Tổ chức kế toán tài sản cố định tại Công ty CP giày Vĩnh Phú
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh sản xuất là cơ sở để tồn tại và phát triển của mọi xã hội Để tiến hành sản xuất bao giờ cũng phải có đầy đủ các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất tài sản cố định là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, là điều kiên cần thiết để giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Việc mở rộng qui mô tài sản cố định góp phần tăng cường hiệu quả của quá tình sản xuất kinh doanh là mối quan tâm chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Điều đó đặt ra yêu cầu cầu đối với công tác quản lý tài sản cố định ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán tài sản cố định trong mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay cổ phần giày Vĩnh phú đã và đang nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp tốt nhất để quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tạo được các sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
Trong thời gian thực tại công ty với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Đặc biệt với sự chỉ đạo tận tình của cô giáo
hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Thị Lời, em đã chọn đề tài: “Tổ chức kế toán
tài sản cố định tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú” cho chuyên đề thực tập
tốt nghiệp của mình Nhằm nghiên cứu thực tế công tác kế toán tài sản cố định của công ty và trên cơ sở so sánh với những kiến thức đã được nghiên cứu ở trường để đưa ra một số ý kiến nhằm bổ sung cho công tác kế toán tài sản cố định
Trang 2Nội dung của báo cáo gồm 3 chương :Ch
ương 1 : Tổng quan về Công ty cổ phần giày Vĩnh PhúCh
ương 2 : Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tài sản cố định ổ
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 3CHƯƠNG ITỔNG QUAN
VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY VĨNH PHÚ
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP giày Vĩnh Phú1.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty cổ phần giày Vĩnh phú
Tên giao dịch: VINHPHU SHOES JOINT STOCK COMPANY.
Trụ sở chính của công ty được đặt tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ Đây vừa là nơi giao dịch vừa là nơi sản xuất của công ty Diện tích mặt bằng của công ty hiện nay là 15.000m2.trong đó :
- Nhà xưởng : 9000m2
- Văn phòng : 1000m2
- Kho bãi : 4000m2 - Phục vụ công cộng : 1000m2
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Sau 20 năm thành lập, công ty cổ phần giày Vĩnh Phú đã trải qua những thăng trầm trên con đường phát triển đi lên Chặng đường đó có thể chia thành từng giai đoạn cụ thể như sau:
*Giai đoạn I (1989-1991)
Tiền thân của công ty cổ phần giày Vĩnh Phú là xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt Trì thuộc UBND thành phố Việt trì, được thành lập tháng 2 năm 1989 với những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Gia công mũ giày cho Liên Xô theo hiệp định 19/5 ký giữa 2 chính
phủ Việt Nam và Liên xô.
- Sản xuất và gia công găng tay bảo hộ lao động cho CHLB Đức và các
nước XHCN Đông Âu.
Trang 4*Giai đoạn II ( 1992-2000)
Năm 1992 do tình hình biến động tại Liên xô và các nước XHCH Đông Âu, xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt trì không còn thị trường tiêu thụ phải chuyển hướng sản xuất để duy trì sự tồn tại Nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ 1992-2000 của xí nghiệp là sản xuất các mặt hàng tiêu thụ tiêu thụ nội địa như găng tay bảo hộ lao động, túi cặp nhằm mục đích duy trì sản xuất và nâng cao trình độ cho công nhân có tay nghề để chờ cơ hội đầu tư mới Tuy nhiên do hạn chế về vốn, để thay đổi công nghệ xí nghiệp không có khả năng sản xuất các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường Do vậy kết quả sản xuất kinh doanh của không cao, đời sống của người công nhân thấp.
*Giai đoạn III (2001-2009)
Sau thời kỳ khủng hoảng, lúng túng trong giao dịch ký kết hợp đồng, trong tổ chức sản xuất Xí nghiệp đã tìm ra được con đường mới, bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của mình Đó là việc xí nghiệp đã tự tìm đối tác kinh doanh là công ty FREEDOM (Hàn Quốc), một công ty có uy tín ở Hàn Quốc và thế giới với hình thức chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm trong 5 năm Đây là quyết định mang tính chiến lược lâu dài, phù hợp với xu thế mở của hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trên thế giới.
