TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN SAU ĐẠI HỌC BÀI THẢO LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁNPHƯƠNGTHỨCPHÁTHÀNHCHỨNGKHOÁNTHỰCTRẠNGTẠIVIỆTNAM Nhóm 9: Đào Cù Huy Phùng Khuất Thị Mai Phương Lê Mai Phương Ngô Thanh Phương Nguyễn Minh Phương Hà Nội, 01/2013 Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNam LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, có rất nhiều cách để Doanh nghiệp có thể chủ động trong việc huy động các nguồn vốn của mình như vay vốn từ các tổ chức tín dụng, huy động vốn của các cổ đông, pháthànhchứngkhoán .Một trong những hình thức doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí, vừa có thể chủ động trong việc sử dụng vốn của mình là hình thức huy động vốn bằng cách pháthànhchứng khoán. Như thế doanh nghiệp vừa có thể tận dụng được một nguồn huy động lớn, tập trung cho dài hạn để theo đuổi các mục tiêu chiến lược của công ty. Đây sẽ là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp tạo được uy tín, phát triển được thương hiệu và có được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư lẫn ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế ở ViệtNam cho thấy các doanh nghiệp cũng chưa tận dụng được lợi ích của việc pháthành cổ phiếu để tận dụng được cơ hội kinh doanh của mình, tính thanh khoản của chứngkhoán chưa cao, cũng như các doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm kiến thức chuyên sâu để có một đợt pháthành hoàn hảo ở Việt Nam. Trước tình hình đó, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về pháthànhchứngkhoán và thựctrạngpháthànhchứngkhoán hiện nay ở ViệtNam như thế nào, qua đó có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về thựctrạng hiện nay. Trong bài viết này, nhóm em xin đưa ra một số ý kiến về: “Phương thứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngpháthànhchứngkhoán ở ViệtNam hiện nay” 2 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNam PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ PHÁTHÀNHCHỨNGKHOÁN I. Khái niệm về pháthànhchứngkhoán Việc chào bán lần đầu tiên chứngkhoán mới gọi là pháthànhchứng khoán. Nếu đợt pháthành dẫn đến việc đưa một loại chứngkhoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là pháthành lần đầu ra công chúng. Nếu việc pháthành đó là việc pháthành bổ sung bởi tổ chức đã có chứngkhoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt pháthànhchứngkhoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được pháthànhchứngkhoán mà chỉ những chủ thể pháthành mới có được quyền này. II. Các chủ thể pháthành Chủ thể pháthànhchứngkhoán là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứngkhoán do mình pháthành cho nhà đầu tư. Chủ thể pháthành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư. 1. Chính phủ Mục đích pháthành của Chính phủ là bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách và huy động vốn để tài trợ cho các công trình, dự án lớn và quan trọng. Chính phủ pháthành các loại chứngkhoán bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu công trình và Tín phiếu kho bạc. 2. Các doanh nghiệp Các doanh nghiệp pháthành ra các chứngkhoán để huy động vốn và tăng vốn cho sản xuất kinh doanh bên cạnh nguồn vốn đi vay từ các Ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường có 3 hình thức tổ chức doanh nghiệp cơ bản, đó là: Doanh nghiệp một chủ; Công ty hợp danh và Công ty cổ phần. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp ban hànhnăm 2005 và có hiệu lực từ T7/2006, chỉ có các công ty cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá là tổ chức được phép pháthành cả trái phiếu và cổ phiếu. Doanh nghiệp Nhà nước và các Công ty TNHH được phép pháthành trái phiếu để huy động vốn. Các doanh nghiệp còn lại: Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty hợp danh không được phép pháthành bất cứ loại chứngkhoán nào ra thị trường. 