Định hướng:

Một phần của tài liệu Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của việt nam trong thời gian qua (Trang 28 - 29)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.3 Định hướng:

Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước.

Do đó chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhược điểm là: Tỷ giá thả nổi thường xuyên biến động đòi hỏi các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải biết phương thức quản trị ngoại tệ, như thế mới hạn chế được rủi ro Trong khi đó hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa quen với phương thức quản trị các nguồn ngoại tệ theo cơ chế thị trường

Ngoài ra còn đòi hỏi một hệ thống ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh, giúp cho việc xác lập tỷ giá cung cầu ngoại tệ. Đặc biệt trong chế độ tỷ giá thả nổi cần thiết phải có một thị tr ường ngoại tệ năng động để cho các chủ thể tham gia thị tr ường này có thể tiếp cận với nhau một cách nhanh chóng, từ đó thiết lập được quan hệ cung cầu ngoại tệ. Chúng ta cần mạnh dạn thay đổi phương thức điều hành tỷ giá linh hoạt hơn nữa. Phương thức điều hành tỷ giá hiện nay dù đã có nhiều tiến bộ nhưng theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì vẫn còn quá bảo thủ. Đối với quản lý tỷ giá ở Việt Nam, một cách để tiếp cận là xem chế độ tỷ giá như gồm có một dải băng xoay quang một ngang giá trung tâm. Nh ư vậy, các quyết định cần làm sẽ là điều chỉnh ngang giá, độ rộng v à cách can thiệp trong phạm vi khung này và những công cụ phòng ngửa rủi ro

Thứ hai: Chính sách tỷ giá hối đoái phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một

cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước đó là Chính sách tỷ giá hối đoái phải

được điều chỉnh linh hoạt theo hướng thị trường hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Cụ thể:

Thực tế hội nhập kinh tế quốc tế của n ước ta đòi hỏi chính sách TGHĐ của Việt Nam phải từng bước thay thế có hiệu quả các chính sách về thuế quan v à hạn ngạch hiện đang tồn tại để một mặt có thể bảo hộ hợp lý lợi ích của các doanh nghiệp trong nước, mặt khác, sớm trở thành công cụ hiện đại cùng với các công cụ khác của chính sách tài khóa và tiền tệ trong việc điều hành nền kinh tế thị trường phát triển theo các chuẩn mực quốc tế. Chính sách tỷ giá hối đoái phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các chính sách nói chung và chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng phải điều chỉnh linh hoạt thích ứng với môi tr ường quốc tế thường xuyên thay đổi, giảm thiểu các tổn thất do các cú sốc bất lợi b ên ngoài tác động vào nên kinh tế trong nước. Tính linh hoạt thể hiện: - Sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái một cách nhạy bén, ph ù hợp với yêu cầu

điều tiết vĩ mô trong mỗi giai đoạn.

- Không rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài hoặc rập khuôn lý thuyết cứng nhắc mà phải vận dụng chúng linh hoạt vào điều kiện Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ, diễn biến, hành vi kinh tế của các tác nhân kinh tế trong n ước, góp phần thực hiện các mục tiêu chính trị trong từng thời kỳ.

- Công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đẩy mạnh quá trình tự do hóa tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cần phải do thị tr ường quyết định.

Thứ ba: Chính sách tỷ giá hối đoái phải chú ý cân nhắc kết hợp theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế đó là: Kết hợp hài hòa lợi ích giữa

hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh, nhưng mặt khác cũng cần gia tăng nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế so sánh để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và tiêu dùng nội địa. Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế như “con dao hai lưỡi”. Chẳng hạn chính sách phá giá đồng ngoại tệ có thể kích thích xuất khẩu, làm tăng tổng cầu và sản lượng quốc dân, nhưng lại làm tổn thương đến các nhà sản xuất trong nước sử dụng các đầu vào nhập khẩu, do họ phải đối mặt với giá đầu vào và giá thành sản xuất cao hơn, đồng thời người tiêu dùng trong nước cũng bị tổn hại do phải mua hàng nhập khẩu với giá cao hơn. Ngược lại, nếu đồng nội tệ được đánh giá quá cao sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với nền kinh tế, ví dụ: nó sẽ hạn chế xuất khẩu vì đồng nội tệ được đánh giá quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất ra các mặt hàng cung ứng cho thị trường thế giới. Kết quả là sản xuất trong nước bị thu hẹp và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Thực tế thời gian qua cho thấy kết qủa xuất khẩu là một trong các nhân tố hàng đầu quyết định tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trang chính sách điều hành tỷ giá của việt nam trong thời gian qua (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w