Tại quyết định 1149/QĐ-UB ngày 7/7/2001 dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giày đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt Tổng mức vốn đầu tư của dự án: 18.046 triệu đồng trong đó:
Thiết bị : 12.883 triệu đồng Xây lắp : 5.163 triệu đồng
Ngày 25/12/2001, xí nghiệp đã ký hợp đồng mua bán với công ty FREEDOM mua 2 dây chuyền đồng bộ để sản xuất giày thể thao.
Tại quyết định số 2087/QĐ-UB ngày 30/12/2001, UBND tỉnh Phú thọ cho phép “xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt Trì” đổi tên gọi thành “Công ty giày Vĩnh Phú”.
Trang 5Sau một thời gian xây dựng và cải tạo mới nhà xưởng, lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất giày thể thao, T10/2002 hai dây chuyền này chính thức đi vào hoạt động.
Thực hiện chủ chương của Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tại quyết định số 2903/QĐ-CT ngày 9/9/2003 được sự đồng ý của UBND tỉnh cho phép Công ty giày Vĩnh phú là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần giày Vĩnh phú và được giữ nguyên tên gọi này cho đến ngày nay.
Với những kết quả đạt được sau 20 năm thành lập và phát triển đã cho thấy sự nỗ lực hết mình của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty qua các thời kỳ, cho thấy khả năng điều hành năng động sáng tạo của bộ máy lãnh đạo, là một chiến lược đầu tư đúng hướng về hệ thống máy móc thiết bị, dây truyền đồng bộ đi đôi với việc đào tạo và phát triển đội ngũ thợ lành nghề Hiện nay công ty đã thực sự khẳng định được vị trí, chỗ đứng của mình trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cao và đáp ứng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm trong ngành da giày.
Cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân công ty, đồng thời là sự giúp đỡ của bộ công nghiệp, Công ty Cổ phần giày Vĩnh phú đã có những kết quả thực tế như sau:
Trang 6Ngoài ra còn một số chỉ tiêu năm 2008 như sau:Số lượng lao động 710 lao động
Thu nhập bình quân 1.380.000 đ/tháng
Doanh thu không ngừng tăng cùng trong 2 năm 2006, 2007 phản ánh tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển Tuy nhiên năm 2008 doanh thu giảm do tình hình kinh tế khủng hoảng trong khu vực cũng như quốc tế
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty
Theo giấy phép kinh doanh ngày 5/4/2004, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu: sản xuất các loại giày thể thao xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ theo đơn đặt hàng của công ty FREEDOM (Hàn Quốc) Bên cạnh đó còn tổ chức thực hiện sản xuất các loại giày dép và đồ dùng bằng da tiêu thụ trên thị trường nội địa.
1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty CP giày Vĩnh phú là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư Năm
Chỉ tiêu
Trang 7theo mô hình trực tuyến trưởng Mỗi phòng ban trong công ty nhận quyết định của thủ trưởng cấp trên trực tiếp theo nguyên tắc trực tuyến và người ra quyết định cuối cùng là giám đốc của công ty Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.1.Mô hình tổ chức quản lý của công ty
*Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau
- Đại cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty cổ phần Công ty tiến hành họp đại hội cổ đông sau khi năm tài chính kết thúc được 3 tháng.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại cổ đông.
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành
Phòng kế toán tài
Trang 8- Giám đốc: Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất trong công
tác quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Đồng thời giám đốc giữ vai trò là đại diện pháp nhân của công ty
- Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc có trách
nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, thay mặt giám đốc giải quyết công việc được giao trong những lúc giám đốc đi vắng, đồng thời có quyền chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng trong giới hạn của mình.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng cơ chế bộ máy
quản lý phù hợp với năng lực và trình độ của công ty Tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật, quản lý về số lượng lao động ngày công, giờ công Thực hiện quy chế tiền lương, thưởng, giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động theo pháp luật hiện hành; cân đối lao động trong và ngoài công ty để có kế hoạch bổ sung khi cần thiết Ngoài ra phòng hành chính còn tổ chức hội nghị, cho cán bộ đi học tập và công tác,
- Phòng chỉ đạo sản xuất: Tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác
thuộc lĩnh vực kế hoạch sản xuất, kỹ thuật kiểm tra chất lượng ssản phẩm và các mặt kinh doanh khác.
