Hoạt động của mái ấm bao gồm: Giúp đỡ thanh, thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt có chỗ ăn ở cũng như chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu giải trí cho các em; Phổ cập giáo dục cho các em; Hỗ
Trang 1NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN NHÁNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
***
Mái ấm Tre Xanh
The Green Bamboo Shelter
Trang 2Giới thiệu chung về tổ chức
Mái ấm Tre Xanh là một trong những dự án
trực thuộc Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM Mái
ấm được thành lập từ năm 1994 với tên gọi
là Câu lạc bộ Cầu Muối (mô hình hoạt động
nhằm giúp cho trẻ em đường phố kiếm sống
gần chợ Cầu Muối) Đến tháng 6 năm 1998
đổi tên thành Mái ấm Tre Xanh Mục đích
hoạt động Mái ấm là góp phần bảo vệ trẻ
đường phố, trẻ nhập cư trước nguy cơ bị
xâm hại, bị bóc lột và tạo cho các em có cơ
hội phát triển bình đẳng trong xã hội
Hoạt động của mái ấm bao gồm: Giúp đỡ
thanh, thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt có
chỗ ăn ở cũng như chăm sóc sức khoẻ, đáp
ứng nhu cầu giải trí cho các em; Phổ cập
giáo dục cho các em; Hỗ trợ cho các em đi
học tại các trung tâm dạy nghề và bố trí
công việc; Dạy kỹ năng sống và ý thức cá
nhân qua hoạt động nhóm, giáo dục giới
tính, quyền của trẻ em, giúp các em tránh xa
ma tuý và hiểu biết về tình dục an toàn; Hỗ
trợ các em trở về nhà và hòa nhập cộng
đồng; Tạo điều kiện cho trẻ em không có gia
đình tìm được tình yêu thương, mái ấm;
Hướng dẫn cho các em các kĩ năng như tự
học, vệ sinh cá nhân và giữ phòng sạch sẽ,
ngăn nắp; Giúp các em định hướng tương
lai; Hướng dẫn các em cách làm bếp và tiếp
thị trong nhà hàng
Trước xu hướng nguồn tài trợ nước ngoài cho mái ấm giảm xuống, để có thêm nguồn thu và đảm bảo duy trì hoạt động, mái ấm
đã mở nhánh kinh doanh theo mô hình quán cơm văn phòng vào năm 2013 100 % lợi nhuận từ quán cơm được dùng để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ mồ côi, trẻ đường phố) của mái ấm
Động lực thành lập DNXH
Quán cơm của mái ấm Tre Xanh được thành lập trong bối cảnh nguồn tài trợ nước ngoài
có xu hướng giảm khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp
Trước khi mở quán cơm, mái ấm hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà tài trợ nước ngoài Từ năm 2005 đến năm 2012, mái ấm nhận được nguồn tài trợ thường xuyên từ ĐSQ Đan Mạch với số tiền tài trợ từ 17,000 đô/ năm đến 22,000 đô/năm Bên cạnh đó, mái
ấm cũng nhận tài trợ của một số doanh nghiệp và tổ chức khác trong và ngoài nước
Tuy nhiên, đến năm 2013, nguồn tài trợ lớn nhất từ ĐSQ Đan mạch cho mái ấm không còn vì nhà tài trợ chuyển hướng tài trợ sang các dự án biến đổi khí hậu và các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn so với Việt Nam Vì vậy, ý tưởng mở một quán cơm cho chính các em trai được mái ấm nuôi dưỡng và có kinh nghiệm làm bếp ra đời
