TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHBÀI TẬP NHÓMMÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG - QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓMMÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG - QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: MSSV
PGS TS TRẦN HUY HOÀNG Trần Thị Kiều Nga 2611062 Đặng Lê Xuân Phương 2611074 Phan Thị Thiện 2611092 Nguyễn Thanh Xuân 2611115 Nguyễn Thị Yến 2611116 Lớp: Cao học TCNH-K18
Tỷ lệ tham gia 100%
Cần Thơ, tháng 9/2012
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.2.1 Mục tiêu chung 5
1.2.2.Mục tiêu cụ thể 5
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu 5
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VÀ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Thị trường hối đoái 6
2.1.1 Khái niệm 6
2.1.2 Chức năng của thị trường hối đoái 6
2.1.3 Phân loại thị trường hối đoái 6
2.1.4 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối 6
2.2 Tỷ giá hối đoái 10
2.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 10
2.2.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái 10
2.2.3 Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế 10
2.3 Rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại 11
2.3.1 Khái niệm rủi ro hối đoái 11
2.3.2 Quản lý rủi ro hối đoái 11
2.3.3 Các trạng thái rủi ro hối đoái ở các ngân hàng thương mại 12
2.4 Các loại rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại 13
2.4.1 Rủi ro tỷ giá và rủi ro tỷ lệ Swap 13
2.4.2 Rủi ro trạng thái 13
2.4.3 Rủi ro trong việc thực hiện giao dịch ngoại tệ 14
2.4.4 Rủi ro trong thanh toán và tín dụng 14
Trang 32.4.5 Rủi ro chủ quyền 15
Chương 3: RỦI RO TỶ GIÁ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA 3.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá 16
3.1.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới 16
3.1.2 Các chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam qua các thời kỳ 21
3.2 Đánh giá thực trạng rủi ro tỷ giá của các NHTMVN 21
3.2.1 Thực trạng rủi ro tỷ giá của các NHTMVN 21
3.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro 22
3.3 Một số giải pháp và kinh nghiệm nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá 24
3.3.1 Giải pháp về công nghệ 24
3.3.2 Giải pháp về tổ chức và nhân sự 25
3.3.3 Giải pháp về kỹ thuật kinh doanh 25
3.3.4 Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 4Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang đối đầuvới những khó khăn và thách thức mới thì hệ thống ngân hàng trở thành một trongnhững ngành kinh tế quan trọng tạo động lực phát triển mạnh mẽ nhất trong nềnkinh tế quốc dân Hệ thống ngân hàng luôn là chiếc cầu nối quan trọng nhất cho mọihoạt động kinh tế với bên ngoài Chính hệ thống ngân hàng là bộ phận tham gia sâurộng nhất vào hoạt động tài chính quốc tế và sự hoà nhập này ngày càng ở mức độcao hơn, sâu hơn Hoạt động tài chính quốc tế và các nghiệp vụ liên quan tới ngoạihối do vậy ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh củaNHTM
Điều đáng lưu ý ở đây là những hoạt động liên quan tới ngoại hối, bản thân
nó đã tiềm ẩn vô số những rủi ro cho bất kỳ ai tham gia Từ lâu, các nhà quản trịngân hàng đã nhận định rằng quản trị rủi ro ngoại hối là một trong những nghiệp vụphức tạp nhất trong quản trị ngân hàng Cùng với tỉ trọng ngày càng cao trong hoạtđộng kinh doanh của các NHTM , rủi ro ngoại hối cũng ngày càng có ảnh hưởnglớn hơn Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lâylan và ngày càng có biểu hiện phức tạp Sự sụp đổ của ngân hàng có ảnh hưởng tiêucực đến toàn bộ đời sống- kinh tế- chính trị và xã hội của một nước Ngày nay, trênthế giới, khoa học về quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái trong kinh doanh ngân hàng đãđạt được trình độ tiên tiến và hiện đại, nhưng ở nước ta vấn đề này đang ở trong giaiđoạn phôi thai cùng với sự đổi mới của đất nước Xuất phát từ thực trạng trên,