- Phòng kinh doanh: Thực hiện công việc thu thập, tổng hợp thông tin,
phân tích số liệu trên cơ sở đó lập kế hoạch kinh doanh Có trách nhiệm liên hệ và mua các loại nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất chịu trách nhiệm bán hàng theo các đơn đặt hàng Ngoài ra còn tìm hiểu nhu cầu của thị trường từ đó thâm nhập và mở rộng thị trường.
- Phòng kế toán tài vụ: Quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách
nhiệm trước giám đốc về thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước, kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh Thông qua việc giám đốc bằng đồng tiền để giúp giám đốc nắm bắt được toàn
Trang 9bộ sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh
- Các phân xưởng sản suất: Quản lý công nghệ thiết bị sản xuất, quản
lý nhân công Thực hiện ghi chép số liệu ban đầu hoàn thành các kế hoạch tác nghiệp đã đề ra và là bộ phận có số lượng lao động lớn nhất trong công ty.
Tất cả các phòng ban, phân xưởng của công ty đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để hoàn thành kế hoạch của công ty nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm giữ chữ tín với khách hàng
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất quy trình sản phẩm1.3.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất
Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty tổ chức hoạt động sản xuất thành các phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một công đoạn sản xuất cụ thể Sản phẩm của từng phân xưởng sẽ được ghép lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh tại phân xưởng hoàn thành
- Phân xưởng chuẩn bị: có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện, vật liệu
cho sản xuất giày Ví dụ như: bồi vải (cám bồi), mài đế
- Phân xưởng chặt: Có nhiệm vụ dùng dao chặt chuyên dùng để chặt
vải, da từng loại theo chi tiết mẫu mã cụ thể của từng lô hàng Sau đó giao cho phân xưởng may mũ giày Đồng thời in các trang trí trên giày theo mẫu đơn đặt hàng.
- Phân xưởng may: Có nhiệm vụ giáp các chi tiết của giày mà phân
xưởng chặt đã chặt thành mũ giày hoàn chỉnh.
- Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ bán thành phẩm của phân
xưởng chuẩn bị (đế giày) và bán thành phẩm của phân xưởng may (mũ giày) giáp với nhau Sau đó đưa lên giàn sấy thành giày hoàn chỉnh.
1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Trang 10Cũng như các ngành sản xuất khác, để tiến hành tổ chức sản xuất, sắp xếp phân công công tác cho từng người, từng bộ phận cụ thể thì trước hết cần căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất thực tế tại doanh nghiệp
Quy trình sản xuất sản phẩm thực tế tại công ty cổ phần giày Vĩnh Phú như sau: từ những nguyên vật liệu ban đầu như vải, da ,keo công nhân tiến hành bồi vải để tạo độ cứng thích hợp Sau khi vải đã được bồi tiếp tục công doạn cắt mũ giày và tạo dang cho mu giày bằng các máy, máy may chuyên dụng Rồi tiếp tục đưa mũ giày qua máy hoàn thiện mũ giày để hoàn thiện.
Song với công đoạn tạo và hoàn thiện mũ giày là khâu tạo đế giày, sau khi đã hoàn thiện cả hai khâu trên các bán thành phẩm tiếp tục được đưa vào phân xưởng hoàn thành để quét keo giáp đế vào mũ giày và hoàn thiện sản phẩm Các công đoạn của quá trình sản xuất giày được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất giày
1.4 Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty giày Vĩnh Phú1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty, mô hình hoạt động của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo dạng tập trung là phòng kế toán tài vụ.
Vải, da, hoá chất
Bồi vải và cắt mũ giày
Máy hoàn thiện mũ giày
Quét keo vào đế và mũ giày giáp đế và hoàn thiện
Đế giày
Trang 11Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán Ngoài ra, cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán của công ty ở mỗi phân xưởng đều có 1 nhân viên kế toán nhưng chỉ giới hạn ở hạch toán ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Định kỳ gửi toàn bộ các chứng từ thông tin liên quan về phòng tài vụ.
