1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của việt nam trong thời gian qua

33 731 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 378 KB

Nội dung

Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. Lý luận chung về tỷ giá 1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp, và là công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu định trước của nhà nước. Một số khái niệm thường được nhắc đến như sau: •Theo nhà kinh tế học người Mỹ Samuelson: tỷ giágiá để đổi đồng tiền của một nước lấy tiền của một nước khác. •Theo lý thuyết P.P.P (Purchasing Power Parity) tỷ giá phản ánh tương quan sức mua đối ngoại giữa đơn vị tiền tệ nước này với đơn vị tiền tệ nước khác. •Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997): tỷ giátỷ lệ giữa giá trị của đồng tiền này với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam xác định và công bố. Tựu trung lại, Tỷ giá hối đoái (hay tỷ giá) là một sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Về mặt kinh tế, tỷ giá phản ánh sức mua đối ngoại của một đồng tiền trên thị trường quốc tế. Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò đồng tiền yết giá, còn đồng kia đóng vai trò đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá (Commodity Currency – ký hiệu là “C”): là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị. Đồng tiền định giá (Term Currency – ký hiệu là “T”): là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Ví dụ: 1 USD = 19.500 VND, trong đó: USD là đồng tiền yết giá, còn VND là đồng tiền định giá. 1.1.2 Chức năng của tỷ giá •Tỷ giá là cơ sở giá cả cho các giao dịch chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác nhằm phục vụ các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ, tài chính – tín dụng và đầu tư. •Tỷ giá là cơ sở cho việc so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường nội địa và thị trường thế giới. HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 1 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua •Tỷ giá là cơ sở giúp so sánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của các quốc gia được biểu thị bằng các đồng nội tệ khác nhau. 1.1.3. Tác động của tỷ giá: Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa và tư bản (vốn), giá cả hàng hóa trong nước, do đó nó có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân của một nước. 1.1.3.1 Tỷ giá tác động đến hàng hóa xuất nhập khẩu - Khi tỷ giá tăng, tức giá trị đồng nội tệ giảm, làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm. Từ đó, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường thế giới sẽ tăng lên, tạo ra tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, tỷ giá tăng làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tăng dẫn đến hạn chế nhập khẩu. - Ngược lại, khi tỷ giá giảm, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăng sẽ gây ra tác động giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hóa. 1.1.3.2 Tỷ giá tác động đến xuất nhập khẩu tư bản - Tỷ giá thay đổi cũng tác động điều tiết việc di chuyển tư bản (vốn) từ quốc gia này sang quốc gia khác. Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lợi nhuận và tránh rủi ro. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ hạn chế việc đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trong nước, vì họ sẽ không có lợi nếu chuyển vốn bằng đồng nội tệ ra nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ tăng giá. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ muốn đem vốn đầu tư vào nước có tỷ giá đang tăng để có được lợi nhuận cao nhất. - Ngược lại, nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đoán tỷ giá không tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ giảm và tư bản xuất khẩu sẽ tăng. 1.1.3.3 Tỷ giá tác động đến giá cả hàng hóa trong nước: Ngoài các nhân tố như cung cầu, lạm phát,… giá cả trong một quốc gia còn chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá tăng, giá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng nhập khẩu tăng lên kéo theo giá cả các mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo. Đồng thời do tác động giảm nhập khẩu nên cầu hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ gia tăng, tất cả điều đó làm cho giá cả chung trong nền kinh tế cũng gia tăng. Ngược lại, khi tỷ giá giảm sẽ có tác động làm cho mức giá chung giảm. 1.1.4 Các chế độ của tỷ giá Hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều chế độ tỷ giá khác nhau. Tuy nhiên, nếu phân theo mức độ can thiệp của Chính phủ thì tồn tại những chế độ sau: 1.1.4.1 Chế độ tỷ giá cố định (Fixed rated): HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 2 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua Chế độ tỷ giá cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá neo, là một chế độ mà Ngân hàng nhà nước phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá sao cho nó biến động xung quanh một tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. 1.1.4.2 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Floating Rate): Theo chế độ tỷ giá hối đoái này, mức tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của Ngân hàng Nhà nước. Loại tỷ giá hối đoái này ít được áp dụng vì các thị trường tiền tệ thường không hoàn hảo và do vậy luôn cần có vai trò can thiệp của nhà nước. 1.1.4.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước (Managed Floating Rate): Theo chế độ này, tỷ giá được ấn định bởi Ngân hàng Nhà nước, nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp can thiệp mỗi khi thị trường trở nên bất ổn định, hoặc khi tỷ giá hối đoái đi chệch xa mức thích hợp. Loại tỷ giá hối đoái này hiện đang được áp dụng tại các nước phát triển trên thế giới. Ngoài cách phân loại chính sách tỷ giá theo mức linh hoạt của tỷ giá được đề cập ở trên ra, theo cơ chế tỷ giá hiện đại thì, IMF còn phân chính sách tỷ giá của các quốc gia thành 9 loại như sau: - Cơ chế thỏa thuận tỷ giá hay Liên minh tiền tệ (Exchange Arrangements with No Separate Legal Tender or Monetary Union) - Cơ chế tỷ giá theo Đô la hóa (Dollarization/Eurozation) - Cơ chế tỷ giá chuẩn tiền tệ (Currency Board Arrangements) - Cơ chế thỏa thuận ấn định neo tỷ giá (Other Conventional Fixed Peg Arrangements) - Cơ chế dải băng tỷ giá (Pegged Exchange Rates within Horizontal Bands) - Cơ chế tỷ giá con rắn tiền tệ (Crawling Pegs) - Cơ chế tỷ giá dãi băng tăng dần (Exchange Rates within Crawling Bands) - Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước (Managed Floating with No Predetermined Path for the Exchange Rate) - Cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn tự do (Independently Floating) Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài tiểu luận thì Nhóm xin không phân tích chi tiết các chế độ tỷ giá này. 1.1.5. Các nhân tố tác động đến tỷ giá 1.1.5.1. Mức cung cầu ngọai tệ: HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 3 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua a. Mức cầu ngoại tệ: Trên thị trường ngoại hối, cầu ngoại tệ chính là tổng lượng ngoại tệ cần mua. Cầu ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ của các tổ chức bao gồm các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác của các cá nhân, nhằm phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ phòng ngừa rủi ro tỷ giácủa NHNN, nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá. b. Mức cung ngoại tệ Trên thị trường ngoại hối, cung ngoại tệ chính là tổng số lượng ngoại tệ cần bán. Cung ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu bán ngoại tệ của các tổ chức bao gồm: các nhà xuất khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác của các cá nhân, nhằm phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ phòng ngừa rủi ro tỷ giácủa NHNN, nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá. Ví dụ về cung cầu ngọai tệ tác động đến tỷ giá: Trong Hoạt động đầu tư: Nếu nhà đầu tư trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp .) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu thì cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ c. Cân bằng tỷ giá Giống như bất kỳ một loại sản phẩm nào được bán trên thị trường, giá cả của một đồng tiền được xác định bởi cung cầu của đồng tiền đó. Như vậy, đối với mỗi mức giá của USD, sẽ có một mức cầu và một mức cung USD tương ứng. Tại bất kỳ thời điểm nào, một đồng tiền nào sẽ thể hiện mức giá mà tại đó cân bằng với mức cung của đồng tiền đó và đây chínhtỷ giá cân bằng 1.1.5.2. Cán cân thương mại: HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 4 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Cán cân thanh toán của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba trạng thái sau: Cân bằng, thâm hụt hay thặng dư, ảnh hưởng trực tiếp hay nhạy bén đến tỷ giá. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. 1.1.5.3 Tình trạng sức khỏe nền kinh tế: Mức độ tăng, giảm GDP thực tế của một nước so với nước khác, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hay giảm xuống từ đó tác động đến cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước so đồng tiền nước ngoài giảm đi hoặc tăng lên. 1.1.5.4. Lãi suất Thị trường nào có mức lãi suất ngắn hạn cao thì những luồng vốn ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, trong khi cầu về ngoại tệ không thay đổi; làm cho tỷ giá đi theo xu hướng giảm. Ngoài ra, sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ trong cùng một quốc gia sẽ tác động đến xu hướng đầu tư và ảnh hưởng đến tỷ giá. 1.1.5.5. Tỷ lệ lạm phát Khi tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia tăng lên hay giảm xuống sẽ làm giá trị của đồng tiền nước đó thay đổi dẫn tới tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với nước ngoài bị biến động. Nếu mức lạm phát của một nước mà cao hơn so với một nước khác thì đồng nội tệ nước đó sẽ có sức mua thấp hơn so với ngoại tệ và do đó giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ sẽ giảm. Hệ quảtỷ giá hối đoái tăng lên. Lạm phát càng kéo dài, đồng nội tệ càng mất giá, tỷ giá hối đoái sẽ càng biến động mạnh. 1.1.5.6. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế Chính phủ của bất kỳ một nước nào cũng có thể thực hiện các chính sách thuế khóa và tiền tệ riêng biệt của mình để kiểm soát nền kinh tế, kiểm soát tăng trưởng của mức cung tiền tệ sao cho chúng tác động thuận lợi đến các cân đối vĩ mô. Các biện pháp can thiệp vào tỷ giá của chính phủ gồm có: • Áp đặt rào cản về ngoại hối. HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 5 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua • Áp đặt những rào cản về ngoại thương. • Can thiệp vào thị trường ngoại hối • Tác động đến những biến động vĩ mô như: Lãi suất, thu nhập quốc dân, lạm phát. 1.1.5.7. Yếu tố tâm lý của người tiêu dùng Lòng tin của người tiêu dùng vào giá trị của đồng tiền nói riêng và vào chính sách kinh tế, tiền tệ của chính phủ nói chung đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu tỷ giá. Khi người dân lo sợ về sự ổn định của nền kinh tế, họ luôn tìm cách đẩy đồng bản tệ ra lưu thông hoặc chuyển nó thành ngoại tệ, bất động sản, hoặc hàng hoá v.v Việc làm này được diễn ra nhanh chóng với một khối lượng chuyển đổi rất lớn, tạo cơn sốt giả tạo về ngoại tệ, đẩy ngoại tệ tăng giá và kéo bản tệ giảm giá. 1.1.5.8. Hoạt động đầu cơ Hoạt động của những người đầu cơ ngoại tệ tác động mạnh đến tỷ giá hối đoái. Khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ dùng nội tệ để mua một số lượng lớn ngoại tệ, làm cho ngoại tệ này ở trên thị trường trở nên khan hiếm, cung sẽ nhỏ hơn cầu về ngoại tệ đó dẫn đến giá của loại ngoại tệ đó tăng do đó tỷ giá hối đoái tăng lên. 1.1.5.9. Tình trạng đô la hóa Đô-la hóa là quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ và thay vào đó sử dụng đồng tiền của nước khác ổn định hơn làm phương tiện thanh toán. Đô-la hóa xảy ra là do những phản ứng trong các bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn tới lạm phát tăng cao, lãi suất nội tệ tăng cao (kể cả lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực). Hậu quả là các doanh nghiệp chuyển sang vay USD với lãi suất thấp hơn. Ngoài ra, do tình trạng bất ổn của đồng nội tệ, cho nên các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào địa ốc và sử dụng USD trong các giao dịch này 1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái 1.2.1. Khái niệm về chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng để tác động vào quan hệ cung - cầu ngọai tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu kinh tế - xã hội cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá tập trung chú trọng vào giải quyết hai vấn đề lớn: lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và điều chỉnh tỷ giá hối đoái. 1.2.2 Ý nghĩa của chính sách tỷ giá •Là một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời của chính sách tiền tệ. •Góp phần điều hành tốt các chính sách khác. •Có tác dụng tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa trên thị trường quốc tế cũng như là bảo vệ những ngành, những lĩnh vực cần thiết trong nước. •Góp phần tác động đến những dòng chảy ngoại tệ vào mỗi quốc gia HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 6 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua 1.2.3 Mục tiêu của chính sách tỷ giá - Mục tiêu ngắn hạn •Giữ ổn định của chính sách tiền tệ nói chung mà trước hết là ổn định tỷ giá, đặc biệt là tỷ giá với các đồng tiền mạnh của thế giới. •Thu hút được nhiều ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. •Mở rộng dần các hoạt động tài chính quốc tế của quốc gia bằng cách tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế, thu hút vốn đầu tư, tín dụng quốc tế… - Mục tiêu dài hạn •Đẩy mạnh quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế •Nâng dần vị trí quốc tế của đồng nội tệ 1.2.4. Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái 1.2.4.1. Công cụ lãi suất (Lãi suất tái chiết khấu) Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái được thực hiện với mong muốn tạo ra sự thay đổi cấp thời về tỷ giá. Tác động của công cụ lãi suất tái chiết khấu đến tỷ giá hối đoái được thực hiện theo cơ chế khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất thị trường, tỷ suất lợi tức của các tài sản nội – ngoại tệ thay đổi làm thay đổi hướng chảy của các dòng vốn đầu tư quốc tế. Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dịch chuyển đến nơi có lãi suất cao và cung ngoại tệ ở quốc gia đó sẽ tăng dần đến tỷ giá giảm Tuy nhiên, chính sách chiết khấu chỉ có ý nghĩa nhất định đối với tỷ giá hối đoái vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối tác động qua lại chứ không phải là mối quan hệ nhân quả. Lãi suất không phải nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước. Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định thì không nhất thiết không thực hiện được. Do vậy, điều kiện để thực hiện chính sách lãi suất chiết khấu là phải có một thị trường vốn đủ mạnh, linh hoạt và tự do 1.2.4.2. Công cụ dự trữ ngoại tệ Đây là biện pháp trực tiếp mà ngân hàng trung ương tác động đến tỷ giá hối đoái. Thông qua các tổ chức kinh doanh ngoại hối, nhà nước đã chủ động tác động vào cung cầu ngoại tệ bằng việc mua bán ngoại tệ để trực tiếp điều chỉnh tỷ giá. Khi tỷ giá ở mức cao (tức là đồng nội tệ giảm giá) tới mức làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, Ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ ra để thu nội tệ về. Khi đó do cung về ngoại tệ tăng tác động làm giảm tỷ giá. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại tệ HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 7 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua vào, tức là làm tăng cầu ngoại hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá hối đoái lên tới mức hợp lý. Tuy nhiên, để có thể thực hiện có hiệu quả công cụ trên, ngân hàng trung ương cần phải có dự trữ ngoại tệ thật dồi dào và đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Hơn nữa, chính sách này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không thể thay đổi được tình hình tỷ giá trong nước. Nếu tỷ giá giảm sút do cán cân thanh toán quốc tế hay bị lạm phát, việc ngân hàng trung ương tung ngoại tệ ra bán thì sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ càng căng thẳng, tình hình hao hụt ngày càng nghiêm trọng hơn do vậy tỷ giá hối đoái càng bị giảm sút. 1.2.4.3. Quy định biên độ và tỷ giá liên ngân hàng Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một phần của thị trường ngoại hối. Đó là nơi các định chế tài chính trung gian của một quốc gia mua bán, trao đổi ngoại hối. Nói cách khác, trong phạm vi một quốc gia, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là điểm gặp gỡ của cung cầu tiền tệ và là nơi định hình tỷ giá. Thông qua thị trường, ngân hàng trung ương - cơ quan quản lý tiền tệ của chính phủ - có thể nắm bắt thông tin, kiểm soát, quản lý, điều tiết tỷ giá nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách ngoại hối. Bằng việc đặt lệnh mua, lệnh bán cuối cùng, ngân hàng trung ương sẽ điều tiết hoạt động ngoại hối của các tổ chức tài chính trung gian và ổn định tiền tệ. 1.2.4.4. Phá giá tiền tệ Đây là biện pháp hiện đại trong điều chỉnh tỷ giá, được thực hiện khi Ngân hàng trung ương cảm thấy không thể duy trì việc can thiệp bằng các biện pháp kể trên. Phá giá tiền tệ là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền quốc gia so với ngoại tệ. Kết quả của phá giá tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, cùng với việc phá giá tiền tệ, Chính phủ phải đối đầu với nguy cơ suy thoái kinh tế và lạm phát trầm trọng HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 8 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM 2.1. Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam qua các thời kỳ: 2.1.1. Chính sách tỷ giá thời kỳ trước 1989: Đây là thời kỳ nền KT mang tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nước can thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, quyết định các chính sách KT vi mô và vĩ mô theo một kế hoạch quy mô tập trung toàn quốc. Sự can thiệp này đã ngăn cản khả năng phát huy tác dụng các quy luật cung cầu trên thị trường, nếu có thì cũng bị bóp méo, sai lệch. Hơn nữa, hệ thống các nước XHCN lại áp dụng một chiến lược phát triển KT hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối, do đó độc quyền trong việc ban hành và ấn định tỷ giá. Do vậy, Nhà nước độc quyền xác định tỷ giá cố định, không tính đến những yếu tố cung cầu của thị trường. Hậu quả của một cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá mang tính áp đặt bất chấp quy luật cung cầu tiền tệ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đồng tiền VN được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi. Tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thị trường làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng. Đối với các DN, đặc biệt là doanh nghiệp SX hàng xuất khẩu, đã rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ, tuy có chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương (lỗ thì ngân sách cấp bù, còn lãi thì nộp ngân sách) nhưng dù sao cũng triệt tiêu động lực phát triển xa hơn. 2.1.2. Chính sách tỷ giá thời kỳ 1989-1997: - Việc xác định tỷ giá chưa thích ứng với cung cầu ngoại tệ: Cung cầu ngoại tệ đóng vai trò quyết định đến những biến động của tỷ giá hối đoái, đặc biệt đối với nước đang phát triển kinh tế như Việt Nam, khi mà VNĐ chưa có giá trị chuyển đổi vì tương đối yếu trên thị trường trong và ngoài nước. Do Nhà nước chưa nắm chắc và tác động tốt đến các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá nên dẫn đến sự xác định tỷ giá vẫn còn chưa thích ứng với cung cầu ngoại tệ. Thời gian này không ai thừa nhận có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luận công khai. Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ra trong một thời gian dài cho đến khi xảy ra cuộc đổi tiền vào năm 1985. Nhưng sau đổi tiền, CPI năm 1985 tăng đến 92%, năm 1986 lên tới 775%, nền kinh tế bước vào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài trong hai năm tiếp theo. Cuối năm 1988 và qua năm 1989, nhiều biện pháp về tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát được đưa ra, một trong những quyết định quan trọng ghi nhận được lúc đó là việc lần đầu HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 9 Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua tiên mạnh tay nới lỏng tỷ giá USD/VND vào cuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991. Việc thả nổi tỷ giá trong giai đoạn này góp phần làm lạm phát giảm mạnh so các năm 86-88 và có tác động rất mạnh đến cán cân thương mại. Nếu chỉ xét trong khu vực giao dịch bằng USD, xuất khẩu trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm. Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống gần như cân bằng vào năm 1989 và thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990 (nguồn http://vietbao.vn/Kinh-te/K ho-khan-hay-xuat-hien-nhung-cai-cach-manh-me/20789032/87/ ) Tuy nhiên, sau khi điều hành chính sách tỷ giá thả nổi, nhà nước vẫn thiếu sự kiểm soát chặt chặt chẽ, thậm chí còn buông lỏng về các nguồn thu ngoại tệ, làm cho dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng chậm và thị trường ngoại tệ gặp phải những cơn sốt theo chu kỳ (thường là cuối quý hay cuối năm khi mà các nhu cầu nhập khẩu và trả nợ đến hạn tăng cao). Sự thâm hụt tài chính của chính phủ, nợ nước ngoài tăng nhanh, lạm phát thường tăng vọt bất thình lình. Do đó, từ năm 1992 Việt Nam đã chuyển sang chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh, theo đó NHNN áp đặt trực tiếp vào tỷ giá thông qua việc áp dụng các quy định trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, công bố tỷ giá chính thức mỗi ngày. Sau năm 1992, chính phủ tiếp tục có những điều chỉnh cải cách vể chính sách tỷ giá bằng cách quy định biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức được công bố hàng ngày bởi Ngân hàng nhà nước. Theo đó, tỷ giá VND/USD tăng vọt lên trên 13.000 VND/USD trong tháng cuối năm 1991, giảm đột ngột còn 11.000 VND/USD đến năm 1992, sau đó và được neo giữ ở mức thấp trong suốt nhiều năm từ 1992 đến 1996 trong khoảng từ 10.500 đến 11.000 VND/USD (nguồn http://vietbao.vn/Kinh-te/Kho-khan-hay-xuat-hien-nhung-cai-cach-manh- me/20789032/87/) Vào năm 1994 khi thị trường ngoại tệ phát triển đến một mức độ nhất định, cùng với số lượng ngân hàng tham gia giao dịch ngày càng tăng, phạm vi và cường độ hoạt động ngày càng phát triển và mở rộng. Trước tình hình mới Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng ra đời. Thị trường liên Ngân hàng có quy mô lớn hơn và mang tính thị trường khách quan, linh hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước càng sát thực tế hơn. Hoạt động của thị trường liên Ngân hàng làm cho Ngân hàng Nhà nước có thể nắm bắt được diễn biến của nền kinh tế và kịp thời điều tiết tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Nhà nước bắt đầu công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ với VND, qua đó tỷ giá mua bán trên thị trường chỉ dao động trong biên độ cho phép là ± 0,5% so với tỷ giá chính thức (Quyết định số 245/QĐ-NH7 ngày 03/10/1994). Sự ra đời của thị trường liên Ngân hàng nâng cao thực lực trong việc Ngân hàng Nhà nước can thiệp và điều hòa hướng tỷ giá thị trường theo mục tiêu của chính sách tỷ giá và HVTH: Nhóm Ẩn Số- CH11B2 Trang 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 13:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w