dụng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtheo khoản mục, tính toán chính xác giá thành của sản phẩm, xác định mức độ ảnh
Trang 18II Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất
1.Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí sản xuất
Hiện nay hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên nguyên tắc tối đahoá lợi nhuận, để đạt được điều này thì yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý là phải tiếtkiệm chi phí, trong đó việc kiểm soát chi phí sản xuất sẽ góp phần hạ thấp giá thành sảnphẩm Trong doanh nghiệp sản xuất để có được sản phẩm thì phải tiến hành chế biến quanhiều giai đoạn và được thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau Vì vậy, việc kiểm soátchi phí sản xuất là cần thiết nhằm chống được lãng phí, khống chế chi phí bất hợp lý,góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh và sự đứng vững của doanhnghiệp trên thị trường ngày nay
2 Kiểm soát chi phí
2.1 Khái niệm
Kiểm soát chi phí là việc thiết lập các định mức chi phí trước khi đi vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh Khi hoạt động này xảy ra cần theo dõi tình hình thực hiệnđịnh mức chi phí thông qua các báo cáo kế toán Sau đó tiếp tục sử dụng các phươngpháp thích hợp nhằm phân tích tình hình biến động của chi phí thực tế so với định mức
đã đặt ra trước đó Thông qua đó có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng, khả năngtiềm tàng, các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự tăng, giảm chi phí Từ
đó đề ra những biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng các phương án hoạt độngmới, khai thác các khả năng tiềm tàng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh cho những kỳ sau
2.2 Vai trò của kiểm soát chi phí đối với người quản lý
Kiểm soát chi phí nó mang tính liên tục và đều đặn Trong công việc quản lý, điềuquan trọng không phải là nhà quản lý xác định được đâu là chi phí biến đổi, chi phí cốđịnh mà điều quan trọng là nhà quản lý phải nhận diện được đâu là chi phí kiểm soátđược để đề ra biện pháp kiểm soát chi phí thích hợp Nên bỏ qua những chi phí khôngthuộc phạm vi kiểm soát của mình nếu không việc kiểm soát chi phí sẽ không mang lạihiệu quả làm tốn kém thời gian và công sức bỏ ra
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí sản xuất
3.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát nội bộ về chi phí sảnxuất thể hiện:
Trang 19• Khi đề ra các chính sách về kiểm soát nội bộ, nhà quản lý sẽ có cách thức khácnhau khi quyết định các hoạt động kiểm soát tại đơn vị mình Vì vậy, đối với chi phí ởmỗi đơn vị sẽ có hoạt động kiểm soát ở mức độ nào, cách thức tiến hành như thế nào làtuỳ thuộc vào quyết định của các nhà quản lý.
• Kiểm soát nội bộ chi phí chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi cơ cấu tổ chức của đơn
vị Một cơ cấu tổ chức thích hợp sẽ giúp cho các hoạt động xảy ra tại doanh nghiệp đều
có sự chịu trách nhiệm, sự phân công rõ ràng Vì thế ít xảy ra các gian lận, sai sót Chiphí sản xuất là khoản mục phát sinh trong quá trình sản xuất do đó việc kiểm tra theo dõichặt chẽ sẽ hạn chế tối đa về những khoản hao phí của chi phí bất hợp lý
• Việc tuyển dụng nhân sự cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, vì nếunhân sự được tuyển dụng có chất lượng, năng lực và đạo đức tốt sẽ giảm thiểu được cácsai sót và gian lận xảy ra, từ đó công tác kiểm tra, kiểm soát sẽ đạt hiệu quả hơn
• Việc xây dựng các kế hoạch và dự toán chi phí cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiphí sản xuất của doanh nghiệp Nếu việc lập và thực hiện các kế hoạch được tiến hànhkhoa học và nghiêm túc sẽ tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể
• Việc tổ chức được một bộ phận kiểm toán nội bộ tác động hiệu quả đến công táckiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp nói chung và trong khâu kiểm soát chi phí nóiriêng
3.2.Hệ thống kế toán:
Việc tổ chức ghi chép và hệ thống hoá sổ sách, số liệu kế toán ở đơn vị có ảnh hưởngrất lớn đến việc thực hiện công tác kiểm soát đặc biệt là kiểm soát nội bộ chi phí sảnxuất vì chi phí rất phức tạp, bao gồm nhiều khoản mục, việc ghi chép, tính toán về chi
Trang 20phí lại dễ xảy ra gian lận, sai sót Những sai sót này lại rất khó phát hiện do chi phí phátsinh rất lớn nên đòi hỏi việc kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên.