Tại phòng kế toán: sau khi nhận được chứng từ ban đầu, theo sự phân công của các nhân viên kế toán thực hiện các công việc kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ lập các bảng kê, bảng phân bổ, cho tới việc ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp, hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất.
Hiện nay phòng kế toán tài vụ của Công ty CP giày Vĩnh phú gồm 7 người:
+ Kế toán trưởng+ Phó phòng kế toán
+ Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán
+ Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Kế toán hàng tồn kho và tài sản cố định+ Thủ quỹ
Mối quan hệ về nhiệm vụ của các cán bộ nhân viên phòng kế toán được phản ánh bằng sơ đồ bộ máy kế toán.
Trang 12Sơ đồ 1.3 Bộ máy kế toán công ty
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các kế toán viên
Chức năng và nhiệm vụ của từng người được phân công rõ ràng, mỗi người phụ trách một phần hành nhất định, cụ thể như sau:
*Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán của
công ty, tổ chức, điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra ghi chép luân chuyển chứng từ Chức năng quan trọng nhất của kế toán trưởng là tham mưu cho giám đốc, giúp đưa ra những quyết định đúng đắn cho sản xuất kinh doanh của đơn vị Kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra Kế toán trưởng cùng với phó phòng kế toán tiến hành công tác kế toàn tổng hợp, lập quyết toán báo cáo tài chính
*Phó phòng kế toán: Phối hợp cùng kế toán trưởng tiến hành công tác
kế toán tổng hợp Trực tiếp làm công việc kế toán theo dõi các tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu đồng thời làm những công việc của kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng.
*Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các
tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản tiền vay, lập kế hoạch thu chi bằng tiền Kế toán trưởng
Phó phòng kế
Kế toán chi phí SXKD, tính giá thành SP
Kế toán hàng tồn
kho, tài sản cố
Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Thủ quỹKế toán
vốn bằng tiền, kế
toán thanh
toán
Trang 13*Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh: Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty và tính giá
thành sản phẩm, tính kết quả kinh doanh
*Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định: Theo dõi tình hình xuất, nhập,
tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm Theo dõi sự biến động tăng giảm tài sản cố định, công cụ dụng cụ Tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng.
*Kế toán tiền lương: Trên cơ sở số sản phẩm sản xuất của từng công
nhân do từng phân xưởng gửi lên và ngày công lao động, kế toán thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và các khoản khác có liên quan cho cán bộ công nhân viên Đồng thời tiến hành hạch toán chi phí tiền lương của các bộ phận vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
*Thủ quỹ: Trên cơ sở các phiếu thu phiếu chi có giá trị pháp lý, thủ quỹ
thực hiện thu chi tiền mặt tại quỹ Thủ quỹ phải theo dõi cập nhật chính xác số tiền đã thu hoặc chi, đồng thời luôn nắm được số tiền hiện có trong quỹ để tiến hành đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt, TGNH và cung cấp số liệu kịp thời thường xuyên.
1.4.3.Một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần giày Vĩnh Phú
Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính Cụ thể như sau:
- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm- Kỳ kế toán: Tính theo từng quý, mỗi năm có 4 quý
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trang 14- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Tính thuế giá trị gia tăng : Theo phương pháp khấu trừ- Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung
- Hệ thống báo cáo tài chính: Báo cáo kế toán của công ty thực hiện theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 Công ty lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm dương lịch từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm Hệ thống báo cáo tài chính năm theo qui định 15, của công ty cổ phần giày Vĩnh Phú gồm các loại sau:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu sổ B 02-DNBáo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu sổ B 03-DNThuyết minh báo cáo tài chính Mẫu sổ B 09-DN
Ngoài hệ thống báo cáo tài chính do nhà nước qui định công ty còn lập thêm báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành để phục vụ cho hoạt động quản trị trong công ty.
1.4.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán
Căn cứ vào qui mô, đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của kế toán viên, công ty CP giày Vĩnh phú đã tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung ( NKC ).
Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thể hiện trên các chứng từ gốc đều được kế toán phân loại và định khoản theo đúng mối quan hệ đối ứng tài khoản Theo đó kế toán sẽ phản ánh vào sổ NKC, vào sổ chi tiết đối với các nghiệp vụ cần theo dõi chi tiết, sau đó từ sổ NKC đưa lên sổ cái tài khoản liên quan Kế toán kiểm tra các bút toán có đúng trình tự không trên cơ sở đối chiếu chứng từ gốc Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu ghi trên sổ caí với bảng tổng hợp chi tiết Nếu không có sự sai sót kế toán lập bảng cân đối dựa trên số dư cuối kỳ của các tài khoản, sau đó lập các báo cáo tài chính, hiện nay ở công ty không thực hiện phần mềm kế toán máy
Trang 15-Sổ nhật kí chung ( mẫu S01a – DN )
-Sổ cái dùng cho các tài khoản ( mẫu S03b – DN )
-Các sổ chi tiết bao gồm các sổ thể chi tiết như: sổ kho( thẻ kho), thẻ tài sản cố đinh, sổ thanh toán chi tiết với người mua, sổ thanh toán chi tiết với người bán, sổ chi tiết bán hàng, thẻ tính giá thành sản phẩm,
Sơ đồ1.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
hợp chi tết
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Trang 162.1 Khái quát chung về công tác hạch toán kế toán phần TSCĐ 2.1.1 Đặc điểm và tình trạng kỹ thuật TSCĐ của công ty
Do đặc điểm sản xuất của công ty TSCĐ của công ty bao gồm rất nhiều loại nhưng giá trị từng loại TSCĐ là không lớn Từ khi công ty tìm được đối tác kinh doanh là công ty FREEDOM (Hàn Quốc) một công ty có uy tín ở Hàn Quốc và thế giới với hình thức chuyển giao công nghệ, vì vậy TSCĐ trong công ty chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc và nó được hình thành từ 2 nguồn vốn vay ngân hàng và vốn từ các cổ đông đóng góp trong đó nguồn vốn vay ngân hàng là chủ yếu Cũng từ lý do đó công tác quản lý sử dụng TSCĐ của công ty ngày càng được quan tâm chú trọng hơn nhằm đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất và đảm bảo hoàn trả vốn đúng hạn.
2.1.2 Phân loại TSCĐ
Toàn bộ TSCĐ của công ty được quản lý tập trung và phân cấp quản lý đến các phân xưởng.Để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán công ty phân loại TSCĐ theo các tiêu thức sau:
+ Phân loại theo nguồn hình thành: TSCĐ hiện có của công ty như đã
trình bày ở trên được hình thành từ 2 nguồn vốn vay ngân hàng và vốn từ các cổ đông đóng góp( 31/12/2007 )
Đầu tư bằng vốn vay NH 19.107.225.38011.638.836.500 7.468.388.880
Đầu tư bằng vốn từ các cổ đông 3.630.880.2502.153.013.0451.477.867.205
+Phân loại tình hình sử dụng: Để thấy được tình hình sử dụng TSCĐ,
biết được thực trạng TSCĐ nhằm đưa ra phương hướng đầu tư TSCĐ phù hợp, vì vậy công ty tiến hành phân loại theo tiêu thức này:
TSCĐ đang dùng 22.560.473.72013.661.398.7458.899.074.975
TSCĐ không cần dùng chờ xử lý 177.631.910130.450.80047.181.110
Trang 17+ Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật:Theo cách này TSCĐ được chia
+Phân loại theo tính chất, công dụng kinh tế: Theo cách phân loại
này, TSCĐ đang dùng của công ty chia là
Biểu số 2.1.Trích mẫu Bảng tổng hợp TSCĐ năm 2007
Trang 18* Theo nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó và đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng
+ Nguyên giá TSCĐ nếu mua sắm
NG TSCĐ = Giá mua (giá hoá đơn ) + Chi phí khác
í dụ: Ngày 8 /11/2007 công ty mua 01 thiết bị làm lạnh có giá hoá đơn
không kể thuế GTGT là 388.000.000 đ Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử là 990.000 đ, căn cứ vào chứng từ kế toán xác định NG TSCĐ là:
NG = 388.000.000 + 990.000 = 388.990.000 đ
+ Trường hợp do xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng:
NG = giá thực tế (giá quyết toán ) của TSCĐ hoàn thành
Trang 19í dụ : ngày 30/8/2007 công ty thực hiện việc quyết toán đưa công trình xây
dựng mở rộng nhà kho thành phẩm vào sử dụng, Tổng giá trị quyết toán thực hiện là: 663.477.472đ Vậy NG TSCĐ của công trình này là 663.477.472 đ
* Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại = NG TSCĐ - Hao mòn luỹ kế
Theo cách đánh giá trên thì: NG TSCĐ hiện có đến ngày 32/12/2007 là 22.738.105.630 đ
Hao mòn luỹ kế = 13.791.849.545 đGiá trị còn lại = 8.946.256.085 đ
2.2 Tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty CP giầy Vĩnh Phú2.2.1 Thủ tục quản lý tăng giảm TSCĐ và các chứng từ kế toán
Qui trình tổ chức chứng từ biến động TSCĐ ổ công ty được thực hiện
Sơ Đồ 2.1
Đối với TSCĐ tăng: Khi có quyết định của Giám đốc công ty ,các bộ phận giao nhận phụ trách việc mua sắm, nghiệm thu đều phải có đầy đủ các chứng từ gốc liên quan, đảm bảo cho nghiệp vụ tăng là thực tế phát sinh và
Quyết định tăng giảm
Giám đốc
Các bộ phận giao
chứng từ giao nhận
Kế toán TSCĐ
Hạch toán TSCĐ
Trang 20đảm bảo tính pháp lý đúng đắn Sau đó đưa cho phòng kế toán lập hồ sơ tăng TSCĐ Căn cứ vào các chứng từ ghi tăng TSCĐ kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, chi tiết từng TSCĐ của đơn vị Sau khi lập thẻ được ghi cho các bộ phận sử dụng TSCĐ quản lý và theo dõi.Bên cạnh việc mở thẻ TSCĐ, kế toán TSCĐ ghi vào sổ chi tiết tăng TSCĐ, theo dõi TSCĐ tăng trong từng tháng.
Đối với TSCĐ giảm: Các thủ tục cũng tương tự như tăng TSCĐ, các bộ phận giao nhận sẽ lập các chứng từ liên quan như phiếu thu, biên bản nhượng bán, họp đấu giá Giao cho kế toán thực hiện việc hạch toán, xử lý Kế toán phản ánh chi tiết tình hình giảm trên “Sổ chi tiết giảm TSCĐ”Sổ này được lập để theo dõi tình hình giảm TSCĐ trong từng tháng
Căn cứ để ghi giảm TSCĐ là biên bản thanh lý, hoá đơn, bảng tính phân bổ khấu hao và các hoá đơn chứng từ khác có liên quan
Trang 21Biểu số 2.1: SỔ CHI TIẾT TĂNG TSCĐ
Tháng 11 năm 2007 ĐVT: đồng
TTTên tài sản
Danh điểm
Nước sản xuất
Bắt đầu đưa
vào sử dụngĐơn vị sử dụng
Số lượng
Tổng NG
Nguồn vốnVay NHCổ đông
2 Thiết bị làm lạnh TM Hàn quốc 13/11/2007 PX hoàn thành 1 388.990.000 x
Nước sản xuất
Trang 222.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ ở công ty
Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐ là căn cứ để các doang nghiệp cải tiến trang bị và sử dụng TSCĐ phân bổ chính xác khấu hao, nâng cao trách nhiêm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng tài sản ở công ty Kế
toán chi tiêt ở công ty thực hiện việc đánh số TSCĐ
2.2.2.1 Đánh số TSCĐ
Việc ghi số hiệu đối với từng đối tượng ghi TSCĐ ổ công ty được ghi bằng các chữ cái là kí hiệu loại kèm theo số thứ tự để chỉ đối tượng TSCĐ Các loại máy móc thiết bị công tác được ký hiệu là TM, thiết bị văn phòng ký hiệu là TV Trong mỗi loại đó lại được ghi theo từng nhóm và theo thứ tự tăng của TSCĐ
Ví dụ : Khi nhập 4 máy may chương trình được ghi lần lượt là TM 201 đến
TM 204
2.2.2.2 Kế toán chi tiết ở nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ
TSCĐ sau khi được mua sắm, đầu tư, xây dựng bàn giao cho các phân xưởng, các bộ phận sử dụng, tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ, hiện nay công ty theo dõi trên sổ tài sản theo đơn vị sử dụng đối với từng phân xưởng.