nhóm em chọn đề tài “Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để cũng cố kiến thức đã học, đánh giá quản lý các loại rủi ro ngoại
hối trong kinh doanh của các NHTM Việt Nam và đưa ra những biện pháp phòngngừa cụ thể cần thiết cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận
Trang 51.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam Từ đó đưa ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro
tỷ gía, giúp các nhà quản trị hoạch định chiến lược
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại rủi ro phát sinh giao dịch ngoạihối tại các NHTM Việt Nam và các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Quản trị rủi ro ngoại hối là mảng lớn trong các lý thuyết tài chính quốc tế.Trong điều kiện cho phép, đề tài không đề cập đến toàn bộ vấn đề này mà chỉ tậptrung vào nghiên cứu các rủi ro tỷ giá hối đoái thường gặp trong kinh doanh củaNHTM Việt Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài áp dụng phương phápphân tích- tổng hợp dựa trên kết quả khảo sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại cácNHTM Việt Nam và áp dụng các lý thuyết tài chính quốc tế, tỷ giá, các loại rủi rothường gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối Nêu ra được các tình huống vànguyên nhân phát sinh của từng loại rủi ro So sánh đánh giá được tầm quan trọngtừng loại rủi ro Đưa ra được các giải pháp phòng ngừa rủi ro từ các giải pháp ở tầm
vĩ mô cho đến các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro mang tính thực dụng cho các ngânhàng thương mại
Trang 6Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VÀ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Thị trường hối đoái
2.1.1 Khái niệm
Thị trường hối đoái là thị trường mua bán trao đổi mà chủ yếu là ngoại tệ vàcác phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ Sự xuất hiện của thị trườnghối đoái bắt đầu từ hoạt động thương mại
Trong quá trình buôn bán trao đổi giữa các nước xuất hiện nhu cầu thanhtoán bằng ngoại tệ Người xuất khẩu thu ngoại tệ do đó cần đổi ngoại tệ ra bản tệ đểthanh toán chi phí sản xuất Trong khi đó người nhập khẩu muốn đổi bản tệ thànhngoại tệ để thanh toán chi phí nhập khẩu Các nước đều thấy rằng sự tồn tại của thịtrường hối đoái có ý nghĩa quan trọng trong phát triển thương mại cũng như tàichính quốc tế Ngày nay thị trường hối đoái trở thành trung tâm tài chính quốc tế
2.1.2 Chức năng của thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái có một số chức năng cơ bản sau:
- Hình thành tỷ giá hối đoái: Là nơi diễn ra mọi giao dịch ngoại tệ, là nơi tỷgiá hối đoái được thành lập
- Cung cấp dịch vụ để đảm bảo thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tếbằng ngoại tệ
- Tạo điều kiện cho nhà nước tiếp cận vốn đầu tư, vốn vay, tài trợ hay khi cónhu cầu đổi ngoại tệ ra bản tệ
- Thông qua thị trường hối đoái ngân hàng trung ương thực thi một số chínhsách tiền tệ
2.1.3 Phân loại thị trường hối đoái
- Căn cứ vào cách tổ chức và quản lý thị trường
* Thị trường hối đoái tập trung
Thị trường hối đoái tập trung là thị trường có tổ chức có địa điểm nhất định, có cácthành viên nhất định, có các giao dịch hối đoái hàng ngày Thị trường tập trungđược tổ chức ở các nước theo hệ thống hối đoái châu âu như Pháp, Đức, Ý Việc
Trang 7mua bán trao đổi ngoại hối trên thị trường này diễn ra chủ yếu ở các trung tâm giaodịch ngoại hối, hay sở giao dịch ngoại hối.
