1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN các NGHIỆP vụ THEO CHI PHÍ sản XUẤT

37 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 566 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi Phần I : ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG I. SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Sự ra đời của Công ty: Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng tiền thân là xí nghiệp Quốc doanh Khai thác Thuỷ sản Quảng Nam - Đà Nẵng, được thành lập từ tháng 12/1977. Khi mới thành lập Công ty chỉ có 25 tàu thuyền với nhiệm vụ chủ yếu là tập trung khai thác thuỷ sản theo kế hoạch của Nhà nước. Trong giai đoạn này, hoạt động của Xí nghiệp hoàn toàn được Nhà nước bao cấp vật tư, tiền vốn và tiêu thụ sản phẩm. Bước sang giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý mới (năm 1986 - 1990) Công ty đã chủ động đề xuất và được Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế quản lý mới làm bộ máy tổ chức được gọn nhẹ để tổ chức điều hành hoạt động của Công ty đảm bảo có hiệu quả. Sau gần 15 năm hoạt động, năm 1992 thực hiện nghị định 388/HĐBT về việc sắp xếp lại doanh nghiệp, Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Khai thác và Dịch vụ Thuỷ sản QN-ĐN theo quyết định 2969/QĐUB ngày 17/10/1992. Ngày 17/12/1997, Công ty chính thức lấy tên là Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng theo quyết định số 5011/QĐUB của UBND thành phố Đà Nẵng. Công ty đã dần đi vào hoạt động ổn định với hình thức là Công ty Cổ phần dưới sự lãnh đạo của HĐQT tại Công ty và bên cạnh sự quản lý của Ban chỉ đạo cổ phần thành phố Đà Nẵng. Ngay từ khi thành lập xí nghiệp có: - Tổng số vốn kinh doanh (theo giá cố định 1992) : 870.759.000đ - Phương tiện khai thác : 25 tàu đánh cá - Tổng số lao động : 172 người 2. Quá trình phát triển Công ty từ khi thành lập đến nay: Cuối năm 2000, quy mô và năng lực của Công ty được nâng lên do đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng chế biến tại địa bàn phường Nại Hiên Đông - thành phố Đà Nẵng. Để kịp thời ổn định sản xuất tại cơ sở mới, lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập 2 xí nghiệp trực thuộc nằm trên 2 địa bàn đó là: - Xí nghiệp Thuỷ sản Hoà Cường đóng cùng địa bàn với công ty. - Xí nghiệp Thuỷ sản Nại Hưng đóng tại phường Nại Hiên Đông - Q. Sơn Trà - ĐN. Sau 3 năm thực hiện mô hình Công ty có 2 xí nghiệp thành viên, do còn tồn tại một số vấn đề còn phải giải quyết nên Công ty quyết định sát nhập 2 xí nghiệp lại nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trải qua 26 năm xây dựng và không ngừng phát triển để theo kịp với tiến trình đổi mới của đất nước. Mặc dù Công ty đã gặp không ít khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc cùng với chủ trương, chính sách quản lý đúng đắn của Nhà nước, Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng sẽ tiếp tục đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng khẳng định vị trí của mình không chỉ trên địa bàn thành phố và phạm vi cả nước mà còn cả trên thị trường thế giới. - Quy mô kinh doanh của Công ty: Vừa & nhỏ - Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần. - Mạng lưới kinh doanh : Nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài - Mặt hàng kinh doanh sản xuất : sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi sản và cung cấp dịch vụ hàng hoá cần cho nghề đánh cá - Thị trường hoạt động : trong nước và ngoài nước - Số vốn kinh doanh (2004) : 5.708.676.016 - Số lượng công nhân (2004) : 378 người trong đó quản lý doanh nghiệp 27 người - Tên công ty : Công ty cổ phần Thuỷ Sản Đà Nẵng - Tên giao dịch : SEAFISH (ĐN city seaproduct corporation) - Trụ sở chính : 71 Trương Chí Cương, Q. Hải Châu, ĐN II. CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 1. Chức năng: - Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng với chức năng nhập khẩu trực tiếp theo giấy phép kinh doanh 3112677/GB ngày 19/02/1998 của Bộ nội vụ thương mại cấp và kinh doanh các mặt hàng như sau: + Khai thác, mua bán chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản. + Kinh doanh các nghiệp vụ kèm theo nghề cá như: cung ứng dầu, nước đá, đóng tàu thuyền và các dịch vụ khác phục vụ cho nghề cá. + Chức năng chế biến và xuất khẩu là chức năng chính của công ty. Đây cũng là một lợi thế của công ty trong việc kinh doanh xuất khẩu. 2. Nhiệm vụ: 2.1. Nhiệm vụ chung: - Tổ chức kinh doanh đúng nghề đã đăng ký. - Tổ chức liên doanh, liên kết với các đơn vị trực thuộc mọi thành phần kinh tế để thu mua, khai thức nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu. - Tự tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ đồng thời quản lý và dùng vốn có hiệu quả. - Quản lý, sử dụng tốt cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn cho mọi người. 