Đóng vai trò là một tác phẩm bản lề, về mặt thể loại Chinh phụ ngâm mở đầu cho sự ra đời của thể ngâm khúc trường thiên; về mặt nội dung tư tưởng Chinh phụ ngâm mở đầu cho trào lưu nhâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-**** -
NGÔ HẢI YẾN
CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG CHINH PHỤ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Cảm hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn
là một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Với tính chất là một đề tài rộng, tổng hợp tri thức, do đó đòi hỏi người thực hiện phải dày công sưu tầm và chuẩn bị
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạch Kim Hương cùng các thầy cô giáo trong
tổ Văn học trung đại, khoa Ngữ Văn nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi
và chỉ dạy tận tình cho tôi
Mặc dù đã cố gắng, song thời gian và năng lực có hạn, khoá luận này khó có thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô giáo
Xin chân thành cảm ơn
Trang 3MỤC LỤC
Trang MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Lịch sử vấn đề 2
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8
1.1 Giới thuyết về cảm hứng nhân đạo 8
1.1.1 Về khái niệm chủ nghĩa nhân đạo 8
1.1.2 Cơ sở lịch sử văn hoá nảy sinh trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX 10
1.1.3 Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX 14
1.2 Chinh phụ ngâm - Nguyên tác và bản dịch 16
1.2.1 Đặng Trần Côn – Chinh phụ ngâm 16
1.2.1.1 Tác giả Đặng Trần Côn 16
1.2.1.2 Nguyên tác Chinh phụ ngâm 18
1.2.2 Bản dịch Chinh phụ ngâm 20
1.3 Khái lược về thể ngâm khúc 21
Chương 2: KHÁT VỌNG TRẦN THẾ CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ VÀ SỰ CẢM THÔNG NGỢI CA NGƯỜI PHỤ NỮ 24
2.1 Khát vọng của người chinh phụ 24
2.1.1 Khát vọng công hầu 24
2.1.2 Khát vọng hạnh phúc lứa đôi và hoà bình êm ấm 28
2.2 Sự cảm thông ngợi ca người phụ nữ 34
2.2.1 Cảm thông cho tình cảnh lẻ loi và nỗi lòng chinh phụ 34
2.2.2 Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ 37
Trang 4Chương 3: THÁI ĐỘ PHÊ PHÁN CHIẾN TRANH
PHONG KIẾN PHI NGHĨA 41
3.1 Thực chất cuộc chiến tranh 41
3.2 Thái độ phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa 44
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là một tác phẩm có vai trò
quan trọng trong văn học Việt Nam Trung đại nói chung và văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng Ra đời cách
đây hơn hai thế kỷ nhưng Chinh phụ ngâm vẫn chứng tỏ là một viên ngọc
sáng trong kho tàng văn học Tác phẩm đã gây ấn tượng với không ít người yêu văn chương, trong đó có cá nhân người nghiên cứu Tiếp xúc với tác phẩm, chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn, toàn diện hơn để thoả mãn lòng mến mộ đối với tác phẩm
1.2 Đóng vai trò là một tác phẩm bản lề, về mặt thể loại Chinh phụ
ngâm mở đầu cho sự ra đời của thể ngâm khúc trường thiên; về mặt nội dung
tư tưởng Chinh phụ ngâm mở đầu cho trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX– nền văn học vì con người Do có vị trí quan trọng nên đã có hàng loạt các công trình nghiên
cứu lớn nhỏ đề cập đến những vấn đề đặt ra xung quanh tác phẩm Cảm
hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm cũng là một vấn đề cần quan tâm
nghiên cứu sâu sắc Nhiều công trình đã nói đến những khía cạnh khác nhau của phạm trù cảm hứng nhân đạo nhưng chưa toàn diện và hệ thống Vì vậy, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề này để khám phá chiều sâu nhân đạo của tác phẩm dưới góc nhìn tập trung hơn, toàn diện và hệ thống hơn
1.3 Cảm hứng nhân đạo là một trong hai nội dung chủ đạo, xuyên
suốt trong văn học Việt Nam nói chung Có nhiều tác phẩm được trích
giảng trong chương trình THPT liên quan đến vấn đề này Đặc biệt Chinh phụ ngâm được trích giảng trong chương trình ngữ văn 10 vói trích đoạn
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” Bởi vậy, kết quả nghiên cứu của
luận văn này sẽ góp phần trang bị nguồn kiến thức sâu sắc, đầy đủ hơn để phục vụ cho công việc giảng dạy
2 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Cảm hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm của Đặng
Trần Côn, chúng tôi hướng đến những mục đích nghiên cứu sau:
Trang 62.1 Khái lược những tri thức chung về thể loại ngâm khúc và trào lưu
nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, để có những tri thức cơ sở, nền tảng cho sự phân tích sâu hơn về tác phẩm
2.2 Trình bày một cách hệ thống, trực tiếp, toàn diện về các biểu hiện
của chủ nghĩa nhân đạo trong Chinh phụ ngâm nhằm đưa đến một cách
nhìn, cách cảm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thân phận, khát vọng của người chinh phụ, qua đó thấy được tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của tác phẩm
2.3 Phát hiện và tổng hợp những kiến thức bổ trợ hữu ích cho tri thức
đọc hiểu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (sách ngữ văn
10, tập 2) nói riêng và những tác phẩm thể hiện cảm hứng nhân đạo được trích giảng trong chương trình THPT nói chung
3 Lịch sử vấn đề
Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XVIII, Chinh phụ ngâm
của Đặng Trần Côn đã gây một tiếng vang lớn trong giới văn sỹ đương thời Tác phẩm được mọi người đón nhận với lòng yêu thích và say mê,
“thậm chí gây nên cơn sốt diễn âm kéo dài ít nhất là đến đầu thế kỷ XIX” [15, 424] Và từ đó tới nay, đã có rất nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu
về tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau Ở đây chúng tôi xin được đề cập đến hai hướng nghiên cứu chính
3.1 Hướng nghiên cứu về những vấn đề chung
Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Chinh phụ ngâm bị khảo (1953) đã tiến hành nghiên cứu Chinh phụ ngâm trên nhiều phương diện, đặc biệt là vấn
đề dịch giả của tác phẩm Ông đã đưa đến kết luận: Bài hiện hành chính là dịch phẩm của Phan Huy Ích
Tiếp bước Hoàng Xuân Hãn, Lại Ngọc Cang đã viết cuốn Chinh phụ ngâm (1964) trong đó tác giả đã dày công khảo sát các bản dịch nhằm tìm
ra dịch giả đích thực của khúc ngâm, đồng thời ông cũng bày tỏ cái nhìn mới mẻ đối với tư tưởng của tác giả gửi gắm trong nguyên tác
Trang 7Nhóm tác giả cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (tập 3), (1978) cũng đã
trình bày tương đối đầy đủ các vấn đề xoay quanh tác phẩm từ tác giả, dịch
giả, đề tài cho đến nội dung, nghệ thuật của Chinh phụ ngâm
