Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
159 KB
Nội dung
Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Chương I:Toàn cầu hóa và đặc điểm của toàn cầu hóa 2 I. Khái quát chung về toàn cầu hóa 2 1. Khái niệm 2 2. Toàn cầu hóa kinh tế 5 II. Những đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế 5 Chương II: Tác động của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển 6 I. Tác động tích cực 6 1 Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển 6 2 Nguồn vốn đầu tư tăng lên rõ rệt 7 3 Trình độ kỹ thuật-công nghệ nâng cao 8 4 Cơ cấu kinh tế hợp lý 8 5 Tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại 10 6 Xây dựng cơ sở hạ tầng 11 7 Tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến 11 II. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa 12 1. Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu 12 2 Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần 12 3 Các khoản nợ của các nước đang phát triển tăng lên 13 4 Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém 14 5 Mở rộng lãnh thổ, tăng thêm dân số 14 6 Phân hóa giầu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển tăng lên 15 7 Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi 15 III. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam 16 Chương III: Các giải pháp của các nước đang phát triển 20 1 Chủ động hội nhập từng bước vững chắc 20 2 Lợi dụng những yếu tố thuận lợi một cách khoa học 20 3 Vừa hợp tác, vừa đấu tranh 21 4 Liên kết để có tiếng nói chung 22 KẾT LUẬN 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây, xu thế toàncầuhoá đã trở thành một xu thế pháttriển tất yếu, khách quan, đưa nhân loại thực sự bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên toàn cầu. Mỗi quốc gia đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề toàncầu hoá. Xu thế toàncầuhoá đã lan toả và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ, mọi nền văn hoá dân tộc, bất kể đó là quốc gia, vùng lãnh thổ, nền văn hoápháttriển hay đangphát triển. Toàncầuhoá đã trở thành một hiện thực sống độngcủa thế giới, đangtácđộng nhiều chiều, nhiều mặt đến sự pháttriểncủa tất cả các quốc gia, dân tộc, nó đặt ra nhiều thời cơ, nhưng cũng không ít thách thức; nó hàm chứa cả những động lực cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh – cơ hội làm giàu cho nhiều người, nhưng cũng đe doạ đến thu nhập và cuộc sống của hàng trăm triệu con người trước nguy cơ nghèo đi, bần cùng hoá và thất nghiệp. Quốc gia nào tận dụng được những tích cực củatoàncầuhoá sẽ phát triển, ngược lại phải chịu thua thiệt do tácđộng từ mặt trái của nó. Nhiều nghiên cứu gần đây đã đưa ra những kết luận quan trọng và được dựa trên những chứng cứ cụ thể và xác thực trong nhiều năm, đều khẳng định toàncầuhoá có ý nghĩa to lớn đốivớicác mục tiêu tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở cácnướcđangphát triển. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Tác độngcủatoàncầuhoáđốivớicácnướcđangphát triển” để nghiên cứu. Em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quang Minh đã giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này. 2 Chương I: TOÀNCẦUHOÁ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦATOÀNCẦUHOÁ I.Khái quát chung về toàncầuhoá 1.Khái niệm: Toàncầuhóa không phải là một hiện tượng mới lạ trong lịch sử pháttriểncủa loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàncầuhóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây. LÀN SÓNG TOÀNCẦUHÓA THỨ NHẤT (1492 – 1760) Làn sóng toàncầuhóa thứ nhất được đánh dấu bởi sự kiện Christopher Columbus tình cờ phát hiện ra Châu Mỹ, kéo dài cho đến cuối thế kỷ 18 và đã để lại nhiều hệ quả sâu sắc. Nếu như trước năm 1500, trình độ pháttriển và điều kiện sống của con người trên thế giới (về thu nhập, tuổi thọ v.v.) tương đốiđồng đều thì đến cuối thế kỷ 18, thế giới đã bị phân hóa một cách rõ nét. Đặc biệt, sự thăng trầm quyền lực củacác quốc gia xảy ra với tốc độ khá nhanh. Trung Quốc là một ví dụ rất tiêu biểu, từ một nước dẫn đầu thế giới về gần như mọi phương diện trở thành một nước rơi vào sự đe dọa thường trực của phương Tây. Cho đến thế kỷ 15, có thể nói Trung Quốc là đại cường quốc của thế giới và là quốc gia đi đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực. Trung Quốc lúc bấy giờ chiếm 1/5 dân số thế giới và là một quốc gia (đồng thời cũng là thị trường) thống nhất với diện tích rộng. Trung Quốc cũng là nước có hạm đội hải quân hùng mạnh nhất. Về thương mại, Trung Quốc hồi đó là một trong vài nước có thặng dư thương mại, và theo một số ước lượng thì thương mại đường biển của Trung Quốc lớn gấp 15 lần thương mại qua biển Baltic của cả Châu Âu gộp lại. Về các mặt triết học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo …, Trung Quốc đều có thể tự hào về những đóng góp của mình cho nền văn hiến của nhân loại. 3 Làn sóng toàncầuhóa thứ nhất thực chất là lịch sử củacác cuộc chinh phạt và sự manh nha của chủ nghĩa thực dân. Về mặt kinh tế và quân sự, Trung Hoa đã phải dần lùi bước trước cácnước phương Tây với công nghệ giao thông và quân sự ưu việt hơn. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn này, chiến lược chinh phạt đã tự chứng minh tính không bền vững, không chỉ vì sức tàn phá vô cùng to lớn của nó mà trên thực tế, chinh phạt là một “cuộc chơi có tổng bằng không”. LÀN SÓNG TOÀNCẦUHÓA THỨ HAI (1760 - 1914) Làn sóng toàncầuhóa thứ hai được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi thủy từ nước Anh vào nửa cuối thế kỷ 18 và kéo dài cho đến thế chiến thứ nhất. Sự xuất hiện của máy hơi nước, và sau đó là đường sắt, điện tín v.v. và cùng với nó là làn sóng toàncầuhóa thứ hai đã đưa thế giới chuyển sang một quỹ đạo mới. Sức mạnh củađộng cơ hơi nước đã thay thế rất nhiều cho lao động nặng nhọc, đồng thời năng suất cao hơn cũng có nghĩa là từ nay thế giới có thể duy trì được một dân số lớn hơn. Bên cạnh những điều thần kỳ mà cuộc cách mạng công nghiệp mang lại cho nước Anh cũng như một số nước công nghiệp khác thì thời kỳ này cũng chứng kiến sự hình thành nên một giai cấp mới – giai cấp vô sản bị bần cùng hóa. Bắt đầu từ đây xuất hiện một sự đối lập giữa một bên là giới chủ tư bản - chủ sở hữu củacác tư liệu sản xuất, và bên kia là giai cấp công nhân được tự do bán sức lao động nhưng lại hoàn toàn vô sản. GIỮA HAI LÀN SÓNG TOÀNCẦUHÓA (1914 - 1980) Mâu thuẫn bên trong chủ nghĩa thực dân cũng như giữa người dân thuộc địa vớicácnước thực dân đã đặt dấu chấm hết cho làn sóng toàncầuhóa thứ 2. Từ 1914 cho đến 1945, toàncầuhóa hoàn toàn dừng lại. Siêu lạm phát ở Đức ngay sau chiến tranh, rồi đến cuộc đại khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ năm 1929, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở Đức, rồi ở Ý và Nhật, cuộc chiến tranh 4 thế giới thứ 2 ., tất cả đều dẫn tới cùng một đích: sự hủy diệt. Nhưng từ đống tro tàn của thế chiến thứ hai, trong khi cả châu Âu gần như đã hoàn toàn kiệt quệ thì nước Mỹ đã nổi lên và khẳng định mình như là một cường quốc mới với sứ mạng lãnh đạo làn sóng toàncầu mới. Thế chiến thứ 2 cũng đã cho thế giới thấy nhu cầu hợp tác và xích lại gần nhau giữa các quốc gia, và một số thể chế toàncầu đã được hình thành ngay sau chiến tranh như UN, WB, IMF v.v. Tuy nhiên, trong những năm từ 1945 đến 1980, mặc dù làn sóng toàncầuhóa trên thế giới có nhích lên chút ít nhưng không thể lan xa được do bị chặn đứng bởi bức màn thép và bởi vực thẳm khác biệt về ý thức hệ giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Hệ quả là thương mại quốc tế trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra trong nội bộ của mỗi phe nhưng có thể nói không có sự đột biến lớn lao nào xảy ra trong giai đoạn này. LÀN SÓNG TOÀNCẦUHÓA THỨ BA (1980 - nay) Làn sóng toàncầuhóa thứ ba chỉ thực sự nổi lên vào những năm 1980, đánh dấu bởi sự gia tăng của công-ten-nơ hóa, sự pháttriển vận tải hàng không, cước phí thông tin liên lạc giảm đi một cách nhanh chóng, sự pháttriển ứng dụng rộng rãi của công nghệ sinh học và điện tử, và sự xuất hiện và pháttriển như vũ bão của internet! Nếu thu gọn hệ quả củatoàncầuhóa trong thời đại ngày nay về một vài từ thì những từ đó có lẽ sẽ là tốc độ cao, khoảng cách nhỏ, mật độ cao, cường độ lớn! Không gian vật lý trong đời sống của con người đã được thu nhỏ lại rất nhiều kể từ những nỗ lực khám phá thế giới đầu tiên của Marco Polo, Vasco da Gama, Columbus v.v . hàng trăm năm trước. Nhưng đáng lưu ý hơn, toàncầuhóa gia tăng tốc độ và vì vậy thu hẹp khoảng cách, hệ quả của việc thu hẹp khoảng cách là sự phụ thuộc lẫn nhau được cảm nhận mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một lần nữa, thế giới bước vào một bước ngoặt, và khi gia tốc của thế giới tăng lên không ngừng 5 thì chỉ cần chậm chân (chứ chưa nói đến xảy chân) thì tụt hậu và lạc đường là hệ quả tất yếu. Hiện có nhiều khái niệm về toàn cầu hóa, nhưng một cách chung nhất: Toàn cầu hóa (Globalization): là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia các dân tộc trên toàn thế giới. Các lĩnh vực chủ yếu của toàn cầu hóa: Kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quân sự, môi trường sinh thái . trong đó toàn cầu hóa kinh tế là vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất. 2. Toàn cầu hóa kinh tế: Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa kinh tế. Về bản chất: Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất. II. Những đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế 1. Các nền kinh tế quốc gia đan xen, tác động và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ; sản phẩm mang tính quốc tế sâu sắc. 2. Tự do hóa thương mại đang trở thành nội dung chủ yếu của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. 3. Các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế ngày càng được tự do. 4. Sự gia tăng và mở rộng các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế và vai trò ngày càng quan trọng của WTO. 5. Các công ty xuyên quốc gia (TNC) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới 6 Chương II: TÁCĐỘNGCỦATOÀNCẦUHOÁĐỐIVỚICÁCNƯỚCĐANGPHÁTTRIỂN I. Tácđộng tích cực 1. Phát huy được lợi thế so sánh để pháttriểnToàncầuhoá tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự pháttriểncủacácnướcđangphát triển. Một trong những thời cơ thuận lợi đó là cácnướcđangpháttriển nếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong quá trình toàncầuhoá sẽ có sự phân chia thành các nhóm nướcvới những lợi thế so sánh tương ứng để bổ sung cho nhau trong sự hợp tác và phát triển. Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ pháttriểncủa mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém pháttriển thì lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số cácnướcđangpháttriển chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường Đó là một thách thức lớn đốivớicácnướcđangphát triển. Nhưng toàncầuhoá cũng mang lại cho cácnướcđangpháttriển những cơ hội mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình pháttriển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ cácnướcđangpháttriển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàncầuvới cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó cácnướcđangpháttriển có cơ hội tiếp nhận được cácdòng vốn quốc tế, cácdòng kỹ thuật - công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại. Nhưng cơ hội đặt ra như nhau đốivớicácnướcđangphát triển, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước. 7 Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàncầuhoácủacácnướcđangpháttriển là nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháttriển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch thế giới củacácnướcđangpháttriển ngày một tăng (1985: 23%, 2007: 40%). Năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế củacácnước mới nổi và đangpháttriển là 6.3%. Dự kiến năm 2011 tốc độ tăng trưởng củacácnước này là 6.3%. Cácnướcđangpháttriển cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (1985: 47%, 2007: 80%) và cácnướcđangpháttriểnđang nắm giữ khoảng gần 30% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới. 2. Nguồn vốn đầu tư tăng lên rõ rệt Kinh tế toàncầuhoá biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho cácnướcđangpháttriển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho pháttriển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Cácnướcđangpháttriển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Toàncầuhoá đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào cácnướcđangphát triển, nhất là trong khi cácnướcđangpháttriểnđang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào cácnướcđangpháttriển tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 cácnướcđangpháttriển thu hút tới 37%, năm 2010 cácnước này thu hút 50% lượng vốn FDI toàn thế giới, nhiều hơn so vớicácnướcphát triển. Trong dòng vốn đầu tư vào cácnướcđangpháttriển thì dòng vốn tư nhân ngày càng lớn. 8 3. Trình độ kỹ thuật - công nghệ nâng cao Trước xu thế toàncầuhoácácnướcđangpháttriển tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ pháttriểncủa mình đều có cách thức riêng pháttriển theo con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường pháttriển là: Thứ nhất, du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ cácnướcpháttriển để xây dựng những ngành công nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. Tuỳ thuộc vào khả năng vốn, trí tuệ . mà cácnướcđangpháttriển lựa chọn một hoặc cùng lúc cả hai con đường pháttriển nói trên. Toàncầuhoá cho phép cácnướcđangpháttriển có điều kiện tiếp nhận cácdòng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ cácnướcpháttriển để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của mình. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của từng nước biết tìm ra chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Trong quá trình toàncầuhoácácnướcđangpháttriển có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất củacácnướcđangphát triển. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Toàncầuhoá được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở cácnướcđangphát triển. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI . cácnước này có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dangcủacácnướcphát triển. 4. Cơ cấu kinh tế hợp lý Toàncầuhoáđòi hỏi nền kinh tế củacác quốc gia, trong đó có cácnướcđangpháttriển phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở cácnướcpháttriển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn 9 lớn . đang chiếm ưu thế, còn ở những nướcđangpháttriển chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nướcđangpháttriển nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường pháttriển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình toàncầuhoá sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển. Mỗi nướcđangpháttriển cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể pháttriển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế củacácnướcđangpháttriển đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế đòi hỏi chính phủ cácnước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn pháttriển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổicủacác điều kiện pháttriểntoàn cầu. Điều đó buộc cácnướcđangpháttriển phải tìm ra con đường công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Pháttriển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế cácnướcđangpháttriển nhanh chóng chuyển được nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về 10