* Thị trường hối đoái phi tập trung
Thị trường hối đoái phi tập trung là thị trường hối đoái mang tính biểu tượng, có tổchức nhưng không có địa điểm nhất định Mọi giao dịch ngoại hối đều được thựchiện thong qua điện thoại, máy tính Các thành viên của thị trường không gặp trựctiếp để giao dịch
- Căn cứ vào nhiệm vụ mua bán trên thị trường
* Giao dịch giao ngay: Giao dịch diễn ra trong vòng hai ngày, kể từ khi ký
kết hợp đồng
+ Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch+ Chi phí giao dịch: các NH không thu phí giao dịch, mà sử dụng chênh lệch tỷgiá bán- mua để trang trải chi phí Trong đó: chênh lệch = ( tỷ giá bán – tỷgiá mua)/ tỷ giá bán
* Nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn: Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao
nhận được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kếthợp đồng
Ví dụ: Bên A ký hợp đồng hôm nay để mua 100USD thời hạn thanh toán 3 thángvới giá 1USD = 21000 thì sau ba tháng, bên A nhận được 2100000 mà không quantâm tới tỷ giá giao ngay lúc đó là bao nhiêu
* Nghiệp vụ hoán đổi: Là nghiệp vụ phối hợp giữa hai nghiệp vụ trên Việc
mua bán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở cả hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền
ở thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm khác trongtương lai
VD: Ngân hàng A nhận được 1 số tiền là 1 triệu USD vào ngày hôm nay và cần sốtiền này sau 4 tháng Họ muốn đầu tư vào euro trong thời gian chờ đợi bán USD ramua EUR và sau 4 tháng or bán USD lấy EUR trên thị trường giao ngay và muaUSD trên thị trường kỳ hạn 4 tháng
* Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: Dựa vào mức chênh lệch tỷ giá
của các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua mua hoặc bán
Trang 8* Nghiệp vụ ngoại hối giao sau: Tiến hành thỏa thuận mua bán một lượng
ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và chuyểngiao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lại được xác định bởi các sởgiao dịch
* Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn: Thực hiện trên cơ sở quyền
chọn mua hoặc quyền chọn bán Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào tỷ giá thựchiện, mức chênh lệch lãi suất, thời hạn hợp đồng và thông số biến động tỷ giá mongđợi
2.1.4 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối
* Các ngân hàng trung ương
Các ngân hàng trung ương tạo thành một nhóm riêng biệt trong số các thànhphần tham gia vào thị trường ngoại hối Chức năng của họ là phát hành tiền, quản lýnền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của đồng tiền quốc gia, qua đó đảm bảo sự tăngtrưởng ổn định của nền kinh tế
Bên cạnh đó, một trong những chức năng quan trọng khác của một ngânhàng trung ương trong một nền kinh tế thị trường là đảm bảo ổn định giá cả và kiểmsoát lạm phát Trên đây là những lý do giải thích vì sao hành động của một ngânhàng trung ương của bất kỳ quốc gia nào cũng đều thu hút sự chú ý của nhữngngười tham gia vào thị trường ngoại hối Ngân hàng trung ương tác động tới thịtrường ngoại hối theo hai cách, trực tiếp thông qua việc can thiệp vào đồng tiềnhoặc gián tiếp thông qua xác định lãi suất cơ bản Ngân hàng trung ương có thể theođuổi chính sách làm tăng hoặc làm giảm giá trị của đồng tiền quốc gia, tùy thuộcvào thực trạng của nền kinh tế và các yêu cầu về quản lý; đồng thời, có thể hànhđộng độc lập hoặc hợp tác với các ngân hàng trung ương khác trong khi điều hànhchính sách hối đoái hoặc tiến hành can thiệp trực tiếp vào đồng tiền của quốc giamình Việc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng trung ương cung cấp ngoại tệcho khu vực kinh tế nhà nước hoặc giúp thực hiện các giao dịch đặc thù của bộ máychính phủ