3.3.Thủ tục kiểm soát:
Việc xây dựng các thủ tục kiểm soát là rất quan trọng trong công tác kiểm soát chi phí.Khi đã thiết lập được các thủ tục kiểm soát thì rất thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểmsoát và quy trách nhiệm cho từng cá nhân trong đơn vị Để thuận lợi cho công tác kiểmtra, kiểm soát thì cách tốt nhất là xây dựng quy trình kiểm soát cho từng khoản mục chiphí riêng Mỗi loại chi phí có các thủ tục kiểm soát khác nhau
4.Nội dung công tác kiểm soát chi phí sản xuất:
4.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.1.1 Kiểm soát vật chất
a Kiểm soát chu trình mua nguyên vật liệu
Kiểm soát nội bộ quá trình mua nguyên vật liệu là những phương pháp và chínhsách được thiết kế nhằm ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót trong nghiệp vụ muanguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị
Quá trình mua nguyên vật liệu nói riêng và mua hàng nói chung là tập hợp các quyếtđịnh và các quy trình cần thiết cho sự tiếp nhận quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ từ nhàcung cấp Quá trình này thường bắt đầu bằng một đơn đặt hàng của doanh nghiệp đếnnhà cung cấp và chấm dứt bằng sự chuyển đổi hàng thành một khoản phải trả hoặc việcchi tiền thanh toán cho nhà cung cấp
• Phân chia trách nhiệm
Bao gồm việc áp dụng nguyên tắc phân công phân nhiệm và bất kiêm nhiệm nhằmngăn chặn sự gian lận Chẳng hạn, nếu bố trí một người thực hiện cả hai chức năng
Trang 21mua hàng và nhận hàng có thể dẫn đến tình trạng mua hàng kém chất lượng Hoặc nếumột người kiêm nhiệm cả hai chức năng nhận hàng và thủ kho có thể dẫn đến tìnhtrạng nhận hàng khống.
• Kiểm soát việc lập kế hoạch, đề nghị mua nguyên vật liệu
Kế hoạch phân bổ ngân sách cho công tác thu mua hàng
Việc lập kế hoạch phải được căn cứ vào hàng tồn, nhu cầu thực tế theo từng côngtrình, dự án, vụ việc và dung hoà với khả năng tài chính cũng như điều kiện cơ sở vậtchất của đơn vị nhằm tránh lãng phí hoặc ứ đọng vốn của doanh nghiệp
Nên chuẩn hoá và đánh số trước các phiếu đề nghị mua hàng hiện tại để đảm bảorằng đề nghị mua hàng được đặt hàng và hàng được nhận chính xác
Yêu cầu mua nguyên vật liệu phải được người có thẩm quyền xét duyệt và phêchuẩn để hạn chế các quy định mua hàng không đúng mục đích, không đúng tiêuchuẩn, khối lượng Phiếu yêu cầu mua hàng phải được đối chiếu đến tài khoản trên
Sổ Cái để người đề nghị mua hàng có trách nhiệm về ngân sách chi
• Kiểm soát việc đặt hàng nhà cung cấp
Trang 22 Tách biệt giữa chức năng đề nghị mua hàng và chức năng đặt hàng Hay mọiviệc mua hàng chỉ do phòng thu mua tiến hành và phòng thu mua phải độc lập vớicác phòng khác.
mua hàng tiêu chuẩn đã được người có thẩm quyền phê duyệt Đơn đặt hàng phảiđược đánh số trước và tham chiếu đến số của phiếu đề nghị mua hàng, phòng đề nghịmua hàng, nó phải cung cấp đầy đủ thông tin về hàng mua, số lượng, giá cả, quycách Các liên của Đơn đặt hàng nên được chuyển đến phòng nhận hàng, phòng kếtoán, phòng đề nghị mua hàng để giúp kiểm tra nhận hàng và đề nghị thanh toán sauđó
• Kiểm soát công tác mua nguyên vật liệu của nhân viên mua hàng
từ 3 nhà cung cấp độc lập với nhau mỗi khi mua hàng để tránh trường hợp có sựthông đồng giữa nhân viên mua hàng và nhà cung cấp để báo với giá cao
đơn GTGT để đảm bảo chúng có cùng nội dung, đặc biệt là số tiền ghi trên đó vàphải ký cùng lúc 3 liên nhằm tránh gian lận của người bán để trốn thuế
tránh tình trạng một người có thể có mối quan hệ với một số nhà cung cấp nhất địnhtrong một thời gian dài để nảy sinh sự thông đồng Ngoài ra, doanh nghiệp nên ápdụng một chính sách kỹ luật chặt chẽ khi phát hiện nhận tiền hoa hồng không đượcphép và định kỳ tiến hành kiểm tra việc này
Trang 23 Nên áp dụng hình thức thu thập thông tin từ các phòng đề nghịmua hàng về công tác thu mua của bộ phận thu mua.
