1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

TÌM HIỂU BỆNH tụ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO, bò, dê và đề XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI HEO

54 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Bệnh Tụ Huyết Trùng Trên Heo, Bò, Dê Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Hệ Thống Chăn Nuôi Heo, Bò, Dê
Trường học Trường Đh Lâm Nghiệp – Phân Hiệu Đồng Nai
Chuyên ngành Thú Y
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 504,88 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN TRƯỜNG ĐH LÂM NGHIỆP – PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2 Tên đề tài: TÌM HIỂU BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO, BÒ, DÊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO HỆ THỐNG CHĂN NUÔI HEO, BÒ, DÊ Ở ĐỊA PHƯƠNG Ngành: Thú Y Lớp: LTTY K65B2 Khoa: Nông Học Đồng Nai – Năm 2021 MỤC LỤC PHẦN 2. NỘI DUNG 1 2.1. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG 1 2.1.1. Lịch sử và sự phân bố bệnh 1 2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh 1 2.1.2.1. Phân loại 1 2.1.2.2. Hình thái, cấu trúc 1 2.1.2.3. Đặc tính nuôi cấy 2 2.1.2.4. Đặc tính kháng nguyên và sinh miễn dịch 5 2.l.2.5. Sức đề kháng 14 2.1.3. Truyền nhiễm học 16 2.1.3.1. Loài vật mắc bệnh 16 2.1.3.2. Chất chứa căn bệnh 17 2.1.3.3. Đường xâm nhập 19 2.1.3.4. Cơ chế sinh bệnh 20 2.1.3.5. Cách lây lan 21 2.1.4. Triệu chứng 22 2.1.5. Bệnh tích 24 2.1.6. Chẩn đoán 25 2.1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng 25 2.1.7. Phòng bệnh 27 2.1.7.1. Vệ sinh phòng bệnh 27 2.1.7.2. Phòng bằng vaccin 29 2.2. THỰC TRẠNG VỀ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG 31 2.2.1. Trên thế giới 31 2.2.1. Trong nước 33 2.3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TẠI ĐỒNG NAI 34 2.3.1. Sơ lược về tình hình chăn nuôi tại địa phương (heo, bò, dê): quy mô, phương thức chăn nuôi 34 2.3.2. Phòng bệnh bằng vệ sinh phòng bệnh 35 2.3.3. Phòng bệnh bằng vaccin 35 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 37 II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 43 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1 Trâu chết do tụ huyết trùng 1 Hình 2. 2 tổ chức gan xơ, thoái hóa 3 HÌNH 2. 3 Phế quản viêm xuất huyết 9 HÌNH 2. 4 Bệnh tích xoang bao tim chứa dịch thẩm xuất màu vàng chanh 25 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1 Tình hình chăn nuôi tình Đồng Nai 34 PHẦN 1. MỞ ĐẦU Chăn nuôi trâu bò ở Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể nhằm cung cấp thịt sữa cho nhu cầu thực phẩm của người dân; sức kéo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bên cạnh sự phát triển đó, ngành chăn nuôi trâu bò luôn phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh Tụ huyết trùng trâu bò. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thể bại huyết (Hemorrhagic Septicemia) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi trâu, bò. Hàng năm trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, các báo cáo về tình hình bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở trâu, bò đã cho thấy những thiệt hại kinh tế to lớn. Theo các bào cáo tổng kết công tác thú y hàng năm của các địa phương và kết quả nghiên cứu của Ðặng Xuân Bình và cs (2010) 2; tại tỉnh Hà Giang năm 2008 đã có 276 trâu, 157 bò chết vì bệnh tụ huyết trùng; tương tự như vậy, tại tỉnh Thanh Hóa trong năm 2008 đã có 455 trâu, bò chết và năm 2009 có gần 400 trâu bò chết do bệnh tụ huyết trùng. Ðể khống chế bệnh, cho đến nay đã có một số loại vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò được các cơ quan nghiên cứu, chế tạo, sử dụng để tiêm phòng cho trâu, bò nhưng bênh vẫn liên tục xảy ra, đặc biệt trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc. Ðinh Duy Kháng và cs (2000) 14 cho biết: Việc tiếp tục phân lập xác định vi khuẩn Pasteurella là cần thiết để làm rõ đặc điểm dịch tễ của bệnh để tìm ra quy luật lưu hành, tính gây bệnh của vi khuẩn để sản xuất và ứng dụng vắc xin phù hợp trong từng vùng, hạn chế tiến tới thanh toán bệnh. Lê Văn Tạo và cs (1998)32 cũng khuyến cáo: Nên tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò đạt t lệ cao (>80%) với loại vắc xin có sự tương đồng kháng nguyên với chủng vi khuẩn Pasteurella gây bệnh ở địa phương. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, căn cứ vào những gì đã được học trên giảng đưởng nên em đã chọn đề tài tiểu luận: “Tìm hiểu bệnh tụ huyết trùng trên heo, bò, dê và đề xuất biện pháp phòng bệnh cho hệ thống chăn nuôi heo bò, dê tại địa phương” PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG 2.1.1. Lịch sử và sự phân bố bệnh Bệnh tụ huyết trùng được Bollinger phát hiện lần đầu tiên trên bò năm 1878 ở Munich (Ðức). Những năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, trên nhiều loài gia súc, gia cầm. Năm 1885, Kitt đã phân lập được vi khuẩn. Khi nghiên cứu vi khuẩn tụ huyết trùng gây bệnh ở các loài gia súc, các nhà khoa học thấy sự giống nhau về tính chất gây bệnh, tương đồng kháng nguyên, nhưng khác nhau về tính gây bệnh cho các loài vật. Năm 1887, Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là Pasteurella để ghi nhớ công lao của Louis Pasteur, người có nhiều đóng góp nghiên cứu phát hiện ra loại vi khuẩn này (De Alwis, 1992). HÌNH 2. 1 TRÂU CHẾT DO TỤ HUYẾT TRÙNG 2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh 2.1.2.1. Phân loại Giống Pasteurella có nhiều loài, căn cứ vào tính chất gây bệnh cho các loài động vật, người ta chia giống Pasteurella thành 3 loài, trong đó loài gây bại huyết, xuất huyết cho gia súc, gia cầm là Pasteurella multocida và với từng giống gia súc, gia cầm khác nhau bệnh tụ huyết trùng lại do các serotype khác nhau gây ra. Theo phân loại của Bergey (1994) 41 , Pasteurella spp thuộc: Bộ (order) Eubacteriales Họ (family) Parvobacteriaceae Tộc (tribe) Pasteurellceae Giống (genus) Pasteurella. 2.1.2.2. Hình thái, cấu trúc Vi khuẩn Pasteurella multocida (P. multocida) là vi khuẩn có dạng cầu trực khuẩn nhỏ, gram âm, kích thước khoảng 0,25 0,4 × 0,4 1,5 µm, vi khuẩn có thể đứng riêng lẻ, thành đôi hoặc thành chuỗi, có giáp mô, không sinh nha bào, không có lông, không di động, bắt màu lưỡng cực. Khi nuôi cấy nhiều lần trong phòng thí nghiệm hoặc trên các môi trường nuôi cấy lâu ngày, với các điều kiện không thuận lợi vi khuẩn có khuynh hướng biến dạng, thay đổi hình thái từ trực khuẩn dài hơn cho tới dạng sợi mảnh De Alwis (1999). 2.1.2.3. Đặc tính nuôi cấy P. multocida dễ dàng bắt màu với thuốc nhuộm fucxin hoặc xanh methylen. Tính chất bắt màu lưỡng cực của vi khuẩn P. multocida có thể thấy khi nhuộm bằng xanh methylen và chỉ thấy ở những tiêu bản làm từ máu động vật hay vi khuẩn phân lập từ con vật mới chết. Vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường nhân tạo ít thấy tính chất này (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) 45. Theo OIE (2012) sử dụng kỹ thuật nhuộm Leishman, nhuộm xanh metylen, hoặc kỹ thuật nhuộm Giemsa cho thấy vi khuẩn được nhuộm bắt màu lưỡng cực.Vi khuẩn P. multocida có thể nuôi cấy ở nhiều loại môi trường, môi trường nuôi cấy lỏng, đặc hoặc bán cố thể. Tùy vào mục đích nghiên cứu, người ta cho thêm vào môi trường các loại đường, axit amin và hóa chất khác nhau. Peter và cs (1996) sử dụng môi trường dinh dưỡng tối thiểu để nuôi cấy chủng sinh độc tố và không sinh độc tố của P. multocida. Môi trường này gồm có 17 thành phần, trong đó có cystein, glutamic axit, leucine, methionine, muối vô cơ, nicotinamide, pantothenate, thiamine. Kết quả 4046 chủng đem thử (87%) mọc tốt trên môi trường này, sau 10 lần cấy chuyển vẫn giữ nguyên khả năng sinh độc tố hoặc không sinh độc tố như lúc đầu. Warner S. (1996) 165 đã chế tạo ra môi trường TEM (Transport enrichment medium), môi trường vận chuyển giàu dinh dưỡng. Môi trường có bổ sung thêm một số kháng sinh nhằm ngăn chặn sự tạp nhiễm của các loại vi khuẩn như: Escherichia coli, Pseudomonas, Proteus và các vi khuẩn gram âm khác, cũng như các loại nấm. Đây là điều kiện nâng cao khả năng phân lập được P. multocida từ gia súc mắc bệnh. Theo De Alwis (1999) 86, môi trường thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của P. multocida là môi trường dextrosestarch agar và casein sucroseyeast (CSY). Trong các phòng thí nghiệm trên thế giới hiện nay thường sử dụng môi trường thạch máu (Blood agar) và CSY agar bổ sung 5% máu (bò, cừu) đã loại bỏ sợi huyết để nuôi cấy và phân lập P. multocida. Vi khuẩn P. multocida phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 37 °C trong môi trường bổ sung 5% máu cừu, môi trường dextrose starch, caseinsucroseyeast (CSY), choco late, MuellerHinton, hoặc môi trường nuôi cấy có dung dịch não tim (BHI) (OIE, 2012). HÌNH 2. 2 TỔ CHỨC GAN XƠ, THOÁI HÓA Vi khuẩn P. multocida phát triển trong môi trường thông thường có thêm tụy đệm, CaCl2 và MgCl2 cũng giống như phát triển trên môi trường BHI. Trong môi trường nước thịt Hotinger hoặc Martin sau khi nuôi cấy 24h, P. multocida mọc tốt, làm đục môi trường tạo mùi tanh của nước dãi khô. Mùi tanh đặc trưng rõ nhất ở pha phát triển, để lâu mùi tanh giảm dần (Michael và cs, 2002) 112. Theo Seleim (2005) 150, để vi khuẩn P. multocida phát triển tốt trên môi trường nhân tạo cần thêm một số chất như: cystein, glutamic axit, leucine, methionine, muối vô cơ, nicotinamide, pantothenate, thiamine và đường. Trong đó leucin tác dụng kích thích tăng trưởng. Trong môi trường giàu chất dinh dưỡng, các gen liên quan tới quá trình trao đổi chất của vi khuẩn hoạt động mạnh (Shivachandra, 2006) 155. Hussain và cs (2012) 97 nghiên cứu sự phát triển của vi khuẩn P. multocida trên các nguồn cacbon khác nhau, sử dụng đường glucose, maltose, galactose, sucrose như nguồn carbon để tăng sinh khối tế bào vi khuẩn P. multocida tăng hiệu quả sản xuất vắc xin. Môi trường BHI và môi trường Hottinger cải tiến là những môi trường thích hợp để sản xuất kháng nguyên tụ huyết trùng theo phương pháp lên men (Đào Trọng Đạt, 1994) 8. Môi trường này được bổ sung thêm 0,8% sucrose và 2% tụy đệm đã làm tăng hiệu suất phát triển của vi khuẩn trong quá trình lên men (Phạm Quang Thái, 2004) 43. Nguyễn Mạnh Thắng và cs (2008) 49 cũng kết luận rằng, môi trường Hottinger thích hợp để nuôi cấy vi khuẩn P. multocida trong hệ thống lên men kín từng mẻ vắc xin. P. multocida có nhiều loại hình dạng khuẩn lạc. Theo Namioka và Murata (1961) 121, trên môi trường thạch huyết thanh P. multocida có thể tạo thành 3 dạng khuẩn lạc: + Khuẩn lạc dạng S (Smooth): có rìa gọn, bóng láng, có dung quang mạnh và vi khuẩn có độc lực mạnh. + Khuẩn lạc dạng M (Mucoid): nhày, ướt, có kích thước lớn nhất, bề mặt khuẩn lạc ẩm ướt, có dung quang yếu, vi khuẩn có độc lực trung bình. + Khuẩn lạc R (Rough): có rìa xù xì, thường không có dung quang, vi khuẩn có độc lực yếu. Trên môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, nhỏ long lanh như giọt sương, mặt khuẩn lạc vồng. Nuôi cấy lâu, khuẩn lạc có màu trắng ngà dính vào môi trường. Trên môi trường thạch máu hay BHI có bổ sung máu: vi khuẩn phát triển mạnh, không gây dung huyết, kích thước khuẩn lạc lớn hơn trên môi trường thạch thường, có màu tro xám, hình giọt sương và có mùi tanh nước dãi khô rất đặc trưng. Đặc điểm này rất dễ nhận ra và được nhiều tác giả công nhận như một đặc điểm để chẩn đoán. Trên môi trường thạch có huyết thanh và huyết cầu tố: khuẩn lạc nhỏ, rìa gọn, có hiện tượng phát huỳnh quang khi xem khuẩn lạc bằng kính hiển vi có hai thị kính với độ phóng đại thấp và góc phản quang của ánh sáng đèn điện là 45o, thấy xung quanh mép khuẩn lạc có hiện tượng phát sắc cầu vồng. Khuẩn lạc dạng S có dung quang màu xanh lơ, khuẩn lạc dang R có dung quang vàng, khuẩn lạc dạng M không có đặc điểm nói trên. Hiện tượng phát quang của khuẩn lạc P. multocida có liên quan đến tính chất của một số hợp chất có khả năng hấp thụ những tia sáng nhất định có trong vi khuẩn (Heddleston, 1966) 94. Theo De Alwis (1999) 86, tuỳ theo độc lực của vi khuẩn mà màu sắc huỳnh quang của khuẩn lạc khác nhau: + Nếu vi khuẩn có độc lực cao: khuẩn lạc có màu xanh lơ, xanh lá mạ chiếm 23 diện tích khuẩn lạc về phía đèn, còn 13 diện tích khuẩn lạc là màu vàng kim loại, khuẩn lạc này gọi là Fg (Greenish Fluorescent). + Nếu vi khuẩn có độc lực vừa: khuẩn lạc màu xanh lơ ít hơn diện tích màu vàng da cam, khuẩn lạc loại này là Fo (Orange Fluorescent). + Nếu vi khuẩn có độc lực yếu: khuẩn lạc của chúng không có hiện tượng phát quang, khuẩn lạc loại này là Nt (Not Fluorescent). Khuẩn lạc nhỏ tròn trong. Theo đặc tính dung quang này còn có quan hệ chặt chẽ với sự tạo giáp mô của vi khuẩn P. mutocida. Dựa vào tính chất này, có thể chọn những chủng P. multocida có tính kháng nguyên và miễn dịch cao (Smith, 1990) 156. Rimler (1992) 141 cho rằng, khuẩn lạc của vi khuẩn P. multocida tập trung ở hai dạng chính. Khuẩn lạc dung quang sắc cầu vồng và khuẩn lạc dung quang màu xanh. Dung quang của khuẩn lạc liên quan đến vỏ nhày của vi khuẩn. Vi khuẩn có dung quang sắc cầu vồng đứng riêng hoặc từng đôi, có vỏ nhày và rất độc, thường gây bệnh thể cấp tính. Vi khuẩn, có dạng khuẩn lạc dung quang màu xanh kém độc hơn, thường gặp ở những đàn gia súc bị dịch địa phương. 2.1.2.4. Đặc tính kháng nguyên và sinh miễn dịch Kháng nguyên P. multocida rất phức tạp và cấu trúc từng loại kháng nguyên cũng luôn thay đổi. Những nghiên cứu về cấu trúc, số lượng và sự phân bố kháng nguyên P. multocida rất quan trọng trong việc chế tạo vắc xin. Cho đến nay, người ta đã xác định được kháng nguyên của P. multocida có 3 loại là: Kháng nguyên vỏ K, kháng nguyên thân O, kháng nguyên màng ngoài OMP (outer membrane protein). Kháng nguyên vỏ (K): chỉ có ở P. multocida tạo khuẩn lạc dạng S, không gặp ở vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng M và R. Kháng nguyên K bao bọc xung quanh thân vi khuẩn, giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào và ngăn cản sự tiếp xúc giữa kháng nguyên O và kháng thể O. Thành phần và cấu trúc kháng nguyên K khá phức tạp, theo Price và Smith (1966) 134 chúng gồm có 3 loại là α, β, γ. Kháng nguyên có cấu tạo dạng phức giữa protein và polysaccharide. Kháng nguyên protein của vỏ (giáp mô) có khả năng gây miễn dịch mạnh. Kháng nguyên protein đã được nhiều tác giả nghiên cứu và cho rằng nó rất thông dụng, được coi là yếu tố miễn dịch quan trọng. Vai trò của polysaccharit trong quá trình hình thành miễn dịch bảo hộ kém. Theo Bain và cs (1982) 61, những polysaccharide tinh khiết không tạo được sự bảo hộ đối với chuột, thỏ và bò khi thử thách cường độc. Thành phần polysaccharide chính trong kháng nguyên serotype A là axit hyaluronic (Rosner và cs, 1992) 143. Ngược lại với kháng nguyên serotype A, kháng nguyên polysaccharide serotype B bao gồm arabinose, mannose, đường galactose với những mối liên kết chưa rõ ràng (Boyce và cs, 2000) 67. Kháng nguyên thân (O): vi khuẩn P. multocida có kháng nguyên thân là phức hợp protein lipid polysaccharide chiết xuất được nhờ acid trichoaxetic, dung dịch phenol và siêu âm. Phát hiện được bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch. Namioka và Murata (1964) 122 là những người đầu tiên phát triển kỹ thuật định type kháng nguyên thân. Sau khi bộc lộ kháng nguyên thân bằng xử lý tế bào vi khuẩn với acide HCl và cho ngưng kết với kháng huyết thanh thỏ. Sử dụng kỹ thuật này các tác giả đã xác định được 11 kháng nguyên thân. Price và Smith (1966) dùng phương pháp điện di miễn dịch trên máy lắc Mikle đã tách được 16 kháng nguyên O và kí hiệu từ 1 16. Sau khi nhuộm đỏ thiazine, xử lý nhiệt và enzyme, tác giả xác định được 6 trong 16 kháng nguyên O là protein. Tiếp đến Heddleston và cs (1972) 95, đã sử dụng phản ứng kết tủa trên thạch để định loại kháng nguyên thân. Để thực hiện phản ứng này, tác giả đem tế bào vi khuẩn xử lý ở nhiệt độ 100 °C1 giờ, sau đó thu lấy huyễn dịch, kháng huyết thanh được chuẩn bị qua gà, bằng phương pháp này đã phát hiện có 16 kháng nguyên thân. Johnson và cs (1989) 102, phát hiện được một kháng nguyên O là protein với hơn 40 chuỗi polypeptit trong một chủng P. multocida gây bệnh. Khi mở rộng nghiên cứu 14 chủng gây bệnh trên các loài vật từ những vùng khác nhau, cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên qua phân tích, tác giả cho rằng không có một protein nào đặc trưng cho những chủng P. multocida phân lập từ bệnh tụ huyết trùng, mà chỉ có một chuỗi polypeptit chính (27kDa) được coi là chung cho những chủng phân lập. Các chủng vi khuẩn tụ huyết trùng có serotype khác nhau theo kháng nguyên O, chỉ có serotype B hầu như chỉ thuộc một nhóm kháng nguyên O. Những chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng S chuyển sang dạng R vẫn giữ được kháng nguyên O. Hiện nay, nhiều thực nghiệm xác nhận rằng, kháng nguyên O đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành miễn dịch bảo hộ gia súc chống bệnh (Phan Thanh Phượng, 1994) 39. Protein màng ngoài (Outer membrane proteins – OPM): kháng nguyên màng ngoài gồm 3 protein chính là 27kDa, 34kDa và 36kDa được tìm thấy ở hầu hết các chủng (không phụ thuộc vào type của chủng đó). Một trong những protein độc tính quan trọng của protein màng ngoài này là protein gắn huyết cầu tố (hemoglobinbinding protein), protein này có một receptor đặc hiệu trên màng hemoglobin. Đoạn gen mã hóa hemoglobin binding protein (hgbA) đã được giải trình tự (Seleim, 2005) 150 Ba loại protein màng ngoài đã được phát hiện ở các chủng gây viêm teo mũi được đặt tên là là OMP type I, OMP type II, và OMP type III. Sự khác biệt này được phân loại dựa trên cấu trúc chuỗi nặng (H) và chuỗi nhẹ (W) của kháng nguyên này, khối lượng phân tử dao động trong khoảng giữa 28 kDa và 40kDa. Protein H của P. multocida có các đặc điểm tương tự protein xuyên màng của vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae, giống các peptidoglycane, kháng trypsine, kháng dung dịch SDS (sodium dodicyl sulphate). Hơn nữa protein H phức hợp với lipopolysaccharide khi gây đáp ứng miễn dịch. Mặc dầu không thể phát hiện ra mối quan hệ giữa độc tính của các chủng với protein màng ngoài, song OMP type I có độc tính cao với lợn và gây ra viêm teo mũi truyền nhiễm. ngược lại OMP type II và III ít độc tính hơn. Protein OmpA và OmpH cho thấy sự không đồng nhất đáng kể, ít nhất là giữa các chủng P. multocida ở gia cầm, một số các biến thể khác nhau có liên quan tới các loại kháng nguyên cụ thể B, D, F (Davies và cs, 2003) 81. Một kháng nguyên bề mặt khác đã được xác định là một protein kết hợp 39kDa (Cp39) xuất hiện trong các chủng P. multocida ở gia cầm, chủng P1059 (serotype A: 3) và X73 (serotype A: 1) (Sthitmatee và cs, 2008) 157. OmpH và Pasteurella lipoprotein E (PlpE) là các kháng nguyên trên bề mặt có sức đề kháng cao có liên quan đến P. multocida serotype A: 1, A: 3, và A: 4 thu thập từ những cá thể bò bị xuất huyết nặng (Wu và cs, 2007 171; Okay và cs, 2012 130). HÌNH 2. 3 PHẾ QUẢN VIÊM XUẤT HUYẾT Kháng nguyên của P. multocida rất phức tạp, xét về quan hệ hoá học, các kháng nguyên protein và lipopolysaccharid của P. multocida có vai trò chính trong quá trình hình thành miễn dịch bảo hộ gia súc chống bệnh và kháng nguyên là polysaccharid đóng vai trò hỗ trợ. Giáp mô của vi khuẩn P. multocida Giáp mô là lớp vỏ nhày bao bọc ngoài tế bào, được sinh ra ở điều kiện nhất định trong quá trình sinh trưởng. Giáp mô có tác dụng bảo vệ vi khuẩn chống lại sự thực bào và các tác động có hại của môi trường. Giáp mô cũng là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho vi khuẩn, đồng thời là yếu tố độc lực của vi khuẩn, vi khuẩn có giáp mô thường có độc lực cao. Carter (1955) 70 cho biết, khi nuôi cấy vi khuẩn ở 37 oC trong môi trường nhân tạo qua một đêm thấy vi khuẩn phát triển giáp mô đầy đủ, sau đó mất dần đi. Điều này chứng tỏ giáp mô chỉ tồn tại ở những vi khuẩn mới phân lập từ gia súc mắc bệnh hoặc nuôi cấy trong thời gian ngắn. Vi khuẩn phân lập được từ động vật mắc bệnh cấp tính đa số đều thấy có giáp mô và có độc lực, khi nuôi cấy những vi khuẩn này lâu trong môi trường nhân tạo, giáp mô của vi khuẩn sẽ mất và vi khuẩn không còn độc lực (Carter, 1967) 72. Nhưng nếu cấy những vi khuẩn đã mất giáp mô trên môi trường có thêm máu hoặc tiêm truyền qua động vật thì vi khuẩn có thể tái tạo lại giáp mô và thể hiện độc lực. Đặc tính kháng nguyên giáp mô của P. multocida xác định theo type huyết thanh A, B, D, E và F (Wilson và cs, 1992) 168. Giáp mô của chủng type A được cấu tạo bởi axit hyaluronic và polysaccharide. Axit hyaluronic không bị thực bào phát hiện do nó không có tính miễn dịch, nhưng khi tinh chế kháng nguyên K của P. multocida serotype A có một protein (300kDa) có thể ức chế đại thực bào của bò (Seleim, 1993) 149. Theo Seleim (2005) 150, khi tiến hành loại bỏ axit hyaluronic của giáp mô thì không những vi khuẩn giảm khả năng bám dính với tế bào vật chủ mà còn dễ dàng bị thực bào phát hiện. Tác giả cho rằng, giáp mô là thành phần rất quan trọng trong việc xác định nhóm huyết thanh (serotype) của P. multocida. Độc lực của vi khuẩn Độc lực của P. multocida được biết từ thời Pasteur, đầu thế kỷ 20, Baldrey đã nhắc đến ảnh hưởng của chất lọc canh trùng già trên thỏ và cho rằng vi khuẩn có độc tính của lipopolysaccharide. Các nghiên cứu về độc lực của vi khuẩn P. multocida trên thế giới cho thấy độc lực của vi khuẩn này không ổn định, nó thay đổi tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, loài vật mà nó ký sinh, cấy chuyển nhiều lần trong môi trường nhân tạo độc lực của nó cũng yếu đi. Nghiên cứu của Ramdani và cs (1990) 137 cho thấy, một trong những chủng P. multocida phổ biến gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là chủng M1404 thuộc serotype B rất độc với chuột bạch, chỉ cần tiêm 20 vi khuẩnchuột sau 18 giờ chuột đã có triệu chứng nhiễm trùng huyết. Diallo và cs (1995) 87 nghiên cứu độc lực của 9 chủng P.multocida phân lập được thuộc serotype A tại Australia, trong 9 chủng này có 3 chủng không chứa plasmid nhưng rất độc với chuột, tiêm liều 100 CFUcon vào xoang bụng thì chuột chết trong vòng từ 1024 giờ, trong khi đó có 3 chủng phân lập có chứa 1 plasmid và 3 chủng có chứa 2 plasmid lại không có khả năng giết chết chuột dù tiêm liều cao hơn. Chung và cs (2001) 79 cũng tiến hành đánh giá độc lực của vi khuẩn P. multocida chủng X73, PBA 930 và PBA 954 thuộc serotype A trên chuột và gà. Độc lực của chủng X73 đối với gà cao hơn hẳn hai chủng kia, đối với chuột thì độc lực của chủng PBA 930 là thấp nhất. Borrathybay và cs (2003) 66 đã nghiên cứu sự liên quan giữa vỏ và độc lực của vi khuẩn P. multocida type A dưới kính hiển vi điện tử bằng kỹ thuật đánh dấu thấy: vi khuẩn P. multocida chủng PM18 và X73, độ dày trung bình của vỏ lần lượt là 91,4 và 50,4nm, hai chủng này có độc lực cao. Hai chủng PM1 và PM3, độ dày trung bình của vỏ chỉ là 21,0 và 29,8 nm nên có độc lực thấp hơn. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ như chủng P1059, độ dày trung bình của vỏ lên tới 101,2 nm nhưng chỉ có độc lực trung bình. Độ dày trung bình của vỏ vi khuẩn tùy thuộc vào số lượng protein kháng nguyên 39kDa, số lượng protein này càng nhiều thì vỏ vi khuẩn càng dày. Khả năng xâm nhập và nhân lên trong cơ thể vật chủ được tăng cường bởi sự hiện diện của kháng nguyên và polysaccharide đó là một trong những yếu tố độc lực quan trọng nhất đối với loài này (Wilkie và cs, 2012) 169. Hoàng Đăng Huyến (2004) 23 nghiên cứu độc lực của vi khuẩn bằng phương pháp kiểm tra dung quang của khuẩn lạc và thử độc lực trên chuột, thấy 100% số chủng thử nghiệm đều giết chết chuột trong vòng 510 giờ, kiểm tra dung quang khuẩn lạc thấy có ánh xanh lơ, điều đó khẳng định độc lực của các chủng vi khuẩn phân lập được là rất cao. Đặng Xuân Bình và cs (2010) 3 khi thử độc lực của các chủng P. multocida phân lập được từ trâu, bò và lợn ở 2 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng thấy các chủng đều có độc lực cao gây chết chuột từ 80 – 100% trong vòng 48 giờ sau khi công cường độc. Cù Hữu Phú và cs (2014) 36 kiểm tra độc lực của 10 chủng P. multocida, thấy cả 10 chủng đều có độc lực mạnh, có khả năng gây chết chuột trong vòng 16 – 32 giờ sau tiêm. Hoàng Văn Khoản và cs (2015) 24 kiểm tra dung quang khuẩn lạc của giống vi khuẩn P. multocida sản xuất vắc xin chủng N41, thấy khuẩn lạc có dung quang đặc trưng, màu xanh lơ, xanh lá mạ chiếm phần lớn diện tích bề mặt khuẩn lạc, phần diện tích khuẩn lạc còn lại có màu vàng da cam chứng tỏ vi khuẩn có độc lực cao. Độc lực của P. multocida rất phức tạp và không ổn định, tuỳ thuộc vào chủng vi khuẩn và loài vật kí sinh. Nghiên cứu về độc lực của vi khuẩn P. multocida các tác giả cho thấy ở những gia súc, gia cầm chết do P. multocida gây ra người ta tìm thấy dấu hiệu tác động của độc tố. Độc tố của vi khuẩn P. multocida Độc tố của P. multocida là chất phân bào mạnh, có khả năng hoạt hóa men phospholipase C beta. Độc tố này cũng thúc đẩy hoạt động của RhoA và tác động tới các protein nhóm G như: G alpha (q), G alpha (1213) (Orth và cs, 2005) 131. Theo Blocker và cs (2006) 64, độc tố P. multocida còn có khả năng tái tạo polymeractin, làm thay đổi hình thái tế bào dendrite (Dendritic cells), làm cản trở sự xâm nhập của tế bào này vào các hạch lympho trong quá trình đáp ứng miễn dịch đối với bệnh tụ huyết trùng. Tuy nhiên độc tố của P. multocida không ảnh hưởng tới sự ẩm bào của các đại thực bào (macropinocylosis). Những độc tố có bản chất từ protein không chịu nhiệt đã được tìm thấy ở một số chủng P. multocida thuộc type huyết thanh A và D, đặc tính kháng nguyên của những độc tố này tương đối giống nhau. Các vi khuẩn thuộc serotype B hiếm khi có độc tố bản chất là protein, chưa có thí nghiệm nào chứng minh độc tố có bản chất protein của serotype E. Nội độc tố (Lipopolysaccharide): Lipopolysaccharide là yếu tố độc lực chính và nó còn đóng một vai trò chủ yếu trong việc gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò. Nội độc tố được sinh ra bởi các chủng P. multocida, kể cả chủng có độc lực và không có độc lực, Heddleston và cs (1972) 95 đã chứng minh nội độc tố được gắn kết lỏng lẻo và có thể rửa trôi khỏi tế bào vi khuẩn P. multocida bằng dung dịch nước muối có formalin và khi được làm lạnh. Nội độc tố của P. multocida có thể chiết xuất được bằng acid trichloroacetic theo qui trình của Boivin. Khi tiến hành nghiên cứu lipopolysaccharide của các chủng có nguồn gốc từ các ký chủ khác nhau cho thấy chúng khá giống với nội độc tố của Enterobacteriacae. Lipopolysaccharide là thành phần quan trọng giúp xác định kháng nguyên thân, khi tiến hành điện di cho thấy lipopolysaccharide có khối lượng phân tử rất thấp. Bằng phương pháp này cũng cho thấy lipopolysaccharide của P. multocida ngắn hơn của các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae và S. typhimurium (Horadagoda và cs, 2001) 96. Lipopolysaccharide được xác định có khả năng kích thích giải phóng TNFa từ đại thực bào phế nang phổi bò và nhiều yếu tố gây hoại tử khác, interleukine đã được giải phóng và cắt ngang bởi chất gây gián phân hoạt hóa của nội độc tố, dẫn đến rối loạn hoạt động của tế bào (Lax và Thomas, 2002) 109. Các chủng P. multocida thuộc type D gây viêm teo mũi sau khi tiến hành điện di phát hiện thấy có ít nhất 6 loại lipopolysaccharide đồng nhất với protein màng ngoài. Vi khuẩn P. multocida được nuôi cấy trên môi trường thạch tới 72 giờ sẽ sinh nhiều độc tố hơn. Nội độc tố của vi khuẩn P. multocida chỉ xuất hiện trong huyết thanh của những con vật bị bệnh nặng từ 3 5 giờ trước khi chết với những triệu chứng như giảm nhiệt độ, run rẩy… (Horadagoda và cs, 2001) 96. Ngoại độc tố (Exotoxin): Ngoại độc tố là sản phẩm của giáp mô P. multocida, đặc biệt là của các chủng thuộc type D. Yếu tố này là nhân tố gây hoại tử niêm mạc (dermonecrotic toxin DNT). Gen toxA qui định tổng hợp dermonecrotic toxin có chiều dài 4,381 bp, nếu nuôi cấy vi khuẩn ở 30 °C thì hoạt tính của gene toxA này bị giảm nhiều và lượng độc tố DNT sinh ra cũng ít đi (Hunt và cs, 2000) 98. Khi tiến hành tinh chế độc tố hoại tử niêm mạc cho thấy nó là một protein khoảng 112kDa 160 kDa và có thể phát hiện được thông qua phá vỡ tế bào bằng siêu âm và tách ra từ dịch nuôi cấy (Seleim, 2005) 150. Viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn chủ yếu do tác động của DNT trên tế bào xương mũi, gây viêm teo mũi ở lợn (Lax và Grigoriadis, 2001 108, Rubies và cs, 2002 144). Serotype của vi khuẩn P. multocida Năm 1943 Little và Lyon 110 đã tìm cách phân loại serotype vi khuẩn P. multocida nhưng không thành công. Roberts (1947) 142 đã dựa trên phản ứng chéo bảo hộ trên chuột để phân loại. Tác giả dùng kháng huyết thanh chuẩn bị trên thỏ để bảo vệ chuột khi công cường độc bằng các chủng P. multocida khác nhau, trên cơ sở chuột được bảo hộ, chia vi khuẩn này thành 4 type là I, II, III và IV, đây là hệ thống phân loại đầu tiên được công nhận. Kể từ đó tất cả các chủng gây bại huyết, xuất huyết độc lực cao được xếp vào Roberts type I, các chủng phân lập được từ trâu, bò thuộc type I. Điều này giúp ích khá nhiều cho việc phát hiện các chủng độc lực cao. Tiếp đó, Carter sử dụng phản ứng kết tủa (Carter, 1952) 68 và phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (Carter, 1955) 70, xác định được 4 serotype (được ký hiệu là A, B, C, D). Phản ứng ngưng kết hồng cầu này được thực hiện trên tế bào hồng cầu người nhóm O, thành phần tách từ màng tế bào này được chuẩn bị bằng cách đun tế bào sống P. multocida ở 56 °C30 phút, loại bỏ tế bào bằng ly tâm sau đó thu lấy dịch nổi phía trên. Dựa trên phản ứng này, tác giả đã phân loại P. multocida thành 4 loại kháng nguyên vỏ là A, B, C và D. Các chủng gây bại huyết, xuất huyết theo cách phân loại của Carter chủ yếu thuộc type B. Khi nghiên cứu vi khuẩn phân lập từ vụ dịch bại huyết, xuất huyết trâu, bò trong các ổ dịch ở châu Phi, Carter (1961) 71 thấy rằng, chúng không thuộc bất kỳ một type nào đã phân loại, mặc dù chúng có nhiều mối tương quan với type B. Tác giả đã đề xuất thành lập một nhóm mới đặt tên là type E. Sau này, đến năm 1963 Carter thấy rằng type C không đủ các điều kiện cho hình thành một nhóm, vì vậy type C đã bị loại bỏ. Rimier và Rhoades (1987) 140 sử dụng phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp của Carter và phát hiện một type mới được phân lập từ gà tây đặt tên là type F. Cho đến nay phương pháp này được sử dụng phổ biến để xác định kháng nguyên vỏ của P. multocida. Hiện nay hệ thống phân loại được chấp nhận rộng rãi nhất là sự kết hợp hệ thống phân loại kháng nguyên vỏ của Carter và kháng nguyên thân của Heddleston. Theo hệ thống phân loại này các chủng gây bại huyết, xuất huyết cho trâu, bò ở Châu Á và Châu Phi lần lượt là serotypes B:2 và E:2. Có 2 chủng thuộc type B không gây bại huyết, xuất huyết là các chủng B:3,4 có nguồn gốc từ Australia (các chủng này được phân lập từ vết thương của bò), nhưng sau đó thấy rằng các chủng này có liên quan tới dịch tụ huyết trùng bò ở Bắc Mỹ và hươu, nai ở Anh. Hệ thống phân loại kết hợp của Namioka Carter cũng được sử dụng. Theo cách phân loại này chỉ có hai type (6 và 11) thuộc những chủng kháng nguyên vỏ type B và type E, chỉ có một type duy nhất là type kháng nguyên thân 6 thường gây bệnh 6:B ở châu Á và 6:E ở châu Phi. Cũng theo hệ thống phân loại này thì ở Australian chỉ có chủng 11:B. Cả hai hệ thống phân loại của Carter Heddleston và Namioka Carter đều được sử dụng trong các nghiên cứu. Song để tránh nhầm lẫn thì theo hệ thống phân loại Carter Heddleston kháng nguyên vỏ (A, B, D, E, F) sẽ viết trước kháng nguyên thân (1 16) còn theo hệ thống phân loại Namioka Carter thì kháng nguyên thân (1 11) sẽ viết trước kháng nguyên vỏ (A, B, D, E, F). De Alwis (1999) 86, để thuận tiện thì các nhà nghiên cứu thường dùng hệ thống phân loại của Carter Heddleston. 2.l.2.5. Sức đề kháng Sức đề kháng của vi khuẩn P. multocida Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2009) 19, vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các chất sát trùng thông thường. Vi khuẩn bị diệt khi đun ở 58 oC trong 20 phút, 80 oC trong 10 phút, 100 oC chết ngay. Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, diệt vi khuẩn trong canh trùng sau 1 ngày. Trong tổ chức của động vật bệnh bị thối nát, vi khuẩn sống được 1 – 3 tháng. Trong máu, mô bào, nước tiểu của súc vật chết, vi khuẩn giữ được độc lực trong vòng 5 – 9 ngày. Trong tuỷ xương vi khuẩn giữ được độc lực ít nhất 8 ngày sau khi con vật chết. Vì vậy, bệnh phẩm được gửi đi chẩn đoán tốt nhất là tuỷ xương. Các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng như axit phenic 5% trong 1 phút, creolin 3%, crezyl 3%, nước vôi 1% trong 35 phút. Vi khuẩn sống khá lâu và sinh sản trong đất ẩm, thiếu ánh sáng có nhiều muối nitrat và chất hữu cơ. Trong chuồng, trên đồng cỏ, trong đất, vi khuẩn có thể sống hàng tháng có khi hàng năm. Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn P. multocida Các nghiên cứu về khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn P. multocida đã được một số tác giả công bố. Jeffrey và cs (1994) 100 đã nghiên cứu tình trạng gia tăng kháng kháng sinh tại các nước châu Âu (1988 1992) cho thấy, tổng số 880 chủng vi khuẩn P. multocida hầu như đều kháng với ampicilin, tetracyline, erythromycin, và sulfamethazine. Wassenaar và Silley (2008) 166 cho biết, vi khuẩn P. multocida kháng lại các loại thuốc streptomycin, tetracycline, oxacillin và trimethoprim. Azmat và cs (2013) 59 kiểm tra sự nhạy cảm kháng sinh của P. multocida bằng phương pháp đĩa khuếch tán thấy vi khuẩn này kháng lại các kháng sinh augmentin, amoxicillin và aztreonam. Rabia Durrani và cs (2013) 136, kiểm tra khả năng kháng thuốc của vi khuẩn P. multocida thu thập từ các thành phố khác nhau ở Pakistan thấy vi khuẩn kháng lại ciprofloxacin, neomycin, ofloxacin và norfloxacin. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trương Văn Dung và cs (2000) 5 cho biết, hiện tượng kháng thuốc (kháng kháng sinh) của vi khuẩn P. multocida là không giống nhau ở một vài địa phương phía Bắc. Cần phải có kế hoạch nghiên cứu vấn đề này để xây dựng phác đồ điều trị thích hợp cho từng địa phương. Nguyễn Đình Trọng (2002) 52 kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh của 31 chủng P. multocida phân lập tại Bắc Kạn, có 83,87% các chủng vi khuẩn kháng lại với penicilline, streptomycine 32,26%, ampicilline 19,35%, chlortetracycline 12,9% và 9,67% với furazolidone. Kết quả nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2010) 3 cho biết, vi khuẩn đã kháng lại colistin (25%), neomycine (21,4%),s pectinomycine và trimethoprim (17,8%), ampicilline (14,2%), gentamycine (7,1%). Trương Quang Hải và cs (2012) 11 xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết, vi khuẩn kháng lại với một số loại kháng sinh như neomycin (70,0%), penicillin G (65,0%) và tetracyclin (60,0%). Mặc dù kháng kháng sinh không được coi là một yếu tố độc lực, song khả năng kháng kháng sinh của P. multocida là một nguyên nhân làm tăng quá trình gây bệnh. Khi chưa tìm ra phương pháp hiệu quả chống khả năng kháng thuốc, ta cần phải tăng nồng độ thuốc hoặc phối hợp nhiều thuốc mới có khả năng làm giảm tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn P. multocida. 