* Các ngân hàng thương mại
Trang 9Thực tế, việc xử lý tất cả các giao dịch ngoại hối đều được thực hiện bởi cácngân hàng thương mại Điều này giải thích lý do vì sao ta gọi thị trường ngoại hối làthị trường tiền tệ liên ngân hàng Các thành phần tham gia vào thị trường đều tươngtác với nhau thông qua ngân hàng theo cách này hay cách khác Phần lớn các tổchức thanh toán bù trừ đều là chính các ngân hàng hoặc chi nhánh của chúng Cácngân hàng quốc tế như Citibank, Barclays Bank, Deutsche Bank, Union Bank ofSwitzerland và nhiều cái tên khác nữa xử lý các giao dịch trị giá hàng trăm triệu đô-
la mỗi ngày Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch ngoại hối vìlợi nhuận của chính mình Các nhân viên thuộc bộ phận chuyên trách của ngân hàngtheo dõi các xu hướng của thị trường, đưa ra dự báo và quản lý trạng thái ngoại tệcủa ngân hàng mình Dù các ngân hàng đều có chính sách quản lý rủi ro rất chặtchẽ, họ vẫn tham gia vào các hoạt động đầu cơ ngoại tệ
* Các nhà môi giới
Chức năng của các nhà môi giới là cung cấp cho khách hàng của họ cơ hộigiao dịch trên thị trường Ngoại hối, ví dụ như đảm bảo việc thực hiện lệnh nhanhchóng và chính xác một cặp tiền tệ nào đó theo giá thị trường Một công ty môi giớikhông giao dịch để thu lợi nhuận trực tiếp cho mình bởi nó chỉ là đơn vị trung gian,không chịu các rủi ro về thay đổi tỷ giá Nó tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch giữagiá mua và giá bán Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty môi giới, việccạnh tranh giữa họ với nhau góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho cácnhà đầu
* Các nhà đầu tư cá nhân
Các nhà đầu tư vừa và nhỏ không thể trực tiếp tham gia thị trường Ngoại hốimặc dù trên thực tế họ có thể dùng đòn bẩy với tỷ lệ rất cao (1:50, 1:100 hoặc hơnnữa) Tất cả hoạt động của họ đều được thực hiện thông qua các ngân hàng và cácnhà môi giới, những tổ chức này lại là khách hàng của các tổ chức thanh toán bùtrừ Các nhà đầu tư cá nhân luôn phải giao dịch thông qua trung gian
2.2 Tỷ giá hối đoái
Trang 102.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền là chính là giá
cả của đồng tiền này tính bằng một đơn vị đồng tiền kia Tỷ giá hối đoái được hìnhthành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố, từ đó các ngân hàngthương mại sẽ quyết định tỷ giá của mình
VD: Tỷ giá giữa USD và VND , viết là USD/VND, chính là số lượng VND cầnthiết để mua 1 USD
2.2.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái
- Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình
liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối
- Các loại cơ chế tỷ giá hối đoái thông dụng:
• Tỷ giá thả nổi hoàn toàn
• Tỷ giá thả nổi có điều tiết
• Neo tỷ gía với biên độ điều chỉnh
• Neo trong biên độ
• Neo cố định một đồng tiền với một rổ đồng tiền
• Neo cứng theo một đồng tiền mạnh
• Dollar hóa hoàn toàn
2.2.3 Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cânthương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước Nó ra đời từ hoạtđộng thương mại quốc tế và quay trở lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thươngphát triển