Đến năm 1989, Phạm Luận trong cuốn Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục cũng đã nghiên cứu về Chinh phụ ngâm, trong đó đưa ra kết luận: Chinh phụ ngâm “Là câu chuyện tâm tình của người vợ có chồng đi chiến
trận” (tr 52)
Năm 1990, trong sách Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, các tác giả Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận đã trình bày tổng hợp các tri thức về Chinh phụ ngâm trong chương 2
Tiếp đến phải kể đến cuốn Giảng văn Chinh Phụ Ngâm của Đặng
Thai Mai trong đó tác giả không những khái lược những tri thức tổng quát
về tác phẩm mà còn gợi mở ra những hướng hiểu, hướng cảm về Chinh Phụ Ngâm
Phạm Hà Phương, trong sách Gương mặt văn học Thăng Long, Nxb
Sở VH-TT Hà Nội, 1994 đã nêu lên vấn đề: Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Kiều với khúc ngâm chinh phụ
Gần đây, trong lần tái bản thứ 7 cuốn Việt Nam Văn học nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục 2007, Nguyễn Lộc trong chương 2 thuộc phần thứ 2 của cuốn sách đã tổng hợp tri thức về Chinh phụ ngâm đồng thời có những chú giải mới mẻ về tác phẩm
Nhìn chung bàn về Chinh phụ ngâm đã có nhiều công trình quan tâm, song vấn đề cảm hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm thì các nhà
nghiên cứu mới chỉ đề cập tới một số khía cạnh, phương diện nào đó Ở đây, chúng tôi xin được giới thiệu một số bài viết tiêu biểu, liên quan gần gũi đến vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm nghiên cứu
3.2 Hướng nghiên cứu về nội dung tác phẩm và những vấn đề
liên quan đến đề tài
Các tác giả đi theo hướng nghiên cứu nội dung đã nhìn nhận xem xét tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau và các quan điểm có sự phát triển theo thời gian Trước năm 1945, cách phê bình đánh giá theo truyền thống
Trang 8Nho giáo vẫn chi phối đến cách nhận hiểu tác phẩm Chinh phụ ngâm
Những người theo phái cựu học xuất phát từ quan điểm “văn dĩ tải đạo” ít quan tâm đến yếu tố cá tính, cá nhân trong văn học, nhìn thấy đằng sau tác phẩm văn học không phải là một cá tính sáng tạo cụ thể mà chỉ nhận xét tác phẩm chủ yếu trên phương diện luân lý Nguyễn Đỗ Mục (1941) đã đánh giá: “Khúc ngâm này chẳng những quý về phương diện văn chương
mà còn đáng quý về phương diện luân lý nữa một người đàn bà đang khi vắng chồng hàng bao nhiêu năm mà vẫn giữ trọn được các bổn phận trong gia đình như thế phỏng có phải là cái gương quý báu đáng soi ở cõi Á Đông này không” [25; 7]
Sau 1945, cái nhìn đã có phần sâu sắc hơn: “Chinh phụ đại diện cho một hạng phụ nữ bậc trung không đủ cương nghị để chịu đựng âm thầm
mà có đủ can đảm để lo tròn gia đạo, treo cao cái gương hiếu– hạnh, trung– trinh của người dân yêu nước, người vợ thương chồng, người con thờ mẹ, người mẹ nuôi con” [29; 98]
Tác giả Tạ Văn Ru (1953) đã viết: “Khúc ngâm giãi bày một tình yêu thiết tha của người chinh phụ, một tình yêu sâu xa bền chặt đầy hy sinh, tượng trưng cho tấm lòng của tất cả những người thiếu phụ biết thủ tiết” [31; 10]
Bàn về nội dung phản chiến lại có nhận định: “Tư tưởng oán ghét chiến tranh vẫn bao trùm lên cả khúc ngâm, oán ghét các thứ chiến tranh
do giai cấp chính trị gây nên để thực hiện mục đích xâm lược, để đàn áp nhân dân trong nước” [3; 14]
Cũng nói về nội dung này, Đặng Thanh Lê đã viết: “Chiến tranh phong kiến đã dày xéo hạnh phúc gia đình và chủ yếu là hạnh phúc lứa đôi của cặp vợ chồng trẻ… trong những ngày đằng đẵng cách xa, tâm trạng người chinh phụ cũng trải qua những diễn biến phức tạp, luyến tiếc, nhớ nhung, buồn rầu, lo lắng, dằn dỗi, ước mơ… nhưng tất cả mọi tâm trạng ấy xoay một nỗi niềm sâu kín nhất: Đấy là lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi” [17; 56, 57]
Trang 9Năm 1994, nhóm tác giả Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang,
Nguyễn Lộc đã nói: “Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn đề nóng hổi
của thời đại là tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hoà bình của nhân dân” [4; 27]
Đến năm 1997, nhóm tác giả cuốn Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam đã có những đánh giá sâu sắc: “Chinh phụ ngâm khúc
của Đặng Trần Côn (Bản Hán Văn) và của Đoàn Thị Điểm (Bản dịch Nôm hiện hành) tập trung biểu hiện khát vọng được hưởng hạnh phúc tuổi trẻ, cái phần vật chất nhất của con người” và “Trong toàn bộ khúc ngâm, duyên đôi lứa là niềm thiết tha nhất Bao nhiêu chờ mong, khắc khoải đều tập trung vào nỗi lo sợ “tuổi xuân lỡ thì” Tất cả đều cho thấy một cá nhân vật chất trần thế duy nhất đang được ý thức, mọi huyễn hoặc siêu nhiên đều đáng ngờ [32; 166, 167]
Nguyễn Lộc thì lại cho rằng: “Vấn đề trung tâm đặt ra trong khúc ngâm suốt từ đầu đến cuối là mâu thuẫn chiến tranh với cuộc sống của con người, với hạnh phúc lứa đôi… Gạt đi phần phô trương, đầy màu sắc phong kiến, dấu vết mặt bảo thủ trong thế giới quan của nhà thơ, chúng ta vẫn có thể nhận ra ngay ở đây không phải có cái gì khác mà chính là một khát vọng thiết tha, giản dị của đôi lứa thanh niên chán ghét chiến tranh, muốn sống mãi bên nhau trong hoà bình, trong tình yêu và hạnh phúc” [18; 150]
Sang những năm đầu thế kỷ XXI, các vấn đề xoay quanh Chinh phụ ngâm vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Ngô Văn
Đức (2001) đã viết: “Vấn đề chủ yếu trong tác phẩm là vấn đề hạnh phúc… Hạnh phúc đích thực đáng quý nhất chính là tình yêu đôi lứa trong
sự hoà hợp tôn trọng lẫn nhau, là hạnh phúc tuổi trẻ được quan niệm như một quan niệm tự nhiên, thiêng liêng nhất của con người mà tạo hoá đã ban cho nó” [5; 15]
Dương Quảng Hàm (2002) trong Việt Nam văn học sử yếu lại viết:
“Lời than vãn của một người đàn bà còn trẻ tuổi mà chồng đi lính xa không
về Cảnh ly biệt, tình nhớ thương, nỗi lo cho chồng phải xông pha trận
Trang 10mạc, nỗi buồn cho mình phải lẻ loi lạnh lùng, bao nhiêu tâm sự của một người thiếu phụ vắng chồng mà biết thủ tiết được tỏ rõ cả ra” [8; 310]
Năm 2007, trong lần tái bải thứ 7 cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế
kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX, Nguyễn Lộc lại một lần nữa khẳng định về tiếng nói phản chiến trong tác phẩm: “Chinh phụ ngâm là một tác phẩm tố cáo chiến
tranh phong kiến một cách thống thiết nhất, chân thành nhất, do đó mà rung động lòng người nhất” [20; 170]
3.3 Như vậy những vấn đề xoay quanh tác phẩm nói chung đã có