3. Các quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, được hình thành bằng vốn góp của các nhà đầu tư để tiến hành đầu tư vào chứngkhoán và các loại hình đầu tư khác. Mục đích thành lập quỹ đầu tư là tập hợp và thu hút những nhà đầu tư nhỏ, lẻ tham gia kinh doanh. Đặc trưng cơ bản nhất của Quỹ đầu tư là quỹ vừa đóng vai trò là tổ chức pháthành bằng việc pháthành ra các chứngkhoán như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư vừa đóng vai trò là tổ chức đầu tư, kinh doanh các loại chứng khoán. Quỹ đầu tư có nhiều loại, mỗi loại sẽ có phươngthứcpháthànhchứngkhoán khác nhau. PHẦN II: CÁC PHƯƠNGTHỨCPHÁTHÀNHCHỨNGKHOÁNPháthànhchứngkhoán là tiền đề quan trọng trong quá trình luân chuyển chứng khoán, là điều kiện quyết định sự thành công trong quá trình huy động vốn đối với chủ thể pháthànhchứng khoán. Việc phân chia các phươngthứcpháthành dựa trên các tiêu thức khác nhau I. Phân loại theo đợt pháthành Theo tiêu thức này, người ta phân chia phươngthứcpháthànhchứngkhoán thành pháthành lần đầu và pháthành các đợt tiếp theo (phát hành bổ sung) - Pháthành lần đầu là việc tổ chức pháthànhchứngkhoán lần đầu tiên sau khi đã đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của UBCKNN. Mục đích của việc pháthành lần đầu là để tạo vốn. - Pháthành bổ sung là việc tổ chức pháthành các đợt tiếp theo đã có chứngkhoán được 3 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNampháthành và giao dịch trên thị trường thứ cấp. Mục đích của việc pháthành bổ sung là nhằm tăng thêm vốn II. Phân loại theo đối tượng mua bán chứngkhoán Theo đối tượng mua bán chứng khoán, phươngthứcpháthành được phân chia thành pháthành riêng lẻ (phát hành mang tính nội bộ) và pháthành ra công chúng (hay còn gọi là hình thức chào bán công khai). 1. Pháthành riêng lẻ Pháthành riêng lẻ: là việc pháthành trong đó chứngkhoán được bán trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức, có ý định nắm giữ chứngkhoán một cách lâu dài như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí…), với những điều kiện hạn chế và khối lượng pháthành phải đạt một mức nhất định. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc pháthành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt pháthành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thứcpháthành riêng lẻ, việc pháthành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này Luật pháp các nước cũng có những quy định cụ thể đối với hình thứcpháthành riêng lẻ. Ví dụ như ở Mỹ, trong trường hợp pháthành tiêng lẻ thì không được quảng cáo bằng các phương tiện thông tin đại chúng cũng như hội thảo rộng rãi và nếu các nhà đầu tư tham gia mua không mang tính chuyên nghiệp thì số lượng không được vượt quá 35 người và phải cử ra một đại diện mua. Tại Thái Lan, tổng số tiền huy động qua pháthành riêng lẻ không được quá 20 triệu Bath và cho dưới 35 người. Các doanh nghiệp thường lựa chọn pháthành riêng lẻ bởi một số nguyên nhân sau: - Công ty không đủ tiêu chuẩn để pháthành ra công chúng; - Số lượng vốn cần huy động nhỏ, mục đích chọn pháthành riêng lẻ để giảm chi phí. - Công ty pháthành cổ phiếu nhằm mục đích duy trì các mối quan hệ trong kinh doanh. Ví dụ như pháthành cổ phiếu cho các nhà cung cấp hay tiêu thụ sản phẩm, pháthành cho các đối tác . - Pháthành cho cán bộ công nhân viên chức của công ty. 2. Pháthành ra công chúng Là hình thứcpháthành trong đó chứngkhoán được pháthành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn các nhà đầu tư nhất định, trong đó phải đảm bảo một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ. Ngoài ra, tổng khối lượng pháthànhchứngkhoán cũng phải đạt một tỷ lệ theo quy định. Việc pháthànhchứngkhoán ra công chúng phải được cơ quan quản lý Nhà nước về chứngkhoán cấp giấy phép hoặc chấp thuận. Sau khi pháthành trên thị trường sơ cấp, chứngkhoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứngkhoán khi đã đáp ứng được các quy định về niêm yết chứngkhoán của SGDCK. Tổ chức pháthànhchứngkhoán ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự quản lý, giám