2.1.3. Truyền nhiễm học Bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra thường ở 2 thể chủ yếu là nhiễm trùng huyết, xuất huyết (Haemorrhagic septicaemia HS) và viêm phổi ở bò (Bovine Pneumonia). Thể viêm phổi ở bò thường gặp tại các nước châu Âu và khu vực Bắc Mỹ do vi khuẩn P. multocida type A gây ra (Frank, 1989) 91. Ở một số nước châu Á như Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka... bệnh tụ huyết trùng thể bại huyết ở lợn quan hệ với serotyp B:2 (Gamage và cs, 1995) 93. Chính từ nghiên cứu này, các tác giả cho rằng, vi khuẩn P. multocida serotyp B:2 không chỉ gây bệnh tụ huyết trùng thể bại huyết ở trâu, bò mà còn là tác nhân gây bệnh cho lợn, bệnh có thể lây truyền từ trâu, bò sang lợn mẫn cảm và ngược lại. Benkirane và De Alwis (2002) 62 cho biết chủng B:2 và E:2 là 2 chủng phổ biến nhất của vi khuẩn P. multocida và có liên quan đến bệnh ở trâu, bò tại nhiều nước châu Á và châu Phi. 2.1.3.1. Loài vật mắc bệnh Trong tự nhiên hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú hoang dại và chim đều mẫn cảm với bệnh. Nhiều tác giả đã khẳng định, nơi nào có bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thì ở đó người ta cũng phát hiện bệnh này ở động vật hoang dã. Theo De Alwis (1984) 84 loài vật cảm nhiễm mạnh nhất đối với bệnh tụ huyết trùng là trâu và bò trong đó trâu mẫn cảm hơn bò, từ kết quả nghiên cứu các ổ dịch tụ huyết trùng trâu, bò ở Sri Lanka tác giả đã khẳng định điều đó. Robertson (1999) 54 cho biết, ở châu Á, bệnh xảy ra ở trâu mạnh hơn ở bò, tỷ lệ trâu mắc bệnh có thể gấp 3 lần bò. Farooq và cs (2007) 89, khảo sát về bệnh tụ huyết trùng gần đây ở Pakistan đã cho thấy sự nghiêm trọng của bệnh tụ huyết trùng ở trâu, tỉ lệ số trâu nhiễm khuẩn lên đến 49%. Trâu dễ mắc bệnh và xảy ra thường xuyên hơn ở những nước có điều kiện chăn nuôi kém phát triển, giám sát dịch bệnh không được tốt (Farooq và cs, 2011) 90. Joyjit và cs (2013) 103 nghiên cứu về một đợt dịch bùng phát ở trâu, bò tại Ấn Độ thấy, trong số 154 trâu, bò bị bệnh có 132 trâu (85,71%) và 22 bò (14,28%). Trong đó số 52 trâu, bò chết, có 86,53% là trâu và 13,46% là bò. Chung và cs (2015) 80 cho biết trâu là vật chủ nhạy cảm nhất với bệnh tụ huyết trùng. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết của các loài vật do bệnh tụ huyết trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ cảm nhiễm của từng cá thể, mức độ bùng nổ của các vụ dịch trước đó, mức độ miễn dịch toàn đàn, đặc biệt phụ thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh. De Alwis (1984) 84 cho biết, mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ chết của trâu, bò trong mỗi ổ dịch là 84 và 91% tập trung vào lứa tuổi 6 tháng đến 18 tháng. Ahrar và cs (2011) 55 nghiên cứu tại Pakistan thấy, tỷ lệ trâu, bò chết nhiều nhất là 8 – 9 tháng tuổi (47,05%), tiếp theo là trâu bò trên 9 tháng tuổi (29,41%) và từ 6 7 tháng tuổi (23,53%). Căn bệnh lây lan trong 10 ngày, đỉnh điểm là ngày thứ 8, khi mà tỉ lệ tử vong lên đến 37%. Theo Karimkhani và cs (2011) 105, hầu hết các cá thể mắc bệnh đều có độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi, số cá thể đực nhiều hơn số cá thể cái. 2.1.3.2. Chất chứa căn bệnh Nhiều tác giả nghiên cứu về dịch tễ bệnh tụ huyết trùng đưa ra nhận xét, có sự liên quan giữa bệnh tụ huyết trùng và tỷ lệ trâu, bò khỏe mang trùng. Saharee và cs (1993) 148 khi tiến hành nghiên cứu trên đàn bò Malaysia, thấy tỷ lệ phân lập được P. multocida trong dịch ngoáy họng cả trước và sau khi mổ khám là 0,3%, hạch sau hầu là 13%. Wijewardana và cs (1993) 167 đã kiểm tra 103 hạch Amidan của trâu, bò từ lò mổ trong vùng có dịch của địa phương và đã phân lập được 49 chủng P. multocida. De Alwis (1999) 86 cho rằng, hết những động vật trưởng thành có vi khuẩn P. multocida ký sinh trong hạch Amidan, theo thời gian nhân lên rồi di chuyển đến mũi, hầu và tồn tại trong đường hô hấp. Những động vật mang trùng thể ẩn này được coi như là nguồn gây bệnh tiềm ẩn. Muhammad Imran và cs (2007) 117 nghiên cứu tỷ lệ mang trùng P. multocida ở trâu, bò nuôi tại tỉnh Faisalabad, Pakistan thấy, 100 mẫu dịch ngoáy mũi thu được từ trâu sau khi tiến hành nuôi cấy chỉ có 3 mẫu dương tính (2 mẫu của trâu trên 1 năm tuổi và 1 mẫu của trâu dưới 1 năm tuổi). Kaan ÖNAT và cs (2010) 104 thu thập mẫu dịch mũi từ 47 bò giống Holstein khỏe mạnh về mặt lâm sàng và không có tiền sử sử dụng thuốc kháng sinh trước khi lấy mẫu. Có 5 mẫu được xác định là M. haemolytica và 27 mẫu được xác định là P. multocida, trong đó 17 mẫu được lấy từ bò dưới 1 tuổi có P. multocida, 29 mẫu lấy từ bò 2 tuổi trở lên, có 10 mẫu có P. multocida và 5 mẫu có M. haemolytica. Tỷ lệ mang trùng ở mũi và hầu liên quan tới các đợt bùng phát bệnh. De Alwis (1986) 85, đã so sánh mối tương quan giữa tỷ lệ mang trùng trong dịch ngoáy mũi và sự phân bố hàm lượng kháng thể, trên 3 đàn gia súc trong một vài tháng sau khi bùng phát dịch tụ huyết trùng. Tỷ lệ mang trùng biến động theo thời gian và tỷ lệ gia súc dương tính thấp nhất là trong dịch ngoáy mũi từ 12% tới 40%. Theo Saharee và Salim (1991) 147, vi khuẩn bài xuất ra môi trường qua dịch tiết niêm mạc mũi và là nguyên nhân gây ra các ổ dịch khi gặp stress. Tại tỉnh Khouzestan – Iran, Muhammad và cs (2006) 116, phát hiện thấy 4,05% trâu bò khoẻ mang trùng, ở hiệu giá 116 có tới 27,12% mẫu huyết thanh của trâu, bò khoẻ ngưng kết với kháng nguyên P. multocida, tác giả còn chứng minh tỷ lệ mang trùng theo tính biệt không khác biệt nhiều. Sự biến động hàm lượng kháng thể tự nhiên kháng P. multocida giảm dần theo tuổi. Ở Việt Nam cũng nhiều tác giả nghiên cứu về hiện tượng mang trùng ở trâu, bò khỏe. Nguyễn Thiên Thu (1996) 53 cho biết, tỷ lệ trâu, bò khỏe mang trùng ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên là 4,47%. Cao Văn Hồng (2001) 21, khi điều tra ở Đắc Lắk cho biết tỷ lệ trâu, bò, lợn khỏe mang P. multocida ở đường hô hấp là 14,79% và 11,61%, sau 6 tháng có dịch tỷ lệ này tăng lên 21%. Nguyễn Đình Trọng (2002) 52 phát hiện thấy P. multocida ở 57,52% trâu, bò khoẻ tại các ổ dịch lâu năm của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Hoàng Đăng Huyến (2004) 23 cho biết, trong tổng số 480 mẫu dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe thu thập được tại tỉnh Bắc Giang, có 108 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 22,5%. Tác giả cũng kết luận có khả năng đây là nguyên nhân gây nên các ổ dịch tụ huyết trùng trâu, bò tại chỗ. Đặng Xuân Bình và cs (2010) 3 đã thu thập 387 mẫu dịch ngoáy mũi trâu, bò, lợn khỏe trong 2 năm (20082009) tại một số nông hộ trên địa bàn các tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, kết quả thu được cho thấy P. multocida phân lập được từ trâu (chiếm từ 11,1 đến 14,2%), bò (9,6 đến 13,6%), lợn (5,2 đến 18,9%). 2.1.3.3. Đường xâm nhập Bệnh tụ huyết trùng phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu. Mustafa và cs (1978)64 nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ tới bệnh tụ huyết trùng đã nhận xét bệnh thường liên quan tới điều kiện khí hậu ẩm ướt. Theo Yeo và Mukhtar (1992)83 khi nghiên cứu dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng phải quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý của từng vùng vì những yếu tố này ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh trong môi trường sinh sống của động vật cảm nhiễm. Mùa phát bệnh tụ huyết trùng ở các nước Châu tập trung vào các tháng và mùa khác nhau trong năm. Ở Lào bệnh phát ra từ tháng 4 đến tháng 8; Ở Pakistan bệnh xảy ra rải rác quanh năm song thường ở tháng 4 đến tháng 6 hàng năm (FAO, 199154). Ở đảo Java (Indonesia) bệnh xuất hiện vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa (Natalia và cs, 199271), bệnh xảy ra các tháng 8, 9 ở Malaysia (Yeo và Mukhtar, 199283). Yeo và Mukhtar (1992)83 theo dõi dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở đảo Sabah Malaysia từ 1983 1991 cho biết số lượng ổ dịch và số lượng trâu, bò chết hàng năm ở các huyện rất khác nhau: Một số huyện xảy ra dịch từ tháng giêng đến tháng 3, trong khi phần lớn lại xảy ra dịch từ tháng 7 đến tháng 11. Từ số liệu theo dõi của mình, tác giả đã so sánh giữa 2 vùng trong cùng một đất nước về loài vật mắc bệnh, tuổi mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh và cho rằng sở dĩ có sự khác nhau này là do điều kiện thời tiết khí hậu có sự khác nhau giữa 2 vùng, đồng thời phương thức chăn nuôi giữa 2 vùng cũng khác nhau. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy tại từng địa phương, từng quốc gia khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phải quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý của từng vùng, vì những yếu tố này ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của mầm bệnh trong môi trường sinh sống của động vật cảm nhiễm Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978) 25, ở nước ta bệnh tụ huyết trùng trâu, bò chỉ là những ổ dịch nhỏ, lẻ tẻ nhưng bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm thì bệnh lây lan thành dịch, bởi nhiệt độ ẩm của mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Bùi Quý Huy (1998) 11 cho biết ở miền Bắc bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, ở miền Nam bệnh xảy ra mạnh sau khi mưa và nắng từ tháng 4 đến tháng 10. Nguyễn Ðăng Minh (2005) 20 thông báo, bệnh tụ huyết trùng xảy ra rải rác quanh năm tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, vào các tháng đầu mùa mưa của vụ hè thu, cao nhất là tháng 5, 6 vì đây là các tháng nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ cao. 2.1.3.4. Cơ chế sinh bệnh Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2008) 28, bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò phát triển như sau: Bệnh phát sinh ở các vùng nóng ẩm, vào mùa mưa, vi khuẩn có sẵn trong đất, được nước mưa đưa lên mặt đất, dính vào rơm, cỏ và trôi vào các hồ, ao, mương, máng. Trâu, bò ăn phải rơm cỏ và uống nước có nhiễm khuẩn sẽ mắc bệnh. Sau khi vào đường tiêu hóa, vi khuẩn qua niêm mạc nhờ các vết xây xát nhỏ do rơm cỏ, xâm nhập vào máu, tiến đến hệ thống lâm ba ruột và hạch sau hầu, thường hạch sau hầu sưng rất to. Từ đó vi khuẩn đi vào hệ thống hạch lâm ba trước vai, trước đùi làm cho những hạch này sưng và thủy thũng. Bởi vậy ta thường thấy trâu, bò bị bệnh tụ huyết trùng có biểu hiện đặc trưng: Sưng hầu mà nhân dân gọi là “bệnh trâu hai lưỡi”. Bình thường một số trâu bò khỏe cũng mang vi khuẩn tụ huyết trùng trong hệ thống hô hấp và tiêu hóa. Nhưng vi khuẩn không gây bệnh và gia súc có sức đề kháng cao, giữa vi khuẩn và gia súc có sự cân bằng sinh học. Khi gặp các yếu tố ngoại cảnh bất lợi: Thiếu thức ăn, làm việc nặng, thời tiết thay đổi đột ngột, trâu, bò bị giảm sức đề kháng, thế cân bằng sinh học bị phá vỡ và vi khuẩn trở nên cường độc, gây bệnh cho trâu, bò. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy trong điều kiện chăn nuôi kém phát triển, đàn trâu, bò được chăn thả tự do trên các đồng cỏ tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát (Gajendragad và cs, 2012) 2.1.3.5. Cách lây lan Nguồn lây bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò, lợn, gia cầm bị bệnh và mang trùng. Trong cơ thể gia súc khỏe mạnh, ở điều kiện nhất định, vi khuẩn P. multocida thường tồn tại ở đường hô hấp trên của vật chủ. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn tăng độc lực và tác động gây bệnh. Tại các ổ dịch cũ, phần lớn những gia súc sống sót sau dịch thường trở thành những con vật mang trùng và thường xuyên bài tiết mầm bệnh ra ngoài ngoại cảnh, những gia súc cảm thụ mới là những trâu, bò mới sinh sau vụ dịch hay gia súc mới nhập đàn chưa có miễn dịch (De Alwis, 1999) 86. Jalal và cs (2010) 99 nghiên cứu vi khuẩn P. multocida phân lập từ trâu, bò khỏe ở Iran cho thấy, tỷ lệ xuất hiện cao kháng nguyên type B ở gia súc không bị nhiễm bệnh, những trâu, bò này có thể trở thành vật truyền nhiễm tiềm ẩn. Annas và cs (2014) 58 cho biết, sau vụ dịch vi khuẩn sinh sôi trong amidan những cá thể trâu sống sót và trở thành vật truyền nhiễm, căn bệnh này có thể lây qua đường hô hấp. Tác giả cũng làm thí nghiệm nhốt các con bê khỏe mạnh cùng với 1 con bê bị nhiễm P. multocida B: 2, những con bê sống sót đã trở thành vật lây nhiễm bệnh. Vi khuẩn Pasteurella đã được phát hiện trong đường hô hấp, cơ quan tiêu hóa và đường tiết niệu của bê, cho thấy vai trò của các cơ quan, bộ phận này trong việc phát tán bệnh. Những nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, ổ dịch đầu tiên trong vùng xảy ra từ trâu, bò của địa phương bị bệnh, do việc giết mổ làm dịch lây lan rộng. Dịch thường xảy ra và lan rộng theo các triền sông do nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh (Bùi Quý Huy,1998) 22. Trâu, bò khỏe mạnh mang vi khuẩn ở niêm mạc mũi và hạch hầu khoảng 9 – 12%, khi gặp các điều kiện không thuận lợi, sức đề kháng giảm, bệnh sẽ phát sinh giết hại trâu, bò (Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2006) 27. Phan Thanh Phượng (1994) 39 cho biết, trong giai đoạn đầu của bệnh, khi con vật còn đi lại được, vi khuẩn từ nước dãi, phân, nước tiểu được bài ra xung quanh. Ổ dịch rộng hay hẹp tùy theo điều kiện tồn tại của vi khuẩn và sức miễn dịch của đàn. Bệnh có thể trực tiếp lây lan từ súc vật bệnh sang súc vật khỏe thông qua tiếp xúc, dùng chung dụng cụ chăn nuôi, nguồn thức ăn, nước uống, nhốt cùng chuồng, chăn cùng bãi chăn thả (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2008) 28. Theo Gajendragad và cs ( 2012) 92 dịch bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra giữa những đàn gia súc được chăn thả trên các cánh đồng tự nhiên, cùng uống chung 1 nguồn nước và được nhốt cùng nhau. 2.1.4. Triệu chứng Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thường xảy ra với các triệu chứng lâm sàng chủ yếu: sốt cao, bỏ ăn, chảy nước dãi, khó thở, thủy thũng vùng hầu, xuất huyết, tụ huyết niêm mạc mắt, mũi, sưng hạch, viêm phổi. Bệnh kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và động vật chết ở giai đoạn cuối do nhiễm trùng huyết. Theo De Alwis (1999) 86, sự chuyển biến của bệnh có nhiều giai đoạn, thời kỳ nung bệnh phụ thuộc vào đường cảm nhiễm, qua đường không khí là 30 giờ, cảm nhiễm tự nhiên từ 46 đến 80 giờ, thể bệnh cấp tính thường kéo dài 2 đến 3 ngày, thể quá cấp tính là 4 đến 12 giờ. Theo Lê Văn Năm và cs (1999) 33, thời kỳ ủ bệnh kéo dài 1 đến 14 ngày, bệnh thường ở hai dạng, nhiễm trùng huyết và bội nhiễm. Hoàng Đăng Huyến (2004) 23 theo dõi 120 trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng tại một số xã của huyện Hiệp Hòa Bắc Giang thấy những con mắc bệnh thể quá cấp tính đều chết trong vòng 24 giờ, ở thể cấp tính thời gian diễn biến của bệnh từ 2 đến 5 ngày, không thấy có thể mạn tính. Theo Trung tâm nghiên cứu UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng (2005) 41, diễn biến bệnh 3 – 5 ngày, tỷ lệ chết 90 – 100%. Bò bệnh bị nhiễm trùng máu chết rất nhanh trong 1 – 1,5 ngày, nếu bệnh ác tính bò sốt cao 41 oC 42 oC, hung dữ điên cuồng, đập đầu vào tường, chết nhanh trong vòng 24 giờ. Tất cả trâu, bò bị bệnh đều thấy có có các dấu hiệu lâm sàng như: bỏ ăn, mệt mỏi và bồn chồn, 90,74% đàn trâu, bò thở nghe có âm ran. Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm tiết nhiều nước bọt, khó thở, tiết nước mũi nhầy. 100% những cá thể đã chết vì nhiễm tụ huyết trùng đều khó thở, tiết nước mũi nhầy, chán ăn, bồn chồn, tiết nhiều nước bọt (Ahrar và cs, 2011) 55. Joyjit và cs (2013) 103 cho biết các cá thể bị bệnh có triệu chứng như sốt, giảm sản lượng sữa đột ngột, đau bụng, tiêu chảy nặng, nhiễm trùng đường ruột, nhịp thở nhanh và có màng nhầy tiết ra trước khi chết. Một số cá thể còn bị phù ở đầu, cổ, ức, bị suy hô hấp dẫn đến chết trong vòng 2 4 ngày. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2008) 28, trâu, bò thường mắc bệnh ở 3 thể: quá cấp tính, cấp tính và mạn tính, nhưng thường gặp ở thể cấp tính. Thể quá cấp tính: trâu bò phát bệnh rất nhanh, con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41 oC 42 oC và trở nên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường, chết trong vòng 24h. Bê, nghé 3 – 18 tháng tuổi có triệu chứng thần kinh, giãy giụa, ngã vật xuống rồi chết, có khi con vật đang ăn bỗng chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã xuống rồi lịm đi (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2009) 19. Thể cấp tính: thể này xảy ra phổ biến, thời gian nung bệnh ngắn từ 1 – 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 – 42 oC. Niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám, nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm con vật lè lưỡi ra, thở khó khăn, người ta thường gọi là ”bệnh lưỡi đòng” hay bệnh ”trâu, bò hai lưỡi”. Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thủy thũng làm cho con vật đi lại khó khăn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2008) 28. Theo Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Minh Tân (2007) 18, vật bệnh thể hiện hội chứng hô hấp, thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, tụ huyết và viêm phổi cấp. Một số trâu bò bị bệnh ở thể đường ruột, lúc đầu táo bón sau đó đi ỉa chảy, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột, bụng chướng to do viêm phúc mạc và có tương dịch trong xoang bụng. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2011) 25, lúc sắp chết con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 5 ngày, tỷ lệ chết 90 – 100%, nếu bệnh chuyển sang thể nhiễm trùng máu, con vật chết trong 24 – 36 giờ. Annas và cs (2014) 58 cho biết, trong hầu hết các trường hợp phát hiện lâm sàng cấp tính, đều dẫn đến tử vong trong vòng 8 24 giờ sau khi bắt đầu. Thể mạn tính: con vật mắc bệnh ở thể cấp tính, nếu không chết, bệnh sẽ chuyển thành thể mạn tính, vật bệnh thể hiện viêm ruột mạn tính: lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp làm cho con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mạn tính. Bệnh tiến triển trong vài tuần. Con vật có thể khỏi bệnh, các triệu chứng nhẹ dần, nhưng thường con vật gầy rạc và chết do kiệt sức (Phạm Sỹ Lăng, 2009) 29. 2.1.5. Bệnh tích Bệnh tích đại thể Kết quả theo dõi của Hoàng Đăng Huyến (2004) 23 tại Bắc Giang cho thấy, bệnh tích chủ yếu là xuất huyết dưới da và các phủ tạng, phổi, tim, ruột, thịt tím thấm nước màu hồng. Ahrar và cs (2011) 55 thấy, phần đầu, cổ và vùng hàm dưới sung huyết và bị phù nề. Các đốm xuất huyết hình thành khắp cơ thể và có thể nhìn thấy máu chảy ra từ khoang ngực và bụng, thận bị sưng lên và sung huyết. Có các đốm xuất huyết ở màng ngoài tim. Phổi cũng có sự biến đổi, phổi bị phù nề nặng, khí phế thũng vách phổi. HÌNH 2. 4 BỆNH TÍCH XOANG BAO TIM CHỨA DỊCH THẨM XUẤT MÀU VÀNG CHANH Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2008) 28, bệnh tích của bệnh như sau: Tụ huyết và xuất huyết ở các niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da đều có tụ huyết đỏ sẫm và lấm tấm xuất huyết từng mảng. Thịt màu tím hồng, t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN TRƯỜNG ĐH LÂM NGHIỆP – PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y Tên đề tài: TÌM HIỂU BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO, BÒ, DÊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO HỆ THỐNG CHĂN NI HEO, BỊ, DÊ Ở ĐỊA PHƯƠNG Ngành: Thú Y Lớp: LTTY K65B2 Khoa: Nông Học Đồng Nai – Năm 2021 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU Chăn ni trâu bị Việt Nam năm qua có bước phát triển đáng kể nhằm cung cấp thịt sữa cho nhu cầu thực phẩm người dân; sức kéo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu ngày tăng xã hội Bên cạnh phát triển đó, ngành chăn ni trâu bị ln phải đối mặt với bệnh truyền nhiễm bệnh ký sinh trùng, có bệnh Tụ huyết trùng trâu bò Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thể bại huyết (Hemorrhagic Septicemia) bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, xảy hầu hết lứa tuổi trâu, bò Hàng năm địa bàn tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, báo cáo tình hình bệnh tụ huyết trùng xảy trâu, bò cho thấy thiệt hại kinh tế to lớn Theo bào cáo tổng kết công tác thú y hàng năm địa phương kết nghiên cứu Ðặng Xuân Bình cs (2010) [2]; tỉnh Hà Giang năm 2008 có 276 trâu, 157 bị chết bệnh tụ huyết trùng; tương tự vậy, tỉnh Thanh Hóa năm 2008 có 455 trâu, bị chết năm 2009 có gần 400 trâu bò chết bệnh tụ huyết trùng Ðể khống chế bệnh, có số loại vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò quan nghiên cứu, chế tạo, sử dụng để tiêm phòng cho trâu, bò bênh liên tục xảy ra, đặc biệt địa bàn tỉnh miền núi phía Bắc Ðinh Duy Kháng cs (2000) [14] cho biết: Việc tiếp tục phân lập xác định vi khuẩn Pasteurella cần thiết để làm rõ đặc điểm dịch tễ bệnh để tìm quy luật lưu hành, tính gây bệnh vi khuẩn để sản xuất ứng dụng vắc xin phù hợp vùng, hạn chế tiến tới toán bệnh Lê Văn Tạo cs (1998)[32] khuyến cáo: Nên tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò đạt t lệ cao (>80%) với loại vắc xin có tương đồng kháng nguyên với chủng vi khuẩn Pasteurella gây bệnh địa phương Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, vào học giảng đưởng nên em chọn đề tài tiểu luận: “Tìm hiểu bệnh tụ huyết trùng heo, bò, dê đề xuất biện pháp phịng bệnh cho hệ thống chăn ni heo bò, dê địa phương” PHẦN NỘI DUNG 2.1 BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG 2.1.1 Lịch sử phân bố bệnh Bệnh tụ huyết trùng Bollinger phát lần bò năm 1878 Munich (Ðức) Những năm bệnh phát khắp nơi giới, nhiều loài gia súc, gia cầm Năm 1885, Kitt phân lập vi khuẩn Khi nghiên cứu vi khuẩn tụ huyết trùng gây bệnh loài gia súc, nhà khoa học thấy giống tính chất gây bệnh, tương đồng kháng nguyên, khác tính gây bệnh cho loài vật Năm 1887, Trevisan đề nghị đặt tên cho vi khuẩn Pasteurella để ghi nhớ cơng lao Louis Pasteur, người có nhiều đóng góp nghiên cứu phát loại vi khuẩn (De Alwis, 1992) HÌNH TRÂU CHẾT DO TỤ HUYẾT TRÙNG 2.1.2 Nguyên nhân gây bệnh 2.1.2.1 Phân loại Giống Pasteurella có nhiều lồi, vào tính chất gây bệnh cho loài động vật, người ta chia giống Pasteurella thành lồi, lồi gây bại huyết, xuất huyết cho gia súc, gia cầm Pasteurella multocida với giống gia súc, gia cầm khác bệnh tụ huyết trùng lại serotype khác gây Theo phân loại Bergey (1994) [41 ], Pasteurella spp thuộc: - Bộ (order) Eubacteriales - Họ (family) Parvobacteriaceae - Tộc (tribe) Pasteurellceae - Giống (genus) Pasteurella 2.1.2.2 Hình thái, cấu trúc Vi khuẩn Pasteurella multocida (P multocida) vi khuẩn có dạng cầu trực khuẩn nhỏ, gram âm, kích thước khoảng 0,25 - 0,4 × 0,4 - 1,5 µm, vi khuẩn đứng riêng lẻ, thành đơi thành chuỗi, có giáp mơ, khơng sinh nha bào, khơng có lơng, khơng di động, bắt màu lưỡng cực Khi nuôi cấy nhiều lần phịng thí nghiệm mơi trường ni cấy lâu ngày, với điều kiện không thuận lợi vi khuẩn có khuynh hướng biến dạng, thay đổi hình thái từ trực khuẩn dài dạng sợi mảnh De Alwis (1999) 2.1.2.3 Đặc tính ni cấy P multocida dễ dàng bắt màu với thuốc nhuộm fucxin xanh methylen Tính chất bắt màu lưỡng cực vi khuẩn P multocida thấy nhuộm xanh methylen thấy tiêu làm từ máu động vật hay vi khuẩn phân lập từ vật chết Vi khuẩn nuôi cấy môi trường nhân tạo thấy tính chất (Nguyễn Như Thanh cs, 2001) [45] Theo OIE (2012) sử dụng kỹ thuật nhuộm Leishman, nhuộm xanh metylen, kỹ thuật nhuộm Giemsa cho thấy vi khuẩn nhuộm bắt màu lưỡng cực.Vi khuẩn P multocida ni cấy nhiều loại môi trường, môi trường nuôi cấy lỏng, đặc bán cố thể Tùy vào mục đích nghiên cứu, người ta cho thêm vào môi trường loại đường, axit amin hóa chất khác Peter cs (1996) sử dụng môi trường dinh dưỡng tối thiểu để nuôi cấy chủng sinh độc tố không sinh độc tố P multocida Mơi trường gồm có 17 thành