Ý nghĩa xã hội của quán cơm này là 100 % lợi nhuận thu được từ quán cơm sẽ giúp nuôi dưỡng 15-20 trẻ mồ côi, trẻ đường phố, tạo việc làm và cơ hội thực tập cho 10 em học nghề nhà hàng, đồng thời giúp Hội Bảo trợ Trẻ em thành phố (Cơ quan chủ quản của mái ấm) có thể hoàn thành sứ mệnh bảo vệ – chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hồ Chí Minh
Mô hình kinh doanh
Nhánh kinh doanh của mái ấm được đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, có tài khoản riêng và mang thương hiệu “Cơm Tre Xanh” Cơm Tre Xanh không chỉ đem lại bữa cơm ngon và nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn giúp nuôi dưỡng và tạo việc làm cho chính các em của mái ấm
Chị Đỗ Thị Bạch Phát - Chủ nhiệm Mái ấm
Tre Xanh
Trang 3Đối tượng hưởng lợi
Thông qua quán cơm Tre Xanh, mái ấm
mong muốn tạo thêm nguồn thu để có thể
tiếp nhận và nuôi dưỡng 20 trẻ trai đường
phố từ 8 -16 tuổi (trẻ mồ côi, trẻ không có
nơi nương tựa) trong mái ấm; hỗ trợ 20 em
trẻ nam, nữ từ 8 -18 tuổi có hoàn cảnh khó
khăn (trẻ nhập cư, trẻ nghèo ngoài cộng
đồng) để các em được đến trường, học
nghề, tìm việc làm phù hợp khả năng, và
không bị bóc lột sức lao động; tập huấn cho
20 trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng về tiếng
Anh, vi tính, v.v
Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của Cơm Tre Xanh là
tất cả nhân viên văn phòng (nam, nữ), độ
tuổi từ 20-50 tuổi, có thu nhập từ 5 triệu -15
triệu/tháng Vấn đề của nhóm đối tượng này
là họ phải làm việc nhiều trong cao ốc,
không có nhiều thời gian nghỉ trưa để ra
ngoài ăn cơm, do đó nhu cầu của họ là cần
có bữa ăn trưa nhanh, ngon, tiện lợi, tốt cho
sức khỏe để giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Trong hơn 1 năm thử nghiệm mô hình kinh
doanh quán cơm văn phòng, mái ấm Tre
Xanh đã đáp ứng nhu cầu của khoảng 150
khách hàng, chủ yếu là nhân viên văn phòng
của 3 công ty có hợp đồng thường xuyên với
mái ấm và một số người dân ở khu vực chợ
Xóm Chiếu, quận 4
Trong thời gian tới, quán cơm hướng tới
phục vụ nhóm khách hàng nước ngoài và
khách hàng có thu nhập cao hơn
Sản phẩm và sự khác biệt
Quán cơm văn phòng Tre Xanh có 3 dòng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Thứ nhất là dòng sản phẩm Energy dành cho những người bị căng thẳng, mệt mỏi, mong muốn có bữa ăn có hương vị đặc trưng (bạc hà, chanh, sả, quế), đem lại tinh thần sáng khoái Thứ hai là dòng sản phẩm Special dành cho những người muốn thanh lọc cơ thể, ăn kiêng, giữ gìn vóc dáng Với dòng sản phẩm này, thức
ăn được chế biến theo hướng thanh lọc cơ thể, không có nhiều chất béo, gồm có cơm gạo lứt, đậu xanh, tảo biển hoặc theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng Dòng sản phẩm cuối cùng Daily dành cho người muốn
ăn trưa như ở gia đình Đó là các món ăn cần ngon, sạch, xanh, phổ biến, gần gũi nhưng vẫn phải đảm bảo sức khỏe cho người dùng Vì thế, dòng sản phẩm này được quán cơm bổ sung nhiều rau xanh và trái cây
Hiện tại, quán cơm phân phối trực tiếp các sản phẩm này tới khách hàng Khách hàng
có nhu cầu có thể đặt cơm qua điện thoại hoặc online và được giao tận nơi