nhiều công trình, chuyên luận nghiên cứu đánh giá Song, vấn đề Cảm hứng nhân đạo vẫn chưa được các tác giả đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện mà mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá một khía cạnh, một biểu hiện nào đó của vấn đề Các tác giả chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ
nghiên cứu toàn diện về Cảm hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm như
một vấn đề chuyên biệt mà mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nhận định mang tính khái quát, làm tiền đề, cơ sở cho các hướng nghiên cứu xung quanh tác phẩm
3.4 Trên cơ sở tham khảo những bài viết kể trên và danh mục các tài
liệu tham khảo ở cuối luận văn, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề Cảm
hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn một cách có
hệ thống hơn, hoàn chỉnh và toàn diện hơn để thấy rõ những biểu hiện
chung và những nét riêng, độc đáo chỉ có trong Chinh phụ ngâm ở phương
này Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành so sánh, đối chiếu với nguyên tác
và bản dịch được in trong cuốn Chinh phụ ngâm của Lại Ngọc Cang, Nxb
Văn hoá thông tin, 2007
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu… Ngoài ra chúng tôi còn
sử dụng một số phương pháp khác thường sử dụng trong hoạt động nghiên cứu khoa học
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được khai triển theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Khát vọng trần thế của người chinh phụ và sự cảm thông, ngợi ca người phụ nữ
Chương 3: Thái độ phê phán chiến tranh phi nghĩa
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo
Trang 12Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thuyết về cảm hứng nhân đạo
1.1.1 Về khái niệm chủ nghĩa nhân đạo
Chủ nghĩa nhân đạo là một khái niệm, một phạm trù đạo đức- lý luận văn học và cũng là một nội dung chủ đạo, xuyên suốt của văn học từ xưa đến nay Tuy nhiên, cách hiểu về khái niệm này không hoàn toàn giống nhau mà có sự chuyển biến theo quá trình lịch sử Để đi vào đề tài
Cảm hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn thiết
nghĩ cần phải hiểu đúng về khái niệm “Chủ nghĩa nhân đạo”, để có được điểm nhìn chính xác cho những nghiên cứu về sau
Khái niệm này được Từ điển thuật ngữ Văn học định nghĩa: “Chủ
nghĩa nhân đạo còn gọi là chủ nghĩa nhân văn Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất,…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại”[10; 88]
Còn nếu nhìn vào thế giới văn học nghệ thuật, chủ nghĩa nhân đạo
có thể được hiểu như sự thể hiện những cảm xúc, những tư tưởng của người nghệ sĩ đối với con người và xã hội mỗi thời đại Đó là tấm lòng yêu thương bao la của các nhà thơ, nhà văn đối với tạo vật xung quanh mình
Là tiếng nói tố cáo gay gắt các thế lực tàn bạo đã vùi dập con người và
“một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Sêkhốp)
Văn chương có quyền miêu tả mọi biến thái tinh vi của hiện thực cuộc sống, trong đó có cả cái xấu xa, cái thấp hèn Thế nhưng, điều được đánh giá như “ thanh nam châm” thu hút lòng yêu mến của bao người lại chính là sự cao cả Và có lẽ, cái cao cả nhất trong cuộc sống chính là tinh
Trang 13thần nhân đạo, tinh thần vì con người: “Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người” (Van Gốc)
Trong lịch sử Văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung, những vấn đề về con người luôn chiếm vị trí trung tâm Hoàng
Trinh trong Văn học ngọn nguồn và sáng tạo đã đưa ra một cách hiểu về
chủ nghĩa nhân đạo: “Trong lịch sử văn học các nước, những vấn đề con người luôn luôn chiếm vị trí trung tâm, vai trò của con người trong đời sống tự nhiên và đời sống xã hội, phẩm giá con người và những giá trị do con người tạo ra, con người và cuộc đấu tranh cho tự do, cho chân lý, con người trong quan hệ với xã hội, với giai cấp, dân tộc… Đó là những vấn đề
về con người mà văn học thường đề cập đến và nó cũng là điều làm thành nội dung cơ bản của xã hội nhân đạo trong văn học từ xưa đến nay Nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân đạo là: Đó là nhân bản khi người ta đề cập đến những vấn đề của con người chủ yếu về mặt triết học; là nhân ái khi người ta muốn đi sâu vào mối quan hệ giữa người và người về mặt luân lý
và đạo đức; là nhân văn khi người ta muốn ca ngợi những giá trị của con
người chủ yếu đứng về mặt văn hoá… ” [36; 84]
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2 nâng cao, Nxb giáo dục 2006 lại
định nghĩa: “Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng lấy con người làm gốc, tôn trọng, đề cao giá trị con người, giải phóng cá tính và bảo vệ con người.” Chủ nghĩa nhân đạo được xem là nền tảng, giữ vai trò chủ đạo, cốt lõi trong các sáng tác văn học nghệ thuật từ xưa đến nay Nó trở thành lý tưởng thẩm mỹ cho sự định hướng, sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật và quy định bản chất cho mọi nền văn học nghệ thuật Trên thực tế, có những lúc chủ nghĩa nhân đạo còn được gọi với cái tên là chủ nghĩa nhân văn (như
Từ điển thuật ngữ văn học)
Theo V.P Vonghin: “Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ quan điểm đạo
đức, chính trị bắt nguồn không phải từ cái gì siêu nhiên, kỳ ảo, từ những nguyên lý ngoài đời sống nhân loại mà từ con người tồn tại thực tế trên mặt đất với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó và những nhu cầu, khả năng ấy đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được
Trang 14thoả mãn” [38] Trong Lược khảo các tư tưởng xã hội chủ nghĩa (từ cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII), V.P.Vonghin cũng viết về chủ nghĩa nhân văn như
sau: “Xuất phát từ con người trần tục tồn tại thực tế, đòi hỏi phải được phát triển và thoả mãn càng rộng và càng đầy đủ càng tốt trong đời sống trần tục” và “lấy việc khẳng định một cách lạc quan những nhu cầu và ham mê trần tục để đối lập với đạo đức khổ hạnh thời trung cổ”[39; 445, 446] Trong sáng tác văn học nghệ thuật, hình thái và mức độ biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo hết sức phong phú, đa dạng và độc đáo Vì thế, khi tiếp nhận tác phẩm văn học không nên lược quy giá trị nhân đạo của nó vào những mệnh đề chung trừu tượng mà cần tìm ra những sắc thái biểu hiện tinh tế, độc đáo, cụ thể trong thái độ cảm xúc thẩm mỹ của tác giả đối với con người và cuộc sống Từ những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân đạo như đã nói ở trên, chúng ta sẽ soi rọi vào tác phẩm để làm nổi bật vấn