Bởi vì tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá vàvốn, giá cả hàng hoá trong nước , do đó nó có tác động không nhỏ đến nền kinh tếquốc dân của một nước Khi tỷ giá giảm, tức giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cảhàng hoá xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm, sức cạnh tranh của hàng hoá đótrên thị trường thế giới sẽ tăng lên có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá
Đồng thời với việc tỷ giá giảm làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên dẫnđến hạn chế nhập khẩu Ngược lại khi tỷ giá tăng, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăngthì có tác động giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hoá
Trang 11Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển vốn từ quốc gia này sangquốc gia khác Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lời nhuận
và tránh rủi ro Do đó, nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đoán tỷ giákhông tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ gia tăng và tư bản xuất khẩu sẽgiảm
Ngoài các nhân tố khác ,vật giá trong một quốc gia còn chịu sự tác độngcủa tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá giảm ,giá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng nhậpkhẩu tăng lên kéo theo giá cả các mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo.Đồng thời do tác động giảm nhập khẩu nên cầu về các hàng hoá nhập khẩu cũng sẽgia tăng, điều đó làm cho giá cả chung trong nền kinh tế cũng gia tăng Ngược lại,khi tỷ giá tăng sẽ có tác động làm cho mức giá chung giảm Các nước có nền kinh tếthị trường theo đuổi hệ thống tỷ giá linh hoạt, trong đó tỷ giá được quyết định bởi
sự tác động giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm đáp ứng cho nhu cầugiao dịch ngoại tệ phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội
2.3 Rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại
2.3.1 Khái niệm rủi ro hối đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái là các loại rủi ro xuất hiện trong kinh doanh ngoaị hối,
chủ yếu do sự thay đổi của tỷ giá, rủi ro ngoại hối còn xảy ra đối với các loại ngoại
tệ dự trử và giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ
Rủi ro hối đoái có nguyên nhân là do sự thay đổi của các biến cố có liên quan vàảnh hưởng đến ngoại hối như tỷ gía hối đoái, trạng thái hối đoái, thời gian giao dịch.Tuy nhiên rủi ro này có thể tận dụng để kiếm lời qua kinh doanh chênh lệch giá.Các thành viên của thị trường luôn phải đối mặt với rủi ro này, đăc biệt là cácNHTM tham gia vào tài mại chính và thương mại quốc tế
2.3.2 Quản lý rủi ro hối đoái
Vấn đề quản lý rủi ro hối đoái là mối quan tâm lớn của mọi người khi thamgia vào thị trường ngoại hối Quản lý rủi ro bao gồm phân tích và kiểm soát rủi ro.Trong đó phân tích rủi ro chiếm vị trí quan trọng, bắng cách sử dụng các công cụkinh tế thống kê xác suất để phân tích dự đoán, lượng hóa một cách có hệ thốngmức độ mức độ rủi ro bao nhiêu gắn liền với dự án vốn, từ đó tính được chi phí bù
Trang 12đắp để có cơ sở đi đến quyết định tốt nhất Kiểm soát rủi ro là dựa trên kết quảphân tích đưa ra biện pháp công cụ nhằm hạn chế và bù đắp rủi ro.
2.3.3 Các trạng thái rủi ro hối đoái ở các ngân hàng thương mại
Khi thực hiện một giao dịch mua hay bán ngoại tệ hoặc khi có luồng luânchuyển vốn bằng ngoại tệ thì người tham gia luôn ở trong trạng thái hối đoái
Trạng thái hối đoái thực: Là chênh lệch giữa các nguồn vào và nguồn ra của mộtngoại tệ trong những ngày giá trị có liên quan, thường là ngày giao dịch
Ví dụ: Trang thái ngoại hối ở các ngân hàng thương mại (+ biễu diễn nguồn vào, biểu diễn nguồn ra)
-Bảng: Trạng thái ngoại hối của ngân hàng thương mại