Bên cạnh đó, để có sản phẩm chất lượng, Cơm Tre Xanh thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, toàn diện, đảm bảo an toàn vệ sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất – cung cấp sản phẩm, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khâu vận chuyển và cuối cùng là khâu làm vệ sinh khử trùng dụng cụ làm bếp
Trang 4Các nguồn lực chính
Với quy mô hiện tại của tổ chức, các nguồn
lực của CSO được tận dụng cho nhánh kinh
doanh Cụ thể, nhân sự của mái ấm bao
gồm Chủ nhiệm là quản lý dự án và Phó
Chủ nhiệm là nhân viên xã hội giải quyết các
vấn đề của trẻ nhưng đồng thời tham gia
quản lý quán cơm Phó Chủ nhiệm mái ấm
hiện là người phụ trách ghi chép sổ sách thu
– chi hàng ngày Riêng bộ phận bếp, quán
cơm Tre Xanh hiện có 6 người: 1 đầu bếp
chính (trước đây là trẻ của mái ấm, được
đào tạo nghề và có kinh nghiệm về bếp trên
5 năm), 1 phụ bếp, 2 người giao cơm, 1
người phụ sơ chế và 1 người rửa chén Mái
ấm cũng có một số tình nguyện viên trong
và ngoài nước đến hỗ trợ dạy học cho trẻ và
phụ giúp cho quán cơm 3-4giờ mỗi ngày
Ngoài ra, quán cơm Tre Xanh được Hội Bảo
trợ Trẻ em hỗ trợ mặt bằng (tầng trệt của
mái ấm hiện được sử dụng cho quán cơm)
và được mái ấm đầu tư trang bị cơ sở vật
chất ban đầu (tủ đông, vật dụng bếp, xe
giao hàng ) để phục vụ hoạt động sản
xuất-kinh doanh
Kết quả hoạt động
Từ năm 2013, để duy trì và phát triển mái
ấm, mô hình kinh doanh xã hội “Cơm Văn
phòng Tre Xanh” đã được thử nghiệm Để
vận hành mô hình này, mái ấm đã trang bị
vật dụng, cải tạo sữa chữa một phần diện
tích trong nhà bếp; tổ chức nhóm nấu,
nhóm giao hàng theo đơn đặt hàng; và phát
triển số lượng khách hàng cho quán cơm
bằng cách truyền thông, tiếp thị thường
xuyên
Đến nay, doanh thu trung bình 1 tháng của
quán cơm đạt khoảng 100-150 triệu Lợi
nhuận thu về hàng tháng đủ trang trải cho
nhân sự của quán cơm và đảm bảo nuôi ăn
cho 15 trẻ sinh sống tại mái ấm Thông qua
hoạt động của quán cơm, các trẻ trên 16
tuổi ở mái ấm cũng được trang bị thêm kỹ
năng thực hành nấu ăn
Thách thức
Thách thức lớn nhất đối với mái ấm Tre
Xanh là vấn đề nhân sự Hiện tại, mái ấm
thiếu nhân sự quản lý có kinh nghiệm kinh
doanh để điều hành quán cơm Chủ nhiệm
của mái ấm vừa phải giám sát quán cơm vừa phải đảm đương nhiều đầu việc như làm hồ sơ xin trường học, đóng học phí cho trẻ, tìm kiếm nguồn tài trợ, tổ chức sự kiện gây quỹ, v.v Vì vậy, sau một thời gian kinh doanh quán cơm, việc quản lý quán cơm được giao cho Phó chủ nhiệm đồng thời là nhân viên xã hội của mái ấm Tuy nhiên, khi giao quyền quản lý thì phát sinh thêm vấn
đề về kiểm soát chi phí của quán cơm vì người quản lý hiện tại vẫn tư duy theo kiểu làm từ thiện
“Điểm mạnh của quản lý quán cơm của chúng
tôi là nhiệt tình, nhưng điểm yếu của chị ý là chị ý làm từ thiện quen rồi, thấy cái gì cũng phải là cho, là tặng, không nghĩ là mình phải kiếm tiền, mình phải tính toán như thế nào Rồi chị ý có tâm lý là phải bán rẻ Đó là vấn đề tôi thấy cũng khó thay đổi.”