b Kiểm soát nhập kho nguyên vật liệu
Khi nhận hàng, bộ phận nhận hàng phải kiểm tra về mẫu mã, chất lượng, thời gianhàng đến và các điều kiện khác để lập báo cáo nhận hàng Để ngăn ngừa gian lận, phảiphân công nhân viên tiếp nhận độc lập với kho và phòng kế toán Và điều quan trọng làhàng phải được kiểm soát chặt chẽ từ khi nhận hàng cho đến lúc chuyển vào kho Báocáo nhận hàng (hoặc Phiếu nhập kho) là bằng chứng về việc nhận hàng và kiểm tra hàng,
và dùng để theo dõi thanh toán Báo cáo này phải nêu rõ về loại hàng, số lượng nhận,ngày nhận và các sự kiện khác có liên quan Sau đó, báo cáo này thường sẽ được gửi cho
bộ phận mua hàng, bộ phận kho và kế toán nợ phải trả Nếu bộ phận nhận hàng được tổchức độc lập với kho, báo cáo nhận hàng này phải có chữ ký của cả nhân viên nhận hàng
và thủ kho
c Kiểm soát bảo quản vật tư và xuất kho
• Từ khi nhận về, hàng được lưu giữ tại kho cho đến khi xuất ra để sản xuấthoặc bán, do đó cần phải xác lập quy trình bảo quản tồn trữ để giảm hao hụt, không bịmất phẩm chất Một vấn đề không kém phần quan trọng trong kiểm soát nguyên vật liệu
là duy trì mức độ dự trữ hợp lý, bởi vì nếu dự trữ không đủ se gây gián đoạn trong sảnxuất kinh doanh còn ngựoc lại, nếu dự trữ thừa sẽ dẫn đến ứ đọng vốn
lập trên cơ sở phiếu xin lĩnh vật tư do người phụ trách tại bộ phận sản xuất lập căn cứvào nhu cầu, trong đó nêu rõ về số lượng và chất lượng của loại vật tư cần thiết Phiếu
Trang 24xuất và định mức vật tư Mọi trường hợp xuất vật tư đều phải căn cứ trên phiếu xuất hợp
lệ Phiếu xuất vật tư đều ghi vào sổ chi tiết và để hạch toán từ tài khoản nguyên vật liệusang tài khoản chi phí nguyên vật liệu
những đơn vị sản xuất theo kế hoạch hay định mức, nhưng có đơn vị dựa vào nhu cầunền kinh tế và dự báo kinh doanh, lại có nhiều đơn vị sản xuất theo từng đơn đặt hàng.Tại nhiều nơi, người ta lập riêng một bộ phận kiểm soát sản xuất, bộ phận này có tráchnhiệm xác định sản lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, cần phải thiếtlập nội quy của khu vực sản xuất và quy trình sản xuất để theo dõi sản lượng, kiểm soátchất lượng, kiểm soát phế liệu
Hạn chế việc tiếp cận với nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và bán thànhphẩm đang trong giai đoạn chế biến tại phân xưởng
Theo dõi vật tư nhận về tại phân xưởng, so sánh với số sản phẩm hoàn thành
và so sánh giữa vật tư tiêu hao thực tế với định mức sử dụng vật tư
Tại mọi đơn vị có hoạt động sản xuất chế biến, kế toán chi phí cũng là một phầnquan trọng của kiểm soát nội bộ
4.1.2 Kiểm soát quá trình ghi chép
a Hệ thống kế toán chi tiết
• Để thực hiện quá trình ghi chép vật tư, doanh nghiệp có thể sử dụng phươngpháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ, tuy nhiên kê khai thường xuyên làphương pháp giúp kiểm soát nội bộ hữu hiệu hơn
Trang 25• Để áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, đơn vị phải duy trì một hệ thống
sổ chi tiết nhằm theo dõi tình hình nhập xuất và tồn kho của từng mặt hàng về cả sốlượng và giá trị Nhờ đó, đơn vị sẽ kiểm soát được lượng hàng trong kho, bảo đảm thốngnhất giữa tổng hợp và chi tiết vào cuối kỳ, số liệu kiểm kê sẽ được đối chiếu với sổ sách
để phát hiện các trường hợp nhầm lẫn, thất thoát hàng tồn kho
thường được kiểm toán viên đánh giá là không hữu hiệu vì bộ phận kế toán không thựchiện được chức năng kiểm tra đối chiếu của mình đối với vật tư
• Bên cạnh đó, các sai sót trong quá trình ghi chép kế toán và kiểm kê tài sản cũng
ít có khả năng bị phát hiện do không thực hiện được sự đối chiếu giữa tổng hợp và chitiết Hậu quả là đứng về mặt vật chất, tuy hàng tồn kho có thể không bị thất thoát, thếnhưng số liệu kế toán về hàng tồn kho và giá vốn hàng bán vẫn có thể sai lệch
b Hệ thống kế toán tổng hợp
Đối với doanh nghiệp sản xuất, để kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì cần phải tổ chứccông tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, gọi chung là hệ thống kế toán chiphí Một hệ thống kế toán chi phí hữu hiệu sẽ là cơ sở bảo đảm sự đúng đắn của các sốliệu về sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho và báo cáo tài chính của doanh nghiệpsản xuất, thông qua việc:
• Thu thập thông tin đầy đủ về các chi phí phát sinh và đối tượng gánh chịu chiphí Các sai sót trong giai đoạn này sẽ dẫn đến số liệu về giá thành bị sai lệch
• Áp dụng đúng đắn các phương pháp kế toán, bao gồm việc phân bổ chi phí chocác sản phẩm trong các giai đoạn khác nhau (sản phẩm dở dang, thành phẩm)
Trang 26• Phát hiện các sai sót trong quá trình ghi chép thông qua việc đối chiếu giữa sốliệu về giá thành thực tế với giá thành định mức và giá thành kỳ trước.