phần, có cystein, glutamic axit, leucine, methionine, muối vô cơ, nicotinamide, pantothenate, thiamine Kết 40/46 chủng đem thử (87%) mọc tốt môi trường này, sau 10 lần cấy chuyển giữ nguyên khả sinh độc tố không sinh độc tố lúc đầu Warner S (1996) [165] chế tạo môi trường TEM (Transport enrichment medium), môi trường vận chuyển giàu dinh dưỡng Mơi trường có bổ sung thêm số kháng sinh nhằm ngăn chặn tạp nhiễm loại vi khuẩn như: Escherichia coli, Pseudomonas, Proteus vi khuẩn gram âm khác, loại nấm Đây điều kiện nâng cao khả phân lập P multocida từ gia súc mắc bệnh Theo De Alwis (1999) [86], mơi trường thích hợp cho sinh trưởng P multocida môi trường dextrose-starch agar casein- sucrose-yeast (CSY) Trong phịng thí nghiệm giới thường sử dụng môi trường thạch máu (Blood agar) CSY agar bổ sung 5% máu (bò, cừu) loại bỏ sợi huyết để nuôi cấy phân lập P multocida Vi khuẩn P multocida phát triển mạnh điều kiện nhiệt độ 37 °C môi trường bổ sung 5% máu cừu, môi trường dextrose starch, casein-sucrose-yeast (CSY), choco- late, Mueller-Hinton, mơi trường ni cấy có dung dịch não tim (BHI) (OIE, 2012) HÌNH 2 TỔ CHỨC GAN XƠ, THỐI HĨA Vi khuẩn P multocida phát triển mơi trường thơng thường có thêm tụy đệm, CaCl2 MgCl2 giống phát triển môi trường BHI Trong môi trường nước thịt Hotinger Martin sau nuôi cấy 24h, P multocida mọc tốt, làm đục môi trường tạo mùi nước dãi khô Mùi đặc trưng rõ pha phát triển, để lâu mùi giảm dần (Michael cs, 2002) [112] Theo Seleim (2005) [150], để vi khuẩn P multocida phát triển tốt môi trường nhân tạo cần thêm số chất như: cystein, glutamic axit, leucine, methionine, muối vô cơ, nicotinamide, pantothenate, thiamine đường Trong leucin tác dụng kích thích tăng trưởng Trong mơi trường giàu chất dinh dưỡng, gen liên quan tới trình trao đổi chất vi khuẩn hoạt động mạnh (Shivachandra, 2006) [155] Hussain cs (2012) [97] nghiên cứu phát triển vi khuẩn P multocida nguồn cacbon khác nhau, sử dụng đường glucose, maltose, galactose, sucrose nguồn carbon để tăng sinh khối tế bào vi khuẩn P multocida tăng hiệu sản xuất vắc xin Môi trường BHI môi trường Hottinger cải tiến mơi trường thích hợp để sản xuất kháng nguyên tụ huyết trùng theo phương pháp lên men (Đào Trọng Đạt, 1994) [8] Môi trường bổ sung thêm 0,8% sucrose 2% tụy đệm làm tăng hiệu suất phát triển vi khuẩn trình lên men (Phạm Quang Thái, 2004) [43] Nguyễn Mạnh Thắng cs (2008) [49] kết luận rằng, môi trường Hottinger thích hợp để ni cấy vi khuẩn P multocida hệ thống lên men kín mẻ vắc xin P multocida có nhiều loại hình dạng khuẩn lạc Theo Namioka Murata (1961) [121], môi trường thạch huyết P multocida tạo thành dạng khuẩn lạc: + Khuẩn lạc dạng S (Smooth): có rìa gọn, bóng láng, có dung quang mạnh vi khuẩn có độc lực mạnh + Khuẩn lạc dạng M (Mucoid): nhày, ướt, có kích thước lớn nhất, bề mặt khuẩn lạc ẩm ướt, có dung quang yếu, vi khuẩn có độc lực trung bình + Khuẩn lạc R (Rough): có rìa xù xì, thường khơng có dung quang, vi khuẩn có độc lực yếu Trên mơi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, nhỏ long lanh giọt sương, mặt khuẩn lạc vồng Nuôi cấy lâu, khuẩn lạc có màu trắng ngà dính vào mơi trường Trên mơi trường thạch máu hay BHI có bổ sung máu: vi khuẩn phát triển mạnh, không gây dung huyết, kích thước khuẩn lạc lớn mơi trường thạch thường, có màu tro xám, hình giọt sương có mùi nước dãi khơ đặc trưng Đặc điểm dễ nhận nhiều tác giả cơng nhận đặc điểm để chẩn đốn Trên mơi trường thạch có huyết huyết cầu tố: khuẩn lạc nhỏ, rìa gọn, có tượng phát huỳnh quang xem khuẩn lạc kính hiển vi có hai thị kính với độ phóng đại thấp góc phản quang ánh sáng đèn điện 45 o, thấy xung quanh mép khuẩn lạc có tượng phát sắc cầu vồng Khuẩn lạc dạng S có dung quang màu xanh lơ, khuẩn lạc dang R có dung quang vàng, khuẩn lạc dạng M khơng có đặc điểm nói Hiện tượng phát quang khuẩn lạc P multocida có liên quan đến tính chất số hợp chất có khả hấp thụ tia sáng định có vi khuẩn (Heddleston, 1966) [94] Theo De Alwis (1999) [86], tuỳ theo độc lực vi khuẩn mà màu sắc huỳnh quang khuẩn lạc khác nhau: + Nếu vi khuẩn có độc lực cao: khuẩn lạc có màu xanh lơ, xanh mạ chiếm 2/3 diện tích khuẩn lạc phía đèn, cịn 1/3 diện tích khuẩn lạc màu vàng kim loại, khuẩn lạc gọi Fg (Greenish Fluorescent) + Nếu vi khuẩn có độc lực vừa: khuẩn lạc màu xanh lơ diện tích màu vàng da cam, khuẩn lạc loại Fo (Orange Fluorescent) 10 - Vắc xin THT keo phèn Xí nghiệp thuốc Thú y Trung ương sản xuất 2.2 Thực trạng bệnh tụ huyết trùng 2.2.1 Trên giới Bệnh tụ huyết trùng Bollinger phát lần bò năm 1878 Munich (Ðức) Những năm bệnh phát khắp nơi giới, nhiều loài gia súc, gia cầm Năm 1885, Kitt phân lập vi khuẩn Khi nghiên cứu vi khuẩn tụ huyết trùng gây bệnh loài gia súc, nhà khoa học thấy giống tính chất gây bệnh, tương đồng kháng nguyên, khác tính gây bệnh cho loài vật Năm 1887, Trevisan đề nghị đặt tên cho vi khuẩn Pasteurella để ghi nhớ cơng lao Louis Pasteur, người có nhiều đóng góp nghiên cứu phát loại vi khuẩn (De Alwis, 1992) [50] Vi khuẩn pasteurella gây bệnh cho nhiều loài gia súc nên tên chúng gắn với tên loài vật mà chúng gây bệnh: Pasteurella suiseptica gây bệnh lợn Pasteurella boviseptica gây bệnh bò Pasteurella oviseptica gây bệnh dê, cừu Pasteurella aviseptica gây bệnh gà… Ðến năm 1939, Rosenbush Merchant [79] đề nghị đặt tên cho vi khuẩn Pasteurella multocida, để khả gây bệnh cho nhiều loài vật chúng, tên cơng nhận thức giới sử dụng ngày Lignieres (1900)[62] cho rằng: bệnh tụ huyết trùng có lồi vật ni khác Hai thuật ngữ bệnh Haemorrhagic septicaemia Pasteurellosis xem đồng nghĩa Tuy nhiên, gần theo quy ước tổ chức FAO 40 (FAO/WHO/CIF, 1970), tài liệu quốc tế súc sản, hai thuật ngữ dùng phân biệt, Haemorrhagic septicaemia dùng bệnh Pasteurella multocida thuộc serotype I Roberts gây ra, Pasteurellosisdùng bệnh vi khuẩn Pasteurella gây Ở Châu , bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Pasteurella multocida gây thường hai thể chủ yếu: Nhiễm trùng máu - xuất huyết (Haemorrhagic septicaemia- HS) viêm phổi bò (Bovine pneumonic pasteurellosis) Ngày nay, sau trăm năm kể từ phát lần đầu, Pasteurella multocida nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng cho nhiều loài gia súc gia cầm Tuy có tính thích nghi gây bệnh lồi vật khác nhau, Pasteurella multocida có đặc tính giống 2.2.1 Trong nước Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, miền Bắc - Trung - Nam có điều kiện khí hậu hệ sinh thái khác Các tác giả Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[25], Nguyễn Ngã (1996)[21], Nguyễn Thiên Thu (1996)[34] nhận định bệnh tụ huyết trùng trâu, bò xảy thường trùng với mưa vùng kéo dài đến hết mùa mưa Nhiều tác giả sâu nghiên cứu đặc tính sinh vật hố học vi khuẩn Pasteurella multocida, phương pháp chẩn đoán, phân lập chế tạo vắc xin phòng bệnh Trần Xuân Hạnh Tô Thị Phấn (2007)[8] tiến hành nghiên cứu số đặc tính vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bò, lợn Phan Thanh Phượng (1986 - 1990)[28] nghiên cứu, chế tạo sử dụng vắc xin nhũ hố cơng nghệ lên men sục khí để phòng chống bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn gia cầm có nhiều ưu việt vắc xin cũ 41 Dương Thế Long (1995)[18] phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh cho loài vật ni (trâu, bị, lợn gà) tỉnh Sơn La Nguyễn Ngã (1996)[21], Nguyễn Thiên Thu (1996)[34] phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ trâu, bò mang trùng khu vực miền Trung xác định tính tương đồng kháng nguyên chủng vi khuẩn phân lập với chủng vắc xin Iran Trong năm gần có số nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng Bùi văn Dũng (2000) [3] nghiên cứu tình hình bệnh tụ huyết trùng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ dịch ngốy mũi trâu, bị khỏe tỉnh Lai Châu Hoàng Ðăng Huyến (2004) [12] nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Bắc Giang Nguyễn Ðăng Minh (2005) [20] nghiên cứu số đặc điểm dịch tễ bệnh THT xác định t lệ mang trùng Pasteurella đàn trâu, bò tỉnh Hà Tây Ðỗ Ngọc Thúy cs (2007) [35] ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định type vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ vật nuôi Bệnh tụ huyết trùng Việt Nam phát vào năm cuối k 19: Cudamie thông báo bệnh trâu thuộc tỉnh Bà Rịa Long Thành năm 1868, sau Gemain (1869) phát bệnh Gị Cơng, Yersin phát bệnh ở tỉnh miền Trung vào năm 1889-1895 Năm (1901) Shein phương pháp phân lập tiêm truyền qua động vật thí nghiệm xác nhận ổ dịch trâu, bò xảy Tây Ninh vi khuẩn Pasteurella multocida (Phan Ðình Ðỗ Trịnh Văn Thịnh, 1958) [4]) Theo Ðoàn Thị Băng Tâm (1987)[31], Việt Nam bệnh thường xảy Nam đặc biệt miền tây Nam bộ, vào năm 1910, 1919, 1920, 1933, 1935 dịch xảy lớn mạnh Bệnh gây thiệt hại lây lan nhiều 42 vùng đất trũng, thấp, khí hậu ẩm ướt Bùi Quý Huy (1998) [11] cho biết: Trước bệnh tụ huyết trùng xảy mạnh tỉnh phía Nam xảy lẻ tẻ tỉnh phía Bắc Trong năm 70 có 80% số ổ dịch tụ huyết trùng 84% số thiệt hại gia súc bệnh tụ huyết trùng thuộc tỉnh phía Nam Ðến năm 90 phân bố địa lý bệnh nghiêng tỉnh phía Bắc, số địa phương có dịch tụ huyết trùng tăng lên nhiều, hàng năm có 20 - 25 tỉnh thơng báo có bệnh lưu hành 2.3 Đề xuất biện pháp phòng bệnh Đồng Nai 2.3.1 Sơ lược tình hình chăn ni địa phương (heo, bị, dê): quy mơ, phương thức chăn ni BẢNG TÌNH HÌNH CHĂN NI TÌNH ĐỒNG NAI Quy Mơ Chăn Ni Hình Thức Chăn Ni HEO khoảng 2,4 triệu Trang trại hộ gia đình nhỏ lẻ BÒ TRÂU khoảng khoảng 3.700 86.000 con Trang trại Trang trại hộ gia đình hộ gia đình nhỏ lẻ nhỏ lẻ DÊ khoảng: 277.000 Trang trại hộ gia đình nhỏ lẻ 2.3.2 Phịng bệnh vệ sinh phòng bệnh Thực tiêm vaccine phòng bệnh cho bị lần/năm vào vụ đơng - xn hè - thu Giữ vệ sinh chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông, không bị mưa hay gió lùa Chăm sóc ni dưỡng tốt, chăn thả hợp lý, khơng để bị làm việc q sức Khi vận chuyển gia súc xa, không nhốt chật phải che mưa nắng, cho ăn uống đầy đủ để tránh bệnh phát trình vận chuyển Không lưu thông gia súc ốm, sản phẩm gia súc có bệnh vào địa phương Nên ni cách ly để theo dõi bò trước mua nhập đàn tuần 43 2.3.3 Phòng bệnh vaccin Khi phát trâu bò bị triệu chứng trên, cần áp dụng số phác đồ điều trị bệnh sau : Phác đồ 1: thuốc điều trị dùng kháng sinh streptomycin (hoặc kanamyxin) liều dùng 25mg/kgtt tiêm bắp, phối hợp gentacostrim hancotmix liều dùng 200mg/kgtt.cho uống Dùng thuốc liên tục – ngày Thuốc chữa triệu chứng dùng thuốc tiêm analgin, hanaginc hạ sốt cho vật Thuốc trợ tim mạch dùng thuốc tiêm phối hợp cafein, multivit-forte, vitaminc; trường hợp vật yếu truyền huyết mặn với liều 1000 – 2000ml/100kg thể trọng Về hộ lý phải cho vật ăn cỏ tươi, mềm, ngon bổ sung cho ăn thêm cám cháo gạo đồng thời cách ly vật để điều trị Phác đồ 2: Thuốc điều trị: Hanoxylin LA: dùng liều ml/10kgTT Thuốc tiêm liều tác dụng điều trị kéo dài – ngày Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch chăm sóc hộ lý (làm giống phác đồ 1) Phác đồ 3: Dùng thuốc điều trị loại kháng sinh Hansunvil-10 (tên khác spiramycin) liều dùng 1ml/10kgTT, tiêm bắp liên tục – ngày Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch chăm sóc hộ lý (làm giống phác đồ 1) Phác đồ 4: Dùng thuốc điều trị kháng sinh Hanseft (tên khác: septifur) liều dùng ml/ 15kgTT; tiêm bắp – ngày Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch chăm sóc hộ lý (làm giống phác đồ 1) 44 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tiếp tục có nghiên cứu chuyên sâu vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bị dịch tễ, tính gây bệnh gia súc mẫn cảm; tình trạng mang trùng gia súc không biểu triệu chứng lâm sàng Nâng cao ty lệ trâu, bò tiêm vắc xin phòng bệnh địa đại phương nói riêng nước nói chung để hạn chế ty lệ trâu, bò ốm chết bệnh tụ huyết trùng Cùng với phát triển ngành chăn nuôi quốc tế, tỉnh Đồng nai