Ngoài ra, nhân sự làm bếp của quán cơm cũng có những hạn chế về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn Đầu bếp chính (là trẻ
do mái ấm nuôi dưỡng trước đây) chỉ có trình độ trung cấp nấu ăn và kinh nghiệm làm bếp trưởng cho nhà hàng bán đồ chay Còn phụ bếp chỉ có kinh nghiệm làm các món ăn Việt Trong khi đó, mái ấm Tre Xanh mong muốn mở rộng khách hàng mục tiêu của quán cơm sang nhóm khách nước ngoài
và người có thu nhập cao làm việc trong các công ty lớn Do đó, đầu bếp của quán cơm cần phải được nâng cao năng lực chuyên môn cũng như hiểu biết về nhu cầu của khách hàng
“Giờ chúng tôi muốn bán cho khách hàng cao cấp, bán cho khách nước ngoài, bán cho người
có thu nhập cao làm việc trong các công ty lớn thì đầu bếp của chúng tôi phải bắt kịp với gu của khách hàng…Tôi nghĩ để tốt hơn nữa các
em này phải học thêm một số món ăn, kể cả cách tiếp cận khách hàng để tìm ra điều gì quan trọng khi họ muốn ăn một món ăn, cái gì
sẽ là cái quyết định khi họ muốn ăn món đó hay không ăn món đó.”
Vì thế, định hướng của mái ấm trong thời gian tới là cơ cấu lại bộ máy nhân sự của quán cơm đồng thời thay đổi cách thức quản lý (như giao khoán doanh thu và trả lương theo kết quả công việc) để vừa nâng cao ý thức trách nhiệm vừa tạo thêm động lực cho nhân viên
Trang 5Thách thức thứ hai là năng lực kinh doanh
của quán cơm còn hạn chế Do xuất phát
điểm là cơ sở bảo trợ xã hội nên mái ấm
thiếu nhân sự có kỹ năng quản lý trong kinh
doanh Trong năm đầu tiên, hoạt động kinh
doanh của quán cơm hoàn toàn mang tính
tự phát: không xác định đối tượng khách
hàng mục tiêu của quán cơm, không có kế
hoạch kinh doanh và tiếp thị phù hợp Do
đó, quán cơm hoạt động chưa hiệu quả và
số lượng khách hàng trung thành chưa
nhiều
“Trong những năm đầu tiên, rất vất vả Người
ta kêu 2-3 phần, chúng tôi cũng đem giao, 3-5
phần chúng tôi cũng đem giao…Sau khi tiếp
cận với CSIP, tôi học được nhiều điều có ích, ví
dụ tôi phải hướng vào khách hàng mục tiêu,
tôi phải thay đổi theo yêu cầu khách hàng thì
mới giữ chân được khách hàng Chứ trước đó,
chúng tôi đi tiếp thị khắp nơi, coi như khách
hàng rất rộng, nhưng để người ta trụ lại với
chúng tôi lâu thì không có nhiều Đấy cũng là
những hạn chế.”
Ngoài ra, mái ấm cũng chưa chú trọng quản
lý quan hệ khách hàng của quán cơm Hiện
tại, quán cơm chưa có người phụ trách nhận
đơn đặt hàng món ăn và chăm sóc khách
hàng Đồng thời, chất lượng phục vụ cũng
chưa được giám sát chặt chẽ khi số lượng
khách hàng mới tăng lên Tình trạng giao
cơm trễ, thức ăn không hợp khẩu vị khách
hàng có thể xảy ra, nên quán cơm chưa làm
hài lòng khách hàng hiện tại Để khắc phục
điều này, mái ấm sẽ tiến hành nghiên cứu
thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách
hàng tiềm năng và mức độ thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng hiện tại Song song với
đó, mái ấm cũng sẽ tổ chức chương trình
khuyến mãi và tích cực truyền thông qua
website, facebook, sự kiện để có thể tăng
doanh số
Thách thức thứ ba là không có cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính để mở rộng hoạt động kinh doanh của quán cơm Quán
cơm Tre Xanh hiện chưa có cơ sở vật chất riêng Hoạt động chăm sóc nuôi dạy trẻ của mái ấm và hoạt động kinh doanh của quán cơm được thực hiện trên cùng địa điểm Tầng trệt của mái ấm được tận dụng làm nơi bán và giao cơm Trong khi đó, để phát triển quán cơm, phục vụ nhiều suất cơm hơn nữa, mái ấm cần phải có mặt bằng bếp
đủ rộng Bên cạnh đó, mái ấm cũng cần hỗ trợ tài chính để đầu tư thêm trang thiết bị nhà bếp (vật dụng bán thức ăn dạng Buffet, khay cơm, hệ thống khử mùi, v.v.)