đề trung tâm của khoá luận: Cảm hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm
của Đặng Trần Côn
1.1.2 Cơ sở lịch sử văn hoá nảy sinh trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII– nửa đầu thế kỷ XIX là thời
kỳ chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, ý thức hệ phong kiến đã suy tàn, được báo hiệu bởi một làn sóng báo táp cách mạng của những cuộc khởi nghĩa nông dân Cùng với đó là sự ra đời của tầng lớp thị dân gắn với sự manh nha hình thành của nền kinh tế hàng hoá Đúng như lời
nhận định của nhóm tác giả cuốn Lịch sử văn học Việt Nam tập 3, đây là
thời kỳ của “Chiếc ngai vàng mục ruỗng và sấm sét của phong trào nông dân khởi nghĩa” [37; 3] Lúc này, chế độ phong kiến Việt Nam bộc lộ đầy
đủ và rõ nét bản chất tiêu cực phản động của nó
Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội Việt Nam trì trệ trong một nền nông nghiệp lạc hậu; sự nảy nở, manh nha của nền sản xuất hàng hoá lại bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên, đất nước chia cắt và bởi những chính sách phản động của giai cấp thống trị Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực, sử sách đã xác nhận khá rõ nét: “Những dân phiêu lưu, ruộng đất phải
Trang 15bỏ hoang, phần nhiều bị bọn thế gia và các làng lân cận chiếm cày, lập văn khế giả để làm bằng cứ.Thậm chí có khi ruộng đã cày cấy hết mà vẫn khai
là hoang phế Dân lưu vong muốn trở về cũng không có ruộng cày cấy, mà kiện cáo thì khổ nỗi không đủ sức” [trích theo 37; 4] và “Vào khoảng năm Giáp Thìn (1724) xét biên, trong dân gian ai có nghề gì là chiếu bổ thuế thổ sản Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệt không thể nộp nổi đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề nghiệp Có người vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi Cũng có kẻ vì nộp gỗ cây mà bỏ rìu, búa, vì phải bắt cá tôm mà phải xé lưới chài, vì phải nộp mật mía mà không trồng mía nữa, vì phải nộp bông chè mà bỏ hoang vườn Làng xóm náo động…” [37; 4, 5]
Trên lĩnh vực chính trị, “Chung quanh chiếc ngai vàng là cả một mớ bòng bong của những tập đoàn, bè phái như Trịnh- Nguyễn, Lê- Trịnh, … tranh chấp chém giết lẫn nhau để dành cái cương vị bá chú thiên hạ” [37; 6] Giáo sư Nguyễn Lộc đã dẫn ra: “Nào cảnh Trịnh Cương lấn quyền Vua
Lê, rồi Trịnh Giang giết Lê Duy Phương, giết cả đại thần Nguyễn Công Kháng, tham tụng Lê Anh Tuấn và quý thích Trương Nhưng Nào Trịnh Sâm giết em là Trịnh Đệ, rồi sai Hoàng Ngữ Phúc giết thái tử Lê Duy Vỹ Cuối đời Trịnh Sâm mê Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng lập con thứ sinh ra
bè đảng trong phủ chúa” [20; 252] Ở đây tồn tại một thực tế trái khoáy và đầy thách thức với những nguyên tắc của đạo lý Nho gia “Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân” Đúng như Alêcxan đờ Rốt đã nhận xét: “… Cái
xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có hai vua nhưng một gọi là vua thì chỉ có tên mà thôi Còn ông chúa kia thì có đủ quyền hành Vua chỉ ra mắt vào những ngày nhất định, như những ngày đại lễ đầu năm Ngoài ra nhà vua chỉ du dú trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vô vị, trong khi ông chúa coi sóc tất cả công việc chiến tranh
và hoà bình” [Trích theo 37; 6, 7]
Hống hách và tranh giành quyền lực với nhau, thế nhưng đối với vua
Trung Quốc bọn cầm quyền lại tỏ ra vô sỉ Hoàng Lê nhất thống chí nói về
mỗi quan hệ giữa vua Lê Triêu Thống và tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị
Trang 16như sau: “Tuy là Hoàng Thượng được phong vương nhưng giấy má đưa đi khắp nơi vẫn viết niên hiệu Càn Long, vì Nghị còn ở đây nên không dám dùng niên hiệu Chiêu Thống” và “ngày ngày tan buổi chầu, Ngài tự đến dinh Nghị chờ nghe việc quân quốc… Nghị cũng ngông nghênh tự đắc, hoàng thượng đến dinh có khi Nghị không buồn tiếp chỉ cho người đứng trên linh các truyền rằng: “Nay không có việc quân quốc, hãy về cung
nghỉ” [Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch của Ngô Tất Tố, Nxb Văn hoá
Hà Nội, 1958, trích theo 37; 5]
Giai cấp thống trị thối nát đang thoi thóp những hơi thở cuối cùng lại càng tỏ rõ bộ mặt phản động Trong cảnh đất nước loạn lạc, đau thương, các anh hùng nghĩa sĩ đã phất cờ khởi nghĩa chống lại triều đình đòi quyền dân sinh, dân chủ Khởi nghĩa nông dân đầu thế kỷ XVIII mới chỉ “nổ ra lẻ
tẻ ở nhiều nơi và đến năm 1737 thì bùng nổ những cuộc khởi nghĩa lớn , như cuộc khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ở Sơn Tây; cuộc khởi nghĩa của
Lê Duy Mật ở Thanh Hoá Đặc biệt trong những năm từ 1739– 1740 khắp
xứ Đàng Ngoài không nơi nào không có nông dân khởi nghĩa Mạn đông bắc có khởi nghĩa Hoàng Công Chất, Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn, Tú Cao; Mạn Tây Bắc có khởi nghĩa của Lê Duy Mật” [20; 226]
Trong tập bài giảng Văn học Việt Nam Trung đại II , các tác giả
Trương Xuân Tiếu và Thạch Kim Hương đã liệt kê khá đầy đủ về các cuộc khởi nghĩa lớn:
“a, Đàng Ngoài: 1 Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương 1751)
2 Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751)
3 Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739-1769)
4 Bạo động của Lê Duy Mật (1738-1770)
5 Khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821-1827)
6 Bạo động của Lê Duy Lương (1833-1834)
7 Khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833-1836)
8 Khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854-1855)
b Đằng Trong: 1 Khởi nghĩa của Chàng Lýa (1769)
Trang 172 Khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1802)
3 Bạo động của Lê Văn Khôi (1833-1836)” [34; 3] Ngoài ra còn có hàng trăm cuộc khởi nghĩa nhỏ hơn ở cả miền xuôi và miền ngược, từ kinh thành cho đến thôn cùng ngõ vắng, có cả kẻ tu hành lẫn tôn thất lãnh đạo Triều đình Lê – Trịnh điều quân đánh dẹp nhưng càng dẹp càng nổi lên rầm rộ Bởi vậy thế kỷ này có thể gọi là “thế kỷ nông dân khởi nghĩa” Trong đó, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do anh em Nguyễn Huệ lãnh đạo, đã quy tụ được sức mạnh toàn dân, đập tan một lúc ba tập đoàn phong kiến và tiêu diệt giặc ngoại xâm (20 vạn quân Thanh năm 1789) Có thể nói “đây là lần đầu tiên trong lịch sử chí khí quật khởi và tinh thần đoàn kết cả lực lượng quần chúng đã được biểu hiện hết sức đẹp đẽ, khá trọn vẹn trong sức mạnh chiến đấu chống giai cấp phong kiến gắn liền với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm, đem lại sự thất bại khá nhục nhã cho tập đoàn phong kiến bán nước và bọn can thiệp nước ngoài” [37; 8] Bàn về làn sóng cách mạng thời kỳ này giáo sư Đặng Thanh Lê cũng nói: “Những cuộc nông dân khởi nghĩa liên tiếp bùng nổ chính là sự bộc lộ tâm trạng bất mãn, phẫn nộ đối với hiện thực đen tối, với giai cấp thống trị và khát vọng tìm đến một cuộc sống tự do hạnh phúc, giải phóng khỏi những thế lực xã hội hắc ám cũng như mọi ràng buộc khắc nghiệt về tinh thần”
