Thâm hụt thương mại và tỷ số hối đoái

17 278 0
Thâm hụt thương mại và tỷ số hối đoái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH …………………………………… TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN Nhóm học viên (nhóm 6): Phạm Viết Hùng Sử Thị Thu Hằng Trần Hoàng Nam Cao học: kinh tế phát triển Khóa/lớp: K19 Tháng 4/2011 2 A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thâm hụt thương mại hay nhập siêu là một vấn đề phổ biến ở các nước trên thế giới không loại trừ các nước phát triển. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về đầu tư phát triển các nhu cầu về tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ mà trong nước chưa đáp ứng được dẫn đến lượng nhập khẩu lớn. Trong khi đó, các nước chỉ xuất khẩu đượ c các nguyên liệu thô, tài nguyên thiên nhiên nên lượng xuất khẩu ít. Việc thâm hụt thương mại liên tục ngày càng trầm trọng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định nền kinh tế vĩ mô của quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong chuỗi liên kết tác động qua lại của các yếu tố kinh tế vĩ mô thì nhập siêu ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái trong điề u kiện các dòng vốn vào như FDI, FPI, ODA, kiều hối,… không đủ bù đắp lượng thâm hụt thương mại. Hay nói cách khác thì thâm hụt thương mại dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán thì sẽ làm thay đổi tỉ giá hối đoái. Dựa trên những luận điểm lý thuyết, chúng tôi đưa ra khung phân tích dưới đây để mô tả tác động giữa các yếu tố vĩ mô. NHTW áp dụng các biện pháp bù thâm hụt t ức là bù đắp lượng ngoại tệ bị giảm đi bằng cách vay nợ nước ngoài. Đây là biện pháp truyền thống phổ biến. Biện pháp này thông qua các nghiệp vụ qua lại với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. Ngày nay, việc vay nợ không còn giới hạn bởi quan hệ giữa ngân hàng nước này với nước kia, mà nó đ ã được mở rộng ra nhiều ngân hàng khác, đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế trên cơ Giảm Thâm hụt thương mại Thâm hụt tài khoản vãng lai Tỉ giá tăng Giảm nhập khẩu Tăng xuất khẩu ODA, nợ nước n goài Đầu tư gián tiế p Dự trữ ngoại hối FDI Phá giá đồng nội tệ Tăng lãi suất chiết khấu Đồng nội tệ mất giá Giảm lượng dự trữ Dùng Không Dùng 3 sở các hiệp định đã được ký giữa các bên. Một dạng phổ biến của hình thức vay nợ là vốn ODA. Các quốc gia phát triển hay các tổ chức tài chính thế giới có thể cho vay với những điều kiện nhất định. Ngoài ra, vốn ODA còn được dùng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Biện pháp thứ 2 là: Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài: Có hai cách thu hút ngoại tệ ngắn hạ n của nước ngoài là tăng lãi suất chiết khấu. Để thu hút được một lượng tư bản từ thị trường nước ngoài vào nước mình thì Ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng lên làm kích thích tư bản nước ngoài dịch chuyển vào. Thế nhưng biện pháp này chỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán trong trường hợp bội chi không lớn lắm cũ ng chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời. Cần lưu ý rằng, biện pháp nâng lãi suất chiết khấu chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội .của quốc gia đó tương đối ổn định, tức là ít rủi ro trong đầu tư tín dụng. Phá giá tiền tệ: Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, một số nước tư bản đã sử dụng chính sách phá giá ti ền tệ như là một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế bình ổn tổng giá hối đoái. Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Phá giá tiền tệ để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hạn chế nh ập khẩu từ đó cải thiện điều kiện cán cân thanh toán. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, phá giá tiền tệ chỉ là một trong những yếu tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mà thôi. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: là nguốn vốn đầu tư vào quá trình sản xuất trong nước để tận dụng nguồn tài nguyên lao động giá r ẻ. Dòng chảy FDI phụ thuộc vào các quy định định hướng đầu tư phát triển sản xuất trong nước. Trong những năm qua, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều dòng vốn FDI để hạn chế thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai. Nhưng các quốc gia khác trên thế giới thì dòng vốn FDI rất khó tính, do nên kinh tế, chính trị đó không tạo được lòng tin cho nhà đầu tư. Biện pháp cuối cùng để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán là NHTW phải dùng dự trữ ngoại tệ bù vào thâm hụt để đảm bảo ổn định tỉ giá góp phần tạo lòng tin cho các nhà đầu tư FDI. Nhưng thực tế thì không nhiều quốc gia dám dùng dự trữ ngoại hối để cân bằng cán cân thanh toán bất chấp lượng dự trữ vượt quá mức độ thâm hụt. Khi lượng thâm hụt không được bù đắp bằng lượng ngoại tệ tương ứng thì lượng cung ngoại tệ sẽ giảm trên thị trường ngoài hối. Đồng nội tệ bị mất giá. Đây lại là cơ hội cho các nhà đầu cơ để họ kiếm lợi nhuận trên sự suy sụp của nền kinh tế. Như vậy, Thâm hụt thương mại chỉ tác động đến tỉ giá hối đoái khi có sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai trong cả hai trường hợp phản ứng khác nhau của NHTW đều dẫn đến kết quả là làm tă ng tỉ giá (nội tệ/ngoại tệ). Sau đó, đến lượt tỉ giá tác động trở lại làm giảm thâm hụt thương mại. Vì khi tỉ giá nội tệ/ngoại tệ tăng lên sẽ làm cho các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trở lên đắt đỏ. Người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm trong nước thay thế được. Bên cạnh đó, thì tỉ giá tăng làm cho hàng hóa trong nước xuất khẩu ra n ước ngoài sẽ rẻ hơn do đó làm tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu. Kết luận: các vấn đề cần làm rõ là: - Thâm hụt thương mại có tuyến tính với thâm hụt tài khoản vãng lai? - Thâm hụt thương mại có làm giảm lượng dự trữ ngoại tệ tăng nợ nước ngoài không? - Tỉ giá tăng có làm giảm tình trạng thâm hụt thương mại không? 4 B. TÓM TẮT CÁC LÝ THUYẾT I. Tóm tắt lý thuyết: 1. Cán cân thanh toán quốc tế: Một trong những nguồn quan trọng nhất của thông tin về vị trí kinh tế của một quốc gia quốc tế là cán cân thanh toán của quốc gia đó. Đây là báo cáo tóm tắt của tất cả các giao dịch giữa các cư dân của một quốc gia phần còn lại của thế giới. Nó thực hiện trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Cán cân thanh toán bao gồm hai tài khoản sau đây. 1. Tài khoản vãng lai (a/c) 2. Tài khoản vốn (a/c). (MUTRAP, 10/2009) BOP = cán cân tài khoản vãng lai + cán cân tài khoản vốn ± Các khoản cân bằng - Cán cân tài khoản vãng lai = X – M - lợi nhuận FDI ra + kiều hối - Cán cân tài khoản vốn = ODA + FDI + đầu tư gián tiếp - Cán khoản cân bằng: bao gồm sự biến động của dự trữ ngoại hối sự biến động của lượng ngoại tệ trên thị trường mở. Cán cân thanh toán quốc tế luôn ở trạng thái cân bằng để đảm bảo dòng tiền ra bằng dòng ti ền vào theo đúng nguyên tắc kế toán. Lượng ngoại tệ trong thị trường ngoại hối phụ thuộc vào cán cân tài khoản vãng lai, cán cân tài khoản vốn quyết định của NHTW về việc sử dụng dự trữ ngoại tệ. Khi một quốc gia bị thâm hụt tài khoản vãng lai không thể bù đắp được bằng thặng dư của tài khoản vốn thì NHTW buộc phải quyết định là có sử dụng dự trx ngo ại tệ để bù thâm hụt hay không. Nếu NHTW sử dụng dự trữ ngoại tệ thì sẽ giúp bình ổn lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối khi đó tỉ giá hối đoái sẽ được giữ ổn định. Nếu không thì lượng ngoại tệ sẽ giảm làm cho đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang trái tỉ giá hối đoái sẽ tăng lên. 2. Định nghĩa của t ỉ giá: Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác. 5 Thông thường, thuật ngữ "Tỷ giá hối đoái" được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ giá hối đoái: - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e n ): là tỷ giá hối đoái do ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày. - Tỷ giá hố i đoái thực tế (e r ) được xác định e r = e n * P n /P f Pn: chỉ số giá trong nước Pf: chỉ số giá nước ngoài Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ được sự ảnh hưởng của chênh lệch lạm phát giữa các nước phản ánh đúng sức mua, sức cạnh tranh của nước chủ nhà với nước ngoài. 