luon hướng đến việc xây dựng sở an toàn dịch bệnh nững giải pháp quan trọng chống dịch Trước mắt xây dựng gia trại, trang trại dễ thực hiện, phù hợp dễ triển khai, bền vững với điều kiện chăn nuôi tỉnh Xây dựng hệ thống dịch tễ tốt vững mạnh để chăn nuôi tỉnh ngày lớn mạnh tạo mạng lưới chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật đại 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (2014), Hội nghị phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2014 kế hoạch năm 2015, Hà Nội tháng 1/2015 Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (2015), Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 triển khai nhiệm vụ năm 2016, Cục Thú y tháng 12/2015 Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hà, Lê Bá Hiệp (2010), “Khảo sát lưu hành vi khuẩn Pasteurella multocida gia súc số tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 17( 2), tr 53 - 57 46 Đỗ Tuấn Cương, Tô Long Thành, Đặng Vũ Hoàng, Trương Văn Dung (2004), “Thiết lập phương pháp miễn dịch bệnh lý chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng trâu bị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 11 (1), tr 46 - 51 Trương Văn Dung, Phan Thanh Phượng, Hoàng Xuân Nghinh, Đặng Vũ Hoàng, Nguyễn Thị Khanh, Đỗ Tuấn Cương, Nguyễn Thị Soa, Nguyễn Thị Vân (2000), “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất huyết kháng Pasteurella multocida chế tạo mơi trường thích hợp”, Kết nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y Giai đoạn 1996-2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Lê Văn Dương, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu phú, Hoàng Đăng Huyến (2012), “Kết phân lập xác định số đặc tính sinh học chủng Pasteurella multocida lợn dương tính với virut hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 19 (6), tr 52 56 Lê Văn Dương (2013), Nghiên cứu số đặc tính sinh học vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida Streptococcus suis gây bệnh viêm phổi hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản lợn Bắc Giang, biện pháp phịng trị, Luận án tiến sĩ Nơng nghiệp, Đại học Thái Nguyên Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1994), Công nghệ sinh học sản xuất Vắc xin tụ huyết trùng gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Bùi Xn Đồng (2000), “Cơng tác phịng chống bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, (1), tr 91 – 94 10 Nguyễn Thanh Hà (1991), Phương pháp kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán, Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật Y học, Nxb Y học, Hà Nội, 1991, tr 329-338 11 Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “ Kết phân lập xác định số đặc tính sinh học chủng Streptococcus suis Pasteurella multocida 47 lợn mắc viêm phổi tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 19(7), tr 71 - 76 12 Trần Xuân Hạnh, Tơ Thị Phấn (2003), “Đặc tính sinh học vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bò, lợn”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 2002-2003, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 368 - 385 13 Trần xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2006), “Miễn dịch thu tự nhiên Pasteurella multocida serotype B:2 đàn lợn ni Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 13 (1), tr 38 - 42 14 Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2007), “Một số đặc tính vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bị, lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 14 (4), tr 30 - 41 15 Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Phạm Hào Quang, Nguyễn Thiên Thu (2008), “Nghiên cứu Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò dùng chủng phân lập Việt Nam PKT99”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 15(5), tr 39 - 48 16 Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Phạm Quang Hào, Nguyễn Thiên Thu, Phạm Quang Thái, Trần Thị Lâm, Huỳnh Khương Hữu Duyên (2009), “Kiểm tra đáp ứng miễn dịch trâu, bò sau tiêm Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bị phương pháp Elisa”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 16(5), tr 31 - 38 17 Trần Xn Hạnh (2010), “Hồn thiện quy trình sản xuất sử dụng vắc xin nhũ dầu tụ huyết trùng trâu, bò chủng P52 phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn trâu, bị ni Việt Nam”, Báo cáo tổng hợp kết khoa học công nghệ dự án, chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước, Bộ Nơng nghiệp PTNT 18 Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Minh Tân (2007), Giáo trình vi sinh vật bệnh truyền nhiễm vật nuôi, Nxb Hà Nội 48 19 Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Thành, Chu Đình Tới (2009), Vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm vật nuôi, Nxb Giáo Dục Hà Nội 20 Trương Thị Hồng Hoa, Tơ Long Thành, Vũ Thị Nhàn, Hồng Xn Nghinh, Trần Ngọc Ánh, Trương Văn Dung (2005), ”Tách chiết IgG từ kháng huyết thỏ kháng số chủng vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 12 (1), tr 19 - 26 21 Cao Văn Hồng (2001), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn Đắc Lắc số biện pháp phịng trị, Luận án tiến sĩ Nơng nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 22 Bùi Quý Huy (1998), “Một số đặc điểm bệnh tụ huyết trùng Việt Nam năm vừa qua”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 5(1), tr - 14 23 Hoàng Đăng Huyến (2004), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Bắc Giang đề xuất số biện pháp phịng chống, Luận án tiến sĩ Nơng nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội 24 Hoàng Văn Khoản, Phạm Thị Tuyết, Nguyễn Viết Không, Nguyễn Bá Tiếp (2015), “Nghiên cứu lựa chọn chất bổ trợ nhũ dầu cho sản xuất vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng gia cầm sử dụng giống gốc Pasteurella multocida chủng N41”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 12 (2), tr 44 - 51 25 Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Lê Minh (2011), Những bệnh thường gặp trâu, bị, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội 26 Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (1994), Thuốc điều trị Vắc xin sử dụng thú y, Nxb Hà Nội, tr 181 - 203 27 Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2006), Thực hành điều trị thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 49 28 Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Năm, Tô Long Thành, Cù Hữu Phú (2008), Các bệnh truyền nhiễm thường gặp trâu, bò biện pháp phịng, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội 29 Phạm Sỹ Lăng (2009), Bệnh trâu, bò Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 30 Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Huy Đăng, Hoàng Đăng Huyến, Phạm Quang Thái, Nguyễn Nhân Lừng, Nguyễn Thị Kim Thành, Đào Thế Hải (2010), Học nghề Thú y, Nxb Hà Nội, tr 93 - 96 31 Dương Thế Long (1995), Nghiên cứu số đặc điểm dịch tễ vi khuẩn học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Sơn La để xác định biện pháp phịng trị thích hợp, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 32 Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000), Thuốc thú y cách sử dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 21 - 103 33 Lê Văn Năm, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Hương (1999), “Hướng dẫn phịng trị bệnh lợn cao sản”, Cẩm nang bác sĩ Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 34 Nguyễn Ngã (1996), Đặc tính sinh học tương đồng kháng nguyên vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò miền Trung với chủng Iran chế tạo vắc xin, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nơng nghiệp, Hà Nội 35 Cù Hữu Phú, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn, Lê Thị Minh Hằng, Lưu Thị Hải Yến, Văn Thị Hường, Trần Việt Dũng Kiên, Tăng Thị Phương (2013), “ Xác định serotype số yếu tố gây bệnh vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida Streptococcus suis để chọn chủng chế tạo vắc xin phòng bệnh viêm phổi cho lợn” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 10 (7), tr 24 - 33 50 36 Cù Hữu Phú, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn, Lê Thị Minh Hằng, Lưu Thị Hải Yến, Văn Thị Hường, Trần Việt Dũng Kiên, Tăng Thị Phương (2014), “ Lựa chọn chủng vi khuẩn để chế tạo thử nghiệm Vắc xin phòng bệnh viêm phổi vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida Streptococcus suis gây lợn” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 21 (2), tr 33 - 42 37 Nguyễn Vĩnh Phước (1985), “Điều tra, phân lập, xác định typ huyết học vi khuẩn tụ huyết trùng tỉnh phía Nam”, Kết hoạt động khoa học kỹ thuật thú y 1975 - 1985, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 38 Phan Thanh Phượng (1993), “Vắc xin nhũ hoá Tụ huyết trùng trâu bị sản xuất cơng nghệ”, Báo cáo tổng kết đề tài KC-02 giai đoạn 1986 1990 39 Phan Thanh Phượng (1994), Ba bệnh đỏ lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 59 91 40 Phan Thanh Phượng, Trương văn Dung, Đinh Duy Kháng, Hoàng Xuân Nghinh, Lê Văn Phan (2000), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để định typ tụ huyết trùng (Pasteurella multocida)”, Kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 41 Trung tâm nghiên cứu UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng (2005), Hướng dẫn chăn ni phịng bệnh cho gia súc, Nxb Văn hóa dân tộc 42 Lê Văn Tạo, Dương Thế Long (1996), “So sánh khả tạo miễn dịch phòng vệ loại vắc xin chống lại chủng P multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bị Sơn La”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, (2), tr 46 - 53 43 Phạm Quang Thái (2004), “Sản xuất Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò 51 chủng P52 quy trình cơng nghệ lên men vi khuẩn cải tiến Cơng ty thuốc Thú y Trung ương”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, số 2, tr 85 - 87 44 Phạm Quang Thái, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Nguyễn Thiên Thu, Phạm Hào Quang, Đỗ Văn Dũng (2007), “An toàn hiệu lực Vắc xin Tụ huyết trùng trâu bị nhũ hố chủng P52” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 14(2), tr 16 - 23 45 Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 46 Nguyễn Như Thanh (2011), Dịch tễ học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 47 Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng trị số bệnh thường gặp gia súc, gia cầm, Nxb Lao động Xã hội 48 Tô Long Thành, Lê Văn Phan, Trương Thị Hồng Hoa Trương Văn Dung (2006), “Sản xuất sử dụng kháng thể cộng hợp dê kháng IgG thỏ gắn men Peroxidse phương pháp miễn dịch bệnh lý chẩn đốn bệnh tụ huyết trùng trâu bị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 13 (5), tr 31 - 40 49 Nguyễn Mạnh Thắng, Nguyễn Ngọc Hải Trần Đình Tứ (2008), “Khảo sát số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vi khuẩn Pasteurella multocida”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 15 (2), tr 52 - 57 50 Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 51 Đỗ Ngọc Thúy, Âu Xuân Tuấn, Cù Hữu Phú, Lê Xuân Tạo (2007), “Ứng dụng kỹ thuật PCR để định Type giáp mô chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ vật ni”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 14 (1), tr 36 - 41 52 Nguyễn Đình Trọng (2002), Phân lập, xác định đặc tính sinh học 52 vi khuẩn Pasterella multocida trâu bị ni tỉnh Bắc Kạn, lựa chọn vaccine phịng bệnh thích hợp, Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội 53 Nguyễn Thiên Thu (1996), Nghiên cứu số đặc tính vi sinh vật kháng nguyên vi khuẩn P multocida phân lập từ trâu, bò mang trùng khu vực miền Trung Nam Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội 54 Rrobertson (1999), Đánh giá hệ thống khống chế hành, báo cáo công tác thứ chuyên gia dịch tễ học khống chế dịch bệnh (20 – đến 10 – 9), tài liệu báo cáo dự án tăng cường công tác thú y Việt Nam (ALA96/20) II.TÀI LIỆU TIẾNG ANH 55 Ahrar K., Muhammad K S., Muhammad Z K., Shafia T G., Muhammad I., Muhammad S Q (2011), “Hemorrhagic Septicemia in Buffalo (Bubalus bubalis) Calves Under Sub-Tropical Conditions in Pakistan” Pakistan J Zool vol 43(2), pp 295- 302 56 Albeynayke P., Wijewadana T., Ganh Thalagada S A (1992), Antimicrobial Susceptibility of P multocida isolater Pasteurellosis in production animals, The international workshop (ACIAR) Bali, Indonesia, 10 - 13 August, pp: 193 - 196 57 Ali H A., Sawada T., Noda K (2004), “Protectivity of an immunoaffinitypurified 39 kDa capsular protein of avian Pasteurella multocida in mice”, Journal Veterinary Med Sci, 66(12), pp 1603 - 1604 58 Annas S., Zamri-saad M., Jesse F F A., Zunita Z (2014), “New sites of localisation of Pasteurella multocida B:2 in buffalo surviving experimental haemorhagic septicaemia”, BMC Veterinary Research 10, pp – 53 54 ... gây bệnh địa phương Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, vào học giảng đưởng nên em chọn đề tài tiểu luận: ? ?Tìm hiểu bệnh tụ huyết trùng heo, bò, dê đề xuất biện pháp phòng bệnh cho hệ thống. .. phịng biện pháp tích cực hiệu để khống chế ngăn dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Bùi Quý Huy (1998) [22] việc sử dụng vắc xin tụ huyết trùng để tiêm phòng cho gia súc biện pháp phịng bệnh tích... thũng Bệnh tụ huyết trùng phù thũng nặng có triệu chứng tụ huyết, xuất huyết, thịt màu hồng tím Cịn bệnh nhiệt thán thấy thịt đen, máu đen đặc khó đơng, xuất huyết lỗ tự nhiên 33 + Bệnh tiêm mao trùng:

Ngày đăng: 29/09/2021, 20:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hà, Lê Bá Hiệp (2010),“Khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida ở gia súc một số tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 17( 2), tr. 53 - 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn "Pasteurella multocida "ở gia súc một sốtỉnh miền núi phía Bắc"”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 17( 2)
Tác giả: Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hà, Lê Bá Hiệp
Năm: 2010
4. Đỗ Tuấn Cương, Tô Long Thành, Đặng Vũ Hoàng, Trương Văn Dung (2004), “Thiết lập phương pháp miễn dịch bệnh lý trong chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng trâu bò”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 11 (1), tr. 46 - 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết lập phương pháp miễn dịch bệnh lý trong chẩn đoán bệnh tụhuyết trùng trâu bò”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 11 (1)
Tác giả: Đỗ Tuấn Cương, Tô Long Thành, Đặng Vũ Hoàng, Trương Văn Dung
Năm: 2004
9. Bùi Xuân Đồng (2000), “Công tác phòng chống bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 7 (1), tr. 91 – 94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác phòng chống bệnh tụ huyết trùng trâu, bòtại Hải Phòng”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 7 (1)
Tác giả: Bùi Xuân Đồng
Năm: 2000
10. Nguyễn Thanh Hà (1991), Phương pháp kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán, Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật Y học, Nxb Y học, Hà Nội, 1991, tr. 329-338 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp kỹ thuật khoanh giấykháng sinh khuếch tán, Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật Y học
Tác giả: Nguyễn Thanh Hà
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1991
11. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “ Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả phân lập và xác định một số đặctính sinh học của các chủng "Streptococcus suis "và "Pasteurella multocida
Tác giả: Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương
Năm: 2012
12. Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2003), “Đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bò, lợn”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 2002-2003, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 368 - 385 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc tính sinh học của vi khuẩn"Pasteurella multocida "phân lập từ trâu, bò, lợn"”, Báo cáo khoa học Chănnuôi Thú y 2002-2003
Tác giả: Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
13. Trần xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2006), “Miễn dịch thu được tự nhiên đối với Pasteurella multocida serotype B:2 trên đàn lợn nuôi tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 13 (1), tr. 38 - 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miễn dịch thu được tự nhiên đốivới "Pasteurella multocida "serotype B:2 trên đàn lợn nuôi tại Việt Nam”, "Tạpchí Khoa học kỹ thuật Thú y, 13 (1)
Tác giả: Trần xuân Hạnh, Tô Thị Phấn
Năm: 2006
14. Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2007), “Một số đặc tính vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bò, lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 14 (4), tr. 30 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc tính vi khuẩn"Pasteurella multocida "phân lập từ trâu, bò, lợn”, "Tạp chí Khoa học kỹthuật Thú y, 14 (4)
Tác giả: Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn
Năm: 2007
15. Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Phạm Hào Quang, Nguyễn Thiên Thu (2008), “Nghiên cứu Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò dùng chủng phân lập tại Việt Nam PKT99”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 15(5), tr. 39 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò dùng chủng phân lập tạiViệt Nam PKT99”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 15(5)
Tác giả: Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Phạm Hào Quang, Nguyễn Thiên Thu
Năm: 2008
16. Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Phạm Quang Hào, Nguyễn Thiên Thu, Phạm Quang Thái, Trần Thị Lâm, Huỳnh Khương Hữu Duyên (2009), “Kiểm tra đáp ứng miễn dịch ở trâu, bò sau khi tiêm Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò bằng phương pháp Elisa”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 16(5), tr. 31 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểmtra đáp ứng miễn dịch ở trâu, bò sau khi tiêm Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bòbằng phương pháp Elisa”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 16(5)
Tác giả: Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Phạm Quang Hào, Nguyễn Thiên Thu, Phạm Quang Thái, Trần Thị Lâm, Huỳnh Khương Hữu Duyên
Năm: 2009
17. Trần Xuân Hạnh (2010), “Hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng vắc xin nhũ dầu tụ huyết trùng trâu, bò chủng P52 phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò nuôi ở Việt Nam”, Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ dự án, chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng vắcxin nhũ dầu tụ huyết trùng trâu, bò chủng P52 phòng bệnh tụ huyết trùng chođàn trâu, bò nuôi ở Việt Nam
Tác giả: Trần Xuân Hạnh
Năm: 2010
18. Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Minh Tân (2007), Giáo trình vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm vật nuôi, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: trình vi sinh vật vàbệnh truyền nhiễm vật nuô
Tác giả: Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Minh Tân
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2007
19. Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Thành, Chu Đình Tới (2009), Vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm vật nuôi, Nxb Giáo Dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm vật nuôi
Tác giả: Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Thành, Chu Đình Tới
Nhà XB: Nxb Giáo Dục Hà Nội
Năm: 2009
20. Trương Thị Hồng Hoa, Tô Long Thành, Vũ Thị Nhàn, Hoàng Xuân Nghinh, Trần Ngọc Ánh, Trương Văn Dung (2005), ”Tách chiết IgG từ kháng huyết thanh thỏ kháng một số chủng vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 12 (1), tr. 19 - 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pasteurella multocida "gây bệnhtụ huyết trùng trâu, bò”. "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 12 (1)
Tác giả: Trương Thị Hồng Hoa, Tô Long Thành, Vũ Thị Nhàn, Hoàng Xuân Nghinh, Trần Ngọc Ánh, Trương Văn Dung
Năm: 2005
21. Cao Văn Hồng (2001), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn tại Đắc Lắc và một số biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyếttrùng trâu, bò, lợn tại Đắc Lắc và một số biện pháp phòng trị
Tác giả: Cao Văn Hồng
Năm: 2001
22. Bùi Quý Huy (1998), “Một số đặc điểm bệnh tụ huyết trùng ở Việt Nam trong những năm vừa qua”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 5(1), tr. 9 - 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm bệnh tụ huyết trùng ở Việt Namtrong những năm vừa qua”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 5(1)
Tác giả: Bùi Quý Huy
Năm: 1998
23. Hoàng Đăng Huyến (2004), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Bắc Giang và đề xuất một số biện pháp phòng chống, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các yếu tốảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Bắc Giang và đề xuất một sốbiện pháp phòng chống
Tác giả: Hoàng Đăng Huyến
Năm: 2004
24. Hoàng Văn Khoản, Phạm Thị Tuyết, Nguyễn Viết Không, Nguyễn Bá Tiếp (2015), “Nghiên cứu lựa chọn chất bổ trợ nhũ dầu cho sản xuất vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng gia cầm sử dụng giống gốc Pasteurella multocida chủng N41”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 12 (2), tr. 44 - 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chọn chất bổ trợ nhũ dầu cho sản xuất vắc xinphòng bệnh tụ huyết trùng gia cầm sử dụng giống gốc "Pasteurella multocida"chủng N41”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 12 (2)
Tác giả: Hoàng Văn Khoản, Phạm Thị Tuyết, Nguyễn Viết Không, Nguyễn Bá Tiếp
Năm: 2015
25. Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Lê Minh (2011), Những bệnh thường gặp ở trâu, bò, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bệnh thường gặp ở trâu, bò
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Lê Minh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2011
26. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (1994), Thuốc điều trị và Vắc xin sử dụng trong thú y, Nxb Hà Nội, tr. 181 - 203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc điều trị và Vắc xin sử dụngtrong thú y
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1994

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH 2.1 TRÂU CHẾT DO TỤ HUYẾT TRÙNG - TÌM HIỂU BỆNH tụ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO, bò, dê và đề XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI HEO
HÌNH 2.1 TRÂU CHẾT DO TỤ HUYẾT TRÙNG (Trang 6)
HÌNH 2.2 TỔ CHỨC GAN XƠ, THOÁI HÓA - TÌM HIỂU BỆNH tụ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO, bò, dê và đề XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI HEO
HÌNH 2.2 TỔ CHỨC GAN XƠ, THOÁI HÓA (Trang 8)
HÌNH 2.3 PHẾ QUẢN VIÊM XUẤT HUYẾT - TÌM HIỂU BỆNH tụ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO, bò, dê và đề XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI HEO
HÌNH 2.3 PHẾ QUẢN VIÊM XUẤT HUYẾT (Trang 14)
HÌNH 2.4 BỆNH TÍCH XOANG BAO TIM CHỨA DỊCH THẨM XUẤT MÀU VÀNG CHANH - TÌM HIỂU BỆNH tụ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO, bò, dê và đề XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI HEO
HÌNH 2.4 BỆNH TÍCH XOANG BAO TIM CHỨA DỊCH THẨM XUẤT MÀU VÀNG CHANH (Trang 32)
BẢNG 2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TÌNH ĐỒNG NAI - TÌM HIỂU BỆNH tụ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO, bò, dê và đề XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI HEO
BẢNG 2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TÌNH ĐỒNG NAI (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w