Bên cạnh lực lượng nông dân, sự hình thành và phát triển của tầng lớp thị dân, thợ thủ công và thương nhân một cách đông đảo cũng là một hiện tượng đáng lưu ý Họ là những người thuộc tầng lớp tự do, không bị gò bó trong quan hệ gia tộc, cũng như cộng đồng làng xã phong kiến, đã nảy sinh những tư tưởng mới mẻ- tư tưởng mong được sống tự do, hạnh phúc với một khát vọng phát triển tâm lý, bản năng và tình cảm riêng tư
Từ những nguyên nhân trên, đã dẫn tới sự phá sản mang tính chất tất yếu của ý thức hệ phong kiến (Nho giáo) vốn được coi là rường cột của xã hội phong kiến, từng giữ địa vị độc tôn trong những giai đoạn trước Thời này, bao nhiêu tín điều, nguyên tắc phong kiến đều bị vi phạm mạnh mẽ
Hoàng Lê nhất thống chí đã miêu tả thực trạng này một cách chân thực,
Trang 18sắc nét qua chi tiết: Vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy qua sông Như Nguyệt, phải nhờ trấn thủ Nguyễn Cảnh Thước cho đò chở qua và y đã lấy 40 lạng vàng còn lại của vua, thậm chí lột chiếc ngự bào vua đang mặc Đúng như
Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút đã nói: “Đời suy thói tệ”, “thế đạo
ngày một sút kém”, “danh phận lung tung” và “không ai còn biết đâu mà phân biệt thuật với nghịch nữa” Trên thực trạng suy đồi của giáo lý đạo đức phong kiến ấy đã nảy sinh một hiện tượng khá phổ biến trong tầng lớp Nho sĩ phong kiến, ấy là sự khủng hoảng về lý tưởng, về “chí nam nhi”
Họ lâm vào bế tắc, khủng hoảng về lý tưởng, về đường lối và mất niềm tin vào chính quyền Và nếu như ở giai đoạn trước khi gặp hoàn cảnh “đạo bất hành” thì tầng lớp Nho sĩ thường đi vào con đường “độc thiện kỳ thân” (giữ cho bản thân mình trong sạch), lui vào ở ẩn để tìm thú vui thanh nhàn thì tầng lớp Nho sĩ nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX lại biết nhập thân vào mảnh đất gần gũi với tâm tư tình cảm, với cuộc sống của quần chúng nhân dân, đi vào con đường tiếp thu luồng tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa
1.1.3 Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII– nửa đầu thế kỷ XIX
Như đã nói, xã hội Việt Nam giai đoạn này chứa đầy biến động Xuất phát từ hiện thực khách quan đầy sóng gió ấy, văn học giai đoạn này
có sự phát triển hết sức mạnh mẽ Vấn đề con người thực sự trở thành đối tượng hàng đầu trong nhận thức và phản ánh văn học Sự khám phá con người và khẳng định những giá trị chân chính của con người như một tất yếu của lịch sử Chính điều này đã đem lại cho văn học những đổi mới, tạo nên một bước chuyển cơ bản trong lịch sử văn học dân tộc, đó chính là sự
ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
Giáo sư Nguyễn Lộc đã khẳng định: “giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện không phải như yếu tố hay tính chất mà như một trào lưu là căn
cứ vào sáng tác văn học ở giai đoạn này, chủ yếu là vào những sáng tác văn học Nôm Có thể nói rằng hầu như tất cả các tác phẩm tiêu biểu của
Trang 19văn học chữ Nôm nửa cuối thế kỷ XVIII– nửa đầu thế kỷ XIX đều tập trung vào vấn đề con người, nhận thức về con người, đề cao con người và đấu tranh với mọi thế lực thù địch đen tối, phản động của xã hội phong kiến để khẳng định những giá trị chân chính của con người” [20; 57]
Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam giai đoạn này phát triển trên hai nội dung chính, bổ sung cho nhau: Phê phán những thế lực phong kiến chà đạp con người và Đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục Điều đặc biệt là trào lưu tiến bộ này đã có một tác động sâu sắc đến tầng lớp Nho sĩ phong kiến– những người đại diện cho ý thức hệ đương thời Họ, đóng vai trò chủ đạo trên văn đàn, đã tự vượt ra khỏi chỗ đứng của giai cấp phong kiến để đi tới chỗ đồng cảm với cuộc sống khổ đau của quần chúng lao động Đồng thời, họ đã dần đi đến chỗ đồng tình ở những mức độ khác nhau với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của
quần chúng nhân dân, được thể hiện trong nhiều tác phẩm như: Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Truyện Kiều của Nguyễn Du…
Bên cạnh thái độ chính trị ấy là khuynh hướng yêu cầu phát triển cuộc sống cá nhân mà nổi bật nhất là khát vọng giải phòng tình cảm cá nhân và khát vọng tự do, cuộc sống trần tục Đúng như Nguyễn Lộc đã nói: “Giải phóng tình cảm là nội dung chủ yếu của văn học chữ Nôm, đồng thời đó cũng là vấn đề trung tâm của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này” [20; 68] Lúc này, con người đã có ý thức sâu sắc về sự chống đối những thế lực thống trị và những tư tưởng phản động Họ mạnh
mẽ thể hiện những khát vọng, đòi hỏi giải phóng cá nhân, đấu tranh vì tự
do hạnh phúc, vì cả cái tự nhiên bản năng của con người Những tư tưởng mới mẻ này: “Có những yếu tố tiến bộ hết sức đẹp đẽ vì nó dựa trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của quần chúng để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của con người và chống lại những thế lực nào chà đạp lên quyền lợi ấy… Nó có giá trị chống lại một giai cấp thống trị đã đi vào mạt vận Nó
đã có tác dụng đối với lịch sử và đặc biệt là đối với sự phát triển của văn học bấy giờ” [37; 16]
Trang 20Về vấn đề luồng tư tưởng tiến bộ nói trên là của tầng lớp nào trong
xã hội, nhóm tác giả sách Văn học Việt Nam tập 3 đã đưa ra ý kiến: “Tất
nhiên luồng tư tưởng ấy không thể là của giai cấp phong kiến thống trị mà phải nảy nở từ quần chúng bị áp bức và là kết quả hoà hợp của tư tưởng nhiều tầng lớp” [37; 16] Xét hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam lúc này ta cũng có thể nhận thấy tư tưởng của nông dân là chủ yếu, quyết định Lực lượng thị dân và thợ thủ công lúc này mới hình thành, chưa có quá trình phát riển lâu dài và ổn định như nông dân Lênin khi phân tích văn hoá dân tộc thời quá khứ đã nói: “Trong mỗi dân tộc có khối quần chúng lao động