sát riêng theo quy định của pháp luật về chứngkhoán và thị trường chứng khoán. Việc pháthành ra công chúng được phân biệt thành hai hình thức: pháthành cổ phiếu ra công chúng và pháthành trái phiếu ra công chúng. - Trường hợp pháthành cổ phiếu ra công chúng, việc pháthành được thực hiện theo một trong hai phươngthức sau: + Pháthành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc pháthành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Nếu cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là IPO sơ cấp, còn khi cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là IPO thứ cấp. + Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt pháthành cổ phiếu bổ sung của công ty cho rộng rãi các công chúng đầu tư. 4 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNam Chào bán sơ cấp có thể chào bán bằng tiền mặt hoặc pháthành quyền mua. - Trường hợp pháthành trái phiếu ra công chúng, việc pháthành được thực hiện bằng một phươngthức duy nhất, đó là chào bán sơ cấp. Ý nghĩa của việc phân biệt giữa pháthành riêng lẻ và pháthành ra công chúng Việc phân biệt pháthành riêng lẻ và pháthành ra công chúng là để xác định những người pháthành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứngkhoán an toàn, công khai và có hiệu quả. Việc pháthànhchứngkhoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty. Chứngkhoánpháthành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứngkhoán sơ cấp. III. Điều kiện và thủ tục pháthành 1. Điều kiện pháthànhchứngkhoán lần đầu Điều kiện quy định đối với các công ty phải đáp ứng trước khi được phép pháthànhchứngkhoán ra công chúng được chia làm hai nhóm chỉ tiêu: nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ tiêu định tính. a) Các chỉ tiêu định lượng: - Công ty phải có quy mô vốn nhất định. Vốn quy định tuỳ theo mỗi nước, có thể là quy định vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, vốn cổ phần (tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũng như số lượng các cổ đông ngoài công ty) . - Tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty: Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khi xin phép pháthành ra công chúng. - Tổng giá trị của đợt pháthành phải đạt quy mô nhất định - Một tỷ lệ nhất định của đợt pháthành phải được bán cho một số lượng quy định công chúng đầu tư. - Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của công ty trong một khoảng thời gian quy định. b) Các chỉ tiêu định tính: - Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên Ban giám đốc điều hành và Hội đồng quản trị phải có trình độ kinh, nghiệm quản lý công ty - Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích của các nhà đầu tư. - Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của cả phải có độ tin cậy cao nhất, được chấp thuận kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín. - Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành. - Công ty phải được một hoặc một số các tổ chức bảo lãnh pháthành đứng ra cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành. TạiViệt Nam, theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Chứngkhoán và thị trường chứngkhoán và Thông tư số 60/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về Hướng dẫn pháthành CP ra công chúng, các tiêu chuẩn cơ bản để một công ty pháthành cổ phiếu ra công chúng được quy định như sau: - Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký pháthành cổ phiếu tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam; - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký pháthành phải có lãi; - Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu từ đợt pháthành cổ phiếu; 2. Thủ tục pháthành 5 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNam - Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin phép pháthành Hồ sơ bao gồm các tài liệu cơ bản sau + Đơn xin phép pháthànhchứng khoán; + Bản sao có công chứng các tài liệu liên quan đến việc thành lập, đăng ký kinh doanh của