3. Xác định tỉ giá hối đoái Do tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên thị trường ngoại hối nên cầu về ngoại tệ chính là cung về đồng nội tệ cung về ngoại tệ là cầu nội tệ. Do đó khi xác định tỷ giá giữa ngoại tệ nội tệ ta có thể xem xét hoặc là cầu cung về ngoại tệ hoặc là cung cầu về nội tệ. Để tiện phân tích ta sẽ xem xét cầu cung về USD tỷ giá của USD tính theo số VND. Cung về USD bắt nguồn từ các giao d ịch quốc tế tạo ra thu nhập về đô la. Nguồn cung quan trọng về đô la trên thị trường ngoại hối là người nước ngoài hiện tại không có tiền Việt Nam nhưng muốn mua hàng hoá dịch vụ của Việt Nam (xuất khẩu). Cầu về USD trên thị trường bắt nguồn từ các nhu cầu sử dụng hàng hóa dịch vụ nước ngoài của người tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam. Ngược với cung về đô la các công dân công ty Việt Nam có nhu cầu mua hàng nước ngoài sẽ có cung nội tệ để chuyển đổi sang đô la. Khi không có sự can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái được xác định bởi sự cân bằng giữa cung cầu về đô la phát sinh từ các tài khoản vãng lai tài khoản vốn của cán cân thanh toán quốc tế, chính là điểm E 0 ở đồ thị trên. 4. Các chế độ điều hành tỉ giá hối đoái: a. Tỉ giá hối đoái cố định là chế độ tỉ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn chặt với giá trị của một đồng tiền khác hoặc với một rổ các đồng tiền khác hoặc với một thước đo giá tr ị khác như vàng. Khi giá trị tham khảo tăng hay giảm thì giá trị của đồng tiền đó cũng tăng hay giảm theo cùng một tỉ lệ. Đồng tiền sử dụng tỉ giá cố định đó được gọi là đồng tiền cố định. Trong chế độ tỉ giá cố định thì tỉ giá hối được được giữ cố định hoặc có mức giao động trong phạm vi hẹp. NHTW kiểm soát hay tạo ra chế độ tỉ giá cố 6 định này bằng: biện pháp hành chính hoặc là các biện pháp nghiệp vụ để điều chính lượng ngoại tệ trong thị trường ngoại hối. Chế độ tỉ giá này giúp cho chính phủ kiểm soát dễ dàng giá trị đồng tiền, tránh được những hành vi đầu cơ phá hoại hệ thống tiền tệ quốc gia, giữ được sự tự do về mặt quản lý hệ thống tài chính. Đây là chế độ được ư u chuộng đối với các quốc gia đang phát triển vì trình độ phát triển hiệu quả điều chỉnh của các phương pháp kiểm soát vĩ mô còn yếu, nên để tránh rủi ro do các hành vi đầu cơ phá hoại nên chính phủ lựa chọn chế độ tỉ giá cố định như là một biện pháp an toàn vĩ mô cho nền kinh tế. b. Chế độ tỉ giá thả nổi: hay còn gọi là chế độ tỉ giá linh hoạ t, là chế độ tỉ giá trong đó giá của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỉ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. Trong chế độ tỉ giá thả nổi, tỷ giá sẽ được các lực thị trường điều chỉnh quyết định không có sự tham gia của chính phủ . Trong hệ thống này chính phủ giữ thái độ thụ động, để cho thị trường ngoại tệ đánh giá giá trị của ngoại tệ - loại tỷ giá hối đoái này ít được áp dụng vì các thị trường tiền tệ thường không hoàn hảo do vậy luôn cần có vai trò can thiệp của nhà nước. c. Tỷ giá hối đoái cố định có điều tiết Theo chế độ này, chính phủ không cam kết duy trì m ột tỷ lệ cố định với ngoại tệ, mà điều chỉnh đồng tiền của mình có biện pháp can thiệp mỗi khi thị trường trở nên (mất trật tự), hoặc khi tỷ giá hối đoái đi chệch xa mức thích 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái a. Cán cân thương mại: trong các điều kiện khác không đổi nếu nhập khẩ u của một nước tăng thì đường cung về tiền của nước ấy sẽ dịch chuyển về