1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN điểm CHỐNG TOÀN cầu hóa

6 514 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 84 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN CÁ NHÂN CHỦ ĐỀ 4: QUAN ĐIỂM CHỐNG TOÀN CẦU HÓA GVHD: TS. NGUYỄN HÙNG PHONG LỚP: CAO HỌC QTKD K20 ĐÊM 1 THỰC HIỆN: ĐÀO ÁNH TUYẾT Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12/2012 Chủ đề 4: Quan điểm chống tòan cầu hóa Các tổ chức quốc tế như WTO và IMF có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các điều kiện cho mậu dịch tự do và nguồn lực tài chính để thúc đẩy toàn cầu hóa. Những người ủng hộ các tổ chức này lập luận rằng toàn cầu hóa về phương diện dài hạn sẽ làm gia tăng sự giàu có của các quốc gia nghèo hiện nay. Những người phản đối cho rằng, những tổ chức này bị chi phối bởi các nước đã phát triển cho nên toàn cầu hóa chỉ dẫn đến sự duy trì quyền lực chi phối về kinh tế và chính trị của các nước đã phát triển. Anh/chị hãyphân tích những quan điểm ủng hộ và phản bác và rút ra kết luận của mình. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v . trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. (Nguồn: theo Wikipedia) Tự do hóa thương mại là nội dung quan trọng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, thể hiện qua các thể chế kinh tế thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là WTO, thông qua đó các vấn đề tiếp cận thị trường được giải quyết cùng các cam kết về tự do hóa thương mại. Đây là quá trình dỡ bỏ dần những rào cản thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo sự canh tranh bình đẳng thông qua việc cắt giảm dần thuế quan, loại bỏ hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu,… Tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu dư quốc tế cũng được đẩy mạnh. Tự do hóa tài chình bao gồm nới lỏng kiểm soát tín dụng, tự do hóa lãi suất, tự do tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới… Hình thành nhiều tổ chức kiên kết kinh tế quốc tế ở những cấp dộ khác nhau (khu vực và thế giới) như EU, ASEAN, NAFTA, APEC,… trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của WTO và IMF trong quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đã thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế kỷ XX, tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế kỷ, tổng GDP thế giới đã tăng 5,2 lần. Đầu năm 1950, tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu là 7%, thì hiện nay đã tăng lên hơn 50%. Năm 2004, tổng giá trị thương mại toàn cầu đạt hơn 22.267 tỉ USD, làm cho thương mại thực sự trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia có cơ hội gia tăng các mối quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ, tận dụng các dòng lưu chuyển của vốn đầu tư công nghệ, kinh nghiệm quản lý….Nhờ đó các quốc gia còn có cơ hội trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Điều này lại càng có ý nghĩa với các nước đang phát triển, vốn chịu nhiều thua thiệt trong công cuộc đổi mới sau chiến tranh. - Toàn cầu hóa thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất vốn mang bản chất quốc tế ngày càng có tính phổ biến, đưa lại sự tăng trưởng cao, tạo ra các điều kiện vật chất cho sự phát triển của con người, của xã hội. - Toàn cầu hóa kinh tế đặt ra sự phát triển bền vững, toàn diện, yêu cầu phải đặc biệt chú ý tới môi trường sinh thái, môi trường xã hội đòi hỏi phải xem con người là trung tâm của sự phát triển, là nguồn lực của mọi nguồn lực. - Toàn cầu hóa chuyển giao công nghệ và truyền bá tư tưởng, lối sống của các quốc gia với nhau trên quy mô ngày càng lớn. Những thành quả mới mẻ, những khám phá, sáng tạo về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, lối sống, cách sống . tác động đến các dân tộc, đến từng gia đình, từng người. - Toàn cầu hóa làm cho không gian hẹp lại: "làng toàn cầu” với thông tin nhanh nhạy; "chợ văn hóa toàn cầu” với phim ảnh, báo chí, đồ chơi, trò chơi . của nhân loại vào từng nhà; "đại siêu thị toàn cầu” với sinh hoạt, đồ ăn, thức uống, ăn mặc, giải trí . đến từng người; "trụ sở lao động toàn cấu” với thị trường sức lao động rộng lớn, phổ biến; "mạng lưới tài chính toàn cầu” thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội, tác động đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. - Toàn cầu hóa tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn, làm cho thời gian tăng giá trị, vừa tạo ra thời cơ và cũng là thách thức lớn cho tiến trình đổi mới tư duy, đổi mới cách thức lãnh đạo, quản lý sâu rộng không chỉ ở tầm vĩ mô quốc gia mà cả tầm vi mô ở từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình. - Toàn cầu hóa, nhất là kinh tế thị trường đã đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn liền động cơ và hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạt động của con người, trong nhân cách mỗi người. Nó buộc người ta phải khắc phục lối tư duy cảm tính, phương thức tư duy kiểu "ngoại suy", chủ quan và phải rèn luyện, nâng cao phương thức tư duy lý tính, lành mạnh. Mục đích, động cơ phải trên cơ sở hiện thực và phải đi đôi với những biện pháp, những phương tiện hữu hiệu để hiện thực hóa trong thực tế Với những lợi ích thấy được của toàn cầu hóa, xuất hiện những nhóm gọi là những người ủng hộ toàn cầu hóa. Nhóm này cho rằng với toàn cầu hóa, sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó dem lại lợi ích cho người lao dộng trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa các nguồn nhân công trên toàn hế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn. Toàn cầu hóa đối với những người ủng hộ dường như là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế cho số đông. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hộ và lợi ích cộng đồng lại cho rằng một số khía cạnh của toàn cầu hóa là nguy hại. Với họ toàn cầu hóa là việc thúc đẩy chương trình nghị sự của những người theo chủ nghĩa tập đoàn, hoặc lý luận rằng đây chỉ đơn thuần là hình thức đế quốc; một số khác cho rằng toàn cầu hóa áp đặt một hình thức kinh tế dựa trên tín dụng, kết quả dẫn tới nợ nần và khủng hoảng nợ nần. Những người phản đối toàn cầu hóa chỉ trích các nước phương tây là đạo đức giả vì các nước phương Tây ép buộc các nước nghèo xóa bỏ hàng rào thương mại nhưng chính họ lại giữ lại hàng rào cho chính họ, thậm chí còn đặt ra thêm nhiều hàng rào thuế quan để hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển. Nếu như lợi ích của toàn cầu hóa không quá nhiều thì cái giá phải trả cho nó là quá đắt, đó là vấn nạn về môi trường , tham nhũng, thất nghiệp, rối loạn xã hội…Toàn cầu hóa đã đưa tới sự quan tâm nhiều hơn của các tổ chức phi chính phủ như IMF, WB, WTO… trong đó WB đảm bảo nhiêm vụ tái thiết và phát triển còn IMF có nhiệm vụ đảm bảo ổn định kinh tế toàn cầu. Qua thời gian IMF đã thay dổi cơ chế hoạt động, từ chỗ buộc các nước theo đuổi chính sách tiền tệ - tài khóa mở rộng thì giờ đây chỉ chấp nhận cho nước khác vay nếu các nước này thực hiện chính sách tiền tệ - tài khóa thu hẹp. Khá nhiều chính sách mà IMF áp đặt, đặc biệt là tự do hóa thị trường tài chính quá sớm đã đẩy nhanh quá trình bất ổn toàn cầu, do đó dẫn đến sự ra đời của WTO nhằm tránh những chính sách thương mại kiểu “hại hàng xóm” và hoạt động trên nguyên tắc không đặt ra các quy định mà tạo một diễn đàn đàm phán thương mại giữa các bên với nhau, đảm bảo thỏa thuận được thực hiện. Những ý tưởng thành lập các tổ chức này đều tốt nhưng qua thời gian dần bị biến dạng khác đi. Cụ thể là bắt một nước trong giai đoạn đầu của qúa trình phát tiển mở cửa cho hàng hóa nhập khẩu, việc này có thể bóp chết các ngành công nghiệp non trẻ trong nước hay kiểu thắt chặt tiền tệ đẩy lãi suất lên cao khiến thất nghiệp cao hơn hay tồi tệ hơn là tự do hóa chẳng đem lại tăng trưởng mà còn làm cho nghèo đói tăng thêm. Đằng sau những vấn đề của các tổ chức quốc tế này chính là cơ cấu quản trị của chúng, chúng không chỉ bị điều khiển bởi các nước công nghiệp giàu có mà còn bởi giới tư bản thương mại và tài chính, cho nên những chính sách này sẽ thiên về lợi ích của các nhóm này. Và vấn đề là ai đại diện cho một quốc gia, tại IMF là các bộ trưởng tài chính và WTO là các bộ trưởng thương mại nhưng những người phải còng lưng trả nợ lại là người nông dân hay các doanh nhân hay người tiêu dùng phải trả giá cao hơn do hàng rào thương mại hay gánh nặng cho trợ cấp xuất khẩu. Toàn cầu hóa tuy thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nhưng điểm xuất phát không giống nhau, điều kiện không giống nhau, trình độ không giống nhau nên có sự không đồng đều trong việc lĩnh hội những lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại. Đây rõ ràng là một cuộc chơi không cân sức, vì quyền lực chỉ tập trung một số nước, bỏ rơi phần lớn các nước kém phát triển; tập trung một số người, bỏ rơi đa số người nghèo. Ngoài ra còn là những lo ngại về biến đổi môi trường sinh thái, tội phạm quốc tế, đạo đức lối sống xã hội… Với tình hình kinh tế xã hội như nước ta hiện nay, tôi ủng hộ cho quan điểm toàn cầu hóa. Không thể phủ nhận những ích lợi mà toàn cầu mang lại cho sự phát triển của các nước đang phát triển, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các khoản trợ cấp.Bên cạnh đó, toàn cầu hóa còn mang lại những thay đổi trong chính sách, quản lý của Nhà nước, mà nhờ đó có thể đẩy mạnh được tốc độ tăng trưởng kinh tế.Để thể hiện Việt Nam sẵn sàng hòa nhập với thế giới, Nhà nước cũng đã và đang tích cực điều chỉnh hành lang pháp lý, ký kết các thỏa thuận song phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thông thương mua bán, hợp tác trao đổi giữa Việt nam và các nước, nhờ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giải quyết vấn đề thất nghiệp. Tôi cũng không phủ nhận những bất lợi, đe dọa mà toàn cầu hóa đem lại, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề ở chỗ chúng ta nên sáng suốt để đón nhận những lợi ích từ việc hội nhập với thế giới, và biết nên tránh những cạm bẫy mà hậu quả là thế hệ sau này sẽ phải gánh chịu. . đình, từng người. - Toàn cầu hóa làm cho không gian hẹp lại: "làng toàn cầu với thông tin nhanh nhạy; "chợ văn hóa toàn cầu với phim ảnh, báo. thực hóa trong thực tế Với những lợi ích thấy được của toàn cầu hóa, xuất hiện những nhóm gọi là những người ủng hộ toàn cầu hóa. Nhóm này cho rằng với toàn

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w