Thách thức thứ tư là vấn đề quản lý tài chính Việc quản lý chi phí hoạt động của
quán cơm chưa hiệu quả Khi quán cơm có thêm khách hàng, bán được nhiều sản phẩm hơn, đồng thời giá thành sản phẩm cũng bị đẩy lên cao, các chi phí đầu vào như
ga, điện, nước cũng tăng theo; do đó, lợi nhuận thu về chưa cao Để phần nào giải quyết vấn đề này, mái ấm dự kiến phát triển thêm sản phẩm bán kèm (nước uống) và mở thêm địa điểm để có thể cải thiện doanh thu
“Chúng tôi sẽ phát triển thêm nước uống Bây giờ bán cơm nhiều hơn, tôi thấy là cực nhiều hơn và đau đầu nhiều hơn Chúng tôi sẽ tìm kiếm sản phẩm đi kèm trên cơ sở khách hàng sẵn có Tôi đang cho 2-3 em đi học để làm sản phẩm bán kèm theo, để có thêm tiền lãi Chúng tôi sẽ thực hiện cái đó trong thời gian sắp tới Chúng tôi sẽ mở một địa điểm thứ hai gắn kết với địa điểm này Có sẵn khách hàng tiềm năng rồi chúng tôi sẽ bán một hộp cơm kèm nước uống cho nhân viên văn phòng.”
Trang 6Một khó khăn khác của quán cơm là quản lý
dòng tiền và rủi ro tài chính từ phía khách
hàng công ty do các khách hàng này có thể
thanh toán chậm hoặc mất khả năng thanh
toán Quán cơm hiện có 3 khách hàng công
ty thường xuyên trả chậm Vì vậy, để hạn
chế rủi ro tài chính từ phía khách hàng, mái
ấm sẽ đưa ra điều khoản thanh toán rõ
ràng khi ký hợp đồng cung cấp sản phẩm,
đồng thời yêu cầu khách hàng công ty tạm
ứng tối thiểu từ 30-50% trên tổng số tiền
phải trả hàng tháng
Ngoài ra, do Mái Ấm Tre Xanh trực thuộc
Hội Bảo Trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh
nên việc quản trị mái ấm bị lệ thuộc khá
nhiều vào Hội Bảo Trợ và việc ra quyết định
thiếu tính chủ động, linh hoạt cần có của
một doanh nghiệp
Bài học kinh nghiệm
Bài học trước tiên là tổ chức XHDS cần đầu
tư về nhân sự khi thành lập/ chuyển đổi
thành DNXH Đối với trường hợp mái ấm
Tre Xanh, nhân sự cho quán cơm văn phòng
là khó khăn lớn nhất Mặc dù nhân sự quản
lý và đầu bếp của quán cơm đều có đam mê
và nhiệt tình nhưng họ lại thiếu các kỹ năng
kinh doanh và chuyên môn để đáp ứng yêu
cầu công việc
“Theo tôi nghĩ, kinh doanh muốn thành công
thì đầu tiên bạn phải có đầu tư về nhân sự
trước Khi nhân sự có đủ lực làm thì vốn hay
cái gì khác không là vấn đề Nhân sự là yếu tố
quan trọng trong tiến trình khởi nghiệp Họ
phải có tố chất, phải có đam mê, phải chịu
khó và có mục tiêu Còn bây giờ bạn có vốn đi
chăng nữa, nhưng nhân sự của bạn chưa sẵn sàng thì việc kinh doanh của bạn sẽ khó phát triển Nhân sự vừa phải đảm bảo kỹ năng nghề nghiệp vừa phải có sự nhiệt tình, nỗ lực này kia Có nhiều yếu tố, nhưng nhân sự là cái quyết định thành công.”
Trước mắt, để khắc phục hạn chế về nhân
sự hiện tại, mái ấm sẽ tìm thêm một số tình nguyện viên - sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh hỗ trợ hoạt động kinh doanh của quán cơm.