và bị bóc lột, và điều kiện sinh sống của họ làm nảy sinh ra một hệ thống
tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa” [trích theo 37; 17] Áp dụng một chừng mực nào đó ý kiến trên vào hiện thực xã hội Việt Nam nửa cuối thế
kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX ta có thể nói trào lưu tư tưởng tiến bộ nói trên chủ yếu là của giai cấp nông dân, tất nhiên có sự kết hợp với tư tưởng của các tầng lớp khác như thị dân thậm chí là cả những tư tưởng tích cực trong Nho giáo của các Nho sĩ phong kiến
1.2 Chinh phụ ngâm – Nguyên tác và bản dịch
1.2.1 Đặng Trần Côn – Chinh phụ ngâm
1.2.1.1 Tác giả Đặng Trần Côn
Về tác giả của Chinh phụ ngâm, từ trước tới nay, giới nghiên cứu
thống nhất là Đặng Trần Côn Lại Ngọc Cang từng khẳng định rằng: “Phan
Huy Ích trong Dụ am ngâm tập; Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương;Phạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu lục, đều xác nhận điều đó” và “các bản Chinh phụ ngâm cổ nhất như các bản Long Hoà (1902),
Liễu Văn (1922), hiện còn đều ghi tường tận ở đầu khúc ngâm Hán văn:
“Nhân Mục, Thanh Trì, Đặng Trần, tiên sinh Côn trứ” [37; 13] Đặng Trần Côn sinh ra và lớn lên ở làng Nhân Mục (làng Mọc), huyện Thanh Trì phía tây kinh thành Thăng Long (nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Về năm sinh của Đặng Trần Côn hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể Tuy nhiên ta có thể căn cứ vào một số chi tiết để tìm ra Lại Ngọc Cang là
Trang 21người đã nghiên cứu khá sâu về vấn đề này Ông cho biết: “Ông Hoàng Xuân Hãn có nói đến bức thư Đặng Trần Côn gửi cho bạn là Phan Kính – người làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), năm 29 tuổi đậu Thám Hoa (1743) – mời bạn tới thưởng xuân cùng mình Nếu ta nhận giả thiết là đôi bạn ấy xấp xỉ tuổi nhau (Phan Kính sinh năm 1715) thì ta thấy năm sinh của Đặng Trần Côn vào trong
khoảng 1710-1720” [2; 13] Cũng lại theo Lại Ngọc Cang thì trong Tang thương ngẫu lục có ghi việc Đặng Trần Côn đem thơ đến nhà Đoàn Thị
Điểm xin được vào thăm nhưng bị nữ sĩ chê rằng “cậu học trò mới học ấy,
bõ gì nói chuyện” Căn cứ vào Đoàn Thị thực lục thì Đoàn Thị Điểm sinh
năm 1705 do đó ta có thể tin vào giả thuyết Đặng Trần Côn sinh trong khoảng 1710-1720 (trẻ hơn Đoàn Thị Điểm trong ngoài 10 tuổi) Cũng bàn
về vấn đề này, các tác giả Trương Xuân Tiếu và Thạch Kim Hương lại cho rằng Đặng Trần Côn “sinh vào khoảng 1710-1715 và mất vào khoảng 1740-1745 - đầu thế kỷ XVIII: là thời kỳ Đàng Ngoài nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình Lê-Trịnh” [2; 13]
Về năm mất của Đặng Trần Côn, Lại Ngọc Cang cũng cho biết “ông
viết Chinh Phụ Ngâm trong khoảng 1740-1742 Theo Tang thương ngẫu lục thì ông mất khoảng 3 năm sau đó Vậy ông mất trong khoảng 1750 một
vài năm, thọ chưa tới 40 tuổi” [2; 14]
Con người Đặng Trần Côn vẫn được đánh giá là “đểnh đoảng, phóng túng” Ông là một Nho sinh hiếu học (có giai thoại nói rằng khi Trịnh Giang cấm đốt lửa vào ban đêm, ông đã đào hố để thắp đèn đọc sách), tính cách tự
do phóng khoáng, có biệt tài văn chương từ sớm song con đường quan hoạn của ông không mấy thuận lợi và ông chỉ đảm nhận những chức quan nhỏ
Ngoài tác phẩm nổi tiếng là Chinh phụ ngâm , ông còn để lại một số tác phẩm bằng Hán Văn mà Tang thương ngẫu lục nói đến như: Các bài phú Trương Hàn tư thuần lư (Trương Hàn nhớ rau thuần cá vược), Trương Lương bố y (Trương Lương áo vải), Khấu môn thanh (Tiếng gõ cửa); về thơ có Tiêu Tương bát cảnh (Vịnh tám cảnh đẹp ở Tiêu Tương) và một bài
tứ tuyệt chưa công bố bao giờ – bài Biệt ly tình ;về truyện có Tùng bách
Trang 22thuyết thoại (Kể chuyện cây tùng cây bách), Long hổ đấu kỳ (Rồng và hổ đấu phép lạ), Khuyển miêu đối thoại (Chó mèo nói chuyện)
1.2.1.2 Nguyên tác Chinh phụ ngâm
Chinh phụ ngâm – nguyên tác Đặng Trần Côn, ra đời đã gây một
tiếng vang lớn trong văn đàn Việt Nam lúc bấy giờ Trong nước, ngoài nước hết thảy đều vô cùng thán phục Về phía dư luận trong nước, tác giả
Tang thương ngẫu lục thể hiện thái độ trọng thị một cách gián tiếp thông
qua những giai thoại có phần huyền bí: “Khoảng năm về già, ông làm khúc
Chinh phụ ngâm , cả thảy đến mấy nghìn lời”, làm xong ông có đưa cho
Ngô Thời Sĩ xem, ông Ngô thán phục mà rằng “Văn này đánh đổ cả lão già
Ngô này chứ gì nữa” Về phía dư luận ngoài nước, Tang thương ngẫu lục
có kể một sự kính phục của một sĩ phu Lưỡng Quảng ( Quảng Đông, Quảng Tây) trong lời nói của một thức giả “tinh thần trút cả vào đây, tác giả bài này chỉ sống ba năm nữa thì chết” [15]
Về thời điểm sáng tác Chinh phụ ngâm ta thấy Phan Huy Chú có nói
rõ trong sách Lịch triều hiến chương loại chí rằng: “Chinh phụ ngâm , một
quyển, Hương Cống Đặng Trần Côn soạn Vì đầu đời Cảnh Hưng có việc binh đao, cảnh biệt ly của người đi chinh thú khiến ông cảm xúc mà làm” (
Lịch triều hiến chương loại chí, văn tịch chí, bản dịch tập IV, Nxb sử học,
Hà Nội, 1961, tr 115)
Đầu đời Cảnh Hưng là vào năm 1740, năm Vua Lê Hiển Tông lên ngôi và cải nguyên Đồng thời trong nội bộ tập đoàn thống trị họ Trịnh diễn ra một cuộc chính biến to lớn: Trịnh Giang bị truất, Trịnh Doanh lên thay Đặc biệt phải kể đến cái tình thế nguy nan “tứ diện thụ địch” của thành Thăng Long khi nỗi phẫn uất của nhân dân đã biến thành hành động chống trả quyết liệt Có thể nói không khí chiến tranh đầy đau thương tang tóc này chính là nguồn cảm hứng chủ yếu để người chí sĩ bất đắc chí kia
làm nên kiệt tác Chinh phụ ngâm Do đó, cũng có thể tìm hiểu thời gian ra
đời qua dấu vết thời đại được thể hiện trong tác phẩm
Ông Đặng Thai Mai cho rằng: nếu so sánh đoạn sử đương thời “ khắp nơi giặc giã nổi dậy như ong Trạm báo tin không được nhanh chóng,
Trang 23phải hạ lệnh cho các lộ như Sơn Tây, Thanh Hoá đều phải đặt những đồn hoả hiệu trên các đỉnh núi Dùng dân sở tại, ngày đêm canh giữ, hễ có biến động thì đốt lửa để báo hiệu…” (Đặng Thai Mai dịch (Khâm định Việt sử
thông giám cương mục quyển 37) và dẫn- Giảng văn Chinh phụ ngâm khúc, tr 37), với hai câu thơ:
Trống Trường An lung lay bóng nguyệt Khói Cam Toàn mờ mịt thức mây
Ta sẽ thấy ở đằng sau những điển cố Trung Quốc còn có cả những thực tế Việt Nam nữa Lại Ngọc Cang còn chú ý đặc biệt đến hướng xuất chinh của người chinh phu- hướng Đông Nam:
Tự lòng biệt hậu đông nam khiếu Đông nam tri quân chiến hà đạo?