TCPH; + Điều lệ hoạt động của TCPH; + Nghị quyết của Đại hội cổ đông chấp thuận việc pháthành cổ phiếu + Bản cáo bạch; + Danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc + Các báo cáo tài chính liên tục trong 2 năm liên tục gần nhất tính tới thời điểm nộp hồ sơ đã được kiểm toán + Hợp đồng bảo lãnh pháthành được ký kết giữa tổ chức bảo lãnh chính và TCPH; + Các tài liệu giải trình về khả năng lợi nhuận, thanh toán cổ tức và chấp hành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Bước 2: Nộp hồ sơ xin phép pháthành lên cơ quan quản lý pháthành - Bước 3: Công bố pháthành Trong thời hạn nhất định sau khi nhận được giấy phép phát hành, TCPH phải công bố công khai việc pháthành trên các phương tiện thông tin theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, theo điều 14 Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/11/2003, việc công bố pháthành được quy định như sau: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước cấp chứng nhận đăng ký pháthànhchứng khoán, tổ chức pháthành có nghĩa vụ công bố việc pháthành trên 01 tờ báo trung ương hoặc 01 tờ báo địa phương nơi tổ chức pháthành đặt trụ sở chính. - Bước 4: Chào bán và phân phối chứngkhoán ra công chúng Ngay sau khi nhận được Giấy phép phát hành, TCPH phải gửi cho UBCKNN các tài liệu phục vụ cho việc phân phối, bao gồm: + Bản cáo bạch tóm tắt; + Nội dung thông cáo phát hành; + Các tài liệu khác (nếu có). Sau một thời gian quy định, nếu Uỷ ban chứngkhoán không có ý kiến gì khác, TCPH hay TCBL có thể tổ chức chào bán chứngkhoán ra công chúng. Ở Việt Nam, việc phân phối chứngkhoán được quy định như sau: TCPH hoặc TCBL yêu cầu các nhà đầu tư điền vào phiếu đăng ký mua, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ liên lạc, số lượng chứngkhoán đăng ký, số tiền ký quỹ. Yêu cầu nhà đầu tư đặt cọc một khoản tiền, nhưng không quá 10% trị giá chứngkhoán đăng ký mua. Việc ký quỹ có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc séc chuyển khoản của ngân hàng Thời hạn đăng ký mua chứngkhoán phải đảm bảo kéo dài tối thiểu 30 ngày. Hết thời hạn đăng ký mua, TCPH, TCBL phải thông báo cho người đầu tư biết số lượng chứngkhoán được mua. IV. Bảo lãnh pháthành Khi đã có quyết định pháthànhchứng khoán, các công ty sẽ tìm 1 tổ chức hỗ trợ hoạt 6 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNam động phát hành. Bảo lãnh pháthànhchứngkhoán là 1 trong những hoạt động hỗ trợ đó 1. Khái niệm bảo lãnh pháthành Bảo lãnh pháthành là việc tổ chức bảo lãnh (TCBL) giúp tổ chức pháthành (TCPH) thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứngkhoán và giúp bình ổn giá chứngkhoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Như vậy, bảo lãnh pháthành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán. Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứngkhoán của một tổ chức pháthành nhằm thực hiện việc phân phối chứngkhoán để hưởng phí bảo lãnh hoặc 1 tỉ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành. Đối với thị trường chứngkhoánViệtNam thì nghiệp vụ bảo lãnh pháthành được coi là nghiệp vụ quan trọng và là 1 trong 5 nghiệp vụ được cấp giấy phép hoạt động của công ty bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh pháthành có nhiều ý nghĩa quan trọng, như giảm chi phí phát hành, tạo tính ổn định cho các chứngkhoán mới pháthành trong đó quan trọng nhất là mang lại tính chuyên nghiệp cho thị trường 2. Các phươngthức bảo lãnh pháthành Việc bảo lãnh pháthành thường thực hiện theo một trong các phươngthức sau: - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (firm commitment underwriting): là phươngthức bảo lãnh trong đó TCBL cam kết sẽ mua toàn bộ số chứngkhoánpháthành cho dù có phân phối được hết chứngkhoán hay không. Thông thường, trong phươngthức này một nhóm các TCBL hình thành một tổ hợp để mua chứngkhoán của TCPH với giá chiết khấu và bán lại các chứngkhoán theo giá chào bán ra công chúng (POP) và hưởng phần chênh lệch giá. Phần chênh lệch