Bài học thứ hai là tổ chức XHDS cần phải nghiên cứu thị trường trước khi thành lập DNXH Do chủ nhiệm mái ấm thiếu kiến
thức và kinh nghiệm kinh doanh nên ban đầu không xác định và tìm hiểu khách hàng mục tiêu cho quán cơm Vì thế, quán cơm hoạt động rất khó khăn trong năm đầu tiên:
số lượng khách hàng rất hạn chế trong khi nhân viên phải vất vả giao cơm cho các khách hàng nhỏ lẻ Cho đến khi tham gia tập huấn về mô hình DNXH trong chương trình hỗ trợ của CSIP, chủ nhiệm mái ấm mới xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của quán cơm và nhận thức được tầm
quan trọng của nghiên cứu khách hàng
“Bạn muốn kinh doanh sản phẩm nào đó, bạn phải tìm hiểu thị trường để xem sản phẩm của bạn sẽ bán cho đối tượng nào và với đối tượng
đó sản phẩm của bạn tồn tại bao lâu, với thị trường cạnh tranh, sẽ có nhiều sản phẩm tương tự Vì vậy, bạn phải có bước xác định khách hàng và phải nắm chắc khách hàng của mình là ai, họ thích cái gì, họ muốn cái gì, và bạn cần giữ chân khách hàng trong tầm kiểm soát của bạn.”
Trang 7Hơn nữa, trong quá trình vận hành, DNXH
cũng cần đa dạng hóa và cải tiến sản phẩm
để vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng vừa góp phần tăng doanh thu Do đặc
thù của lĩnh vực kinh doanh (nhà hàng –
khách sạn) là nhu cầu của khách hàng rất đa
dạng và liên tục thay đổi nên quán cơm Tre
Xanh không ngừng thay đổi, cải tiến thực
đơn để thỏa mãn khách hàng Chẳng hạn,
thay vì tăng giá bán sản phẩm, ban lãnh đạo
mái ấm dự kiến bán kèm sản phẩm nước
uống với sản phẩm chính để cải thiện doanh
thu của quán cơm Ngoài ra, trong thời gian
tới, quán cơm sẽ cung cấp các món ăn đa
dạng hơn như cơm, phở, bún, v.v và tìm
hiểu các thiết bị và cách thức vận chuyển
phù hợp để giữ nguyên vẹn chất lượng của
món ăn
“Hiện giờ tôi đang nghĩ chúng tôi sẽ mua loại
thực phẩm nào Ăn cơm người ta chán thì
chúng tôi chuyển sang bán bún, bán phở
chẳng hạn Tức là khách hàng muốn bữa ăn
sinh động hơn thì đầu bếp của chúng tôi phải
biết và khi chúng tôi muốn giao những sản
phẩm đó tới người tiêu dùng thì chúng tôi phải
có thiết bị nào để giữ nước dùng nóng Tôi
cũng nói với em đầu bếp là phải thay đổi thực
đơn, phải hướng tới cái gì khách hàng thích và
làm sao mình bán món đó mà mình không
phải đầu tư nhiều thứ.”
Lời kết
Trong 2-3 năm tới, quán cơm Tre Xanh đặt mục tiêu tạo nguồn thu đủ để trang trải cho hoạt động của mái ấm, giúp đỡ 15-20 em từ 8-16 tuổi được chăm sóc nuôi dưỡng, được
đi học chữ, học nghề Quán cơm cũng sẽ tạo việc làm và thu nhập cho ít nhất 5 -10 em tại
cơ sở Để có thể đạt mục tiêu đó, mái ấm sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, phát triển sản phẩm, hoàn thiện hệ thống quản
lý sổ sách cũng như mở thêm địa điểm phân phối
Nguồn tài liệu tham khảo
Phỏng vấn chị Đỗ Thị Bạch Phát, Chủ nhiệm Mái ấm Tre xanh, tháng 11/2015
Báo cáo Kế hoạch kinh doanh của Mái
ấm, Chương trình Hỗ trợ Đổi mới các
Tổ chức Xã hội Dân sự 2015
Hồ sơ đăng ký Chương trình Hỗ trợ Đổi mới các Tổ chức Xã hội Dân sự
2015 của Mái ấm Tre xanh
Website: http:// www.maiamtrexanh.org/