Để tổ chức hệ thống kế toán chi phí, đơn vị cần hoàn thiện hệ thống thông tin kế toántrong chu trình sản xuất Bên cạnh việc bảo đảm nhân viên kế toán có đủ năng lực, mộtvấn đề quan trọng là tổ chức các chứng từ và sổ sách thích hợp, bao gồm:
Báo cáo sản xuất và báo cáo sản phẩm hỏng: Là chứng từ ban đầu phản ánh sự vậnđộng của nguyên vật liệu trong sản xuất Đây cũng là cơ sở giúp xác định chi phí phátsinh qua từng giai đoạn của quy trình sản xuất
Chứng từ chi phí: Bao gồm các chứng từ ghi nhận về sự phát sinh của chi phínguyên vật liệu, nhân công và sản xuất chung Các chứng từ này có ý nghĩa quan trọngtrong việc tập hợp và phân tích chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ Thí dụ, phiếutheo dõi công việc của mỗi công nhân sẽ cho biết thời gian trong một kỳ mà người côngnhân đó đã sử dụng cho từng mã công việc hoặc sản phẩm khác nhau Khi kết hợp vớithông tin về đơn giá một giờ công và tổng hợp các phiếu theo dõi công việc, người kếtoán sẽ tính được chi phí nhân công cho từng mã công việc hoặc sản phẩm Một hệthống kế toán chi phí tốt đòi hỏi phải tổ chức hữu hiệu chứng từ về kế toán chi phí, baogồm việc thiết kế các biểu mẫu đầy đủ, luân chuyển chứng từ hợp lý, đối chiếu định kỳgiữa các bộ phận liên quan
Sổ sách kế toán chi phí: Gồm các phiếu tính giá thành và các tài khoản chi phínhằm tập hợp chi phí nguyên vật liệu, lao động và sản xuất chung- theo công việc haytheo quy trình sản xuất
4.2.Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
4.2.1 Kiểm soát vật chất
Trang 27a Kiểm soát bằng dự toán chi phí tiền lương
Một cách rất hữu hiệu để kiểm soát chi phí tiền lương, hay không để lãng phí làhoạch định và theo dõi việc thực hiện các bảng dự toán tiền lương Mỗi bộ phận( phòngban, phân xưởng, cửa hàng ) đều cần lập dự toán chi phí tiền lương của mình vào đầuniên độ Hàng tháng, kế toán sẽ tổng hợp, so sánh chi phí tiền lương thực tế với dự toán
và báo cáo cho các nhà quản lý Mọi sự biến động trọng yếu đều cần được phát hiện kịpthời để xử lý
b Báo cáo cho cơ quan chức năng của Nhà nước
Phải tổ chức nghiêm túc công tác ghi chép và lập báo cáo cho các cơ quan chứcnăng của Nhà nước theo các quy định về lao động và tiền lương Việc làm này khôngnhững giúp đơn vị hoàn thành nghĩa vụ báo cáo với Nhà nước, mà còn giúp phát hiệnnhững sai phạm trong công tác lao động và tiền lương
c Phân công phân nhiệm trong công tác lao động và tiền lương
Một vấn đề quan trọng khác là phải phân chia trách nhiệm giữa các chức năng đểgiảm bớt khả năng sai phạm Thường thì cần phải tách biệt giữa những chức năng theodõi nhân sự, theo dõi thời gian và khối lượng lao động, lập bảng lương, thanh toán lương
và ghi chép tiền lương Dưới đây ta sẽ nghiên cứu về từng chức năng:
• Chức năng theo dõi nhân sự: Thường do bộ phận nhân sự đảm nhận, sự kiểm soátcủa bộ phận này như sau:
phận nhân sự, và nhân viên mới phải ký văn bản đồng ý cho khấu trừ vào lương về cáckhoản theo chế độ (BHXH, BHYT, thuế thu nhập cá nhân ) Sau đó, một bộ hồ sơ (gồm
Trang 28quyết định phân công, mức lương và văn bản đồng ý cho khấu trừ) phải được gửi mộtbản sao quyết định phân công cho bộ phận sử dụng lao động.
nhân sự phải gửi quyết định chính thức cho bộ phận tính lương và bộ phận sử dụng laođộng
Khi có biến động về lương, xoá tên hay sắp xếp lại nhân sự: Bộ phận nhân
sự cũng phải gửi ngay văn bản cho bộ phận sử dụng lao động và tính lương
• Chức năng theo dõi lao động: Chức năng này bao gồm việc xácđịnh thời gian lao động (số giờ công, ngày công), hoặc số lượng sản phẩm hoàn thành(nếu trã lương theo sản phẩm) để làm cơ sở tính lương Để nâng cao tính hữu hiệu củakiểm soát nội bộ, có thể sử dụng các thủ tục sau:
cáo sản lượng hoàn thành
viên
quản lý bộ phận và kết quả của máy ghi giờ; hoặc giữa báo cáo sản lượng hoàn thành vớiphiếu nhập kho
Đối với nhân viên gián tiếp, có thể không dùng máy ghi giờ Nhưng để kiểm soát, đơn
vị có thể yêu cầu nhân viên lập báo cáo hàng tuần về thời gian sử dụng để thực hiện cácnhiệm vụ
Các bảng chấm công hay báo cáo sản phẩm hoàn thành phải được gửi sang cho bộ phậntính lương
Trang 29• Chức năng tính lương:
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu không cho phép bộ phận tính lương đượcthực hiện các chức năng về nhân sự theo dõi lao động hay trả lương Bộ phận tínhlương phải bảo đảm rằng:
Nếu không có hồ sơ do bộ phận nhân sự gửi qua, bộ phận tính lương tuyệt đốikhông được ghi tên của bất kỳ người nào vào bảng lương
Chỉ khi nào đã nhận được văn bản chính thức của bộ phận nhân sự, bộ phậntính lương mới có quyền điều chỉnh trên bảng lương về các trường hợp tăng giảm lương,xoá tên
Chức năng này phải được thực hiện do một người độc lâp với các bộ phận nhân
sự, theo dõi lao động và tính lương Nhân viên này sẽ căn cứ vào bảng lương để phátlương cho từng nhân viên
Trong nhiều đơn vị, căn cứ vào bảng thanh toán lương và phong bì ghi sẵn tên vàtiền lương của từng nhân viên đã được bộ phận tính lương lập sẵn và chuyển sang, bộphận phát lương sẽ cho tiền vào phong bì và phát lương cho nhân viên
Ở những đơn vị trả lương bằng séc, séc được bộ phận tính lương lập và chuyểnsang để bộ phận tài vụ ký duyệt và phát cho nhân viên Để tăng cường việc kiểm soát,các đơn vị này có thể sử dụng tài khoản tiền gửi ngân hàng chuyên chi về lương Hàngtuần hoặc hàng tháng, căn cứ bảng lương của bộ phận tính lương lập, bộ phận tài vụ sẽchuyển một số tiền bằng tổng số lương từ tài khoản chính sang tài khoản chuyên chi vềlương Các séc chi lương chỉ được phép chi ra từ tài khoản này
Trang 30Một biện pháp khác để tăng cường kiểm soát đối với quá trình chi lương là sửdụng dịch vụ của Ngân hàng phát lương cho nhân viên, nhờ đó sẽ giảm đáng kể côngviệc của bộ phận tài vụ và hạn chế được khả năng xảy ra sai phạm Đơn vị cũng có thể
mở các tài khoản cá nhân cho nhân viên ở ngân hàng, lúc này tiền lương sẽ được chuyểnkhoản trực tiếp vào các tài khoản này
4.2.2 Kiểm soát quá trình ghi chép
a Hệ thống kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết: Hạch toán lao động, tiền lương sử dụng sổ chi tiết mở cho cáctài khoản 334,335, 338 Sổ này mở cho từng tài khoản, mỗi tài khoản có thể mở mộthoặc một số trang tuỳ theo đặc điểm của đơn vị
Bảng thanh toán tiền luơng, thưởng Bảng phân bổ tiền lương và các khoản tríchtheo lương Các chứng từ này phải được lập đầy đủ nội dung, các chỉ tiêu theo mẫu quyđịnh Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác thông số ghi chép trênchứng từ Mọi chứng từ kế toán phải được luân chuyển theo trình tự và thời gian do đơn
vị quy định, phục vụ cho việc ghi chép, tổng hợp kịp thời của các bộ phận, cá nhân cóliên quan và phản ánh đầy đủ, kịp thời trên sổ sách kế toán
b Hệ thống kế toán tổng hợp
Tuỳ từng công ty áp dụng hình thức kế toán nào mà mở sổ tổng hợp cho phù hợp
với quy định và chế độ kế toán, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa từng đơn vị
4.3 Kiểm soát chi phí sản xuất chung
4.3.1 Kiểm soát vật chất
a Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
Trang 31Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ,
phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng phục vụ
cho sản xuất trong các tổ, đội, phân xưởng
Quá trình kiểm soát tương tự như đã trình bày trong mục kiểm soát chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
b Kiểm soát chi phí nhân công
Bao gồm chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân
xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất
Quá trình kiểm soát tương tự như đã trình bày trong mục kiểm soát chi phí nhâncông trực tiếp
c Kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ
Đối với chi phí này liên quan đến việc mua sắm, quản lý và sử dụng hiệu quả
TSCĐ Do đó, để kiểm soát có hiệu quả chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ phải đượcthực hiện tốt việc kiểm soát tốt TSCĐ
với kế hoạch dự toán, phải tổ chức đấu thầu (đối với tài sản có giá trị cao), phải tuân thủcác tiêu chuẩn chung về bàn giao tài sản, nghiệm thu tài sản và chi trả tiền
• Doanh nghiệp cần xây dựng các quy định liên quan đến việc thanh lý tài sản, mọitrường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản đều phải được sự đồng ý của các bộ phận cóliên quan, phải thành lập Hội đồng thanh lý theo quy định
• Xây dựng và phân biệt các khoản chi được tính vào nguyên giá, hay tính vào chiphí của niên độ
• Xây dựng chế độ kiểm kê định kỳ TSCĐ như thiết kế và áp dụng các biện pháp
Trang 32• Xây dựng các quy định về tính khấu hao: Thông thường thời hạn tính khấu haođối với từng loại tài sản cố định phải được Ban Giám đốc phê chuẩn trong khuôn khổluật định trước khi đăng ký để áp dụng.
• Kiểm soát tính phù hợp của công việc phân bổ chi phí khấu hao vào giá thànhsản xuất
• Xây dựng các kế hoạch, dự toán định mức chi phí khấu hao cho từng đối tượng
• Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng: Bảo quản tài sản, phê chuẩn và ghi
sổ việc mua, thanh lý nhượng TSCĐ
d Kiểm soát chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
Chi phí này bao gồm các khoản chi phí sửa chửa TSCĐ, thuế thu nhập, thuế đất,tiền ăn giữa ca; chi phí điện nước, điện thoại; chi phí bảo hộ an toàn lao động; chi phíphòng cháy, phòng chống báo lụt Các khoản chi này rất cần thiết và chiếm tỷ trọng khálớn trong chi phí sản xuất nên công tác kiểm soát chi phí này cần được tăng cườngthường xuyên Khi kiểm soát chi phí này cần:
• Kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ của các thủ tục chứng từ (phương án sửa chữa,biên bản sự cố, phiếu xuất kho ) liên quan dến các khoản chi phí xử lý sự cố, sửa chữathường xuyên, sửa chữa lớn, các khoản dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác (chiphí tiếp khách, điện, nước, điện thoại )
• Kiểm soát các khoản chi phí bằng kế hoạch, dự toán, định mức
• Kiểm soát tính phù hợp quy định về tính chất của từng loại chi phí hạch toánvào tài khoản chi phí tính giá thành
4.3.2 Kiếm soát quá trình ghi chép
Trang 33a Hệ thống kế toán chi tiết
Chứng từ sử dụng: Các hóa đơn GTGT, hoá đơn cung cấp dịch vụ , phiếu chi, bảng
tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng chấm công ,bảng thanh toán tiền lương, giấy đềnghị xuất kho, phiếu xuất kho
Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết sản xuất thường xuyên TSCĐ, sổ chi tiết sửachữa lớn TSCĐ,
Mở hệ thống sổ chi tiết sẽ giúp phân tích và quản lý dễ dàng việc tăng giảm chi phítrong năm Như thế có thể giúp phát hiện kịp thời những biến động trong chi phí, giúpđơn vị sử dụng có hiệu quả hơn Ngoài ra nhờ hệ thống sổ chi tiết, có thể so sánh giữachi phí thực tế phát sinh so với kế hoạch, hay dự toán đã được duyệt để phát hiện cáctrường hợp chi phí vượt dự toán hay kế hoạch
b Hệ thống kế toán tổng hợp
Tuỳ từng công ty áp dụng hình thức kế toán nào mà mở sổ tổng hợp cho phù hợp
với quy định và chế độ kế toán, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa từng đơn vị
THUỶ MIỀN TRUNG
Trang 341 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Xây Lắp và Công Nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung trước đây với tên gọi cũ là
Công ty Điện Chiếu Sáng Đà Nẵng được thành lập theo quyết định 239/QĐ-UB; ngày22/03/1993 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng; giấy phép đăng ký số
106921 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Ngày 06/09/1993 theo nghị định 338/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng(Nay là chínhphủ); công ty được thành lập lại từ doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 1396/QĐ-
UB của uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng uỷ quyền cho Uỷ Ban Nhân ThànhPhố Đà Nẵng trực thuộc sở Giao thông Công chính Thành phố Đà Nẵng từ tháng02/1997
Căn cứ quyết định số 771/2003/QĐ-BGTVT ngày 18/03/2003 của Bộ trưởng BộGTVT về việc đổi tên công ty Điện Chiếu sáng Đà Nẵng làm đơn vị thành viêncủa tổngcông ty Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam
Căn cứ quyết định số 305/QĐ-TC ngày 30/04/2003 của công ty Công nghiệp TàuThuỷ Việt Nam về việc đổi tên công ty Điện Chiếu Sáng Đà Nẵng thành Công ty XâyLắp và Công nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung
Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ xác định đúng hướng
và đầu tư hợp lý với công nghệ cao; đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng địa bàn hoạtđộng trong phạm vi cả nước; lại được sự ủng hộ của quý cấp từ Trung ương đến địaphương cũng như khách hàng trong và ngoài nước công ty đã tự khẵng định mình vàphát triển tốt
Công ty có tên giao dịch là: MIDLE AREA CONSTRUCTION AND SHIPBUILDING INDUCTRY COMPANY
Tên viết tắt là: MACSHINCO
Những thành tựu của công ty trong những năm qua
• Về lĩnh vực khảo sát thiết kế, lập dự án
Công ty có các đơn vị thành viên là Công ty Tư vấn Thiết Kế và Quảng Cáo đãtham gia lập dự án và khảo sát thiết kế hầu hết các công trình điện chiếu sáng trên địabàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận; khảo sát thiết kế một số công trình đườngdây cao hạ thế và trạm biến áp; điện động lực cho các nhà máy sản xuất công nghiệp củacác tỉnh Công ty đã thiết kế trụ chiếu sáng cao đến 55m; đặc biệt là trụ cao đến 30mnâng hạ tự động bằng thuỷ lực đã đưa vào sử dụng được các ngành chức năng đánh giá
Trang 35cao; thiết kế các máy công nghiệp như: Máy cán tôn sóng, các sản phẩm do công tythiết kế đều đảm bảo tính kỹ thuật; chất lượng và thẩm mỹ cao
• Về lĩnh vực thi công xây lắp công trình