2.2. Nhiệm vụ cụ thể: - Khai thác các nguồn nguyên liệu, vật tư hàng hoá. - Tổ chức sản xuất, gia công, chế biến các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu và nội địa. - Tổ chức kinh doanh dịch vụ hậu cần cho nghề cá. - Nghiên cứu, thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. - Thực hiện các chính sách và phân phối thu nhập. - Làm tốt bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 1. Tổ chức bộ máy quản lý: * Sơ đồ tổ chức bộ máy: Do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty và tình hình đổi mới kinh tế hiện nay của đất nước, đồng thời, do việc sát nhập 2 xí nghiệp nên cơ cấu tổ chức của công ty có một số thay đổi nhằm tính giảm bộ máy quản lý nhưng vẫn bảo vệ điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi Chú thích: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng * Nhiệm vụ của các bộ phận: - Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc + Giám đốc: kiêm chủ tịch HĐQT của công ty, có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền hạn ký kết hợp đồng với mọi khách hàng trong và ngoài nước. + Trợ giúp cho Giám đốc có 3 Phó giám đốc: PGĐ Thuỷ sản, PGĐ Nội chính và PGĐ dịch vụ có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc và được quyền chỉ đạo đến các phân xưởng sản xuất để kịp thời giải quyết các vấn đề sản xuất kỹ thuật. - Phòng kế hoạch kinh doanh (KH - KD): Tham mưu cho Giám đốc trong việc hưởng chính sách, kế hoạch công tác, sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. - Phòng kế toán tài vụ (KT - TV): Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về hệ thống kế toán, tài chính và ngân sách của công ty. Phản ánh kịp thời chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Phát hiện kịp thời những sai phạm thống kê, hạch toán tài chính để báo cáo cho giám đốc xử lý. - Phòng tổ chức hành chính (TC - HC): Hướng dẫn nghiệp vụ lao động, tiền lương, tổ chức quản lý đời sống cán bộ, công nhân viên. Lập kế hoạch hàng năm cho công ty theo yêu cầu quản lý lao động. Có quyền yêu cầu cán bộ, công nhân viên thực hiện quy định, quy chế của công ty. HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 3 Chủ tịch HĐQT PGĐ thuỷ sản Giám đốc Phòng KT - VT Phân xưởng chế biến số 1 PGĐ nội chính PGĐ dịch vụ Phòng TC - HC Phòng KH-KD Phòng KT- TV Phân xưởng chế biến số 2 Phân xưởng chế biến số 3 Trạm kinh doanh Phân xưởng đóng sửa tàu thuyền Phân xưởn g nước đá Cửa hàng xăng dầu Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi - Phòng kỹ thuật - vật tư (KT - VT): Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật - vật tư. Lập kế hoạch, phục vụ cho việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Dự trù và cung ứng vật tư cho Công ty. + Trạm kinh doanh: chuyên mua bán, kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản phục vụ nhu cầu của nước và xuất khẩu. + Phân xưởng đóng sửa tàu thuyền: đóng và sửa tàu thuyền, cưa xẻ gỗ phục vụ cho đóng sửa tàu thuyền. + Phân xưởng nước đá: Phân xưởng sản xuất nước đá: Chuyên sản xuất nước đá phục vụ cho việc ướp sản phẩm đánh bắt. + Cửa hàng xăng dầu: Mua bán dầu phục vụ nghề cá. 2. Tổ chức công tác kế toán: a. Sơ đồ tổ chức bộ máy: Nhằm tổ chức thực hiện công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin, kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức hạch toán công tác kế toán mà Công ty áp dụng là mô hình kế toán tập trung. Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. * Nhiệm vụ các bộ phận: - Kế toán trưởng: Chỉ đạo toàn bộ công tác cho toàn Công ty - Kế toán tổng hợp kiêm trưởng phòng: Cung cấp trực tiếp tình hình sổ sách cho kế toán trưởng. - Kế toán ngân hàng, theo dõi tiêu thụ nước đá, theo dõi các nhiệm vụ liên quan đến ngân hàng và tình hình sản xuất tiêu thụ nước đá. - Kế toán thành phẩm, công nợ, thuế, thống kê: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn, tiêu thụ thành phẩm, quyết toán thuế. - Kế toán vật liệu, CCDC, bán thành phẩm, lương, BHXH: theo dõi tình hình lao động, tình hình biến động của vật tư, CCDC. - Kế toán tiền mặt, hạch toán nguyên liệu: theo dõi trích khấu hao tiền mặt, thực hiện công tác thu chi tiền mặt. b. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty đang áp dụng hình thức NKC với kỳ hạch toán là quý. Với hình thức kế toán này, phòng kế toán tài vụ của công ty đang sử dụng một số sổ sách sau: sổ cái, sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dùng, sổ quỹ, các sổ kế toán chi tiết, các bảng biểu và HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 4 Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng theo dõi tiêu thụ nước đá Kế toán tổng hợp kiêm trưởng phòng Kế toán thành phẩm công nợ, thuế, thống Kế toán vật liệu, CCDC, lương, bán thành phẩm, BHXH Kế toán tiền mặt, hạch toán nguyên liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi các báo cáo tài chính. Chủ yếu thực hiện trên máy vi tính. Tuy nhiên, để phù hợp với yêu cầu quản lý, Công ty không áp dụng nguyên mẫu hình thức này, mà có thay đổi và bổ sung cụ thể trình tự ghi chép có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau (trang bên). Khi có các nghiệp vụ kế toán phát sinh, kế toán tiến hành định khoản trên chứng từ gốc. Tất cả các chứng từ gốc đều được nhập vào máy vi tính theo trình tự thời gian. Khi cần sử dụng loại sổ sách báo cáo nào thì kế toán sẽ in ra loại đó. Đồng thời, tuỳ thuộc vào phần hành của mỗi người mỗi kế toán sẽ theo dõi và ghi chép riêng trên sổ của mình. Cuối quý, từ những số liệu đã nhập vào máy tính, kế toán sẽ in ra sổ cái và bảng CĐKT. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết mới dùng để lập báo cáo tài chính. Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối quý Quan hệ đối chiếu Nhận xét: Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán và hình thức ghi sổ kế toán đã đảm bảo cho sự lãnh đạo thống nhất, tập chung đối với công tác kế toán tại công ty, cung cấp thông tin kịp thời cho kế toán trưởng. Từng bộ phận thuộc phòng kế toán thuộc được phân công hợp lý, rõ ràng nên đã góp phần đảm bảo sự vận hành của bộ máy kế toán. Cách thiết lập hệ thống sổ sách rõ ràng, khoa học, hợp lý là điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật chứng từ và đối chiếu số liệu cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho cấp trên. Đồng thời với hệ thống sổ sách và biểu mẫu đang sử dụng trên máy vi tính đã giảm được phần nào ghi chép của nhân viên phòng kế toán. IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG 1. Thuận lợi: HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 5 Nhật ký chung Sổ chi tiết Chứng từ gốc Sổ nhật ký chuyên dùng Sổ quỹ Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối kế toán Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi Đà Nẵng có nhiều cửa biển, tiềm năng thuỷ sản dồi dào, các trạm thu mua được bố trí khắp nơi trong và ngoài thành phố. Thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu được mở rộng, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký kết là cơ hội, công ty đa dạng hoá sản phẩm làm cho quy mô của công ty ngày càng mở rộng và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. 2. Khó khăn: Chu kỳ sống của nguyên liệu thuỷ sản ngắn nên khó khăn cho việc bảo quản, việc thu mua nguyên liệu thuỷ sản còn phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết. Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan . sự thay đổi về giá cả, chính sách hàng thuỷ sản nhập khẩu ở các thị trường thế giới đã ảnh hưởng bất lợi đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản cả nước nói chung và Công ty cổ phần thuỷ sản nói riêng. V. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM GẦN ĐÂY (2003 - 2004) Căn cứ vào số liệu của Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 2 năm (2003 - 2004), ta có bảng báo cáo thu nhập sau: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ lệ % A 1 2 3 = 2 - 1 4 = 2/1 Tổng doanh thu 51.740.920.551 71.987.878.043 20.282.957.492 139,2 Tổng chi phí 51.416.325.125 71.636.856.557 20.220.531.432 139,3 Tổng lợi nhuận 288.595.426 351.021.486 62.426.060 121,6 Nộp NSNN 474.398.690 570.701.624 96.302.934 120,3 Nhận xét: Qua bảng tính toán trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng năm 2004/2003 tăng 62.426.060 đồng ứng với tốc độ tăng 21,6%. Sở dĩ lợi nhuận tăng như vậy là do tác động bởi