NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tại sao người tiêu dùng việt nam thích sử dụng hàng ngoại

5 1.7K 9
NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG tại sao người tiêu dùng việt nam thích sử dụng hàng ngoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: Tại sao Người tiêu dùng Việt Nam thích sử dụng hàng ngoại? GVHD: TS HẠ THỊ THIỀU DAO HỌC VIÊN: TRẦN THỊ MINH HIỀN LỚP : CAO HỌC 11B2 Tháng 12/2010 NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Tại sao Người tiêu dùng Việt Nam thích sử dụng hàng ngoại? Có một nghịch lý trên thị trường hàng Việt. Cùng một chất lượng như nhau giá của hàng Việt Nam rẻ hơn nhưng người tiêu dùng Việt vận lựa chọn sản phẩm nhập ngoại với giá đắt hơn. Trong lúc miệt mài sản xuất để bán hàng ra nước ngoài với giá rẻ, thì doanh nghiệp Việt Nam để lại khoảng trống lớn ở thị trường trong nước. Nhập siêu trong 8 tháng đầu năm hiện lên trên 5 tỷ USD. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có lực kéo duy nhất từ xuất khẩu, trong khi tiêu dùng thực tế của người dân giảm. Thị trường Việt Nam rộng lớn với giá trị 40-50 tỷ USD mỗi năm, nhưng doanh nghiệp trong nước chưa chiếm lĩnh. Trên nhiều thị trường, như đồ chơi trẻ em, hàng nước ngoài chiếm đến 90%, hàng may mặc khoảng 30-40%. Trong khi đó, nửa đầu năm nay, khối lượng hàng tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến trong nước tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước, Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết. Chỉ số hàng tồn kho trong các tháng đầu năm dao động trong khoảng 134,6-170,7% so với cùng kỳ 2008, cho thấy hàng sản xuất trong nước không tiêu thụ được. Một khảo sát nhanh trên gần 4.300 độc giả của VnExpress.net cho thấy, người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm đến hàng Việt Nam. Giá, chất lượng được xem xét đầu tiên khi họ mua hàng, với 40,2% người được hỏi chọn mua hàng nếu các yếu tố này hợp lý. Trong khi đó, có 23% độc giả cho biết, họ mua hàng nội vì không đủ điều kiện mua hàng ngoại nhập. Chỉ 12,6% không quan tâm hàng hóa là nội hay ngoại khi mua sắm. Câu hỏi thảo luận: 1.Doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự chú ý đến thị trường nội địa? 2.Tại sao người dân không thích dùng hàng nội ? 3.Doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần làm gì để thay đổi cách nghĩ trong tâm lý mua sắm của người dân? Gợi ý trả lời: 1. Doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự chú ý đến thị trường nội địa? Tiêu dùng trong nước có mức đóng góp không tương xứng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa đầu năm nay. GDP vẫn tăng 3,9% dù kinh tế thế giới suy thoái là nhờ lực kéo từ xuất khẩu. Theo một trong 2 cách tính GDP mà Việt Nam đang áp dụng, mức tăng trưởng được tính bằng tiêu dùng cuối cùng (phần lớn là tiêu dùng hộ gia đình) cộng với tích lũy tài sản và xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh tích lũy và tiêu dùng lần lượt giảm 5,3% và 4,5% trong nửa đầu năm, xuất khẩu là yếu tố duy nhất kéo GDP tăng 3,9%. Nhưng đáng chú ý là Việt Nam đang phải xuất khẩu hàng với giá thấp hơn trước, bởi giá các mặt hàng trên thị trường thế giới đồng loạt giảm từ cuối năm 2008 do suy thoái kinh tế. Doanh nghiệp xuất khẩu đang bán ra lượng hàng lớn hơn hẳn cùng kỳ năm trước, tăng 11% trong 6 tháng đầu năm, trong khi thu về số tiền giảm đi 10,1%. Tình trạng này tiếp diễn trong cả những tháng sau đó và xảy ra với hầu hết mặt hàng chủ lực. Lượng dầu thô xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nhích lên 8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng số ngoại tệ thu về lại giảm tới 48,1%. Với gạo và hạt tiêu, khối lượng xuất khẩu đều tăng gần gấp rưỡi, trong khi giá trị lần lượt giảm 1,4% và 0,6%. Cà phê, cao su và hạt điều cũng có tình trạng tương tự. Nguồn vốn kích cầu trong nửa đầu năm được ưu tiên cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Nhưng trong lúc doanh nghiệp miệt mài sản xuất để bán ra nước ngoài hàng hóa với giá rẻ, thì họ để lại khoảng trống lớn ở thị trường trong nước - một điều kiện thuận lợi cho hàng nước ngoài chiếm lĩnh. Rõ rành doanh nghiêp Việt Nam chưa có một sự chú ý thích đáng cho thị trường trong nước. Đây là một thiếu sót cần được khắc phục. 2.Tại sao người dân không thích dùng hàng nội ? Thực tế người tiêu dùng Việt nam bị ảnh hưởng bởi những thông tin kiểu như phân bón giả, thực phẩm kém vệ sinh, nước tương đen, vv nhưng cũng ít thông tin về hàng hoá nước ngoài kém chất lượng. Nếu có thì chỉ thấy