giá này được gọi là hoa hồng chiết khấu. - Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts underwriting): là phươngthức bảo lãnh mà theo đó TCBL thoả thuận làm đại lý cho TCPH. TCBL không cam kết bán toàn bộ số chứngkhoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứngkhoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho TCPH phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào. - Bảo lãnh theo phươngthức tất cả hoặc không (All or Nothing): trong phươngthức này, TCPH yêu cầu TCBL bán một số lượng chứngkhoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. TCBL phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứngkhoán - Bảo lãnh theo phươngthức tối thiểu - tối đa: là phươngthức trung gian giữa phươngthức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phươngthức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phươngthức này, TCPH yêu cầu TCBL được tự do chào bán chứngkhoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứngkhoán bán được đạt tỉ lệ thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt pháthành sẽ bị hủy bỏ. - Bảo lãnh theo phươngthức dự phòng (Standby underwriting): Đây là phươngthức thường được áp dụng khi một công ty đại chúngpháthành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Vì vậy, công ty cần có một TCBL dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phươngthức dự phòng là việc TCBL cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không được thực hiện. 7 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNam 3. Các chủ thể tham gia đợt bảo lãnh pháthànhchứngkhoán - Tổ hợp bảo lãnh phát hành: là 1 nhóm các tổ chức bảo lãnh đứng ra đảm nhận nghiệp vụ bảo lãnh pháthành nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo việc phân phối chứngkhoán được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả - Tổ hợp bảo lãnh chính: tổ chức này sẽ do đơn vị pháthành lựa chọn. Thẩm quyền của tổ chức bảo lãnh pháthành chính được quy định trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh tham gia đợt pháthành - Nhóm đại lý phân phối: bao gồm các công ty chứngkhoán tự doanh giúp cho việc phân phối chứngkhoán 4. Quy trình thực hiện đợt bảo lãnh pháthànhchứngkhoán - Phân tích và đánh giá khả năng pháthành - Phối hợp với đơn vị pháthành chuẩn bị hồ sơ đăng kí pháthành - Hỗ trợ đơn vị pháthành và tổ chức chào bán chứngkhoán ra công chúng - Bình ổn và điều hòa thị trường. PHẦN III: THỰCTRẠNGPHÁTHÀNHCHỨNGKHOÁN Ở VIỆTNAM 1. Về pháthành cổ phiếu riêng lẻ Khi thị trường chứngkhoán còn nhiều bất ổn như hiện nay, các doanh nghiệp đã hoặc sẽ pháthành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược đang là một xu thế mới. Điều này giúp DN tăng nguồn vốn, ổn định sản xuất kinh doanh cũng như có cơ hội bắt tay với nhiều đối tác tiềm năng mới Tuy nhiên, việc pháthành CP riêng lẻ cũng tồn tại những mặt trái. Cụ thể: thời gian vừa qua, nhiều công ty đã lợi dụng danh nghĩa pháthành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để chào bán với giá rẻ, đây là vấn đề gây bức xúc đối với thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông hiện hữu Khi Đại hội cổ đông thông qua phương án pháthành cho đối tác chiến lược, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sẽ bị giảm đi và cổ phiếu đang lưu hành sẽ bị pha loãng. Quy định chưa chặt chẽ về việc pháthành cho cổ đông chiến lược khiến nhiều tổ chức mang danh nghĩa chiến lược đã bán ngay cổ phiếu khi giá cao mà không gắn bó với doanh nghiệp. 