phía bên phải, tỷ giá hối đoái giảm xuống; nếu xuất khẩu tăng thì đường cầu về tiền của nước ấy sẽ dịch chuyển sang trái tỷ giá hối đoái tăng lên. b. Tỷ giá lạm phát tương đối: nếu tỷ lệ lạm phát của m ột nước cao hơn tỷ lệ lạm phát của một nước khác thì nước đó sẽ cần nhiêù tiền hơn để mua một lượng tiền nhất định của nước kia. Điều này làm cho cung tiền dịch chuyển sang phải tỷ giá hối đoái giảm xuống. c. Sự vận động của vốn: khi người nước ngoài mua tài sản tài chính, lãi suất có ảnh hưởng mạnh. Khi lãi suất c ủa một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn có nhiều người dân nước ngoài muốn mua tài sản ấy. Điều này làm cho đường cầu về tiền của nước đó dịch chuyển sang phải làm tăng tỷ giá hối đoái của nó. Đây là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất tới tỷ giá ở các nước phát triển cao. d. Dự trữ, phương tiện thanh toán, đầu cơ: tất cả đều có thể làm dịch chuyển đường cung cầu tiền tệ. Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại công nghệ máy tính hiện đại có thể trao ddổi hàng tỷ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày. Trên đây là 4 nguyên nhân cơ bản gây lên sự dịch chuyển đường cung cầu trên thị trường ngoại hối. Sự dịch chuyển này đến lượt nó sẽ gây ra những dao động của tỷ giá hối đoái, như vậy phản ứng dây chuyền, những biến động của tỷ giá hối đoái lại tác động đến nền kinh tế trong nước. 7 PHẦN C: THÂM HỤT THƯƠNG MẠI TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Phân tích mối quan hệ giữa cán cân thương mại tài khoản vãng lai Quan phân tích số liệu thống kê của 143 quốc gia trong các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 với tất cả 715 quan sát ta có bảng tổng hợp sau: Trường hợp Số quan sát % cán cân thương mại % Tổng Nhập siêu, thâm hụt tài khoản vãng lai 378 88,1% 52, 9% Nhập siêu, thặng dư tài khoản vãng lai 51 11,9% 7,1% Xuất siêu, thâm hụt tài khoản vãng lai 51 18,2% 7,3% Xuất siêu, thặng dư tài khoản vãng lai 234 81,8 32,7% Qua thống kê trên: - 88,1% các trường hợp nhập siêu thì cũng bị thâm hụt tài khoản vãng lai. - 82,8% các trường hợp xuất siêu thì thặng dư tài khoản vãng lai. - Cụ thể có một số trường hợp sau: + Nhập siêu nhưng lại thăng dư cán cân thanh toán: Hồng Kông: có thể được giải thích là do lợi nhuận chuyển về kiều hối. Philippine: là do kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài, ODA. Israel: lợi nhuận chuyể n về kiều hối. + Xuất siêu nhưng lại thâm hụt tài khoản vãng lai như Ireland, Cộng Hòa Czech từ năm 2005 đến năm 2009, các nước Nam Mỹ (Brasil, Chile, Peru) trong năm 2009. Kết luận: trên 80% cán cân thương mại tài khoản vãng lai có quan hệ tuyến tính với nhau. Như vậy, nhập siêu là nguyên nhân chính của việc thâm hụt tài khoản vãng lai. 2. Các tài trợ khi thâm hụt tài khoản vãng lai: a. Vay nợ nước ngoài: theo số liệu thống kê như trên ta có đồ thị như sau: Quan hệ giữa thâm hụt cán cân thanh toán nợ nước ngoài Nợ nước ngoài tăng Nợ nước ngoài tăng Nợ nước ngoài giảm Nợ nước ngoài giảm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Thâm hụt Thặng dư Cán cân thanh toán quốc tế % 8 Các quốc gia vẫn tăng vay nợ nước ngoài bất kể tài khoản vãng lai thâm hụt hay thặng dư. Như vậy, việc 1 quốc gia vay nợ nước ngoài không nhất thiết là một biện pháp bù thâm hụt cán cân thanh toán mà còn dùng vào các mục đích khác như xây dựng cơ sở hạ tầng, …. Nếu các quốc gia vay nợ để bù đắp thâm hụt thì cũng chỉ là giải pháp trong ngắn hạn, còn về dài hạn thì tất cả các khoản nợ đều ph ải được hoàn trả bao gồm cả tiền lãi. Việc vay nợ ở hiện tại sẽ làm tăng các dòng vốn ra trong tương lai. Do đó, tài khoản vãng lai sẽ càng thâm hụt trầm trọng hơn. Giả sử quốc gia vay nợ để bù thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai thì lượng nợ tăng thêm của năm sau phải lớn hơn hoặc bằng mức độ thâm hụt của năm nay. Cũng với cơ d ữ liệu trên