các nhân tố sau: Tổng doanh thu của Công ty 2004/2003 tăng 20.282.957.492 ứng với tốc độ tăng 39,2%. Như vậy, lợi nhuận tăng là do Công ty đã tổ chức nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Qua đó thấy rằng Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đặc biệt là Công ty đã mở rộng thêm thị trường xuất khẩu làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng lên đáng kể. - Tổng chi phí 2004/2003 tăng 20.220.531.432đ ứng với tốc độ tăng 39,3%. Do đó lợi nhuận tăng là do Công ty mở rộng thị trường tăng doanh thu, vì doanh thu tăng nên chi phí tăng là điều tất yếu. Như vậy ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có sự điều tiết chặt chẽ về chi phí, coi trọng việc nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường phục vụ khách hàng. - Ngoài ra trong năm 2004, Công ty đã đóng góp ngân sách Nhà nước với số tiền là 570.701.624đ, tăng so với năm 2003 là: 96.302.934đ với tốc độ tăng 20,3%. Tóm lại, kết quả hoạt động của Công ty tương đối tốt, mở rộng mạng lưới kinh doanh đẩy mạnh doanh số bán ra. Mặc dầu luôn gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh của Công ty trong và ngoài nước. Nhưng đến nay, công ty vẫn hoạt động và luôn hoàn thành các nghĩa vụ đóng góp ngân sách Nhà nước. HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi Phần II : KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THEO CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1. Khái niệm kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: a. Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. b. Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiệu bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra dùng để sản xuất một khối lượng sản phẩm hoàn thành nhất định. 2. Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: - Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của từng bộ phận lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất. - Chi phí sản xuất luôn gắn với thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ đã hoàn thành. - Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ra sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở cuối kỳ còn giá thành sản phẩm không liên quan đến đến chi phí cho sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ này. 3. Phương pháp tính giá toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: a. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: a.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp: Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức tính toán như sau: D CK = D ĐK + C n x Q d Q SP + Q d Trong đó: D ĐK , D CK : chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ C n : chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Q SP , Q d : số lượng sản phẩm hoàn thành và dở dang cuối kỳ a.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương: Phương pháp này được dùng trong trường hợp sản phẩm dở dang có cả chi phí nhân công và chi phí khác. Cụ thể: + Xác định sản phẩm dở dang quy đổi thành sản phẩm hoàn thành tương đương. Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x % mức độ hoàn thành HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi + Đối với chi phí tham gia dần dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí sản phẩm dở dang cuối = CP sản xuất dở dang đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm hoàn thành tương SL SP hoàn thành + SL SP hoàn thành tương đương a.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm xác định ở từng công đoạn và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. b. Phương pháp tính giá thành: b.1. Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. b.2. Phương pháp tính giá thành đơn vị: - Phương pháp tính giá thành giản đơn: Phương pháp này áp dụng thích hợp cho những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ của sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Công thức xác định: Z = C + D ĐK - D CK Z đơn vị SP = Q Z Trong đó: Z, z : tổng Z, z đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế C : tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ, theo từng đối tượng D ĐK , D CK : chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Q : số lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành - Phương pháp hệ số: phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng dùng 1 loại nguyên vật liệu. Phương pháp này được tính như sau: - Quy đổi số lượng thực tế ra sản phẩm chuẩn: Q = ∑Q i x H - Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Z i = D ĐK + C - D CK x Q i x H Q z i = Z i Q i Trong đó: Q i : số lượng sản phẩm thực tế loại i Q : số lượng sản phẩm quy đổi Z i , z i : tổng Z, z đơn vị của từng loại sản phẩm D ĐK , D CK : chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C : tổng chi phí phát sinh trong kỳ H: hệ số quy đổi - Phương pháp cộng chi phí: Z = C ĐK + C 1 + C 2 . + C n - C CK HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi z = Z : Q Trong đó: C ĐK , C CK : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C 1 , C 2 , . C n : chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng 1,2, n - Phương pháp tỷ lệ: Áp dụng cho đơn vị sản xuất mà trong quá trình sản xuất, sản xuất ra từng nhóm sản phẩm có quy cách, kích cỡ khác nhau. Z thực tế từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách x Tỷ lệ tính Z từng khoản mục - Phương pháp loại trừ chi phí: phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà ngoài việc thu được sản phẩm chính, còn có thể thu được sản phẩm phụ. Z = C + D ĐK - D CK - C lt Trong đó: C lt : chi phí sản phẩm phụ - Phương pháp giá thành định mức: Áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh. - Phương pháp tính giá thành liên hợp: Áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy. 4. Nhiệm vụ kế toán: - Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, đầy đủ, chính xác, kịp thời chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Xác định chính xác sản phẩm kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Kiểm tra việc đánh giá sản phẩm dở dang và thực hiện việc tính giá thành sản phẩm. - Lập các báo cáo về chi phí kinh doanh theo đúng chế độ quy định. HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Võ Thi II. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THEO CHI PHÍ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng: - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng. Do đặc điểm tổ chức sản xuất tại đơn vị, phân xưởng sản xuất sản phẩm thuỷ sản gồm 3 tổ chế biến và 1 tổ cấp đông, 1 tổ cấp điện, quy trình công nghệ sản xuất qua nhiều công đoạn, đi vào mỗi công đoạn là rất phức tạp nên công ty đã lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuấttoàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Do đó Công ty dùng sổ sách kế toán theo phương pháp khao thường xuyên để tập hợp các loại chi phí phát sinh trong toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. - Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng. Sản phẩm thuỷ sản tại Công ty được chế biến rất đa dạng về chủng loại và kích cỡ, nên không thể tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Do đó, Công ty Công ty đã lựa chọn đối tượng tính giá thành là toàn bộ là những sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thực tế, Công ty không tính giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ mà chỉ xác định giá vốn hàng bán ra phục vụ cho công tác kết chuyển xác định kết quả kinh doanh. Giá vốn hàng bán = giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ = giá trị SPDD cuối kỳ. Giá trị sản phẩm dở dang thực chất là giá trị thành phẩm tồn kho ∑ giá trị sản phẩm tồn kho = ∑ P i x Q i Trong đó: P i : Z đơn vị thành phẩm i Q i : số lượng thành phẩm i Giá thành đơn vị thành phẩm là giá thành định mức xác định qua kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhiều năm ở đơn vị sau nhân với 1 tỷ lệ chênh lệch nhất định. Tỷ lệ chênh lệch = Chi phí thực tế (CPSX) Chi phí định mức (chi phí bán) Giá trị sản phẩm tồn kho đầu kỳ = giá trị sản phẩm tồn kho cuối kỳ trước. 2. Tổ chức chứng từ kế toán: Tại Công ty, kế toán áp dụng các loại chứng từ sau: - Hoá đơn thu mua nông tâm thuỷ sản: + Công dụng: Dùng để phản ánh số lượng, trị giá hàng bán ra, là cơ sở để ghi nhận doanh thu bán hàng. + Phương pháp và trách nhiệm lập: Hoá đơn thu mua nông lâm thuỷ sản do người bán lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) sau khi ghi đầy đủ các nội dung trên hoá đơn và ký vào hoá đơn rồi chuyển cho Giám đốc duyệt, sau đó chuyển cho kế toán để ghi sổ. Liên 1: Lưu Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Dùng để thanh toán HSTH: Nguyễn Thị Thuỳ Minh - Lớp: K27A4 Trang 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w