Ông cho rằng: “ cái hướng Đông nam ấy hẳn cũng do một thực tế lịch
sử nào đó tạo nên Thực tế đó là: Đúng năm 1740, trong các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp bốn phía kinh thành, hai cuộc khởi nghĩa ở phía Đông và phía Nam là mạnh hơn cả Từ đất Ngân Già, trấn Sơn Nam, quân khởi nghĩa phá vỡ đại binh của họ Trịnh, giết chết đốc lĩnh Hoàng Kim Qua, khiến Trịnh Doanh chưa ngồi yên ở ngai chúa sau một cuộc chính biến đã phải vội vàng cầm binh đến đánh.Còn ở trấn Đông( Hải Dương) thì quân Ninh Xá đóng đại đồn ở Chí Linh có tới mấy vạn người, vùng vẫy ở các hạt Từ Sơn, Nam Sách, Hồng Châu, Thuận Thành, đến năm 1741, họ Trịnh đem đại binh đến đánh mới thu được những thắng lợi đầu tiên” [2;22] Với những nghiên cứu, tìm tòi, Lại Ngọc Cang một lần
nữa khẳng định “ mọi cuộc khảo cứu đều dẫn tới kết luận này: Chinh phụ ngâm được sáng tác trong khoảng 1740-1742, vào một thời kỳ rối ren bậc
nhất của lịch sử Việt Nam” [2; 17]
Về dung lượng Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình có quy mô
tương đối lớn Tuy nhiên, trong quá trình lưu truyền và khảo cứu, vẫn tồn tại
nhiều ý kiến khác nhau Về nguyên tác chữ Hán, Từ điển thuật ngữ văn học
cho rằng có 483 câu thơ, Trương Đình Nguyên lại cho rằng có 476 câu thơ
Trang 24Mặc dù còn tồn tại những nghi vấn xung quanh tác phẩm song giá trị
của Chinh phụ ngâm thì được bao đời ghi nhận Với thành công của Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn đã được tác giả sách Tang thương ngẫu lục
đánh giá thơ ông” có phong cách cao trội” và đã khiến cho dòng thơ đương thời chấn khởi hẳn lên
1.2.2 Bản dịch Chinh phụ ngâm
Chinh phụ ngâm ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XVIII và ngay lập
tức gây nên một cơn sốt diễn âm kéo dài ít nhất là đến đầu thế kỷ XIX Đúng như Phan Huy Ích đã từng ca ngợi:
Nhân Mục tiên sinh Chinh phụ ngâm Cao tinh, dật điệu bá từ lâm
Cận lai khoái trá tương truyền tụng
Đa hữu thôi giao vi diễn âm…
(Khúc Chinh phụ ngâm của tiên sinh làng Nhân Mục
Tình cao điệu lạ rải khắp rừng văn Gần đây truyền tụng lấy làm thích lắm
Đã có nhiều kẻ trau dồi lời mà diễn âm)
( Theo Dụ am ngâm tập- ngẫu thành) Việc có nhiều người vì trọng thị mà diễn âm Chinh phụ ngâm cũng đã được nhóm tác giả Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX nói đến: “Đến nay, giới nghiên cứu tính được tới 6 dịch giả khác nhau:
Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản( anh ruột Nguyễn Du), Bạch Liên am Nguyễn( có lẽ là Nguyễn Huy Lượng) và 2 dịch giả khuyết danh”.[1; 73] Hay như Nguyễn Lộc đã nói: : “ Ông Hoàng Xuân Hãn sưu
tầm được trong Chinh phụ ngâm bị khảo cả thảy 7 bản dịch và phỏng dịch Chinh phụ ngâm, trong đó có 4 bản bằng thể song thất lục bát và 3 bản
bằng thể lục bát của các dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Bạch Liên
am Nguyễn, Nguyễn Khản và 3 người nữa chưa biết là ai” [20; 155]
Mặc dù vậy, vấn đề ai là dịch giả của bản Chinh phụ ngâm mà
chúng ta vẫn quen thuộc lại vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến không đồng nhất:
“Bản dịch thành công hơn cả và lâu nay được lưu hành rộng rãi (thể song
Trang 25thất lục bát, 412 câu với câu mở đầu là” thưở trời đất nổi cơn gió bụi”) ở bản khắc xưa nhất vẫn còn giữ được (bản của hiệu Long Hoà, 1902) ghi rõ
là của dịch giả Đoàn Thị Điểm Một số nhà nghiên cứu sau này như: Phan Huy Chiêm( Nam Phong số 106, tháng VI- 1926), Hoàng Xuân Hãn(
Chinh phụ ngâm bị khảo, Paris, 1952), Lại Ngọc Cang( Chinh phụ ngâm,
Hà Nội, 1964) cho bản dịch hiện hành là của Phan Huy Ích” [37; 73]
Trước tới nay, số đông bạn đọc và người nghiên cứu vẫn cho rằng bản dịch hiện hành là của Đoàn Thị Điểm Trên giấy trắng, Vũ Hoạt là
người đầu tiên đã viết trong bài tựa bản Chinh phụ ngâm khúc (Danh gia Quốc âm, Long Hoá xuất bản, Hà Nội, 1902) rằng “tư tích: Đặng tiên sinh
sở tác, Đoàn phu nhân diễn âm” (nhớ xưa- Hán văn: Đặng tiên sinh làm sách ấy, Đoàn phu nhân diễn ra Quốc âm) Thậm chí ngay trên bản in này còn ghi rõ “Thanh Trì, Nhân Mục, Đặng Trần tiên sinh Côn trứ- Văn Giang Trung Phú Đoàn phu nhân Điểm diễn âm” Tuy nhiên, càng về sau này giới nghiên cứu lại càng nghiêng về giả thiết rằng Phan Huy Ích là dịch giả của bản dịch hiện hành Đặc biệt, Lại Ngọc Cang đã bỏ ra công sức tìm kiếm tư liệu, tiến hành nghiên cứu nguyên tác và các bản dịch để
đưa đến kết luận: “tôi đã tin rằng Phan Huy Ích là dịch giả bản Chinh phụ ngâm hiện hành” [2; 74] Ý kiến này, càng về sau càng nhận được sự đồng
tình của nhiều nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc là một ví dụ: “chúng tôi… có thiên hướng tán thành quan điểm của các ông Hoàng Xuân Hãn, Lại Ngọc
Cang cho bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của Phan Huy Ích” [20;
157] Mặc dù vậy, kết luận cuối cùng vẫn là ở sự quyết định tối hậu của dư luận chung và những chứng cớ, luận cứ về sau
1.3 Khái lƣợc về thể ngâm khúc
Là một tác phẩm được viết theo thể ngâm khúc- một thể loại văn học
trong văn học cổ điển phương Đông, Chinh phụ ngâm tỏ ra có ưu thế nổi
trội trong việc thể hiện tâm tư tình cảm, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người( người chinh phụ) Nói vậy để thấy được vai trò của việc lựa chọn thể loại trong sáng tạo văn học Thiết nghĩ, cũng nên tìm hiểu một đôi nét về thể ngâm khúc nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu về sau
Trang 26Theo Dương Quảng Hàm “Ngâm là một bài văn vần tả những tình cảm trong lòng, là những tình buồn, sầu, đau thương Các ngâm khúc trong văn tả vẫn làm theo thể song thất lục bát” [7; 139]
Lê Văn Hoè lại nói: “Ngâm là văn vần làm theo thểthơ song thất lục bát hoặc xen lẫn câu ngắn câu dài, có khi giống hệt thể ca ở nghĩa( buồn than), và cách đọc(ngâm nga, trầm lắng).Ngâm khúc bắt nguồn lối tư, khúc của Tầu” [12; 10]
