1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ẢNH HƯỞNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

21 5,2K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 46,57 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, mỗi quốc gia ngày càng phụ thuộc chặt chẽ với thế giới bên ngoài trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Do vậy, chính sách đối ngoại là một trong những chính sách quyết định đến sự phát triển của một đất nước Các nhà hoạch định chính sách có thể dùng nhiều biện pháp tác động đến cán cân thương mại, trong đó nổi lên vai trò của chính sách tỉ giá hối đoái. Sử dụng thích hợp và có hiệu quả chính sách tỉ giá để điều chỉnh cán cân thương mại sẽ góp phần ổn định nền kinh tế xã hội. Do vậy, nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa chính sách tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại là hết sức cần thiết. Thực tế những năm qua, tỉ giá hối đoái ở nước ta đã có những thay đổi mạnh mẽ, tác động đến hoạt động ngoại thương của đất nước. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái. Cán cân thương mại của Việt Nam liên tục bị thâm hụt trong nhiều năm. Tất cả những vấn đề đó cần được xem xét một cách khách quan. Ý thức được vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn và nghiên cứu thảo luận đề tài: “Phân tích ảnh hưởng cán cân thương mại đến tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hiện nay”. 1 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 NỘI DUNG 3 I. Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại 3 1. Tỷ giá hối đoái 3 2. Cán cân thương mại 8 3. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại 11 II. Thực trạng tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam so với các nước khác 14 1. Tỷ giá hối đoái 14 2. Cán cân thương mại 15 III. Một số giải pháp cho chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại 17 KẾT LUẬN 21 2 NỘI DUNG I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI: 1. Tỷ giá hối đoái: 1) Khái niệm: - Về hình thức, TGHĐ là giá cả đơn vị tiền tệ của 1 nước được biểu hiện bằng 1 số đơn vị tiền tệ nước kia , là hệ số của một đồng tiền này sang đồng tiền khác và được xác định bởi mối quan hệ cung- cầu trên thị trường tiền tệ - Về nội dung, TGHĐ là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ , quan hệ tiền tệ ( sự vận động của vốn, tín dụng…) giữa các quốc gia. VD: 1 USD = 21.036 VND 2) Phân loại: có nhiều loại tỷ giá hối đoái khác nhau. Tuy nhiên ta có thể phân loại theo một số tiêu thức chính như sau: a) Căn cứ vào các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối  Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, thường được niêm yết tại ngân hàng. Đây là tỷ giá cơ sở để xác định các mức tỷ giá khác.  Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Khi niêm yết tỷ giá hối đoái , ngân hàng thường công bố tỷ giá bán và tỷ giá mua. Tỷ giá bán bao giờ cũng cao hơn tỷ giá mua và khoản chênh lệch này là khoản kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. b) Căn cứ vào phương pháp xác định tỷ giá: bao gồm tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế - Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá phổ biến được sử dụng hằng ngày trong giao dịch trên các thị trường ngoại hối; là giá cả của 1 đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà không đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa chúng. 3 - Tỷ giá thực: bằng tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi thay đổi trong tương quan giá cả trong nước và nước ngoài . Tương quan giữa tỷ giá thực E R và tỷ giá danh nghĩa E được biểu diễn như sau: E R = EP*/P Trong đó: P*: mức giá cả ở nước có đồng tiền yết giá P : mức giá cả ở nước có đồng tiền định giá 3) Những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá: a) Lạm phát:  Nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia.  Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái. Bởi vì tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng tiền thay đổi. 4 Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái. Sự tác động của lạm phát đến tỷ giá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cơ cấu nợ nước ngoài… b) Lãi suất: Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Đặc biệt, lãi suất còn là công cụ được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ.  Chính sách lãi suất cao : hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá. 5  Nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá. c) Cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. d) Chính sách của chính phủ Xét trên góc độ chính sách tiền tệ, chính phủ có thể cố gắng tác động đến giá trị của đồng nội tệ để cải thiện kinh tế, hạ giá đồng tiền của mình trong vài trường hợp và tăng giá trong vài trường hợp khác. 6 Mỗi nước có một cơ quan chính phủ có thể can thiệp thị trường ngoại hối để khống chế giá trị của một đồng tiền, thông thường là ngân hàng trung ương (NHTW). Một chính phủ có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp: ● Can thiệp trực tiếp: Các NHTW mua vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường.  Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái mà có sự điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là can thiệp không vô hiệu hóa.  Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy trì mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các giao dịch trên thị trường ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở. ● Can thiệp gián tiếp: NHTW sẽ tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ; như lãi suất, các biện pháp kiềm chế lạm phát… Một chính phủ cũng có thể tác động đến đến các tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế; như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thuế đánh trên bất cứ thu nhập nào do đầu tư ở nước đó của các nhà đầu tư ngoại quốc. 7 Ngoài ra còn có các nhân tố khác như chính sách của chính phủ, kỳ vọng và tâm lý,… 2. Cán cân thương mại: a. Khái niệm cán cân thương mại: Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng.  Khi mức chênh lệch > 0, thì cán cân thương mại > 0 và có thặng dư  Khi mức chênh lệch < 0, thì cán cân thương mại âm và có thâm hụt  Khi mức chênh lệch = 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. b. Các trạng thái của cán cân thương mại - Thặng dư CCTM: là khi các khoản thu từ xuất khẩu lớn hơn các khoản chi cho nhập khẩu. Trạng thái này thường được coi là có lợi cho nền kinh tế, vì nền kinh tế nội địa nhận được thanh toán ròng từ nước ngoài, dẫn đến sự gia tăng của tổng thu nhập đặc biệt là tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và doanh thu thuế… - Thâm hụt CCTM: xẩy ra khi giá trị nhập khẩu của nền kinh tế vượt qua giá trị xuất khẩu hay xuất khẩu ròng âm. Đây thường được coi là trạng thái không có lợi vì nó có nghĩa là nền kinh tế nội địa phải thanh toán ròng cho 8 khu vực nước ngoài, dẫn tới sự suy giảm tổng thu nhập và các thước đo khác trong nền kinh tế đặc biệt là tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và doanh thu thuế. - CCTM cân bằng: là trạng thái của CCTM khi giá trị xuất khẩu bằng giá trị nhập khẩu c. Các yều tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại  Nhập khẩu: Có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn ; phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.  Xuất khẩu: Chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.  Tỷ giá hối đoái: Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn, giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài.  Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.  Khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. d. Vai trò của Cán cân thương mại  Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. 9  Thứ hai, cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia.  Thứ ba, tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán cân vãng lai, do đó có ảnh hưởng đến ổn định nền kinh tế vĩ mô  Thứ tư, cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế: X – M = (S – I) + (T –G) Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc gia chi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm sẽ ít hơn đầu tư và ngược lại. Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại tới nền kinh tế nên các nhà kinh tế và quản lý luôn tìm cách dự báo những cơ hội cũng như các thách thức để có thể đề ra những giải pháp thiết thực cho hoạt động xuất – nhập khẩu trong thời gian sắp tới, từ đó giúp điều tiết vĩ mô một cách tốt. Tác động của cán cân thương mại đến GDP Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế. 3. Mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại a. Trong nền kinh tế vĩ mô: 10 [...]... thị trường trong nước (giả sử cán cân thương mại là cân bằng thì  cán cân thanh toán sẽ thặng dư) Ngược lại, nếu tỉ giá hối đoái của đồng tiêng trong nước giảm, cán cân thanh toán sẽ thâm hụt 11 Như vậy, tỉ giá hối đoái là một biến số rất quan trọng, tác động đến sự cân bằng của cán cân thương mại và cán cân thanh toán, do đó tác động đến sản lượng, việc làm, cũng như cân bằng của nền kinh tế nói chung... đối với tỉ giá hối đoái 2 Cán cân thương mại Thực trạng cán cân vãng lai của Việt nam từ năm 2007 đến nay là thâm hụt, đặc biệt từ năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới , mức thâm hụt đạt mức kỷ lục 10,79 tỷ USD, chiếm 11,9% GDP Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai là tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại Nguyên nhân của việc thâm hụt cán cân thương mại do nhập... tỉ giá hối đoái cố định, còn phần lớn các nước theo đuổi chính sách tỉ giá hối đoái thả nối có quản lí nhằm giữ cho tỉ giá hối đoái chỉ biến động trong một phạm vi nhất định, để ổn định và phát triển nền kinh tế c Thị trường xuất, nhập khẩu: Cán cân thương mại (xuất khẩu ròng) được xác định theo công thức: NX = X - IM • Xuất > nhập (X>IM) : cán cân thương mại thặng dư • Nhập > xuất (X . tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp gây khó khăn cho các oạt động kinh doanh - Thứ hai: tỷ giá là biến số quan trọng của nên kinh tế ảnh hưởng đến lạm phát,. tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái. Sự tác động của lạm phát đến tỷ giá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn. hợp ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái. Bởi vì tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng tiền thay đổi. 4 Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh

Ngày đăng: 16/11/2014, 07:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w