MỤC LỤC
Tổng hợp được thông tin, xác định được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tạo cho doanh nghiệp khả năng thành công rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc lựa chọn và sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng sẽ góp phần tăng doanh số bán hàng từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tất nhiên, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường luôn luôn là trở ngại và cũng là động lực giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng ngày một tốt hơn cho thị trường.
- Giảm chi phí trong sản xuất: Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao để tạo ra một sản phẩm, cải tiến công nghệ để tăng hiệu quả trong sử dụng nguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ để giảm lãng phí trong sản xuất, giảm tỷ lệ phế phẩm. - Chi phí bán hàng: Tiêu thụ sản phẩm là khâu trực tiếp liên quan đến lợi nhuận và là khâu được các nhà quản lý doanh nghiệp đặt sự quan tâm lên hàng đầu. Dù cho sản phẩm có tốt như thế nào mà bộ máy bán hàng không tốt thì sản phẩm cũng không được tiêu thụ hiệu quả, người tiêu dùng không tiếp xúc được với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giảm chi phí gián tiếp: Bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương công nhân gián tiếp, chi phí văn phòng, tiếp khách, điện nước, điện thoại và các chi phí bằng tiền khác, xây dựng phát động phong trào tiết kiệm chống lãng phí.
- Buôn bán vật tư, tư liệu sản xuất: Làm đại lý phân phối của công ty điện tử Samsung, làm đại diện cho một số nhà cung cấp thiết bị của G7 như hãng máy nén khí POWER SYSTEM, hãng máy bơm FLUITEN…đã có mối quan hệ làm ăn kinh doanh một số năm gần đây. • Phòng tổ chức hành chính: quản lý về nhân sự, hồ sơ ,con người, đào tạo cán bộ công nhân viên về nghiệp vụ tay nghề, an toàn lao động, đồng thời là nơI tiếp nhận giấy tờ công văn , lưu trữ tàI liệu quản lý cơ sở vật chất để phục vụ các phòng ban phân xưởng…. • Phòng thị trường tiêu thụ: có các nhiệm vụ như marketing, tiếp thị sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, dfưa ra chính sách khuyến mạI hợp lý… để có thể tiêu thụ được nhanh và nhiều sản phẩm thu hồi vốn nhanh nhưng không để bị ứ đọng trong khâu thành phẩm, tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
• Kế toán trưởng: là người giúp việc giấm đốc, phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán và quản lý tài chính ở công ty như: thông tin kinh tế, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, giá cả và hạch toán kinh doanh theo pháp luật hiện hành. • Kế toỏn tiền mặt, kế toỏn ngõn hàng: kế toỏn tiền mặt cú nhiệm vụ theo dừi thu chi về tiền mặt phỏt sinh hàng ngày ở cụng ty và theo dừi cỏc khoản tiền vay, tiền gửi tạI ngân hàng, thanh toán công nợ với ngân hàng, chuyển séc, mở L/C. Thứ ba: Công ty tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng nhằm đảm bảo đưa sản phẩm đến khách hàng một cách thuận lợi, như có sản phẩm khuyễn mãi kèm theo sản phảm chính, tổ chức dịch vụ hậu mãi tốt để từ đó thu hút được khách hàng, góp phần tăng doanh thu bán hàng của Công ty.
Như vậy, trong khâu quản lý hoạt động kinh doanh của công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế, vì thế đòi hỏi công ty phải xem xét và thay đổi cơ cấu có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn về tài chính giúp công ty phát triển vững chắc và tăng lợi nhuận trong tương lai. Thứ nhất: về chi phí mua đầu vào, trong khi tiến hành hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ, Công ty vẫn chưa tìm được các đối tác tốt nhất, những sản phầm hợp lý nhất với nhu cầu nói chung của khách hàng nên giá bán của Công ty vẫn còn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, do hiện tại Công ty TNHH Thành Công đang cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao của G7 đang phải cạnh tranh với những mặt hàng trong nước và hàng của Trung Quốc, Đài Loan…gây khó khăn cho đội ngũ bán hàng, đội ngũ dự án và đội ngũ làm dịch vụ kỹ thuật… Chính vì vậy mà Công ty TNHH Thành Công chưa thể đạt được kết quả cao. Thứ hai: Đội ngũ nhân viên có chức năng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng được phân bố chưa đều, còn để lỡ mất nhiều nhu cầu do đó mất luôn quan hệ với khách hàng, bởi vì khi bỏ qua những nhu cầu có giá trị thấp đã tạo điều kiện để khách hàng của Công ty TNHH Thành Công có quan hệ với.
- Công ty phấn đấu nhập những mặt hàng mới nhất, phù nhất với những nhu cầu quen thuộc, và hướng tới khai thác hiêu quả những nhu cầu mới nhằm tăng cường phục vụ khách hàng nâng cao tối đa hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong hai năm 2003, 2004, Công ty TNHH Thành Công đã nhập hàng với khối lượng lớn và chất lượng được đảm bảo, nhưng giá nhập hàng của Công ty khá cao lại có biến động của thị trường, biến động về tỷ giá nên đã tác động mạnh đến tốc độ tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó kìm hãm sự gia tăng lợi nhuận của Công ty. Công ty phải cạnh tranh với các Công ty khác cùng cung cấp các sản phẩm cùng loại nên đã gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, để đạt được hiệu quả như ngày nay và không ngừng nâng cao trong thời gian tới, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm luôn luôn là một mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Công ty.
Do vậy Công ty cần liên tục kiểm tra mức độ đạt tiêu chuẩn của sản phẩm, hàng hóa khi nhập về va khi xuất bán để có những xử lý kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và khách hàng nhằm tránh tình trạng hàng bán bị trả lại. Trong điều kiện hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt, thị trường có vị trí trung tâm đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Thành Công nói riêng, bởi vì thị trường vừa là mục tiêu vừa là môi trường của hoạt động kinh doanh. Điều đó có nghĩa là Công ty cần phải thực hiện những hoạt động nghiên cứu và xác định nhu cầu khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ cho các nhu cầu của khách hàng.
Để có thể tổ chức tốt hệ thống thông tin kinh tế từ các khách hàng về Công ty thì cần phải có các biện pháp chăm sóc khách hàng như hợp tác hoặc quan hệ thường xuyên với các đơn vị đã mua hàng, đồng thời đẩy mạnh công tác tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới. Phát triển hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng sẽ giúp cho Công ty tăng được thu nhập, giải quyết việc làm đồng thời giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo ra sự tín nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp thu hút được khách hàng, bán được nhiều sản phẩm, phát triển được thế và lực của doanh nghiệp và cạnh tranh thắng lợi trên thương trường. Năm 2003, hoạt động dịch vụ không được Công ty chú ý, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển hết sức phong phú và có đóng góp rất quan trọng trong thu nhập của các doanh nghiệp thì cuối năm 2003 Công ty cũng đã tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng như cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa thiết bị có uy tín, từ đó có quan hệ với khách hàng, là cơ sở để có nguồn thông tin về nhu cầu mới về thiết bị để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.