Riêng trong lĩnh vực điện chiếu sáng; tín hiệu giao thông; điện cao thế côngchúng đã thi công rất nhiều công trình trên phạm vi toàn quốc Một số công trình điểnhình: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng với 12 trụ cao 30m tại cảng Container Tân ThuậnPhước và phần lớn công trình điện chiếu sáng: Đường Nguyễn Chí Thanh- Xô ViếtNghệ Tĩnh tại thành phố Hồ Chí Minh; công trình chiếu sáng quốc lộ 1A đoạn ngã baHoà Cầm đến Liên Chiểu
• Về lĩnh vực điện cao hạ thế: Công ty đã thi công nhiều công trình lớn trong dự án
điện khí hoá nông thôn( phát triển lưới điện nông thôn Hoà Vang; Huyện Quế Sơn)đường dây và trạm biến áp tỉnh Quảng Trị; các tỉnh Tây Nguyên và rất nhiều công trìnhcấp điện cho nhà máy sản xuất công nghiệp trên phạm vi toàn quốc
Đối với các công trình tín hiệu giao thông: Hầu hết các công ty đã gia công lắp đặtcác công trình trên địa bàn Đà Nẵng; ngoài ra còn thi công các công trình cả ở các tỉnh ởMiền Trung và Tây Nguyên; và nhiều đơn đặt hàng gia công sản xuất và bán các kiểumẫu đèn tín hiệu giao thôgn theo yêu cầu của khách hàng
Các công trình sau khi nghiệm thu và bàn giao đua vào sử dụng được chủ đầu tư vàcác chuyên gia các đơn vị quản lý vận hành đánh gía cao về chất lượng, thẩm mỹ cũngnhư tiến độ thi công
• Về lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng:
Công ty có khả năng tham gia các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng cóquy mô đến nhóm C trong đó có các công trình điển hình như: Xây dựng phân xưởngđúc trụ cho công ty Xây lắp điện Quảng Nam; nhà xưỏng công ty cơ điện và thiết bị chếtạo trong nước; công trình nhà máy gốm Graint- Huế; gia công chế tạo và thi công lắpđặt nhà xưởng chính công ty chế biến lâm sản Đà Nẵng các công tình của công ty đềuđạt được chất lượng cao và giá thành hạ
Trang 36các công trình điện chiếu sáng; tín hiệu giao thông điện cao hạ thế Ngoài ra còn cóchuyên ngành cao về sản xuất và lắp đặt cầu kiện cơ khí; các loại máy cán tôn.
Tổng số vốn ban đầu là: 6.353.800 VNĐ
Tính đến tháng 10/ 2007 tổng tài sản công ty là 367.648.985.354 VNĐ
Đến nay, Công ty có các công ty con và chi nhánh sau:
- Công ty CP Nhựa cốt sợi thuỷ tinh ĐN
- Công ty Thuỷ tinh Vinashin Miền Trung
- Công ty KD & CN Tây Nguyên
- Công ty Xây Dựng công trình thuỷ bộ Miền Trung
- TT Đào tạo lái xe ô tô- mô tô Vinashin Miền trung
- Chi nhánh Công ty tại Hà Nội
- Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.Chức năng
Công ty Xây lắp và Công nghiệp tàu Thuỷ Miền trung là đơn vị thành viên của Tậpđoàn Tàu Thuỷ Việt Nam; do đó chức năng hoạt động là:
Đóng mới, sữa chửa tàu thuỷ, phá vỡ tàu cũ, thiết kế thi công trang thiết bị điện- điện
tử, nội thất tàu thuỷ
Lập dự án khảo sát thiết kế và thi công các công trình điện chiếu sáng công cộng,đườgn dây trạm biến áp, hệ thống dầm cầu trục, các dây chuyền thiết bị cơ điện phục vụsản xuất
Lắp đặt thiết bị công trình, lắp đặt thiết bị công nghệ, gia công và lắp kết cấu phụkiện phi tiêu chuản các loạ công trình
Lắp đặt thiết bị cơ điện công trình
Sản xuất kinh doanh tôn mạ kẽm, mạ màu, xà gồ, lưới B40, kẽm gai thép xây dựng vàcông nghiệp, que hàn thiết bị hàn, dây cáp điện, ổn áp
Trang 37Thiết kế thi công công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng,; giao thông cấp thoátnước; san lấp mặt bằng
Xây lắp công trình thuỷ lợi kênh mương, cầu cống
Dịch vụ quảng cáo và chiếu sáng bằng điện, điện tử; chữ trang trí hội chợ; lễ độngthổ khởi công
Đào tạo nghề và cung ứng lao động
Kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý ký gửi hàng hoá
2.2.Nhiệm vụ
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, nâng caochất lượng sản phẩm, giá thành hạ, mẫu mã đẹp, tạo cho mẫu mã có tính cạnh tranh trênthị trường
Thường xuyên tìm kiếm thị trường để tăng trưởng kinh tế xây dựng cơ cấu tổchức chặt chẽ, luôn khuyến khích và có cơ chế khen thưởng đối với những phát minhsáng chế của cán bộ công nhân trong công ty
Công ty có trách nhiệm đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đãđăng ký
Nhận vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn
Xây dựng kế hoạch, phát triển kế hoạch và kinh donh trình cấp tren phê duyệt
Chấp hành chế đọ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nướcchịu trách nhiệm về tính chính xác, thực thi của báo cáo
Thông báo công khai tài chính hàng năm theo quy định cụ thể của Nhà nước
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước theo quyđịnh của pháp luật
Sử dụng chính sách về quản lý cán bộ thưc hiện nghĩa vụ lao động theo quy địnhcủa Nhà nước
II CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT:
Công ty Xây lắp và Công nghiệp Tàu thuỷ miền Trung là một doanh nghiệp có nhiềuđơn vị trực thuộc nên tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác nhau
Phân xưởng cơ khí (trực thuộc dưới sự quản lí của Công ty) bao gồm các tổ hàn,
tổ điện, tổ sửa chữa và tổ mạ đúc
Đội xây lắp được tổ chức để thực hiện các hợp đồng xây lắp các công trình điệnchiếu sáng
Trang 38 Chi nhánh của Công ty ở Đăklăk: Đại diện Công ty để theo dõi và thực hiện cáccông trình Thuê nhân công ngoài cùng với công nhân của Công ty tiến hành xây lắpcông trình theo dõi tình hình thanh toán và quyết toán các công trình.