n v tính: USD Đơn vị tính: USD ị tính: USD
Nhận tiền gửi của khách
hang
+ 1.000 Khách hàng rút tiền -1.100
Trạng thái ngoại hối - 1.100
Trạng thái dư thừa ngoại tệ: Là việc một ngoại tệ có nguồn vào nhiều hơnnguồn ra, xuất hiện khi mua vào nhiều hơn bán ra ngoại tệ, gọi là trạng tháidương
Trạng thái đoản: Một ngoại tệ có nguồn ra lớn hơn nguồn vào gọi là trạngthái âm Trong ví dụ trên các nhà kinh doanh đang trong trạng thái đoản
Trạng thái mở: Là trạng thái chưa được cân bằng hay bù đắp bằng các nghiệp
vụ của thị trường hối đoái
Trạng thái Swap: Là trạng thái nảy sinh khi thực hiện giao dịch kỳ hạn Swap
do kỳ hạn của các giao dịch đối ứng trong nghiệp vụ Swap không giốngnhau
2.4 Các loại rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại
2.4.1 Rủi ro tỷ giá và rủi ro tỷ lệ Swap
Rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng trong kinh doanh ngoại hối, do sự biến động
về tỷ giá Tỷ giá hối đoái luôn biến động cả trong trạng thái thả nổi và cố định
Trang 13Trong hệ thống thả nổi, tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cung cầu ngoại tệluôn thay đổi do dư thừa hay thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế, thu nhập quốcdân, lãi suất thay đổi
Trong hệ thống cố định tỷ giá vẫn biến động trong biên độ cho phép Tỷ giácòn phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của nhà nước
Rủi ro tỷ giá nảy sinh từ khối chênh lệch giữa tài sản nợ và tài sản có bằngngoại tệ hoặc giữa việc mua và bán ngoại tệ Khi duy trì trạng thái hối đoái thực củamột đồng tiền nhất định, sự biến động nhỏ của tỷ giá dẫn đến những rủi ro lớn đặcbiệt kinh doanh ngoại tệ
Ví dụ: Khi mua một khoản ngoại tệ 100.000USD, tỷ giá 22000VND/USD,khi bán nếu tỷ giá còn 20.000VND/USD thì bị thiệt 20 triệu VND Ngược lại khibán 23.000VND/USD thì trong tương lai gần có thể bán cao hơn Như vậy trạngthái ngoại hối trường hay đoản đều chứa đựng những rủi ro
Khi thực thiện nghiệp vụ Swap: Rủi ro do biến động lãi suất làm cho tỷ giáSwap thay đổi Rủi ro tỷ lệ Swap cũng xuất hiện trong các giao dịch giao sau nhưgiao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai do biến động của lãi suất Vì vậy côngviệc quản lý rủi ro ngoại hối tập trung chủ yêú vào tỷ gía hối đoái
2.4.2 Rủi ro trạng thái
Trạng thái hối đoái có thể làm phát sinh rủi ro do giao dịch quá hạn mức chophép như dư mua trong trạng thái trường và dư bán trong trạng thái đoản Khi trongtrạng thái hối đoái còn có rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản Rủi ro trạng thái thườnghay gặp và dễ nhận biết Với trạng thái trường sẽ có tổn thất khi tỷ giá và có lợi khi
tỷ giá giảm, với trạng thái đoản sẽ có tổn thất khi tỷ giá giảm và có lợi khi tỷ gíatăng
Rủi ro trạng thái có liên quan mật thiết với rủi ro tỷ giá Mức độ rủi ro tỷ giáphụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ giá do đó việc quản lý rủi ro đòi hỏi nhiều công cụcủa thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ
2.4.3 Rủi ro trong việc thực hiện giao dịch ngoại tệ
Trong khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối, cácthành viên của thị trường có thể gặp những rủi ro do những sai sót và nhầm lẫn vềmặt kỷ thuật Rủi ro này do các nguyên nhân sau:
Trang 14- Nguyên nhân khách quan
Do tác động của các yếu tố bên ngoài lực hiện làm cho việc thực hiện giaodịch bị sai lệch so với dự kiến của các bên
Ví dụ: Việc thanh toán có thể bị trì trệ hoặc sai sót do máy tính, ngôn ngữ sửdụng trong giao dịch có thể không chính xác làm sai lệch thông tin, đặc biệt làthông tin về tỷ giá do cách yết gía khác nhau giữa các nước