Trang 23Biểu số 2.3:SỔ TÀI SẢN THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNGTên đơn vị: Phân xưởng may
Ghi tăng tài sản và công cụ lao độngGhi giảm tài sản và công cụ lao độngChứng từ
SHNgày, tháng, năm
Tên, nhãn hiệu, quy
Số lượng
Đơn
giáSố tiền
Chứng từSH
Ngày, tháng,
Lý doSố lượng
Số tiền
Ghi chú
Trang 242.2.2.3 Kế toán chi tiết ở bộ phận kế toán công ty.
Thực hiện mô hình kế toán tập trung, mọi sổ sách công việc ghi chép đều tập trung tại phòng kế toán, công ty hạch toán chi tiết qua thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ.
Thẻ TSCĐ của công ty mở riêng cho từng tài sản theo mẫu quy định, chỉ phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ kế toán căn cứ vào các chứng từ để ghi thẻ.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao- Các tài liệu kỹ thuật khác liên quan.
Thẻ TSCĐ thay đổi hàng năm sau khi công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ.Sau đây em xin lấy 1 ví dụ phát sinh liên quan đến tăng TSCĐ tại công ty.
NG TSCĐ là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT, công ty mua TSCĐ với giá bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử vào vị trí sẵn sàng sử dụng có nghĩa là mọi chi phí lắp đặt do bên bán tài sản chịu.
V í dụ
Ngày 08/10/2007 công ty quyết định mua 01 thang vận loại V của nhà máy cơ khí Hồng Nam với giá mua 54.000.000 (thuế GTGT 10%) Công ty mua bẳng quỹ đầu tư phát triển.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 041/CTCPGVP ngày 08/10/2007, hoá đơn GTGT số 060342 ngày 09/10/2007, phiếu chi số 25 và biên bản bàn giao sửa chữa lắp đặt, biên bản bàn giao TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 211: 54.000.000Nợ TK 133 (2): 5.400.000
Có TK 111: 59.400.000
Bút toán này được thể hiện trên sổ NKC, sổ cái các TK 211, 133, 111
Trang 25Đồng thời kế toán căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ, ghi:Nợ TK 414: 54.000.000
Có TK 411: 54.000.000
Bộ chừng từ bao gồm: - Hợp đồng kinh tế - Hoá đơn GTGT
- Biên bản bàn giao, sửa chữa lắp đặt - Biên bản bàn giao TSCĐ.
- Phiếu chiTrích mẫu (mẫu 2.1)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúcHỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số 041/CTCPGVP
- Căn cứ vào giấy phép kinh doanh ngày 5/4/2004 của công ty CP giày Vĩnh
- Căn cứ khả năng cung cấp, tình hình thực tế nhu cầu của 2 bên.
Hôm nay, ngày 08/10/2007 tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Đại diện 2 bên gồm có:
Bên A: Nhà máy cơ khí Hồng Nam Địa chỉ: Lĩnh Nam – Thanh Trì - Hà NộiBên B: Công ty CP giày Vĩnh phú
Do ông Bùi Mạnh Hùng – Chức vụ: Phó giám đốc đại diện.
Hai bên đã thoả thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản và điều kiện sau:
iều 1 : Tên mặt hàng, số lượng, giá cả
Bên A xuất bán cho bên B:
Trang 26iều 3: Giao nhận, vận chuyển, bốc xếp, lắp đặt máy
Bên A giao nhận cho bên B tại xưởng của bên B Bên A chịu toàn bộ chi phí vận chuyển, bốc xếp, chịu trách nhiệm lắp đặt hướng dẫn kỹ thuật và bàn giao cho bên B.
iều 4 : Thời gian giao hàng
Giao hàng trong vòng 6 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
iều 5 : Bên B thanh toán 100% tổng giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền hàng
và tiền thuế GTGT ngay sau khi lắp đặt, bàn giao máy hoàn chỉnh bằng tiền mặt, số tiền: 59.400.000 đ
(Bằng chữ: Năm mươi chín triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn)
iều 6: Cam kết chung
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Trích mẫu chứng từ gốc (mẫu 2.2)
Trang 27Liên 2: (Giao khách hàng) Số: 060342
Ngày 9 tháng 10 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Nhà máy cơ khí Hồng Nam
Địa chỉ : Lĩnh Nam- Thanh trì -Hà nội -MST: 01010540587002Họ tên người mua hàng: Công ty CP giày Vĩnh phú
Địa chỉ: Phường Gia cẩm-TP Việt trì
Hình thức thanh toán bằng tiền mặt MS: 2600307759
STT Tên hàng hoá,dịch vụ ĐVT SL Đơn giá Thành tiền1 thang vận loại V cái 01 54.000.000 54.000.000
Cộng tiền hàng: 54.000.000Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 5.400.000 Tổng cộng tiền thanh toán : 59.400.000
Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi chín triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký họ tên ) (ký họ tên ) (ký và đóng dấu)
Trích mẫu (mẫu 2.3)
Nhà máy cơ khí Hồng NamLĩnh Nam – Thanh Trì - Hà Nội
Trang 28CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO SỬA CHỮA LẮP ĐẶT
Ngày 09 tháng 10 năm 2007
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Ngô Anh Tuấn
( Nhà máy cơ khí Hồng Nam)
Bên B: Bùi Quang Hải - Quản đốc phân xưởng
( Công ty CP giày Vĩnh Phú )
Sau khi bên A tiến hành lắp đặt máy móc theo hoá đơn số 060342.Bên A bàn giao máy này cho bên B theo thực trạng như sau: Còn mới 100%
Bên B đã nhận đủ số lượng máy.
Biên bản lập xong 2 bên cùng nhất trí ký nhận vào hồi 16h ngày 09 tháng 10 năm 2007.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, họ tên) (Ký tên, họ tên)
Trích mẫu (mẫu 2.4)
Công ty CP giày Vĩnh phúPhường gia cẩm- TP Việt trì
Trang 29BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Ngày 09 tháng 10 năm 2007Căn cứ quyết định về việc bàn giao TSCĐBan giao nhận TSCĐ gồm có:
Ông Nguyễn Văn Thắng- Trưởng phòng kỹ thuật- Đại diện bên giaoÔng Đào Việt Hà -Trưởng phòng sản xuất -Đại diện bên nhậnÔng Bùi Quang Hải- Quản đốc phân xưởng- Đại diện bên nhậnĐịa điểm giao nhận: PX hoàn thành
Xác nhận việc giao nhận như sau :
STT Tên TSCĐ Số hiệu Nước sx
Năm sd
Công suất thiết kế
Nguyên giá
Tỷ lệ hao mòn(%)
1 Thang vận loại V
Việt nam
2004 1.5kw 54.000.000
Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận Người giao
(Ký và đóng dấu ) (ký họ tên ) (ký họ tên ) (ký họ tên )
Trích mẫu (mẫu 2.5)
Công ty CP giày Vĩnh phú Phường gia cẩm-TP Việt trì
PHIẾU CHI Mẫu số: 02
Trang 30Quyển số: 03 Số : 25 Họ tên người nhận tiền: Nhà máy cơ khí Hồng Nam
Địa chỉ : Lĩnh Nam- Thanh trì -Hà nộiLý do chi : Mua Thang vận loại VSố tiền: 59.400.000
Bằng chữ: Năm mươi chín triệu bốn trăm ngàn đồng chẵnKèm theo ……… chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập
(Ký và đóng dấu ) (ký họ tên ) (ký họ tên ) Đã nhận đủ số tiền: 59.400.000