Hoàng Xuân Hãn trong Chinh phụ ngâm bị khảo cũng đã định
nghĩa: “Ngâm là những bài thơ có vần điệu, làm ra để đọc với giọng than vãn” [9; 12]
Nhóm biên soạn Những khúc ngâm chọn lọc lại viết: “Ngâm khúc là
những tác phẩm hoàn toàn trữ tình,có thể gọi là trường thiên trữ tình,được viết bằng thể song thất lục bát” [4; 14]
Phan Ngọc và Lê Ngọc Cầu thì cho rằng:Ngâm khúc là “thể loại thích ứng với những con người cô độc, bộc lộ những tâm trạng của mình bằng tâm trạng đối chiếu hiện tại với quá khứ hoặc tương lai để trả lời cho câu hỏi hạnh phúc ở đâu: ở hiện tại, ở quá khứ hoặc tương lai” [27; 71]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, thể ngâm khúc được định nghĩa:
“Thể thơ trữ tình thường được làm theo thể song thất lục bát, để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn, phiền, đau xót triền miên,day dứt Vì thế ngâm còn được gọi là vãn hay than” [10; 137]
Còn theo Trần Đình Hượu: “Ngâm khúc, truyện Nôm và hát nói là những thể loại văn học được sáng tạo do những nhu cầu thực tế để nói những điều người ta không nói trong thơ phú và cổ văn” [14; 45] Theo ông, ngâm khúc ra đời không phải ngẫu nhiên mà nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế của cuộc sống tâm hồn con người thế kỉ XVIII
Ngô Văn Đức lại đưa ra định nghĩa: “Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình dài hơi, phản ánh tâm trạng bi kịch của con người đã có ý thức về quyền sống, về hạnh phúc cá nhân, trong giai đoạn lịch sử nhất định được viết bằng ngôn ngữ dân tộc(chữ Nôm) và thể thơ dân tộc song thất lục bát” [5; 49]
Trang 27Cũng nói về thể ngâm khúc, Phạm Tuấn Vũ cho rằng: “Thể ngâm khúc Thể loại này ngôn từ theo thể song thất lục bát, phương thức trữ tình, dung lượng lớn Ngâm là loại trữ tình trường thiên, có khả năng biểu hiện tâm trạng có quá trình, có nhiều biến thiên, do đó có khả năng biểu hiện sâu sắc số phận con người và đặt ra những vấn đề xã hội lớn và những giá trị nhân sinh phổ quát” [42; 53]
Trong nền văn học cổ trung đại Việt Nam, sự ra đời của ngâm khúc
là một bước ngoặt to lớn và Chinh phụ ngâm chính là dấu ấn đánh dấu sự
ra đời đó Trên đây là những vấn đề chung khái quát được chúng tôi trình bày để tạo tiền đề cho những nghiên cứu cụ thể hơn, sâu sắc hơn về các
biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong Chinh phụ ngâm ở phần tiếp theo
Trang 28Chương 2 KHÁT VỌNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ VÀ SỰ CẢM THÔNG,
NGỢI CA NGƯỜI PHỤ NỮ 2.1 Khát vọng của người chinh phụ
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
Trong Chinh phụ ngâm, mặc dù không phải là nội dung chủ đạo
nhưng vấn đề công danh cũng một lần nữa được đề cập tới Điểm đặc biệt ở đây là nghiệp công danh không phải được nhìn nhận qua tư tưởng của một bậc “đại trượng phu” mà qua con mắt của một người phụ nữ ( người chinh phụ) Nàng đã tự vượt qua cái giới hạn nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa để nói thay chinh phu khát vọng công danh, phú quý
Người chinh phụ hồi tưởng, giữa cảnh náo động của những ngày
“nước thanh bình ba trăm năm cũ” không còn nữa và khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”, chinh phu xuất hiện như một chàng dũng sĩ, có đủ sức mạnh để xoay chuyển thời thế Hình ảnh người chinh phu lúc đầu xiết bao
la lộng lẫy, oai phong Chàng sẵn sàng “ xếp bút nghiên”, nghe theo tiếng gọi của “sứ trời” để lên đường chiến đấu:
Sứ trời sớm giục đường mây Phép công là trọng niềm Tây sá gì
Lý tưởng công danh, khát vọng phong hầu của bản thân chinh phu và cũng chính là nỗi lòng chinh phụ, được thể hiện ngay từ những dòng đầu của khúc ngâm Ở đây, ta thấy được quyết tâm của một con người trước giờ
ra trận Đó là quyết tâm đặt “ phép công” lên trên hết, xem đó là sức mạnh
để vượt qua mọi khó khăn Chinh phụ nhận thấy chồng nàng tuân theo “ sứ
Trang 29trời”, theo mệnh vua ban, từ giã cuộc sống bình yên với nghiên bút, sách vở
để xông pha nơi chiến trường đầy nguy nan những mong lập được công trạng Và rõ ràng là nàng cũng đồng tình với lí tưởng đó Nhà thơ đã khéo léo vẽ nên khung cảnh của hai cuộc sống: một thì ấm êm, phong lưu của “ dòng hào kiệt” ; một đầy vất vả, hiểm nguy với “ đao cung”, “ thước gươm”
Sự lựa chọn sẽ đứng về bên nào của người chinh phu đã góp phần khẳng định quyết tâm, ý chí của chàng và sự ủng hộ của chinh phụ:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt Xếp bút nghiên theo việc đao cung Thành liền mong tiến bệ rồng Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời
Qua dòng hồi tưởng của chinh phụ, chúng ta có thể thấy được thái
độ đồng tình, ngợi ca của nàng đối với chí khí, quyết tâm của chinh phu Xuất thân của chàng cũng dần được hé lộ: chàng vốn là con nhà dòng dõi
“hào kiệt”, được gắn với nghiệp bút nghiên, sớm tiếp xúc với sách thánh hiền Bởi vậy, hơn ai hết chàng hiểu rõ cái “nợ công danh” của người nam
tử và chữ “trung” của kẻ bề tôi Người chinh phu đã ra đi để biến lý tưởng của mình thành hành động với quyết tâm giết giặc, đoạt thành, lập công
Lý tưởng của chàng cũng chính là lý tưởng chung của những người nam tử thời phong kiến – thời kỳ chịu sự ràng buộc mạnh mẽ của chữ trung, của chí nam nhi:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Ở đây, nếu bỏ qua vấn đề thực chất của cuộc chiến tranh ( sẽ nói ở phần sau), chúng ta sẽ thấy một sự đồng điệu trong quyết tâm của người chinh phu với lời “ Hịch tướng sỹ” tràn ngập hào khí Đông A của Trần Quốc Tuấn:
Dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng
Cái khác ở đây, là vấn đề thực chất của cuộc chiến mà mỗi bên sẽ tham gia: nếu ở Trần Quốc Tuấn là quyết tâm của tướng sĩ trước giờ xung trận đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi đất nước thì ở chinh phu là quyết