- Nguyên nhân chủ quan
Rủi ro có thể do khuyết điểm thiếu sót của những người tham gia giao dịch
- Thực hiện giao dịch thiếu chính xác
- Chuyển giao các giao dịch sai
- Sai sót trong nhận và giao chứng từ
- Thực hiện các giao dịch không được phép
Những rủi ro này là rủi ro kỷ thuật và phải được chú trọng khi hoạt độngtrong thị trường ngoại hối, tránh tổn thất lớn cho ngân hàng
2.4.4 Rủi ro trong thanh toán và tín dụng
Rủi ro thanh toán và tín dụng xảy ra khi một bên giao dịch không thực hiệntheo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng, gây tổn thất cho bên kia Tổn thất này phụthuộc vào chênh lệch giữa tỷ giá thị trường và tỷ giá đã thỏa thuận trong hợp đồngthực hiện
Ví dụ: Một hợp đồng bán 1.000.000 USD theo tỷ gía 15.500VND/USD đãđược ký kết Ngân hàng đã mua 1.000.000USD với tỷ giá 15.000VND/USD Trướcngày giá trị hợp đồng người mua phá sản, ngân hàng lỗ 500VND/USD cho thựchiện giao dịch này
2.4.5 Rủi ro chủ quyền
Rủi ro chủ quyền xảy ra khi việc chuyển đổi một đồng tiền sang một đồngtiền khác bị cấm đoán do quy định của nhà nước Rủi ro chủ quyền có ảnh hưởnglớn đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ Ngày nay xu hướng quốc tế hóakhuyến khích kinh doanh ngoại hối trong quy định, rủi ro chủ quyền khó xảy ra
Trang 15Chương 3 RỦI RO TỶ GIÁ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA
Trong môi trường toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt là hội nhập trong lĩnhvực tài chính - ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ quan trọng trong hoạtđộng của các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm thoả mãn nhu cầu của kháchhàng và nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng (NH) Việc tham gia các giaodịch ngoại hối ngày càng gia tăng đã đặt các NHTM trước nguy cơ rủi ro tỷ giá do
Trang 16sự biến động của tỷ giá và do các ngân hàng thường xuyên không cân bằng về trạngthái ngoại tệ
Lịch sử đã ghi lại không ít dấu ấn về sự đổ vỡ ngân hàng như: Sự phá sảncủa ngân hàng Herstatt năm 1974, sự sụp đổ của tập đoàn Barings hay gần đây nhất
là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á, trong đó rủi ro tỷ giá là mộttrong những nguyên nhân cơ bản Vậy rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng thương mạiViệt Nam (NHTMVN) đang đối mặt là gì và làm thế nào để hạn chế được rủi ronày?
3.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá
3.1.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới
Thế giới
- Thứ nhất, cuộc khủng hoảng 2007-2009 cho thẩy khả năng dự báo và canthiệp tỷ giá của các quốc gia cực kỳ khó khăn Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu manhnha từ tháng 08/2007, hàng loạt các tổ chức tài chính lớn trên thế giới bắt đầu quátrình bán tháo tài sản rủi ro và dịch chuyển dòng vốn vào các tài sản an toàn Mộtđiều cần nhấn mạnh là tổng giá trị ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc
tế danh nghĩa lớn hơn gấp hàng chục lần lượng ngoại tệ thực tế Điều này làm choviệc dự báo tỷ giá trở nên ít có tác dụng trong dài hạn
- Thứ hai, đồng USD có xu hướng mất dần vị thế độc tôn của đồng tiền dựtrữ quốc tế Tuy nhiên, thế giới chưa rõ vai trò của các đồng tiền lớn như Euro, YênNhật, SDR, vàng và các đồng tiền mạnh khác trong vị trí này như thế nào
- Thứ ba, cơ chế tỷ giá cố định của Trung Quốc ngày càng bị Mỹ và cácnước phương Tây chỉ trích và gây sức ép chuyển đổi sang cơ chế tỷ giá linh hoạthơn