2. Về bảo lãnh pháthành Hoạt động bảo lãnh pháthành của các công ty chứngkhoán ở nước ta hiện nay chưa thực sự đống vai trò lớn do thị trường chứngkhoán ở nước ta chưa thực sự phát triển, số lượng các công ty cổ phần pháthànhchứngkhoán ra công chúng còn rất ít, thiếu các dự án khả thi, các doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng nguồn vốn vay nhiều hơn. Lý do thứ hai là do khối lượng pháthànhchứngkhoán là nhỏ do đó các tổ chức pháthành không cần đến hoạt động bảo lãnh pháthành của các công ty chứng khoán. Và nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ hạn chế của các công ty chứng khoán. Các công ty chứngkhoán ở nước ta hiện nay do hoạt động chưa lâu trên thị trường nên yếu cả về tiềm lực vốn và nghiệp vụ chuyên môn. Với mức vốn đáp ứng ở yêu cầu tối thiểu khi đăng kí như hiện nay, các tổ chức này chỉ dám tham gia với vai trò là đại lý phát hành, tức là đứng ra phân phối cho tổ chức pháthành (và có thể là lo các thủ tục cho tổ chức phát hành) chứ không cam kết bảo lãnh số lượng pháthành hay nhận mua 1 phần hoặc toàn bộ số chứngkhoán chưa được phân phối hết. Đội ngũ cán bộ của các công ty chứngkhoán hiện nay hầu hết đầu là những cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản, tuy nhiên hoạt động bảo lãnh pháthànhchứngkhoán đòi hỏi những cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi mà còn cần phải có kinh nghiệm, hiểu biết về hoạt động bảo lãnh phát hành, và đó là những hạn chế mà các cán bộ của các công ty chứngkhoán ở nước ta còn tồn tại 3. Về một số vấn đề khác Hiện nay các doanh nghiệp ViệtNam chưa tận dụng được lợi ích của việc pháthànhchứng khoán. Việc pháthànhchứngkhoán giúp doanh nghiệp có thể huy động được 1 nguồn vốn 8 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNam lớn, tập trung cho dài hạn để theo đuổi các mục tiêu chiến lược của công ty. Đặc biệt là khi doanh nghiệp pháthành cổ phiếu ra công chúng sẽ trở thành 1 tập thể hoạt động vì lợi ích của nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp ViệtNam không tận dụng được nhiều từ điều này do thị trường chứngkhoánViệtNam không đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư khi quy mô còn quá nhỏ. Hơn nữa có 1 vấn đề đến từ chính các doanh nghiệp, đó là lượng vốn huy động được trên thị trường sơ cấp đã thấp nhưng chất lượng sử dụng các nguồn vốn này còn kém. Cụ thể, các doanh nghiệp sau khi thu được khoản tiền từ việc pháthànhchứngkhoán lẽ ra phải dùng vốn đó để đầu tư mở rộng hoạt động để phát triển doanh nghiệp. Nhưng không, chỉ 1 phần số vốn đó được đầu tư trở lại, phần còn lại chuyển hướng kinh doanh, sử dụng sai mục đích… Như vậy việc huy động vốn từ pháthànhchứngkhoán hiện nay có thể coi là thấp cả về lượng và chất. KẾT LUẬN Pháthànhchứngkhoán là một trong những kênh đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp để huy động vốn, cũng như phát triển thương hiệu của mình trên thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hóa, hiện đại hóa hiện nay. ViệtNam là một nước đang phát triển, việc để các doanh nghiệp có thể có một môi trường phát triển lành mạnh, tận dụng được nguồn vốn lớn tập trung cho dài hạn không chỉ các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực của chính mình mà còn cần có một sân chơi lành mạnh, hiệu quả, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Thay đổi từ cách tư duy, đến cách thức vận hành của doanh nghiệp cũng như của cả thị trường sẽ là điều kiện tiên quyết để tạo ra môi trường thực sự lành mạnh cho các nhà đầu tư hoạt động. 9 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phươngthứcpháthànhchứngkhoán và thựctrạngtạiViệtNam MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần I: Tổng quan về pháthànhchứngkhoán 2 I. Khái niệm về pháthànhchứngkhoán .2 II. Các chủ thể pháthành .2 Phần II: Các phươngthứcpháthànhchứngkhoán .3 I. Phân loại theo đợt pháthành 3 II. Phân loại theo đối tượng mua bán chứngkhoán 3 III. Điều kiện và thủ tục pháthành 5 IV. Bảo lãnh pháthành 8 Phần III: Thựctrạngpháthànhchứngkhoán ở ViệtNam .10 Kết luận 11 10 Nhóm 9_CH21D . về: Phương thức phát hành chứng khoán và thực trạng phát hành chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” 2 Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phương thức phát hành chứng khoán. Nhóm 9_CH21D Chuyên đề: Phương thức phát hành chứng khoán và thực trạng tại Việt Nam động phát hành. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là 1 trong những hoạt