các hãng xe ô tô nước ngoài công bố thu hồi một dòng xe không đảm bảo ở một khâu nào đó. Hơn nữa nước ngoài có hệ thống kiểm soát chất lượng rất tốt. Chính vì vậy người Việt nam nghĩ sử dụng hàng hoá nhập khẩu cũng có nghĩa là đã qua kiểm nghiệm, thử nghiệm của nước ngoài nên không chỉ đạt chuẩn, mà còn hơn cả chuẩn nữa. Khâu quảng cáo của các công ty trong nước cũng quá hạn chế, do tiềm lực, do quy định hạn chế chi phí quảng cáo, do bộ máy kiểm tra trong nước làm ăn rất hình thức. Không có hội bảo vệ người tiêu dùng thực sự nên hàng Việt nam chỉ có thể xuất khẩu và bị kiểm tra chất lượng của nhà nhập khẩu nước ngoài chứ nếu có bán tại Việt nam thì người ta nghĩ là do bị nước ngoài huỷ hợp đồng. Thói quen sử dụng hàng ngoại đã thâm nhập vào tâm lý của người dân Việt. Chị Vân, nhân viên một công ty viễn thông tại Hà Nội cho biết, chị chỉ mua quần áo "Made in Vietnam" và giày da châu Âu, được các hãng Việt Nam may gia công cho nước ngoài. Chị thấy cũng là hàng sản xuất tại Việt Nam, nhưng thiết kế của những dòng thời trang này rất "Tây", chất lượng tốt và giá cả phù hợp. Chị Thùy Lan, một đồng nghiệp của chị Vân, thì thường mua sữa nhập khẩu cho con trai. "Đó là thói quen của mình, dùng sữa ngoại cảm thấy yên tâm hơn và mình cũng không có ý định chuyển sang loại khác", chị nói. Tâm lý ưa chuộng hàng ngoại nhập khá phổ biến, nhất là những người có thu nhập trung bình trở lên. Thậm chí, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cho rằng, quá nửa khách hàng khi vào siêu thị sẽ sẵn sàng chọn một hộp bánh của Đan Mạch với giá hơn 70.000 đồng thay vì bánh cùng loại của Việt Nam giá 60.000 đồng. Nếu dùng hàng nội thì các doanh nghiệp cứ tăng giá, làm cho hàng nội giá cao hơn hàng ngoại. Chứng minh cho việc này là các công ty luôn luôn báo cáo làm sao lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước, mà doanh thu vẫn không tăng (không tính doanh thu tăng do khối lượng hàng hóa tăng). Vì lý do như thế mà doanh nghiệp trong nước không thể bán được hàng (do doanh nghiệp muốn đòi hỏi có lợi nhuận cao). Chứng minh cho việc này các bạn hãy xem các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Muốn người dân dùng hàng nội thì các doanh nghiệp nên hạ giá bán xuống. Đừng bắt mọi người dân dùng hàng nội với giá trên trời vì người dân dùng hàng nội thì cầu sẽ tăng lúc đó doanh nghiệp tăng giá bán, thiệt thòi cho người dân, chứ không mang đến sự tốt đẹp cho người dân. Người dân ủng hộ hàng nội thì doanh nghiệp cũng phải ủng hộ người dân về mặt giá cả chứ. Chứ bắt dân bỏ tiền lo cho doanh nghiệp thì người dân chết mất. 3. Doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần làm gì để thay đổi cách nghĩ trong tâm lý mua sắm của người dân? Để giúp hàng Việt nam tiêu thụ mạnh tại Việt nam thì Chính phủ phải có chính sách rất cụ thể. Ví dụ như hỗ trợ phí quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp đạt huy chương chất lượng sản phẩm trong nước (điều này cũng có nghĩa là Nhà nước đảm bảo về chất lượng), vv . thì hình ảnh của sản phẩm Việt nam mới được cải thiện trong mắt người tiêu dùng Việt. Thay đổi cách nghĩ trong tâm lý mua sắm của người dân là quan trọng, có khi họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua món hàng này hơn là món hàng cùng chủng loại nhưg giá rẻ hơn với tâm lý"Tiền nào của đó". Thứ hai là tâm lý chuộng hàng ngoại ăn sâu vào suy nghĩ của khách hàng, họ chưa nhận thức đuợc chất luợng hàng Việt Nam cũng không thua kém hàng ngoại nhập. Về phía doanh nghiệp nên tích cực đổi mới đa dạng, nâng cao chất luợng sản phẩm đáp ứng thị yếu tiêu dùng. Thứ hai, phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu ra để đảm bảo uy tín xây dựng thương hiệu trong lòng nguời tiêu dùng. Chính phủ cần có chính sách ưu tiên phát triển thị trường trong nước, nhất là chính sách thuế vì thực tế một số doanh nghiệp nếu đem xuất khẩu thì sẽ lợi thuế hơn so voi bán trong nước. Các DN VN nên tạo kênh phân phối rộng khắp đặc biệt là các mặt hàng đã khẳng định thương hiệu như hãng giầy Thượng Đình.Tôi ở Tp. HCM, muốn mua giày Thượng Đình dùng mà không thể nào tìm ra được đại lý bán. Giày Thượng Đình không phải là mặt hàng Việt duy nhất tôi muốn mua mà không thể tìm thấy đại lý tại Tp. HCM. Vậy phải chăng là thực sự cần có những kênh phân phối rộng khắp cho những mặt hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng. Đến lúc nào thì mục tiêungười việt dùng hàng việt” thực sự đi vào lòng người tiêu dùng Việt Nam.

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan