Một số kiến nghị về điều hành chính sách tỷ giá hiện nay ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của việt nam trong thời gian qua (Trang 29 - 32)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2Một số kiến nghị về điều hành chính sách tỷ giá hiện nay ở Việt Nam:

Trên cơ sở khoa học trên, nhóm chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Thứ nhất, thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để

đề ra chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp cho từng giai đoạn. Đặc biệt, tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước. Tình hình kinh tế nước ta vẫn đối mặt với nguy cơ lạm phát cao nên cần có sự quản lý của Nhà nước trong cơ chế tỷ giá nhằm duy trì một mức độ hợp lý của tỷ giá và lạm phát.

Thứ hai, Nhà nước cần có biện pháp để kềm giữ lạm phát trong nước ở một mức độ

thích hợp. Đây là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ. Một số biện pháp cụ thể như giảm cung tiền, tăng lãi suất….

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước nên dự trữ một lượng ngoại tệ tương đối lớn, phù hợp

với nhịp độ xuất nhập khẩu. Đồng thời, cần có những chính sách ngoại tệ hợp lý để giúp bình ổn thị trường trong những giai đoạn khó khăn. Đặc biệt, lượng ngoại tệ đủ lớn sẽ giúp ổn định tâm lý người dân, xóa bỏ trạng thái hoang mang lo lắng không đáng có.

Thứ tư, mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất nên được điều chỉnh hợp lý vì giữa lãi suất

và tỷ giá có mối quan hệ rất mật thiết. Chính phủ phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của Chính phủ. Cụ thể như với tình trạng VND liên tục mất giá như hiện nay, có thể tăng lãi suất đồng nội tệ, giảm lãi suất đồng ngoại tệ; từ đó cầu ngoại tệ sẽ giảm kéo theo sự tăng giá của đồng nội tệ

Thứ năm, Nhà nước nên có chính sách làm giảm thâm hụt cán cân thương mại như:

- Xây dưng chính sách thuế quan hợp lý để hạn chế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, các chính sách thuế cần được đánh giá xem xét kỹ để không vi phạm các nguyên tắc của WTO. Có thể thay thế bằng các hàng rào phi thuế quan như chất lượng, kiểm dịch,… - Điều tiết giá cả của hàng hóa trong nước, khuyến khích người Việt Nam dùng hàng

Việt Nam.

- Quản lý chặt chẽ nguồn hàng sản xuất trong nước, giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước chiếm lĩnh được thị trường nội đại.

- Hạn chế nhập khẩu, chỉ nhập những hàng hoá cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường thế giới.

Thứ sáu, chính phủ nên thực hiện chính sách đa ngoại tệ bằng các đồng tiền khác như:

USD, EUR, hoặc JPY. Hiện nay, trên thị trường ngoại tệ, USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác. Tuy nhiên, nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD và VND thường là những ảnh hưởng

bất lợi. Do đó, chúng ta nên lựa chọn thêm những ngoại tệ mạnh khác để thanh toán và dự trữ như EUR, JPY để làm cơ sở cho việc điều hành tỷ giá của VND.

Thứ bảy, Chính phủ cần thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong điều kiện tỷ

giá hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn, chúng ta cần có những công cụ phòng ngừa rủi ro. Chính phủ đã cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện các công cụ phòng ngừa tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Để việc phòng ngừa rủi ro có hiệu quả, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp như doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thu, chi bằng ngoại tệ cần nhanh chóng sử dụng các công cụ trên.

Thứ tám, việc theo dõi những xu hướng vận động trên thị trường chợ đen sẽ giúp Nhà

nước có được những tín hiệu về cơ chế quản lý ngoại hối của mình. Thị trường chợ đen về cơ bản là không bị điều phối bởi các quy định hành chính nên tỷ giá chợ đen sẽ chênh lệch với tỷ giá chính thức của Nhà nước. Độ chênh lệch này sẽ đánh giá mức độ hợp lý trong điều hành tỷ giá của Nhà nước. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch giữa hai tỷ giá cần ở mức độ hợp lý để nó không làm rò rỉ ngoại tệ từ thị trường chính thức sang thị trường chợ đen.

Thứ chíni, cần minh bạch hóa thông tin, tránh những tin đồn thất thiệt về tình hình

thực tế của nến kinh tế. Ví dụ như nếu thông tin về lượng dự trữ ngoại hối được công bố sẽ hạn chế tâm lý hoang mang, lo lắng của người dân.

Thứ mười, Hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc giảm tình trạng đầu cơ (VD Thông tư

22 giảm đầu cơ vàng); xứ lý nghiêm tình trạng dola hóa (có biện pháp chế tài những nơi niêm yết giá bằng đô la); các giải pháp phát triển thị trường mở.

Thứ mười một: Xem phá giá nhỏ như là một biện pháp kích thích xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại.

Trong điều kiện hiện nay, một chính sách giảm giá nhẹ đồng Việt Nam sẽ có thể tác động tích cực trong việc cải thiện đồng thời cả cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có, làm tăng việc làm, sản lượng và thu nhập của nền kinh tế, trong khi vẫn kềm chế được lạm phát ở mức thấp.

Một phần của tài liệu Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của việt nam trong thời gian qua (Trang 29 - 32)