1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN lý hệ THỐNG hạ TẦNG đô THỊ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

20 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 535,47 KB

Nội dung

SVTH : NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆPMSHV : 11260545GVHD : TS. LÊ VĂN TRUNG ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỤC LỤC Nguyễn Thị Ngọc Điệp 2 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề Hệ thống hạ tầng kỹ thuật là một trong những thành phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đô thị. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị có thể hiểu là hệ thống giao thông vận tải - đường bộ; hệ thống liên lạc viễn thông, hệ thống cung cấp năng lượng, nước, v.v… Nó đảm bảo cho quá trình vận tải, trao đổi hàng hóa trong và ngoài đô thị được thuận tiện, nhanh chóng với chi phí thấp, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt bức thiết của người dân như cấp nước, điện chiếu sáng, đảm bảo sự liên lạc, trao đổi thông tin của đô thị với các khu vực lân cận… Hiện nay công quản hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh hiện còn nhiều khiếm khuyết như: thiếu hợp tác liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền, thiếu chuyên môn quản lý, thiếu thông tin về mạng lưới quản cũng như chậm cập nhật các sự cố và thay đổ trong hệ thống, v.v… Hệ thống thông tin địa (GIS) là một công nghệ hữu ích trong quản và xử tích hợp các dữ liệu đô thị có toạ độ (bản đồ) với các dạng dữ liệu khác để biến chúng thành thông tin hữu ích trợ giúp các chính quyền đô thị trong lựa chọn địa điểm, quản hệ thống hạ tầng, cung cấp dịch vụ đô thị một cách hợp .Gần đây, đã có nhiều nghiên cứu và dự án ứng dụng thí điểm GIS trong ngành quy hoạch xây dựng đô thị, giao thông vận tải, cấp nước, quản và cấp phép xây dựng… Tuy nhiên, vẫn chưa thu được nhiều kết quả như mong đợi và hiện nay, ứng dụng GIS trong quản hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn chỉ ở mức nghiên cứu từng ngành riêng, chưa đứng trên tổng thể, chưa được phát triển đồng bộ, chưa có sự tích hợp các hệ thống. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu dài hạn của hệ thống GIS hạ tầng đô thịhỗ trợ chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan ban ngành liên quan nâng cao hiệu quả trong công tác quản và quy hoạch hệ thống hạ tầng đô thị. Xây dựng CSDL GIS hạ tầng đô thị là bước đầu tiên rất quan trọng để chuẩn bị những nền tảng cho việc thiết lập và vận hành hệ thống GIS đô thị phục vụ yêu cầu quy hoạch và quản hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách bền vững. 1.3 Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về hạ tầng kỹ thuật; thảo luận dưới các hình thức hội nghị khoa học để tìm thu nhận ý kiến hoàn thiện nghiên cứu. – Phương pháp thu thập và xử số liệu: Thu thập thông tin về các mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan quản để chuẩn bị dữ liệu cho công tác nghiên cứu, xử các số liệu cần thiết cho bước xây dựng cơ sở dữ liệu trong Gis. – Phương pháp bản đồ: là tập hợp và chồng ghép các bản đồ liên quan đến hạ tầng kỹ thuật từ bản đồ hiện trạng đến bản đồ quy hoạch. Nguyễn Thị Ngọc Điệp 3 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực địa về mạng lưới hạ tầng kỹ thuật để cập nhật thông tin hiện trạng cho phù hợp. – Phương pháp ứng dụng công nghệ: sử dụng nhiều phần mềm kết hợp để xử và xây dựng CSDL trong GIS. – Phương pháp so sánh: phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần khẳng định việc quản hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự trợ giúp của công nghệ GIS là rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, giúp các nhà quản nắm bắt được thông tin đầy đủ, chi tiết về mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đồng thời có cơ sở dữ liệu để thực hiện các quy hoạch mới trong tương lai phù hợp với hiện trạng của thành phố. 2. I U KI N T NHIÊN, KINH T - XÃ H I THÀNH PH H CHÍ MINHĐ Ề Ệ Ự Ế Ộ Ố Ồ 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Nguyễn Thị Ngọc Điệp 4 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2 Địa chất, thủy văn Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Với lưu lượng bình quân Nguyễn Thị Ngọc Điệp 5 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen).Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. 2.1.3 Khí hậu, thời tiết Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. 2.1.4 Môi trường Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung . Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất . còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên. Nguyễn Thị Ngọc Điệp 6 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km 2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn. Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ. 2.2 Điều kiện kinh tế - Xã hội 2.2.1 Dân cư Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2011, dân số thành phố là 7.549.341 người. Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số quận như: 3, 4, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km². Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành. 2.2.2 Y tế Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ. Sở Y tế thành phố hiện nay quản 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ. 2.2.3 Giáo dục Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III[59]. Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục. Nguyễn Thị Ngọc Điệp 7 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Kinh tế . đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia. 2.2.4 Quy hoạch và kết cấu đô thị Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tăng qui mô của thành phố lên đến 3 triệu dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải. Thành phố Hồ Chí Minh từng là thành phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc thành phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất. Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm 2008 mới chỉ có 23% khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong. Công tác xây quy họach và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng, không phải là những quận, huyện được chính quyền địa phương thành lập. Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên dưới 600 dự án quy hoạch tại 13 quận huyện. Chiến lược quy hoạch của Thành phố hiện nay là tránh dồn ứ dân cư về nội thành, đồng thời phát triển một số khu đô thị mới góp phần làm giảm mật độ dân số vốn đã quá cao như hiện nay. 3. HIỆN TRẠNG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Hệ thống giao thông: Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga. Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh còn xây dựng những công trình giao thông ngầm như hầm Thủ Thiêm… và trong tương lai rất gần, TP Hồ Chí Minh còn thực hiện các dự án tàu điện, dự kiến khoảng 6 tuyến và tuyến nào cũng có đoạn đi ngầm dưới lòng đất. Nguyễn Thị Ngọc Điệp 8 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Với thực trạng như trên, nhưng công tác quản hoàn toàn phức tạp, dưới đây là một số thông tin cơ bản về công tác quản các hạ tầng giao thông tại TP Hồ Chí Minh: – Các Khu Quản giao thông đô thị: quản phần mặt đường các tuyến đường lớn, đường kết nối nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố (dài khoảng 1.165km). – Ủy ban nhân dân các quận, huyện: quản các tuyến đường nội quận, đường khu vực (dài khoảng 2.259km), đường hẻm và toàn bộ vỉa (bao gồm cả bó vỉa) trên địa bàn (kể cả vỉa trên các đường do các Khu Quản giao thông đô thị quản lý). 3.2 Hệ thống cấp nước: Tổng số hộ dân được cấp nước từ hệ thống cấp nước của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn khoảng 1.140.000 hộ. Điều này có liên quan đến công tác quản và bảo trì mạng lưới đường ống cấp nước (khoảng 3.500km ống truyền tải cấp 1, 2 và 4.156km ống cấp 3, 4), toàn bộ là hệ thống ngầm, tức là khi bảo trì sửa chữa sẽ có đào bới và tái lập. Như vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến không gian ngầm. Ở đây chúng ta cũng cần quan tâm tới hệ thống giếng khoan để lấy nước ngầm, hệ thống này cũng ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể quy hoạch hệ thống cấp nước và tới nguồn dự trữ nước ngầm nên phải nghĩ đến công tác quản và kiểm soát. Hệ thống đường ống cấp nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng qua nhiều thời kỳ, đan xen giữa cũ và mới, chủ yếu phục vụ khu vực nội thành cũ, chưa theo kịp quá trình đô thị hóa và chưa đủ khả năng tiếp nhận các nguồn nước mới. Mạng lưới cấp nước ở TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 30% (tương đương 700 km) các tuyến ống dẫn nước quá cũ nát, trên 30 năm sử dụng, cần phải thay thế. để thay thế, cần nguồn vốn đầu tư khoảng 9.000 tỉ đồng. Trong khi nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển mạng lưới không đáng kể. Trong khi đó, tình hình quản mạng lưới chưa đồng bộ và nắm bắt kịp thời, thất thoát nước do rò rỉ đường ống và các nguyên nhân khác vào khoảng 40%. Hiện nay việc quản hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phốdo Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn và Trung tâm nước sạch nông thôn (Sở Nông nghiệp và phát triển NT). Cần có biện pháp quản phù hợp để khắc phục tình trạng trên. 3.3 Hệ thống thoát nước: Hệ thống cống thoát nước của thành phố hiện nay là hệ thống cống chung, vừa thiếu về số lượng vừa nhỏ về tiết diện, được xây dựng qua nhiều giai đoạn, phần lớn có tuổi thọ trên 40 năm. Tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2, cấp 3 và cấp 4 trên toàn Thành phố hiện nay khoảng 1.592km, trong đó khoảng 1.142km cống thoát nước cấp 2, cấp 3 và khoảng 450km cấp 3, cấp 4. Có tổng số 816 cửa xả ra kênh rạch, trong đó 93 cửa bị nhà dân lấn chiếm (theo thống kê năm 2010). Nguyễn Thị Ngọc Điệp 9 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hệ thống thoát nước mới phủ một diện tích khoảng 62km 2 , chỉ khoảng 12% diện tích đất xây dựng trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ cho khoảng 70% dân số đô thị. Khả năng tiêu thoát của hệ thống thoát nước còn rất hạn chế. Tình trạng ngập nước mặc dù có giảm về số lượng: năm 2001 có 137 điểm, đến năm 2010 còn 58 điểm ngập, tuy nhiên công tác giải quyết ngập trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra rất cấp bách hiện nay. Đối với vấn đề thoát nước thải từ các chung cư cao tầng hiện nay đang là một vấn nạn mà hiện chưa ai quan tâm, tuy nhiên nó sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới do mạng lưới thoát nước trong thành phố hiện hữu chưa có quy hoạch để đáp ứng số lượng người sử dụng từ các chung cư cao tầng mà trước đây chỉ là những khu nhà cao bình quân từ 2 đến 4 tầng. Hiện nay Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố: quản hệ thống thoát nước được phân cấp cho đơn vị quản (dài khoảng 1.039,5km). Công ty Thoát nước Đô thị chịu trách nhiệm quản và nạo vét hệ thống thoát nước theo định kì trong năm đồng thời quản các trạm xử nước thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3.4 Hệ thống cấp điện – chiếu sáng: Tính đến năm 2010, tổng chiều dài lưới truyền tải (500KV, 220KV và 110KV) là 825,6km. Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện nhìn chung còn thấp (tỷ lệ ngầm hóa lưới hạ thế là 12%, lưới trung thế khoảng 24,5%) và chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm. Để giải quyết tình trạng mạng nhện trong thành phố, từ năm 2011, Tổng công ty Điện lực TP cũng đã triển khai dự án ngầm hóa dọc một số tuyến đường làm thí điểm và dự án này vẫn còn đang thực hiện. Hiện nay việc quản mạng lưới cấp điện và chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phốdo Tổng công ty điện lực thành phố và các Công ty điện lực của Trung ương (do Sở Công thương quản nhà nước). 3.5 Hệ thống thông tin liên lạc: Các Công ty quản hệ thống cáp ngầm viễn thông của Trung ương và địa phương: quản hệ thống cáp viễn thông, cáp truyền hình . (do Sở Thông tin và Truyền thông quản nhà nước). Ngoài ra, còn có một số đơn vị khác quản hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như Ban Quản các khu chế xuất và công nghiệp, các doanh nghiệp B.O.T được giao nhiệm vụ quản từng khu vực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO-IDI; Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố - CII .). Ở đây ta chưa đề cập đến hệ thống cáp quang và các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ an ninh quốc phòng. Kèm theo đây là sự phát triển ồ ạt về hệ thống truyền hình Nguyễn Thị Ngọc Điệp 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w