Chi nhánh của Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh ngoài việc tổ chức sản xuấtnhư chi nhánh tại Đăklăk, chi nhánh này còn có nhiệm vụ mở rộng thị phần của Công ty
về phía Nam, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị ở thành phố Hồ Chí Minh và cáctỉnh phía Nam Ngoài ra để chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, đầu năm 2001, Công ty đã
có chủ trương mở rộng chi nhánh ở Hà Nội Các chi nhánh, các tổ và các phân xưởngchịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của Công ty
1.Quy trình công nghệ:
Công nghệ sản xuất tôn tráng kẽm hạng cuốn có thể tóm tắt như sau:
Thép lá đen dạng cuốn tẩy rửa hoạt hoá mạ kẽm thụ động hoá quấn cuộn đóng gói bao bì nhập kho
2.Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất:
Bộ phận gián tiếp: Xưởng trưởng và xưởng phó, kế toán, thủ quỹ
Bộ phận ttrực tiếp sản xuất: Công nhân mạ, công nhân cơ khí kiêm lái xe nângbốc vác cán sóng, công nhân cuốn cuộn kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo vệ, cấpdưỡng phục vụ, thủ kho
Được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Trang 39Quan hệ chức năng
III CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1.Bộ máy quản lý của Công ty
Hiện nay, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng
Theo cơ cấu này người lãnh đạo trực tiếp (GĐ) được sự giúp đỡ của các phòng banchức năng tham mưu, đề xuất ý kiến giám đốc đưa ra quyết định quản lý tại công ty.Quyền quyết định thuộc về giám đốc
Để làm tốt công tác quản lí và điều hành mọi hoạt động của công ty có hiệu quả cao,công ty tổ chức theo sơ đồ sau:
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Quan hệ kiểm soát
2 Nhiệm vụ của các phòng ban công ty:
• Giám đốc: Là người đại diện về toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Là
người điều hành theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong công ty.Quyết định mọi hoạt động của công ty, kí kết các hợp đồng kinh tế, đồng thời chịu tráchniệm về mọi hoạt động của công ty trước Sở Giao thông công trình thành phố Đà Nẵng
• Phó giám đốc kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật về công tác chỉ đạo kiểm
tra chất lượng các công trình
• Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
giải quyết các công việc thay cho giám đốc khi có sự uỷ quyền kinh doanh, giải quyếtcác công việc thay cho giám đốc khi có sự uỷ quyền khi giám đốc đi vắng
Trang 40• Phòng tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty, theo dõi
ghi chép phản ánh kịp thời sự vận động không ngừng của tài sản và nguồn vốn, chấphành nghiêm túc pháp luật về tài chính của nhà nước, kiểm tra và lập báo cáo tổng hợp
về tình hình tài chính của công ty Cung cấp số liệu cần thiết cho ban giám đốc và các bộphận có liên quan Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong việc kiểm tra quyết toán, giaodịch với các tổ chức khác
• Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về những vấn đề liên quan đến thị
trường tiêu thụ, tìm hiểu các đối tác kinh doanh
• Phòng kĩ thuật - vật tư: Có chức năng quản lí theo dõi toàn bộ quá trình thu mua,
gia công và chế biến cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình xây lắp Có chức giám sát
về mặt kĩ thuật cho toàn bộ quá trình sản xuất công trình
• Phòng tổng hợp: Phòng này có chức năng tổ chức nhân sự, tuyển chọn và đào tạo
lao động của công ty, theo dõi qua trình lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác chotất cả cán bộ công nhân viên của công ty Chấm điểm hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng
để đánh giá từng cá nhân và các bộ phận có liên quan để tính lương, tiền thưởng
• Xí nghiệp xây lắp công nghiệp: Nhận thực hiện các hợp đồng xây lắp điện chiếu
sáng
• Trung tâm tư vấn thiết kế và ứng dụng công nghiệp: Lập dự án khả thi, khảo sát
thiết kế các công trình xây lắp, thực hiện các công việc chuyển giao công nghệ cho côngty
• Nhà máy tôn: Là một xí nghiệp sản xuất có chức năng sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm tôn tráng kẽm, tấm lợp các loại…
• Các chi nhánh của công ty tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đăklăl: Là văn phòng
đại diện của công ty có nhiệm vụ thực hiện chủ trương mở rộng địa bàn hoạt động củacông ty ở miền Trung – Tây Nguyên, Phía Bắc, Phía Nam và mở rộng quan hệ với tất cảcác đơn vị trong và ngoài nước
CÔNG TY XÂY LẮP VÀ CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ MIỀN TRUNG
1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
a) Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty:
Bộ máy hạch toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
KẾ TOÁN TRƯỞNG