ta có được kết quả sau như sau: chỉ có 58% trường hợp quan sát có sự gia tăng nợ ở năm sau cao hơn mức thâm hụt 42% còn lại thì lượng nợ vay thêm không đủ bù cho thâm hụt. Điều đó chứng tỏ các quốc gia chỉ vay nợ như là một biện pháp thứ yếu khi xảy ra thâm hụt trong tài khoản vãng lai. b. Thâm hụt tài khoản vãng lai dự trữ ngoại tệ của NHTW Mối quan hệ gi ữa thâm hụt tài khoản vãng lai với lượng dự trữ ngoại tệ của NHTW hoàn toàn phụ thuộc cán cân tài khoản vốn quyết định của NHTW trong việc sử dụng lượng dự trữ ngoại tệ. Điều này được thấy rõ rằng qua việc thống kê 340 quan sát một quốc gia bị thâm hụt tài khoản vãng lai trong 1 năm nhưng có đến 266 trường hợp (chiếm 79%) lượng dự trữ ngoại hối vẫ n tăng hoặc không đổi trong năm sau, còn lại 74 trường hợp (21%) có lượng dự trữ ngoại hối giảm. c. Thâm hụt tài khoản vãng lai sự thay đổi của lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Sự thay đổi của lượng ngoại tệ (∆FC) trên thị trương ngoại hối có thể được tính theo công thức: ∆FC = CAB + CFB - ∆dự trữ ∆FC < 0 thì lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối giảm. ∆FC > 0 thì lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng. Trong các nước bị thâm hụt tài khoản vãng lai thì có 59% trường hợp có lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng có 41% giảm đi. Như vậy, các quốc gia này phải có tài khoản vốn đủ lớn để bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai có dư để tăng lượng dự trữ ngo ại hối, tăng lượng cung tiền trên thị trường. 3. Ảnh hưởng của lượng ngoại tệ lên tỉ giá hối đoái. Như đã nhận định ở trên thì khi lượng ngoại tệ trên thị trường ngoài hối tăng lên thì sẽ là cho đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải, do đó tỉ giá hối đoái (nội tệ/ngoại tệ) sẽ giảm đi. Nhưng theo thống kê thì ch ỉ có 46% trường hợp có tỉ giá hối đoái giảm 30% có tỉ giá hối đoái tăng 24% tỉ giá hối đoái năm sau không thay đổi so với năm trước. 9 4. Kết luận: Chúng ta có thể tóm gọn các chỉ số thống kê theo bảng sau đây: 80% nợ nước ngoài tăng 79%: dự trữ ngoại hối tăng 46% tỉ giá hối đoái giảm 30% tỉ giá hối đoái tăng 59% tăng lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối 24% tỉ giá hối đoái không đối 38% tỉ giá hối đoái giảm 37% tỉ giá hối đoái tăng Thâm hụt thương mại 80% thâm hụt tài khoản vãng lai 41% giảm lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối 25% tỉ giá hối đoái không đối Trong bảng thống kê trên thì có tới 80% thâm hụt thương mại là nguyên nhân của thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Nhưng do phần lớn các nước bị thâm hụt thương mại đều nhận được nguồn vốn FDI, FPI, ODA lớn nên có tới 79% trường hợp thâm hụt có lượng dự dữ ngoại tệ của NHTW vẫn tiếp tục tăng. Còn về lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối thì mặc dù bị thâm hụt cán cân ài khoả n vãng lai nhưng hơn một nữa trong số đó có lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng. Điều này một lần nữa khẳng định ý nghĩa tác động của cán cân tài khoản vốn trong cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế. Tức là việc một quốc gia bị thâm hụt thương mại thì có dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế hay không là phục thuộc nguồn vốn tài trợ củ a quốc tế. Nếu các quốc gia có chính sách phát triển hợp lý, cơ chế quản lý minh bạch thì sẽ góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, nhà cho vay quốc tế do đó nhận được những khoản vốn vào lớn để bù đắp thâm hụt đầu tư phát triển. Nhưng một điều nằm ngoài tính toán là về tỉ giá hối đoái. Mặc dù lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối t ăng về lý thuyết thì tỉ giá hối đoái phải có xu hướng giảm nhưng trên thực tế thì tỉ lệ trường hợp có tỉ giá hối đoái giảm, tăng không đổi gần như nhau trong cả 2 trường hợp có lượng ngoại tệ trên thị trường tăng giảm. Như vậy, sự thay đổi tỉ giá hối đoái không phụ thuộc vào những biến động của thị trường ngo ại hối mà phụ thuộc chính sách của nhà nước về quản lý tỉ giá hối đoái. Như vậy, trong chuỗi phân tích như trên chúng ta không có cơ sở để đưa ra mối quan hệ nhân quả của nhập siêu sự thay đổi của tỉ giá hối đoái. Việc xác định tỉ giá hối đoái phụ thuộc chính sách phát triển của quốc gia, các nước sẽ đưa ra tỉ giá phù hợp có lợi cho sự phát triển c ủa mình. 10 PHẦN D: THỰC TRẠNG VIỆT NAM 1. Tình trạng nhập siêu của Việt Nam [3] Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương mại của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Tính trung bình từ năm 1990 đến 2009, xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình hàng năm 18,7%/năm, trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình 20,1%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức chỉ bằng 76% GDP vào năm 1990 tăng lên 162% GDP vào năm 2008. Thâm hụ t thương mại theo đó cũng ngày càng lớn, từ mức 0,6 tỷ USD năm 1990, lên đỉnh điểm vào năm 2008 là 17,51 tỷ USD. Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam có độ mở ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro. Tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỷ USD, tương đương với GDP củ a năm 2007. Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong những năm gần đây lên tới hơn 20% GDP vào năm 2008. Đây là mức cao vượt xa trung bình của các nước trên thế giới. Về cơ cấu nhập khẩu, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là máy móc thiết bị nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%. Từ năm 2000 đến nay, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chi ếm 6-8%, nguyên nhiên vật liệu chiếm 60-67%, còn lại là máy móc thiết bị. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguyên liệu thô sản phẩm chế giá trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản (dầu thô khoáng sản khác) từ năm 2000 đến nay vẫn luôn chiếm từ 30 – 40%. Những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp chế như nông lâm thuỷ hả i sản chiếm trên 15-17%. Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giầy da. Hơn 70% nguyên liệu gia công xuất khẩu là từ nhập khẩu giá trị gia tăng từ mặt hàng này tương đối thấp. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ giá trị gia tăng cao chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu. Trong một số năm gầ n đây tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm hơn 90% tổng nhập siêu của Việt Nam. Tuy vậy, đây mới chỉ là con số chính thức. Nếu thống kê cả hàng hoá nhập lậu qua biên giới bằng con đường tiểu ngạch thì con số này có thể còn cao hơn. Điều đáng quan ngại là tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng nhanh, trong khi xuất khẩu sang nước này hầu như không thay đổi. 2. Nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam [5] a. Nhập siêu do mở cửa nền kinh tế Kể từ năm 1995 trở lại đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ các nước trong khu vực ASEAN Trung Quốc, nhưng lại xuất siêu sang Mỹ châu Âu (hình 1). Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị nguyên, nhiên vật liệu), khoảng trên dưới 90% tổ ng giá trị nhập khẩu, trong khi xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, hàng dệt may. Các số liệu thống kê những năm gần đây đều cho thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc ASEAN các mặt hàng chính như giấy, clinker, sắt thép, phân bón, gỗ (> 80% tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này), hàng may mặc (> 70%), máy móc thiết bị (khoảng 40%). Nhập siêu hàng tư liệu sản xuất từ các n ước trong khu vực ASEAN Trung Quốc là do tính chuẩn hoá của chúng. Nhập khẩu từ các nước trong khu vực giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển. Với các mặt hàng máy móc thiết bị, do nguồn vốn

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan