1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận triết lý LUẬN của TRIẾT học mác – LÊNIN về vấn đề GIAI cấp và đấu TRANH GIAI cấp LIÊN hệ THỰC TIỄN

23 266 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 234 KB

Nội dung

LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP. LIÊN HỆ THỰC TIỄN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1) Lý do chọn đề tài. 1 2) Mục đích nghiên cứu. 1 3) Phương pháp nghiên cứu. 2 KIẾN THỨC CƠ BẢN 3 CHƯƠNG 1: Giai Cấp 3 1.1. Khái niệm giai cấp. 3 1.2. Đặc trưng của giai cấp. 4 1.3. Nguồn gốc hình thành giai cấp. 4 1.4. Kết cấu của giai cấp. 5 CHƯƠNG 2: Đấu Tranh Giai Cấp 7 2.1 .Khái niệm và nguồn gốc của đấu tranh giai cấp. 7 2.2 .Vai trò của đấu tranh giai cấp. 9 KIẾN THỨC VẬN DỤNG 10 CHƯƠNG 3: Vấn Đề Giai Cấp Và Đấu Tranh Giai Cấp Ở Việt Nam Hiện Nay. 10 3.1 .Đặc điểm giai cấp Việt Nam hiện nay. 10 3.2 .Kết cấu giai cấp nước ta hiện nay. 10 3.3 .Tình hình của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta. 11 CHƯƠNG 4: Cuộc Đấu Tranh Giai Cấp Trong Thời Kỳ Hiện Nay 13 4.1 .Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì hiện nay. 13 4.2 .Đấu tranh giai cấp trên mọi lĩnh vực của đời sống. 14 4.2.1 Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế: 14 4.2.2 Đấu tranh trên lĩnh vực văn hoáxã hội: 15 4.2.3 Quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước. 16 4.3 .Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay. 17 KẾT LUẬN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 1

z

ĐẠI HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ VẤN

ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP LIÊN HỆ

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1) Lý do chọn đề tài 1

2) Mục đích nghiên cứu 1

3) Phương pháp nghiên cứu 2

KIẾN THỨC CƠ BẢN 3

CHƯƠNG 1: Giai Cấp 3

1.1 Khái niệm giai cấp 3

1.2 Đặc trưng của giai cấp 4

1.3 Nguồn gốc hình thành giai cấp 4

1.4 Kết cấu của giai cấp 5

CHƯƠNG 2: Đấu Tranh Giai Cấp 7

2.1 Khái niệm và nguồn gốc của đấu tranh giai cấp 7

2.2 Vai trò của đấu tranh giai cấp 9

KIẾN THỨC VẬN DỤNG 10

CHƯƠNG 3: Vấn Đề Giai Cấp Và Đấu Tranh Giai Cấp Ở Việt Nam Hiện Nay 10

3.1 Đặc điểm giai cấp Việt Nam hiện nay 10

3.2 Kết cấu giai cấp nước ta hiện nay 10

3.3 Tình hình của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta 11

CHƯƠNG 4: Cuộc Đấu Tranh Giai Cấp Trong Thời Kỳ Hiện Nay 13

4.1 Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì hiện nay 13

4.2 Đấu tranh giai cấp trên mọi lĩnh vực của đời sống 14

4.2.1 Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế: 14

4.2.2 Đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá-xã hội: 15

4.2.3 Quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước 16

4.3 Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay 17

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1) Lý do chọn đề tài.

Trong xã hội tồn tại nhiều thành phần giai cấp tuy nhiên giai cấp thống trị chiếmđoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào taymình Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà

họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần Không có sự bình đẳng giữa giaicấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấpnhững công nhân làm thuê Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp vàphương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép

họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp Công cụ chủ yếu là quyền lựcnhà nước Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấpthống trị Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột vànhững giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóc lột Đối kháng là nguyên nhân của đấutranh giai cấp Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức Vì vậy từ giai cấp dẫn đếnđấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tấtyếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp Đấu tranh giai cấp là mộttrong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phânchia giai cấp Từ những lý do trên nhóm em quyết định làm bài tiểu luận này về đềtài: “ Lý luận của Triết học Mác – Lênin về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp.Liên hệ thực tiễn”

Đứng dưới góc độ một đề tài tiểu luận triết học và nhìn nhận của một sinh viênnên em chỉ có thể nói lên những vấn đề cơ bản và chung nhất về giai cấp, đấu tranhgiai cấp và vấn đề giai cấp ở nước ta hiên nay Đây là bài viết đầu tiên của nhóm

em nên còn nhiều thiếu sót nhưng dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô NguyễnThị Quyết em đã hoàn thành tiểu luận

2) Mục đích nghiên cứu.

Với đề tài này nhóm chúng em sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về giai cấp

và đấu tranh giai cấp, từ những kiến thức đó sẽ đi sâu vào bàn luận nâng cao vấn đềtrên cơ sở lý luận của C Mác về nguồn gốc giai cấp, đấu tranh giai cấp là tất yếutrong xã hội có giai cấp, lực lượng và tiến trình đấu tranh giai cấp trong xã hội tư

Trang 4

bản chủ nghĩa và chỉ ra một số ý nghĩa có tính phương pháp luận trong việc giảiquyết vấn đề đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay.

3) Phương pháp nghiên cứu.

Tra cứu tài liệu, tổng hợp, chắc lọc và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ranhững nhận xét đánh giá

Vận dụng các quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát mô tả, phântích và tổng hợp, bàn bạc nâng cao vấn đề, tư duy suy luận logic liên quan đếnngành khoa học xã hội nhân văn

Các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, web, mạng xã hội,

Trang 5

KIẾN THỨC CƠ BẢN CHƯƠNG 1: Giai Cấp

1.1 Khái niệm giai cấp.

Học thuyết Mác – Lênin về giai cấp là bộ phận hữu cơ của chủ nghĩa duy vật lịch sử Học thuyết đó chứng minh giai cấp là phạm trù kinh tế - xã hội có tính chấtlịch sử Giai cấp chỉ xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất Trong những điều kiện đó, mỗi giai đoạn phát triển của

xã hội, với phương thức sản xuất tương ứng, có một hệ thống giai cấp nhất định bao gồm giai cấp thống trị , giai cấp bị trị cơ bản và giai cấp, tầng lớp trung gian

Sự tồn tại của các giai cấp sẽ không còn là tất yếu khi lực lượng sản xuất phát triển cao đến mức có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu của xã hội và các cá nhân , khi sự

“phân công” bộ phận thống trị , bộ phận bị trị trở lên không cần thiết

Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa : “Người ta gọi là giai cấp , những địa tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một

hệ thống sản xuất nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ ( thường thìnhững quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận ) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có vị trí khác nhau trong một chế độ kinh tế

và xã hội nhất định.”

Như vậy, giai cấp và đấu tranh giai cấp là hiện tưọng lịch sử, tồn tại khách quan, chứ không phải là kết quả của một cách tiếp cận xã hội, không phải là sản phẩm của tư tưởng Lịch sử đó chứng minh rằng, giai cấp và đấu tranh giai cấp từng tồn tại nhiều thiên niên kỷ cho đến nay, nó có những đặc trưng cơ bản chung nhất Đó là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội Cụ thể :

+ Khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất

+ Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội , trong tổ chức quản lý

sản xuất

Trang 6

+ Khác nhau về cách thức và quy mô thu nhập của cải xã hội

→ Trong đó, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất xã hội

1.2 Đặc trưng của giai cấp.

Giai cấp có 4 đặc trưng cơ bản:

+ Giai cấp là một pham trù kinh tế xã hội có tính lịch sử, giai cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội nhấtđịnh trong lịch sử Là những tập đoàn người to lớn khác nhau về nắm giữ TLSX Đây là đặc trưng quan trọng nhất

VD: Sở hữu phong kiến là sở hữu về ruộng đất, trang trại

Sở hữu tư bản là hầm mỏ, nhà máy, công trường

+ Khác nhau về cách thức quản lí và phân công lao động

+ Khác nhau về thu nhập của cải xã hội Từ đó dẫn đến địa vị của các giai cấp trong xã hội cũng thay đổi

VD: Thu nhập giữa địa chủ và nông dân, giữa tư sản và công nhân

+ Khác nhau về địa vị xã hội Điều này dẫn đến việc tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động tập đoàn khác

1.3 Nguồn gốc hình thành giai cấp.

C.Mác là người đầu tiên đưa ra quan niệm cho rằng “ Sự tồn tại của các giaicấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.” Cơ sởtồn tại của giai cấp phải tìm trong sản xuất kinh tế chứ không phải tìm trong hìnhthái chính trị hay tư tưởng con người C.Mác và Ăngghen chứng minh rằng nguyênnhân căn bản, sâu sa của sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự thay thế hệ thốnggiai cấp này bằng hệ thống khác, nói chung sự tồn tại của giai cấp là lực lượng sảnxuất phát triển trong những giai đoạn phát triển nhất định

Cụ thể đã có giai đoạn xã hội không có giai cấp là xã hội cộng sản nguyên thủy

Sở dĩ trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có giai cấp vì lực lượng sản xuất cònthấp kém chưa phát triển năng suất lao động thấp sản phẩm làm ra chưa đủ nuôisống người nguyên thuỷ Để tồn tại họ phải sống nương tựa vào nhau theo bầy đàn

lệ thuộc vào thiên nhiên, giai cấp chưa xuất hiện

Trang 7

Trong quá trình vân động phát triển xã hội lực lượng sản xuất tiếp tục phát triểnđến một lúc nào đó chăn nuôi thoát khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp tách khỏi nôngnghiệp, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay Tạo ra chế độ sản xuất riêngtrong từng gia đình Tư liệu sản xuất làm ra trở thành tài sản riêng của từng giađình.

Như vậy chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời thay thế cho chế độ công hữudẫn đến tình trạng phân hoá giàu nghèo càng tăng

Ngoài ra, qua quá trình phát triển các công cụ lao động nhờ đó tăng lên đáng

kể, phân công lao động xã hội được hình thành, xuất hiện của cải dư thừa, nhữngngười có quyền trong bộ lạc thị tộc lạm dụng quyền của mình để chiếm thành củariêng, chế độ tư hữu ra đời đánh dấu sự ra đời của giai cấp nô lệ ra đời: do đó thừacủa cải, tù binh bắt được sử dụng làm người phục vụ cho những người giàu và cóđịa vị trong xã hội, họ được gọi là nô lệ, chế độ có giai cấp chính thức được hìnhthành từ đó Như vậy, sự xuất hiện tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp đến

sự ra đời của giai cấp, cái mới ra đời phủ định cái cũ lạc hậu, trong lịch sử đã cóchế độ phong kiến thay thế chế độ nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa thay thế chế độphong kiến Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề cho sự thủ tiêu chế độ tưhữu – cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sựphát triển xã hội Đó là lô-gic khách quan của tiến trình phát triển lịch sử

1.4 Kết cấu của giai cấp.

Mỗi kiểu xã hội có kết cấu giai cấp riêng của nó Mỗi kết cấu xã hội giai cấpcủa một xã hội nhất đinh bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau Cụ thể:

+ Chiếm hữu nô lệ bao gồm chủ nô, nô lệ

+ Phong kiến bao gồm địa chủ và nông nô

+ Tư bản gồm tư sản và vô sản

→ Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế - xã hội là sản phẩm đích thực củachế độ kinh tế - xã hội đó, đồng thời là những giai cấp quyết đính sự tồn tại, sựphát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó Giai cấp thống trị là giai cấp tiêubiểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại

Ngoài hai giai cấp cơ bản mỗi kết cấu giai cấp còn bao gồm một số giai cấpkhông cơ bản và những tầng lớp trung gian Trong những tập đoàn này có những

Trang 8

tập đoàn là tàn dư của xã hội cũ, là mầm mống của xã hội sau, xã hội nào cũng cónhững tầng lớp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thốngtrị Ngoài ra tầng lớp tri thức nó chỉ được gọi là một tầng lớp chứ không được gọi

là giai cấp vì không gắn với một phương thức sản xuất nào

VD: Tầng lớp bình dân trong xã hội chiếm hữu nô lệ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị

và nông thôn trong xã hội tư bản

Việc phân tích kết cấu xã hội giai cấp và sự biến đổi của nó giúp cho ta hiểuđược địa vị, vai trò và thái độ của từng giai cấp đối với các phong trào lịch sử Từ

đó chúng ta mới có chính sách phù hợp để tập hợp cho cuộc đấu tranh cách mạnghiện hành

Trang 9

CHƯƠNG 2: Đấu Tranh Giai Cấp

2.1 Khái niệm và nguồn gốc của đấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp mà lợi ích căn bản đối lậpnhau, căn bản không thể điều hoà được

VD: Đấu tranh giữa nô lệ với chủ nô, đấu tranh giữa nông dân với phong kiến Đấu tranh giai cấp chỉ trở thành thực sự khi nó phát triển thành cuộc đấu tranhtoàn quốc, hoặc ít nhất có quy mô rộng lớn, nhằm chống lại quyền lực chính trị củagiai cấp bóc lột “bất cứ là cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là cuộc đấu tranh chínhtrị"

Nguyên nhân của cuộc đấu tranh giai cấp là do sự đối lập về mục đích, do khôngthể điều hoà được giữa các lợi ích căn bản của giai cấp

VD: Giai cấp tư sản luôn chạy theo lợi nhuận tối đa, luôn tìm cách bóc lột càng nhiềugiá trị thặng dư của công nhân càng tốt Vì vậy nó đối lập với lợi ích căn bản của côngnhân tất yếu dẫn đến đấu tranh

Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp V.I Lênin đã địnhnghĩa đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị ápbức và lao động chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám; cuộc đấutranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại nhữngngười hữu sản hay giai cấp tư sản”

Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn vềmặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thốngtrị ,chống lại bọn đăc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển quan trọng của xã hội

có giai cấp Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản Xuất phát từ quanđiêm xem lại su vận động noi tai của phương thức sản xuất quyết định sự phát triểncủa toàn bộ lịch sử xã hội Mác và Anghen đã xem đấu tranh giai cấp như là đòn bẩy

để thay đổi hình thái kinh tế – xã hội Do đó “đấu tranh giai cấp là động lực phát triểntrực tiếp của lịch sử xã hội của giai cấp"

Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi XH có giai cấp, là động lực cơ bảncủa sự phát triển XH có các giai cấp đối kháng

Trang 10

Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hộihóa ngày càng sâu rộng của LLSX với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

và sự đối lập về địa vị và lợi ích giữa các giai cấp

Đấu tranh giai cấp xảy ra khi có mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX lỗi thời, từ

đó thúc đẩy sự phát triển của LLSX

Quá trình hình thành và kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp : Theo C.Mác:"tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất mâuthuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có , những quan hệ sản xuất này trở thànhnhững xiềng xích của các lực lượng sản xuất: khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cáchmạng xã hội “

Theo quan niệm Mác cần phân biệt “ Đấu tranh giai cấp và xung đột giữa cá nhómtrong xã hội có lợi ích khác nhau" Bởi lẽ các nhóm xã hội xung đột nhau về lợi íchkhông bao giờ cũng là biểu hiện của đối kháng giai cấp

VD: Xung đột giữa hai tập đoàn không khác nhau về địa vị trong chế độ kinh tế

C.Mác và Ăngghen khẳng định trong xã hội có giai thì đấu tranh giai cấp là độnglực trực tiếp của lịch sử Trong xã hội cũ tồn tại hình thái kinh tế của xã hội cũ, thôngqua đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội mà xã hội mới ra đời đồngnghĩa với việc hình thái kinh tế xã hội mới ra đời

* Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp.

Theo V.I.Lênin: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân nàychống bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và laođộng, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh củanhững người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sảnhay giai cấp tư sản”

+ Giai cấp thống trị đại diện cho QHSX

+ Giai cấp bị trị đại diện cho LLSX

→ Trong nền KT-XH LLSX và QHSX là mâu thuẫn nhau Mâu thuẫn này đượcgiải quyết thông qua đấu tranh giai cấp

 Đấu tranh giai cấp là tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòađược giữa các giai cấp

Trang 11

 Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích cănbản đối lập nhau trong một PTSX xã hội nhất định.

 Thực chất là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột chống lạigiai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng

2.2 Vai trò của đấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp.Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến CMXH, xóa bỏ quan hệ sảnxuất cũ, CSKT cũ, kiến trúc thượng tầng cũ,đưa xã hội phát triển lên một hình tháikinh tế-xã hội mới cao hơn đó là xã hội không còn giai cấp Dựa vào tiến trình pháttriển lịch sử, C.Mác và Ph Ăngghen đã chứng minh rằng đỉnh cao của đấu tranh giaicấp là cách mạnh xã hội Cách mạng xã hội là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế -

xã hội

 Đấu tranh giai cấp có ý nghĩa là động lực cho sự phát triển xã hội, là phương thức

cơ bản giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, xác lậpphương thức sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển

 Cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị không chỉ buộc giai cấp thống trị phải tiến hànhnhững cải cách mang tính chất tiến bộ mà còn tạo điều kiện để giai cấp cách mạng

tự phát triển thông qua thực tiễn cách mạng, tạo điều kiện thúc đẩy tiến bộ xã hội

 Đấu tranh giai cấp là phương tiện, điều kiện chứ không phải là mục đích của pháttriển xã hội

 Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phứctạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Ngày đăng: 06/10/2021, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w