1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thành Công

42 907 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 275,5 KB

Nội dung

Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thành Công

Trang 1

Lời nói đầu

ầu hết các doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường đều hướngtới mục tiêu lợi nhuận, vì lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệpNhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch,do đó bản thân doanh nghiệp chưa phải chịu trách nhiệm thực sự về hoạt độngcủa mình, hiệu quả không cao, lợi nhuận đó chưa phản ánh đúng ý nghĩa kinhtế của nó Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài trở thànhgánh nặng cho NSNN, gây lãng phí, kìm hãm sự phát triển chung của đấtnước.

Như vậy, không ngừng nâng cao lợi nhuận là một mục tiêu củadoanh nghiệp Công ty TNHH Thành Công với những ưu điểm của loại hìnhdoanh nghiệp ngoài Quốc Doanh như gọn nhẹ, thích ứng nhanh với sự thayđổi của thị trường, cũng vẫn còn nhiều hạn chế và đang phải cạnh tranh gaygắt…

Sau một thời gian thực tập, vận dụng những kiến thức đã học ở nhàtrường, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn vấn đề này trong thực tiễn,được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Trọng Khoái em đã lựa chọn

đề tài: “Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công tyTNHH Thành Công” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Ngoài phần mở đầu và kết luận,luận văn gồm 3 chương :

Chương I: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của

Trang 2

doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Chương II: Tình hình thực hiện lợi tại Công ty TNHH Thành Công.Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH

Thành Công.

Chương I:

LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬNCỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp:

1 Khái niệm về lợi nhuận:

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chiphí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanhnghiệp đưa lại.

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất,kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượngđể đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.

2 vai trò của lợi nhuận:

Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp

Trang 3

nói riêng và của toàn xã hội nói chung Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp năngđộng hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

a Đối với doanh nghiệp và người lao động:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điềuđầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợpphản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanhnghiệp Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếudoanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đãbỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản Đặc biệt trong điều kiệnkinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vìvậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại củadoanh nghiệp:

- Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp Nóảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiệnquan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh,doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại

- Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng Hoạt động sản xuất kinhdoanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phânphối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộkhoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị…mở rộng quy môhoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thươngtrường, làm cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng.

Trang 4

- Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự,năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

- Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sốngngười lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khảnăng của nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triểntiếp theo.

b Đối với nhà nước:

- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sảnxuất của nền kinh tế Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môitrường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa.

- Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuếthu nhập doanh nghiệp tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nềnkinh tế vĩ mô Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận màdoanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thìsố thuế mà Nhà nước nhận được càng nhiều Đó chính là nguồn tài chính đểNhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố anninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

II Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận:

- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch

giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh

Trang 5

bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản tiền chênh lệch giữadoanh thu hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính và thuế giánthu phải nộp theo qui định của pháp luật trong kỳ.

- Lợi nhuận của các hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa

thu nhập của hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác vàthuế gián thu phải nộp theo qui định của pháp luật trong kỳ.

+ Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quảsản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hoặcgiữa các doanh nghiệp với nhau Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận và mỗi cách lại có những nộidung kinh tế khác nhau Dưới đây là một số cách tính tỷ suất lợi nhuận:

+ Tỷ suất lợi nhuận của vốn kinh doanh:

Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận trước hoặc sau thuế đạt được so vớisố vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ (gồm có vốn cố định bình quânvà vốn lưu động bình quân) hoặc vốn chủ sở hữu.

Công th c:ức:

Trong đó: - Tsv: Là tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.

- P: Là lợi nhuận thu được trong kỳ (có thể là lợi nhuận trước

Trang 6

thuế hoặc lợi nhuận sau thuế)

- Vbq: Là vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ hoặc vốnchủ sở hữu.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn sử dụng bình quân trong kỳ thu đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận Qua đây có thể đánh giá được hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp thíchứng nhằm tận dụng mọi khả năng sẵn có, khai thác sử dụng vốn tiết kiệm vàcó hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của mình.

Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nên đầutư vào doanh nghiệp mình hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Bằng việc sosánh hai tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu từ đó doanh nghiệp sẽ tìm cáchphấn đấu nâng cao được mức tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

+ Tỷ suất lợi nhuận giá thành:

Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận (trước hoặcsau thuế) thu được từ tiêu thụ sản phẩm và giá thành sản phẩm tiêu thụ.

Công th c:ức:

Trong đó: - Tsg: Là tỷ suất lợi nhuận giá thành

- P: Là lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm cung ứng dịch vụtrước hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Zt: Là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ

Trang 7

sản phẩm hàng hóa mang lại bao nhiêu lợi nhuận Nó cũng cho thấy đượchiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp.

+ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng:

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuậntiêu thụ sản phẩm so với doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm-dịch vụ củadoanh nghiệp Ch tiêu n y ỉ tiêu này được xác định như sau: ày được xác định như sau: được xác định như sau:c xác nh nh sau:định như sau: ư

Trong đó: - Tst: Là tỷ suất lợi nhuận doanh thu

- P: Là lợi nhuận trước hoặc sau thuế của hoạt động sảnxuất kinh doanh trong kỳ.

- T: Là doanh thu thuần trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng doanh thu thuần tiêu thụ sản dịch vụ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏtrong kỳ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả Công thức này cũng chothấy để tăng được tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng một mặt phải áp dụngcác biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng được khối lượngsản phẩm tiêu thụ, mặt khác phải phấn đấu hạ giá thành sản xuất để tăng lợinhuận tuyệt đối của một đơn vị sản phẩm tiêu thụ

phẩm-III Phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi

Trang 8

nhuận của doanh nghiệp.

1 Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp

Để xác định lợi nhuận đạt được trong kỳ có thể sử dụng các phươngpháp tính toán sau:

1.1 Phương pháp trực tiếp : Theo phương pháp này lợi nhuận của

doanh nghiệp được xác định bằng tổng hợp lợi nhuận hoạt động kinh doanhvà lợi nhuận các hoạt động khác Trong đó lợi nhuận từng hoạt động là phầnchênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt đượcdoanh thu đó Cách thức xác định như sau :

- Đối với lợi nhuận hoạt động kinh doanh, được xác định là khoảnchênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phíhoạt động kinh doanh:

Doanh thu HĐ tài chính

-CPHĐ tài chính-

Giá vốn HBán

-CP bán hàng

Đối với các hoạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định là ới các hoạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định lài v i các ho t ạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định là động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định làng kinh t khác, l i nhu n ế khác, lợi nhuận được xác định là ợc xác định như sau: ận được xác định là được xác định như sau:c xác định như sau:nh lày được xác định như sau:kho n l i nhu n không d tính trản lợi nhuận không dự tính trước hoặc những khoản thu mang tính ợc xác định như sau: ận được xác định là ự tính trước hoặc những khoản thu mang tính ưới các hoạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định làc ho c nh ng kho n thu mang tínhặc những khoản thu mang tính ững khoản thu mang tính ản lợi nhuận không dự tính trước hoặc những khoản thu mang tínhch t không thất không thường xuyên Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ ường xuyên Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủng xuyên Nh ng kho n l i nhu n khác có th do chững khoản thu mang tính ản lợi nhuận không dự tính trước hoặc những khoản thu mang tính ợc xác định như sau: ận được xác định là ể do chủ ủquan ho c khách quan mang l i.ặc những khoản thu mang tính ạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định là

Lợi nhuận hoạt

động kinh tế khác=Thu nhập củahoạt độngkhác

-Chi phí hoạtđộng khác-Thuế gián thu(nếu có)

Sau khi ã xác đ định như sau:nh được xác định như sau: ợc xác định như sau:c l i nhu n c a các ho t ận được xác định là ủ ạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định là động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định làng, ti n h nhế khác, lợi nhuận được xác định là ày được xác định như sau:

Trang 9

t ng h p l i ợc xác định như sau: ạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định là được xác định như sau: ợc xác định như sau:c l i nhu n trận được xác định là ưới các hoạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định làc thu thu nh p doanh nghi p nh sauế khác, lợi nhuận được xác định là ận được xác định là ệp như sau ư :

Lợi nhuận trướcthuế thu nhập

doanh nghiệp=

Lợi nhuận từhoạt động sản

xuất kinhdoanh

Lợi nhuậnhoạt động tài

-Thuế thu nhậpdoanh nghiệpphải nộp trong kỳ

1.2 Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian:

Theo phương pháp này, để xác định được lợi nhuận của doanh nghiệptrước hết ta phải xác định được các chi tiết các hoạt động của doanh nghiệpđó Từ đó lần lượt lấy doanh thu của tong hoạt động trừ đi chi phí bỏ ra để códoanh thu đó (như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,chi phí hoạt động tài chính…) Cuối cùng tổng hợp lợi nhuận của các hoạtđộng ta sẽ tính được lợi nhuận thu được trong kỳ của doanh nghiệp.

Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Doanh thu hoạt động SXKD DT HĐ tàI chính ĐT hoạt động khác

Trang 10

Các khoản giảm trừ

Doanh thu thuần CP hoạt động tàIchính

Chi phí hoạt độngkhác

Giá vốnHB

LN gộpChi phí BHChi phí QLDN

LN thuần SXKD LN Hoạt độngkhác

Lợi nhuận trước thuế

Thuế TNDN 28% L N sau thuế 72%

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành tiêu thụ sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vật chất vàhao phí lao động sống để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sảnphẩm hoặc một loại sản phẩm nhất định.

Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ được xácđịnh theo công thức:

Ztt = Zsx + CPBH + CPQLDNTrong đó:

+ Ztt: là giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trong kỳ+ Zsx: là giá thành sản xuất toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụtrong kỳ và được xác định theo công thức:

Trang 11

Zsx = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXCTrong đó:

CPNVLTT: là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyênliệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo ra một loại sản phẩm dịch vụ nhất định.

CPNCTT: bao gồm chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp củanhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp phải nộp theo quy địnhcủa nhà nước như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế.

CPSXC: là chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chế biến của phânxưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Bao gồm chi phí vật liệu, côngcụ lao động nhỏ; khấu hao tài sản cố định phân xưởng; tiền lương các khoản tríchtheo lương, chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh trongphạm vi phân xưởng.

CPBH: là khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc tiêu thụsản phẩm hàng hoá dịch vụ trong kỳ Bao gồm tiền lương các khoản trích theolương, phụ cấp cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói bảo quản sản phẩm…

CPQLDN: bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý điều hành doanhnghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:chi phí công cụ lao động nhỏ khấu hao TSCĐ phục vụ bộ máy quản lý và điềuhành doanh nghiệp; tiền lương và các khoản trích nộp theo lương, chi phí dịch vụmua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh của doanh nghiệp như chi phí giaodịch, tiếp tân…

Vì các khoản chi phí này trực tiếp hình thành nên giá thành toàn bộ sảnphẩm tiêu thụ trong kỳ, nên nếu các nhân tố khác không đổi mà các khoản mụcchi phí này giảm xuống thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên Ngược lại nếu

Trang 12

chi phí cho các khoản mục này tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận doanh nghiệp thuđược giảm xuống Do đó nếu các khoản mục chi phí này được tiết kiệm một cáchhợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ góp phần làm tăng lợinhuận của doanh nghiệp.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp.

Khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu

thụ trong kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và tác độngcùng chiều tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp Sản phẩm sản xuất ra và tiêuthụ càng nhiều thì khả năng về doanh thu càng lớn Tuy nhiên, khối lượng sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình hìnhtổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm; việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với kháchhàng, việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng Do đó để tăng doanhthu bằng việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ thì doanh nghiệp phải xem xét kỹcác yếu tố trên để tránh việc tăng khối lượng tuỳ tiện làm ứ đọng sản phẩm khôngtiêu thụ được, không phù hợp công suất máy móc…

Chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ: Chất lượng sản phẩm

dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ, do đó có ảnhhưởng trực tiếp tới doanh thu và tiêu thụ Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rấtnhiều yếu tố như chất lượng vật tư đầu vào, trình độ tay nghề công nhân, quy trìnhcông nghệ sản xuất… Trong nền kinh tế thị trường thì chất lượng sản phẩm là vũkhí cạnh tranh sắc bén, nếu chất lượng sản phẩm tiêu thụ cao sẽ bán được giá caotừ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Không những thế nó còn

Trang 13

nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để tồn tại và phát triển lâudài cho doanh nghiệp.

Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ: Mỗi doanh nghiệp có thể

sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản phẩm có giá bán đơn vịkhác nhau Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng có giá bán đơn vịcao, giảm tỷ trọng mặt hàng có giá bán đơn vị thấp sẽ làm cho tổng doanh thu tiêuthụ thu được sẽ tăng với điều kiện các nhân tố khác không đổi Việc thay đổi kếtcấu mặt hàng tiêu thụ cũng ảnh hưởng tới doanh thu Thay đổi kết cấu mặt hàngtiêu thụ thường do sự biến động của nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng,cho nên việc phấn đấu tăng doanh thu tiêu thụ bằng cách thay đổi kết cấu mặthàng tiêu thụ doanh nghiệp phải chú ý đến việc điều tra, nghiên cứu thị trường đểđịnh cho doanh nghiệp một kết cấu sản phẩm hợp lý trước khi ký hợp đồng tiêuthụ và không được phá vỡ kết cấu mặt hàng tiêu thụ.

Giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ:Trong điều kiện các nhân tố

khác không đổi, thì việc thay đổi giá bán cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thutiêu thụ Giá bán sản phẩm cao hay thấp sẽ làm cho doanh thu tiêu thụ tăng hoặcgiảm theo Việc thay đổi giá bán một phần quan trọng là do quan hệ cung cầu trênthị trường quyết định Do đó doanh nghiệp phải có chính sách giá cả hợp lý vàlinh hoạt nhằm tối đa hoá lợi nhuận tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh doanh, ngành nghềkinh doanh, khu vực kinh doanh mà quyết định giá cả.

Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng: Việc lựa

chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng tới doanhthu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Một doanh nghiệp áp dụng nhiều hìnhthức bán hàng và thanh toán tất yếu sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn doanh

Trang 14

nghiệp chỉ áp dụng một hình thức Bên cạnh đó việc tổ chức hoạt động quảng cáo,giới thiệu mặt hàng và các dịch vụ sau bán hàng cũng cần được coi trọng vì thếkhách hàng sẽ biết được nhiều thông tin và yên tâm về sản phẩm hơn, qua đó mởrộng thị trường tiêu thụ làm cơ sở cho việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

2.3 Nhóm nhân tố về kỹ thuật công nghệ và tổ chức quản lý, sử dụng vốn:

Việc huy động vốn, tổ chức quản lý và sử dụng vốn khoa học hợp lý tácđộng tích cực đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp Vốn kinh doanh là điềukiện đầu tiên để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh Nếu huy động vàxác định nhu cầu vốn cần thiết cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời,hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh cóhiệu quả Việc phân phối, sử dụng vốn hợp lý, sử dụng tối đa vốn hiện có; tăngcường kiểm tra giám sát sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp…Từ đó có thểgiảm thiệt hại do ứ đọng vốn, giảm nhu cầu vốn vay, tiết kiệm chi phí sản xuất,góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đốivới vốn cố định, doanh nghiệp làm tốt công tác khấu hao tài sản cố định cũng nhưsử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả sẽ nâng cao hiệu quả việc sử dụng loại vốn này.Đối với vốn lưu động cần xác định nhu cầu và huy động vốn kịp thời, hợp lý quảnlý chặt chẽ sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhịp nhàng, ănkhớp với nhau, tác động tích cực tới việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

IV Các biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp: 1 Tăng doanh thu:

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hai yếu tố vô cùng quan

Trang 15

trong mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và tổng hợp thông tin thườngxuyên Tổng hợp được thông tin, xác định được nhu cầu và thị hiếu của ngườitiêu dùng tạo cho doanh nghiệp khả năng thành công rất lớn trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình.

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng rất đa dạng và phong phú,thường xuyên thay đổi do sự phát triển của xã hội và đời sống của người dân.Việc lựa chọn và sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếucủa người tiêu dùng sẽ góp phần tăng doanh số bán hàng từ đó tăng doanh thucho doanh nghiệp Tất nhiên, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường luôn luônlà trở ngại và cũng là động lực giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chấtlượng ngày một tốt hơn cho thị trường Tăng doanh thu của doanh nghiệp tứclà doanh nghiệp phải tăng số lượng hàng bán ra Lựa chọn những mặt hàngthay thế có giá thành thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để giảm giá bánđầu ra.

2 Giảm chi phí :

Giá thành là tổng hợp của các chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vậtliệu, nhiên liệu, các chi phí tiền lương, tiền công Do vậy muốn hạ giá thànhsản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí Muốn giảm giá thành sản phẩmthì điều tối quan trọng là phải quản lý chi phí và giảm chi phí.

- Giảm chi phí trong sản xuất: Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao đểtạo ra một sản phẩm, cải tiến công nghệ để tăng hiệu quả trong sử dụngnguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ để giảm lãng phí trong sản xuất, giảm tỷ lệphế phẩm

Trang 16

- Giảm chi phí quản lý: Tổ chức được một bộ máy quản lý hợp lý phùhợp và thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh,

- Chi phí bán hàng: Tiêu thụ sản phẩm là khâu trực tiếp liên quan đếnlợi nhuận và là khâu được các nhà quản lý doanh nghiệp đặt sự quan tâm lênhàng đầu Dù cho sản phẩm có tốt như thế nào mà bộ máy bán hàng không tốtthì sản phẩm cũng không được tiêu thụ hiệu quả, người tiêu dùng không tiếpxúc được với sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, tổ chức bộ phận bán hàngchuyên nghiệp là vô cùng quan trọng.

- Giảm chi phí gián tiếp: Bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định,tiền lương công nhân gián tiếp, chi phí văn phòng, tiếp khách, điện nước, điệnthoại và các chi phí bằng tiền khác, xây dựng phát động phong trào tiết kiệmchống lãng phí.

3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là mộthoạt động đơn thuần về mặt thu chi tài chính mà thực chất là một nghệ thuậtsử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Sử dụng vốn có hiệu quảnghĩa là lợi nhuận thu được trên một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanhngày càng nhiều Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là biện pháp cơ bảnmà luôn được các doanh nghiệp quan tâm.

Trên đây là một số phương hướng, biện pháp chủ yếu để phấn đấutăng lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong việc phấn đấu tăng lợinhuận các doanh nghiệp không nên vì chạy theo lợi nhuận tối đa mà khôngquan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội Các doanh nghiệp cũng cần phải

Trang 17

lưu ý rằng không có một biện pháp chung nào có thể áp dụng cho tất cả cácdoanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất,

đặc thù của mình và trên cơ sở các phương hướng biện pháp chung mà lựachọn cho mình những giải pháp hữu hiệu nhất.

Trang 18

- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Vốn điều lệ của Công ty là 1.000.000.000 VND.

Với số vốn ban đầu còn hạn chế, Công ty Thành Công đã khôngngừng phát triển và lớn mạnh Hoạt động kinh doanh của công ty được tiếnhành ổn định Trải qua những năm xây dựng và phát triển đến nay Công tyThành Công đã đứng vững trên thị trường, tự trang trải chi phí và kinh doanhcó lãi Doanh thu ngày càng lớn, đời sống công nhân viên ngày càng được cảithiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.

Công ty TNHH Thành Công được cấp giấy đăng ký kinh doanh ngày

Trang 19

11/9/2002 do sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp Có trụ sở Số 8- ĐườngNguyên Hồng- Quận Đống Đa- TP Hà Nội.

- Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa các thiết bị máy móc công nghiệp và dândụng.

2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Thành Công

Nhiệm vụ chính của các phòng như sau:Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng

TC-HC KH-VTPhòngTC- KTPhòngTT-TTPhòng

Trang 20

Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, quyết định mọi phương án sản xuất kinh

doanh, phương hướng phát triển của công ty hiện tạI và tương lai Chịu mọi tráchnhiệm với nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuấtkinh doanh.

Phòng tổ chức hành chính: quản lý về nhân sự, hồ sơ ,con người, đào tạo cán bộ

công nhân viên về nghiệp vụ tay nghề, an toàn lao động, đồng thời là nơI tiếp nhậngiấy tờ công văn , lưu trữ tàI liệu quản lý cơ sở vật chất để phục vụ các phòng banphân xưởng…

Phòng kế hoạch vật tư: cung cấp vật tư, bán thành phẩm, bảo hộ lao động…

phục vụ quả trình sản xuất của công ty.

Phòng thị trường tiêu thụ: có các nhiệm vụ như marketing, tiếp thị sản phẩm,

tìm thị trường tiêu thụ, dfưa ra chính sách khuyến mạI hợp lý… để có thể tiêu thụđược nhanh và nhiều sản phẩm thu hồi vốn nhanh nhưng không để bị ứ đọng trongkhâu thành phẩm, tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh củatoàn công ty.

Phòng tài chính kế toán: thực hiện nhiệm vụ quản lý tàI chính đúng chế độ, tài

chính của nhà nước để phân tích tổng hợp dánh giá kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty.

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Kế toán trưởng

Trang 21

Kế toán trưởng: là người giúp việc giấm đốc, phụ trách và chịu trách nhiệm

toàn bộ công tác kế toán và quản lý tài chính ở công ty như: thông tin kinh tế, tổchức phân tích hoạt động kinh tế, giá cả và hạch toán kinh doanh theo pháp luậthiện hành.

Kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng: kế toán tiền mặt có nhiệm vụ theo dõi

thu chi về tiền mặt phát sinh hàng ngày ở công ty và theo dõi các khoản tiền vay,tiền gửi tạI ngân hàng, thanh toán công nợ với ngân hàng, chuyển séc, mở L/C. Kế toán nhập xuất NVL kiêm kế toán tiền lương: kế toán nhập xuất NVL

theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho, của các loạI nguyên liệu, vật liệu, công cụ,dụng cụ trong kỳ Hàng ngày nhận từ kho các phiếu nhập kho, xuất kho, phiếulĩnh vật tư theo định mức, hoá đơn… để tập hợp vào các đối tượng sử dụng.đồng thời thực hiện tính lương,phụ cấp và các khoản trích nộp theo tiền lươngcho toàn bộ công nhân viên trong công ty.

Kế toán TSCĐ kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ tập hợp chứng từ gốc tiến hành

lập phiếu thu chi tiền mặt để thanh toán cho cán bộ công nhân viên của công ty,cũng như khách hàng ngoàI công ty đến giao dịch Theo dõi toàn bộ tàI sản, hiện

KT tiền mặtkiêm KTngân h ngàng

KT nhập xuấtNVL kiêm tiền

Kế ToánTSCĐ kiêm

thủ quỹ

Ngày đăng: 15/11/2012, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “tàI chính doanh nghiệp” – Trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tàI chính doanh nghiệp
2. Giáo trình “Kế toán doanh nghiệp I” – Trường Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán doanh nghiệp I
3. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, 2001, TS. Nguyễn Đăng Nam; PGS-TS. Nguyễn Đình Kiệm- Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (chủ biên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp
4. Chế độ mới về quản tài chính doanh nghiệp nhà nước, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ mới về quản tài chính doanh nghiệp nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính
5. Số liệu được cung cấp từ Công ty TNHH Thành Công Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 Đơn vị: Nghìn VND - Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thành Công
Bảng 1 Đơn vị: Nghìn VND (Trang 23)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w