Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II

203 8 0
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Tính đa dạng và mối liên hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng tăng và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, việc nhiều NHTM đang tham gia sâu, rộng vào các nền kinh tế trên thế giới đã khiến khả năng kiểm soát rủi ro trở nên khó khăn (Greuning and Bratanovic, 2020). So với các loại rủi ro khác, RRHĐ có khả năng gây thiệt hại lớn hơn nhiều lần (Moosa, 2007). RRHĐ có thể tạo nên những thiệt hại lớn bởi tính đa dạng, liên kết cao, phạm vi không gian và thời gian của loại rủi ro này rất rộng lớn, không xác định trước (Marshall, 2001). RRHĐ đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngân hàng sau một loạt sự cố và tổn thất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến uy tín, tài sản có liên quan đến RRHĐ đã xảy ra trên thế giới như: Ngân hàng Barings, Allied Irish, Citibank và một số công ty khác. Ngân hàng Barings (thành lập năm 1762 ở Anh) đã bị phá sản vào năm 1995 do RRHĐ từ một giao dịch viên. Tháng 1/2021, một tòa án ở Mỹ đã phán quyết rằng bên nhận tiền do Ngân hàng Citibank (Mỹ) chuyển nhầm sẽ không phải hoàn trả số tiền khoảng 500 triệu USD và đã gây ra thiệt hại to lớn cho ngân hàng này. Tại Việt Nam, RRHĐ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, số lượng vụ cướp ngân hàng gần đây gia tăng đột biến với mức độ nguy hiểm cao. Hơn nữa, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, gây hậu quả nặng nề, đã làm thay đổi kế hoạch kinh doanh liên tục của hầu hết NHTM trên thế giới. Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra RRHĐ ngày càng lớn, khó xác định. RRHĐ tiềm ẩn trong mỗi sản phẩm, dịch vụ và quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, khó dự đoán và gắn liền với văn hóa, đặc điểm của từng NHTM. Do đó, RRHĐ nếu xảy ra, có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng, khách hàng và toàn bộ nền kinh tế. Để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng là kiểm soát, quản lý được các rủi ro gắn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có RRHĐ. Một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và quản trị được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ nâng cao uy tín, tạo 2 được niềm tin của khách hàng. Yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro trong từng hoạt động kinh doanh phải được quản trị, kiểm soát hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh và tăng lợi nhuận. Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó (Đào Thị Thanh Tú, 2014). Nhận thức được tầm quan trọng của QTRRHĐ, ngành ngân hàng đã có nhiều chính sách, biện pháp thiết thực, kịp thời. NHNN đã xác định RRHĐ là rủi ro trọng yếu của NHTM, được quy định tại Khoản 13 Điều 3 của Thông tư 13 ngày 18/5/2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 13). Ngoài ra, NHNN đã chỉ định mười NHTM thực hiện thí điểm triển khai Basel II, đưa ra lộ trình khuyến khích, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện. Nhiều NHTM đã đưa công tác QTRRHĐ vào chiến lược kinh doanh ngân hàng, đầu tư nguồn lực để xây dựng hệ thống quản trị loại hình rủi ro này. Là ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam, Agribank có hệ thống giao dịch rộng khắp, số lượng khách hàng lớn, sản phẩm dịch vụ đa dạng. Agribank đã sớm ý thức tăng cường biện pháp phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra để không ảnh hưởng đến lợi ích cũng như uy tín của ngân hàng, bao gồm thiết lập hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, ban hành khung quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Tuy nhiên, đối với QTRRHĐ, Agribank còn gặp một số hạn chế, chưa sử dụng các công cụ để đo lường RRHĐ, chưa ban hành đầy đủ quy định, quy trình, chiến lược, khẩu vị RRHĐ, hệ thống QTRRHĐ phân tán, chưa tập trung một đầu mối chuyên trách. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng chuẩn quốc tế, tuân thủ quy định của NHNN theo Thông tư 41 ngày 30/12/2016 Quy định tỉ lệ an toàn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 41) và Thông tư 13 là triển khai thực hiện Basel II, trong đó có QTRRHĐ, việc nghiên cứu thực trạng RRHĐ, QTRRHĐ tại NHTM, khảo sát thực tiễn công tác QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II và đề xuất các giải pháp phù hợp là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ lý thuyết và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân 3 hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu quốc tế về quản trị rủi ro nói chung và QTRRHĐ nói riêng rất phong phú, đặc biệt sau sự ra đời của Hiệp ước Basel II. Ở Việt Nam, so với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản thì QTRRHĐ gần đây đang được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, đề cập đến trong một số hội thảo chuyên ngành và công trình nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế. 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Sự quan tâm về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt từ cuối những năm 1990, sau một loạt sự cố và tổn thất nghiêm trọng đã dẫn đến việc ban hành các tiêu chuẩn về vốn cho RRHĐ theo công trình nghiên cứu “Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: a Revised Framework” (BIS, 2004). Tầm quan trọng của QTRRHĐ trong ngân hàng được khẳng định qua các nghiên cứu lý thuyết tại bài báo “Sailing through the sea of standard” của Powell (2004). Trong một tổ chức tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, khái niệm về RRHĐ đã được phát triển trong thời gian dài với xuất phát điểm từ các nghiên cứu của những nhà khoa học lớn trên thế giới. Theo F. Hasanali (2002) tại công trình nghiên cứu “Critical success factors of knowledge management”, RRHĐ liên quan đến quá trình thiết lập quy trình, không phải đơn thuần là quản lý sự vụ trong quá trình hoạt động. RRHĐ là loại rủi ro khác biệt so với các loại hình rủi ro khác, chẳng hạn như: rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường được xem là rủi ro tài chính trong khi RRHĐ là rủi ro phi tài chính. Theo R.M. Cooke (2004) tại bài báo “Expert judgement elicitation for risk assessments of critical infrastructures”, RRHĐ được định nghĩa là những rủi ro liên quan đến những tổn thất mà nguyên nhân là do tổ chức tín dụng hoạt động thiếu hiệu quả. Trong bài báo “Money laundering control and suppression of financing of terrorism: Some thoughts on the impact of customer due diligence measures on financial exclusion” của De Koker (2006), RRHĐ khó xác định hoặc dự 4 đoán trước những dấu hiệu của nó vì loại rủi ro này không định lượng được bằng chỉ số tài chính cụ thể như rủi ro tín dụng hay rủi ro thị trường. Việc định lượng loại hình rủi ro này dựa trên cơ sở dữ liệu lớn, phức tạp là nhận định tại bài báo “The Pitfalls of Gathering Operational Risk Data A Tightrope Without a Net” (Muzzy, 2003) và phải khái quát hóa được hành vi của con người tại bài báo “The dual imperatives of action research” (McKay và Marshall, 2001). Tính chất tiềm ẩn của RRHĐ là điều gây khó khăn cho công tác triển khai quản lý rủi ro do không dự đoán trước được. Ủy ban Basel đã nhấn mạnh trong Basel II về vấn đề RRHĐ và QTRRHĐ của các NHTM, bên cạnh hai loại rủi ro truyền thống là rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Theo quy định của Ủy ban Basel II, RRHĐ trong ngân hàng được định nghĩa là rủi ro xảy ra tổn thất do thiếu hoặc do lỗi của quy trình nội bộ, cán bộ ngân hàng, hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài. RRHĐ xảy ra không chỉ gây hậu quả lớn cho ngân hàng về mặt tài chính mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng theo kết luận tại bài báo “Operational risk: A survey” (Moosa, 2007) và công trình nghiên cứu “Financial Sector Integration and Information Spillovers: Effects of Operational Risk Events on U.S. Banks and Insurers” (Cummins, J. David và Wei, 2007). Tổn thất về uy tín xảy ra khó đo lường hơn nhiều so với chính RRHĐ và mức độ nghiêm trọng cũng khó lường. RRHĐ có khả năng gây thiệt hại lớn hơn nhiều lần so với rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường là nhận định tại bài báo “Operational risk: A survey” (Moosa, 2007). Nguyên nhân có thể gây ra RRHĐ có thể đến từ bên trong như cán bộ ngân hàng (nhân viên gian lận, cố ý làm sai, NHTM mất hoặc thiếu nhân lực chủ chốt); quy trình (văn bản hợp đồng không đầy đủ, thiếu hướng dẫn; việc tuân thủ nội bộ và bên ngoài kém; sản phẩm quá phức tạp), hệ thống (đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệ thống, lỗ hổng an ninh hệ thống) hoặc các yếu tố bên ngoài (các hành vi tội phạm, việc sử dụng nguồn lực bên ngoài không hợp lý, thiên tai…). Vì vậy, từ các nguyên nhân và ảnh hưởng của RRHĐ, NHTM phải thiết lập kế hoạch ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ. Các sự kiện RRHĐ cần được phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân và ảnh hưởng, cũng như các tổn thất và đưa vào cơ sở dữ liệu của NHTM làm cơ sở cho việc QTRRHĐ trong tương lai. 5 Về quan điểm quản trị rủi ro tại công trình nghiên cứu “Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: a Revised Framework” (BIS, 2004), quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một TCTD và là yêu cầu bắt buộc để các TCTD có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại, sự minh bạch về tài chính. Chúng ta có thể hiểu QTRRHĐ là quá trình TCTD tiến hành các hoạt động tác động đến RRHĐ, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý RRHĐ để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra, kiểm soát RRHĐ nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra. Theo các nghiên cứu của Grabowski, M. and Roberts (1999); Hasanali (2002), Galorath (2006) đều cho rằng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro và phương pháp đo lường rủi ro là các nhân tố quan trọng trong hệ thống QTRR. Ủy ban Basel (2003) về giám sát ngân hàng tại công trình nghiên cứu “Sound Practices for the Management and Supervision of Operational Risk” cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 11 nguyên tắc vàng trong QTRRHĐ và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện. Theo đó, nội dung QTRRHĐ tập trung vào khung QTRRHĐ và quy trình QTRRHĐ. Nội dung các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào cơ cấu tổ chức thuộc khung QTRRHĐ và các phương pháp đo lường QTRRHĐ. Theo Fernánde Laviada và các cộng sự (2005) tại công trình nghiên cứu “Operational Risk Management Under Basel II: The Case of the Spanish Financial Services”, mặc dù RRHĐ cho đến nay không còn là khái niệm mới nhưng việc thực hiện quản lý và đánh giá về công tác quản trị rủi ro vẫn chưa đúng “tầm” dù HĐQT của phần lớn các tổ chức tín dụng nhận thức được rằng việc kiểm soát và quản lý của nó đã trở nên quan trọng hơn đối với các tổ chức tài chính để duy trì tính cạnh tranh. Một tầm nhìn mới cho QTRRHĐ nổi lên do các yêu cầu quản lý của Basel II, Hiệp định vốn gần nhất được Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng chấp thuận năm 2004, bao gồm khoản vốn quy định cho RRHĐ. Hiệp định đưa ra các phương pháp khác nhau để quản lý theo định hướng khác nhau nhằm định lượng vốn. Về mặt lý thuyết, phương pháp đo lường RRHĐ càng phức tạp, yêu cầu vốn cho RRHĐ càng thấp theo 6 bài báo “Measuring and managing operational risk in the financial sector: An integrated framework” (Chapelle và các cộng sự, 2005). 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 2.2.1. Những nghiên cứu về QTRRHĐ Theo quy định của Ủy ban Basel II, RRHĐ được xác định trên các nguyên nhân gây ra rủi ro, vì vậy quản trị RRHĐ chính là việc quản lý nhằm kiểm soát các nguyên nhân gây ra RRHĐ. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, đã có một số các nghiên cứu về hoạt động QTRRHĐ và giải pháp nâng cao hiệu quả RRHĐ tại các NHTM. Một số nghiên cứu tiêu biểu là: Luận án tiến sỹ “Hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Lê Thị Vân Khanh (2016) đã đưa ra khái niệm về Hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam; căn cứ trên khung lý thuyết và các tiêu chí đánh giá về Hệ thống Quản lý rủi ro nói chung và QLRRHĐ nói riêng của các nghiên cứu trước và Hiệp định Basel II. Luận án đã định nghĩa, luận giải và phân tích chi tiết các nhân tố trong hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM bao gồm (i) Quan điểm Lãnh đạo về QLRRHĐ của Ban lãnh đạo cấp cao; (ii) Cơ cấu tổ chức QLRRHĐ; (iii) Quá trình QLRRHĐ thông qua các công cụ QLRRHĐ; (iv) CNTT (v) Đào tạo QLRRĐ; (vi) Truyền thông QLRRHĐ. Luận án cũng làm rõ định nghĩa và tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu quả QLRRHĐ. Từ thực trạng của việc thực hiện các nhân tố kết hợp với kết quả khảo sát, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam. Luận án nghiên cứu ở phạm vi QLRRHĐ chung của ngân hàng. Việc triển khai quản trị rủi ro nói chung và QTRRHĐ nói riêng theo Basel II không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ yêu cầu của cơ quan chức năng mà đã thực sự trở thành nhu cầu tự thân của ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị nội tại, từng bước đáp ứng chuẩn mực quốc tế, sẵn sàng để hội nhập. Bên cạnh những lợi ích mang lại, không thể phủ nhận triển khai Basel II là một hành trình không có điểm dừng, buộc các ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại và đòi hỏi những nỗ lực to lớn là nhận định tại Luận văn thạc sỹ “Giải pháp hoàn thiện công tác 7 Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB)” của Nguyễn Thị Minh Huệ (2016). Nghiên cứu “Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)” của Đặng Anh Tuấn và cộng sự (2018) đã thực hiện nhằm tìm hiểu mô hình quản trị rủi ro và các công cụ triển khai quản lý RRHĐ đã triển khai thành công trên thế giới và tại một số NHTM cổ phần như ACB, MSB từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu “Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình” của nhóm tác giả Trịnh Quốc Trung và Phạm Thu Thủy (2016) đã đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp theo Basel II trong trường hợp của NHTM cổ phần An Bình. Nhận thấy nhiều vụ gian lận nội bộ trong ngân hàng có quy mô lớn do chính những cán bộ ngân hàng thực hiện như làm giả giấy tờ, con dấu, chữ ký để rút tiền gửi khách hàng, thực hiện các giao dịch lừa đảo, làm giả thẻ tín dụng … gây những tổn thất lớn cho ngân hàng, bài báo “Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại ngân hàng thương mại” của Trần Thị Minh Trang (2014) đã phân tích và cung cấp cách nhìn tổng quan về QTRRHĐ trong ngân hàng, cách tính chi phí vốn cho RRHĐ theo Basel II và cách thiết kế hệ thống QTRRHĐ trong NHTM theo thông lệ quốc tế tốt nhất để ngân hàng có cái nhìn tổng quan về công việc cần làm trong thời gian tới và phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ban hành văn bản về RRHĐ trong cơ quan quản lý. Bài báo “Xây dựng hệ thống QTRRHĐ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Đào Thị Thanh Tú (2014) cho rằng trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Bài viết đã đưa ra 4 nguyên tắc về QTRRHĐ và 08 giải pháp nâng cao QTRRHĐ. Công trình nghiên cứu “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” (Techcombank) của Nguyễn Thủy Hằng (2015) đã đề cập đến thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Techcombank giai đoạn 2011-2013, trong 8 đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro gồm cán bộ ngân hàng, hệ thống CNTT, tác động bên ngoài. Đồng thời, tác giả tập trung nghiên cứu về nhận thức của các cấp quản lý đối với vấn đề rủi ro, trong đó đối tượng nghiên cứu chủ yếu là Giám đốc các chi nhánh, là người có kinh nghiệm, nắm vững các nghiệp vụ, quy trình trong hệ thống. Từ đó, nhằm phát hiện những loại rủi ro thường xuyên xảy ra để đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ hệ thống hoạt động an toàn hơn. Bài báo “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” (VP Bank) của Nguyễn Minh Ngọc (2015) đã phân tích nguyên nhân, thực trạng QTRRHĐ tại các NHTM nói chung và nghiên cứu chi tiết việc ứng dụng mô hình định lượng để đo lường nhân tố tác động đến QTRRHĐ tại VP Bank. Bài báo “Thực trạng và giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Phan Thị Thu Hà và Lê Thị Vân Khanh (2015) đã nêu thực trạng QLRRHĐ tại các NHTM hiện nay và khuyến nghị các NHTM thực hiện QLRRHĐ theo yêu cầu của Basel II trên cơ sở thiết lập cơ cấu tổ chức QLRRHĐ với đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ từ cấp HĐQT, BĐH, các đơn vị và đến cán bộ trực tiếp tác nghiệp và đề xuất một số giải pháp trong công tác QLRRHĐ tại các NHTM. Công trình nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Bích Duyên (2016) đã nêu lên cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu về QLRRHĐ. Nghiên cứu đưa ra các loại RRHĐ, hệ thống QLRRHĐ, hiệu quả QLRRHĐ, đề xuất mô hình nghiên cứu, kinh nghiệm thiết lập hệ thống quản lý RRHĐ từ các NHTM; nghiên cứu thực trạng hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam; xây dựng phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam. 2.2.2. Những nghiên cứu về quản trị rủi ro tại Agribank Agribank là một NHTM thuộc nhóm đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Vì vậy, các nghiên cứu về chủ đề quản trị rủi ro tại Agribank cũng rất đa dạng. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là: 9 Đối với rủi ro tín dụng, nhiều nghiên cứu đã tập trung về chủ đề này tại Agribank. Luận án Tiến sỹ “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Agribank” của Trần Thị Việt Thạch (2016) đã chỉ ra các lợi ích của việc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHTM và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Qua thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank giai đoạn 2010-2015, Luận án đã phân tích mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel II về quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank. Luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị theo lộ trình từ năm 2016 đến năm 2020 để Agribank đạt chuẩn Basel II về quản trị rủi ro tín dụng vào cuối năm 2020. Các giải pháp được xây dựng trên nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn tại Agribank và đảm bảo sự phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Tuấn Anh (2012) đã tập trung đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank, các giải pháp của Luận án tập trung xử lý 11 các vấn đề còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng song chưa đáp ứng được việc tuân thủ Basel II về quản trị rủi ro tín dụng. Đối với những loại hình rủi ro khác, Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Hải Long (2018) đã tập trung phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank. Quản trị rủi ro thanh khoản luôn là quan tâm hàng đầu của Agribank trong những năm gần đây, bởi Ban lãnh đạo Agribank luôn nhận thức sâu sắc hệ quả từ rủi ro này xảy ra đối với ngân hàng, khách hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nghiên cứu này đã đánh giá lại toàn diện quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank để tìm ra những hạn chế cũng như nguyên nhân nhằm định hướng tổ chức công tác quản trị rủi ro hiệu quả hơn trong thời gian tới. Cũng về chủ đề này, nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Huyền (2020) đã tập trung đánh giá thực trạng quản trị thanh khoản tại Agribank giai đoạn 2013-2018. Đối với RRHĐ, một số nghiên cứu đã tập trung vào những khía cạnh nhỏ trong RRHĐ của Agribank như Luận án tiến sỹ của Nguyễn Ngọc Sơn (2019) đã làm rõ công tác QTRRHĐ trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Agribank. Nghiên cứu này đã phân tích, luận giải quy trình quản lý rủi ro về thẻ, những công cụ quản lý rủi ro, các tiêu chí đánh giá, cũng như các yếu tố tác động đến QLRRHĐ trong phát hành và thanh toán thẻ của 10 NHTM. Từ đó, phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank từ thực tiễn QLRRHĐ trong lĩnh vực thẻ của một số NHTM Việt Nam. Ngoài ra, Luận văn thạc sỹ của Phạm Thùy Liên (2014) về “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về QTRRHĐ, các nhân tố ảnh hưởng đến QTRR và đề xuất quy trình QTRRHĐ áp dụng trong hệ thống Agribank từ giai đoạn nhận biết rủi ro, đánh giá các rủi ro, đo lường các rủi ro đến các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại của rủi ro. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một vài khuyến nghị giúp tăng cường QTRRHĐ, giảm thiểu sự hình thành và những ảnh hưởng khi xảy ra các rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, Luận văn này chưa triển khai khảo sát toàn hệ thống, chỉ tập trung trung ở một số đơn vị tại Agribank. Ngoài ra, Luận văn được thực hiện trong giai đoạn trước khi Agribank thuê tư vấn triển khai Basel II và trước khi NHNN ban hành các thông tư và thí điểm triển khai Basel II tại các NHTM Việt Nam. So với các loại hình rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu về RRHĐ và chưa có công trình nghiên cứu về QTRRHĐ tại NHTM Việt Nam theo chuẩn Basel II. 3. Khoảng trống nghiên cứu Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện trước đây liên quan đến RRHĐ, QTRRHĐ tại một số NHTM và Agribank, nhất là vấn đề QTRRHĐ theo chuẩn Basel II, tác giả xác định một số vấn đề cần tiếp tục triển khai nghiên cứu, cụ thể như sau: Thứ nhất, bổ sung khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của NHTM. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của TCTD nói chung và NHTM nói riêng. Tuy nhiên, đến nay, các nhân tố này chưa có sự thống nhất về cách phân loại, mức độ ảnh hưởng. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ tại NHTM là cần thiết. Thứ hai, xây dựng quy trình QTRRHĐ tại NHTM theo chuẩn Basel II. Một số công trình nghiên cứu về QTRRHĐ đã được thực hiện, song phạm vi nghiên cứu gắn liền với từng nghiệp vụ riêng lẻ hoặc chỉ nghiên cứu về QTRRHĐ trong phần nguyên 11 nhân gây ra các loại rủi ro trọng yếu khác. Cách tiếp cận này chưa cung cấp giải pháp QTRRHĐ mang tính chất tổng quát, khái quát, đồng bộ đến các nghiệp vụ tại ngân hàng. Để có cái nhìn tổng thể, việc tiếp tục nghiên cứu quy trình QTRRHĐ tại NHTM và đối chiếu theo chuẩn Basel II ở phạm vi tổng thể các nghiệp vụ ngân hàng là điều nên làm. Thứ ba, phân tích thực trạng triển khai QTRRHĐ trên toàn hệ thống Agribank. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu sâu về QTRRHĐ ở NHTM trong thời gian gần đây, nhất là vấn đề QTRRHĐ tại Agribank với sự đánh giá thực trạng triển khai QTRRHĐ trên toàn hệ thống Agribank có kèm thực hiện khảo sát. Trong khi đó, với hệ thống rộng, số lượng khách hàng lớn, để có cái nhìn tổng thể về thực trạng QTRRHĐ của Agribank, việc khảo sát trên toàn hệ thống là cần thiết. Trên cơ sở kết quả khảo sát, công tác đánh giá thực trạng QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II mang tính khách quan và các giải pháp đề xuất phù hợp với thực tiễn hơn. 4.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 4.1.Mục tiêu tổng quát Luận án tập trung nghiên cứu công tác QTRRHĐ của NHTM và Agribank, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tăng cường QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II. 4.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu liên quan, xác định khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu: Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về RRHĐ và QTRRHĐ ở NHTM theo chuẩn Basel II, bao gồm: khái niệm, các loại RRHĐ, chính sách, tổ chức, quy trình, công cụ, nguồn lực, cơ sở dữ liệu, các nhân tố tác động đến RRHĐ và QTRRHĐ; Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về QTRRHĐ theo chuẩn Basel II từ một số NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Agribank trong QTRRHĐ thời gian tới. Thứ ba, phân tích làm rõ thực trạng RRHĐ và QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II, qua đó, làm rõ các kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân. 12 Thứ tư, trên cơ sở một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô và cũng như một số quan điểm, định hướng về chiến lược kinh doanh, QTRRHĐ ở Agribank, Luận án đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác QTRRHĐ tại Agribank trong thời gian tới theo chuẩn Basel II. 4.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ khoảng trống của các công trình nghiên cứu liên quan, tác giả xác định các câu hỏi nghiên cứu của Luận án bao gồm: -Các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của NHTM là gì? Cách phân loại như thế nào? -Quy trình QTRRHĐ tại NHTM theo chuẩn Basel II được thực hiện như thế nào? -Thực trạng QTRRHĐ tại Agribank hiện nay? Những vấn đề còn cần phải hoàn thiện trong công tác QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II? -Agribank cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác QTRRHĐ theo chuẩn Basel II? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là RRHĐ và QTRRHĐ theo tiêu chuẩn Basel II của NHTM. 5.2. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: RRHĐ và QTRRHĐ thực tế áp dụng tại Agribank để hướng đến đạt chuẩn Basel II trong tương quan so sánh với các NHTM trong và ngoài nước. -Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015-2020.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -* - QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO CHUẨN BASEL II LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI, 2021 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -* - Nguyễn Thị Thu Hà QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO CHUẨN BASEL II CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 6.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo TS Đoàn Thị Thanh Hương HÀ NỘI, 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Đề tài nghiên cứu thực hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo TS Đoàn Thị Thanh Hương Tác giả Luận án tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà i ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ viii LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Luận án Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu nước 2.2 Tình hình nghiên cứu nước 2.2.1 Những nghiên cứu QTRRHĐ 2.2.2 Những nghiên cứu quản trị rủi ro Agribank Khoảng trống nghiên cứu 10 Mục tiêu câu hỏi nghiên cứu 11 4.1 Mục tiêu tổng quát 11 4.2 Mục tiêu cụ thể 11 4.3 Câu hỏi nghiên cứu 12 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 12 5.1 Đối tượng nghiên cứu 12 5.2 Phạm vi nghiên cứu 12 Cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu 12 6.1 Cách tiếp cận 12 6.2 Phương pháp nghiên cứu 14 6.2.1 Phương pháp khảo sát 14 6.2.2 Phương pháp tổng hợp tài liệu 16 6.2.3 Phương pháp thống kê 16 6.2.4 Các phương pháp tư khoa học 16 Những đóng góp Luận án 16 Kết cấu Luận án 17 iii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO CHUẨN BASEL II 18 1.1 Rủi ro hoạt động QTRRHĐ NHTM 18 1.1.1 Rủi ro hoạt động NHTM 18 1.1.2 Quản trị rủi ro hoạt động NHTM 23 1.2 Quản trị rủi ro hoạt động NHTM theo chuẩn Basel II 26 1.2.1 Chính sách QTRRHĐ NHTM theo chuẩn Basel II 26 1.2.2 Tổ chức quản trị rủi ro hoạt động NHTM theo chuẩn Basel II 34 1.2.3 Quy trình QTRRHĐ NHTM theo chuẩn Basel II 37 1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ NHTM theo tiêu chuẩn Basel II 43 1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động số NHTM trong, nước học kinh nghiệm Agribank 48 1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động 48 1.3.2 Bài học Agribank 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 65 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK THEO CHUẨN BASEL II 66 2.1 KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK VÀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK66 2.1.1 Sự hình thành phát triển Agribank 66 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Agribank 66 2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh Agribank 68 2.1.4 Rủi ro hoạt động Agribank 70 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK THEO CHUẨN BASEL II 80 2.2.1 Thực trạng sách quản trị rủi ro hoạt động Agribank theo chuẩn Basel II 80 2.2.2 Thực trạng tổ chức QTRRHĐ Agribank 87 2.2.3 Thực trạng quy trình QTRRHĐ Agribank 92 2.2.4 Thực trạng công cụ QTRRHĐ Agribank 99 iv 2.2.5 Thực trạng lực hoạt động đào tạo cán làm nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro tuân thủ 102 2.2.6 Thực trạng nguồn sở liệu hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động kiểm toán, giám sát QTRRHĐ 105 2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK THEO CHUẨN BASEL II 107 2.3.1 Kết đạt 107 2.3.2 Hạn chế 108 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 112 KẾT LUẬN CHƯƠNG 115 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK THEO CHUẨN BASEL II 116 3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK 116 3.1.1 Chiến lược kinh doanh Agribank giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030 116 3.1.2 Định hướng quản trị rủi ro hoạt động hướng đến đạt chuẩn Basel II .117 3.1.3 Cơ hội thách thức Agribank triển khai quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II 118 3.2 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK THEO CHUẨN BASEL II 121 3.2.1 Xây dựng lộ trình tiến tới áp dụng đầy đủ sách QTRRHĐ theo chuẩn quốc tế thực tiễn hoạt động Agribank 121 3.2.2 Kiện tồn mơ hình tổ chức quản trị rủi ro hoạt động .125 3.2.3 Hoàn thiện quy trình tổ chức thực quản trị rủi ro hoạt động theo chuẩn Basel II 131 3.2.4 Giảm thiểu chi phí triển khai QTRRHĐ 136 3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công tác đào tạo QTRRHĐ 136 v 3.2.6 Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro hoạt động sử dụng công nghệ đại QTRRHĐ .140 3.3 KIẾN NGHỊ 141 3.3.1 Kiến nghị Chính phủ .141 3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước .141 3.3.3 Kiến nghị Hiệp hội ngân hàng 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 144 KẾT LUẬN 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO .147 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa Agribank Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu AMA Phương pháp đo lường nâng cao ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam BĐH Ban điều hành CNTT Công nghệ thông tin CTMND Giấy chứng minh thư nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị 10 HĐRR Hội đồng rủi ro 11 HĐTV Hội đồng thành viên 12 ICAAP Đánh giá mức đủ vốn nội 13 KPMG Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán Klynveld Peat Marwick Goerdeler 14 KRI Chỉ số rủi ro trọng yếu 15 KTNB Kiểm toán nội 16 KSNB Kiểm soát nội 17 KVRR Khẩu vị rủi ro 18 LDC Sự kiện tổn thất 19 MSB Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam 20 NHB Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc 21 NHTM Ngân hàng thương mại 22 NHNN Ngân hàng Nhà nước 23 RCSA Tự đánh giá rủi ro kiểm soát 24 RRHĐ Rủi ro hoạt động vii 25 QLRRHĐ Quản lý rủi ro hoạt động 26 QTRRHĐ Quản trị rủi ro hoạt động 27 TCTD Tổ chức tín dụng 28 TMCP Thương mại cổ phần 29 Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 30 VNBA Hiệp hội ngân hàng Việt Nam 31 Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 32 VietinBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 33 VP Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Quy trình nghiên cứu 13 Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ thành phần RRHĐ .19 Sơ đồ 1.2 Mơ hình tổ chức QTRRHĐ 36 Sơ đồ 1.3 Quy trình thực RCSA Vietibank 53 Sơ đồ 1.4 Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro Land Bank 58 Sơ đồ 1.5 Khung QTRRHĐ Ngân hàng DBS, Singapore .61 Sơ đồ 2.1 Mơ hình tổ chức hoạt động Agribank .67 Sơ đồ 2.2 Mơ hình tổ chức hoạt động Ban Kiểm sốt - Agribank 89 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bản đồ đánh giá mức độ RRHĐ 39 Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức QTRRHĐ Vietinbank 50 Hình 1.3: Cơng cụ QTRRHĐ Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc 59 PHỤ LỤC VI MƠ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO CỦA AGRIBANK HỘI ĐỒNG BAN KIỂM SỐT THÀNH VIÊN Kiểm tốn Nội Ủy ban nhân vàTổchức Đảng Ủy ban Quảnlý Rủi ro Ủy ban Chính sách Ủy ban Đầu tư TỔNG GIÁM ĐỐC HĐ XLRR Trung tâm TTQLRR PTGĐ phụ tráchTrung tâm QLRR PTGĐ phụ trách Ban KHNV PTGĐ phụ trách Ban TCKT PTGĐ phụ trách Ban KHL HĐ Rủi ro HĐ ALCO HĐ Quản lý vốn HĐ Tín dụng Trưởng Ban, Trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ Phó Chủ tịch HĐQTRR Mảng RRTD (TTQLRR đầumối, TD, KHL, KHHSX & CN, KS NB) Mảng RRTT (ĐCTC đầumối, NB, QLRR) RRHĐ(KTGSNB đầu mối, PC, TCLĐTL, QLRR, TCKT, TTTT CN) RRTK L/S sổ NH (KHNV đầu mối, TCKT, TTV, TTQLRR, KTGSNB, TD) RR tập trung (TD đầu mối), KHL, KHHSXCN, QLRR, KSNB, TTV Phó Chủ tịch Hội đồng ALCO - Ban Kế hoạch Nguồn vốn Phó Chủ tịch HĐQL Vốn Thành viên: Ban Thành viên: Trung tâm QLRR, Ban Tín dụng, Ban TCKT, Trung tâm Vốn TCKT , ĐCTC TD, đầu tư, TTV, TTQLRR Ban Pháp chế PHỤ LỤC VII MƠ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG HIỆN TẠI HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TUYẾN II Ủy ban nhân Tổ chức Ủy ban Đầu tư Ủy ban Chính sách Ủy ban Quản lý Rủi Ro TỔNG GIÁM ĐỐC TUYẾN I PTGĐ phụ trách mảng PTGĐ phụ trách Rủi ro Kinh doanh Trực tiếp HĐQLRR Các Ban, Trung tâm liên quan Kinh doanh Trực tiếp Công ty CN Loại I Loại II PGD Đơn vị nghiệp PGD PTGĐ phụ trách Rủi ro – Chủ tịch HĐ - Mảng Rủi ro hoạt động: 2.Ban Kiểm tra, giám sát nội - Phó Chủ tịch HĐRR Ban Pháp chế, Thành viên Ban Tổ chức Lao động Tiền lương Trung tâm Quản lý rủi ro Ban Tài Kế tốn Giám đốc Trung tâm Thanh toán Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Các PTGĐ phụ trách TUYẾN III Khối Kiểm tra giám sát tuân thủ BAN KIỂM SOÁT Ban Kiểm tra, giám sát nội Kiểm tốn Nội Ban Pháp chế PHỤ LỤC VIII MƠ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG ĐỀ XUẤT HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Ủy ban nhân Tổ chức Ủy ban Đầu tư Ủy ban Chính sách Đảng TỔNG GIÁM ĐỐC TUYẾN II BAN KIỂM SOÁT Ủy ban Quản lý Rủi Ro TUYẾN III TUYẾN I PTGĐ phụ trách mảng Kinh doanh Trực tiếp PTGĐ phụ trách Rủi ro Các PTGĐ phụ trách Rủi ro HĐQLRR 1.Các Ban, Trung tâm liên quan Kinh doanh Trực tiếp Trung tâm vốn CN Loại Công ty CN Loại PGD Đơn vị nghiệp PGD Phó tổng giám đốc phụ trách khối quản lý Trung Trung rủi ro Mảng RRTD tập trung (TTQLRR đầumối) Mảng RRTT, RRHĐ, RRTK L/S sổ tâm Quản lý tâm Quản lý rủi ro NH (Trung tâm QLRR phi TD đầu mối) rủi ro phi tín dụng Kiểm tốn Nội PHỤ LỤC IX PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG THEO CHUẨN BASEL II TẠI AGRIBANK Nhằm đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động Agribank, nhân tố ảnh hưởng, nguyên nhân giải pháp nhằm quản trị rủi ro hoạt động theo chuẩn Basel II, ông bà vui lòng trả lời câu hỏi PHẦN I: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT Câu hỏi 1:XinAnh/Chị cho biết giới tính? ◯ Nam; ◯ Nữ Câu hỏi 2: Vị trí cơng việc Anh/chị thuộc phận ngân hàng ◯ Tín dụng ◯ Pháp chế kiểm soát tuân thủ ◯ Kiểm tra nội ◯ Quản trị rủi ro ◯ Kiểm ngân, Thủ quỹ ◯ Kinh doanh ngoại hối ◯ Dịch vụ Marketting ◯ Khác (ghi rõ): ……… ……… ……… ……… ……… Câu hỏi 3: Vị trí cơng việc Anh/Chị? ◯ Lãnh đạo Ban, Trung tâm Tại Trụ sở ◯ Giám đốc Phó Giám đốc Chi nhánh loại I ◯ Giám đốc Phó Giám đốc Chi nhánh loại II ◯ Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Ban, Trung tâm Trụ sở ◯ Cán thuộc Ban, Trung tâm Trụ sở ◯ Lãnh đạo cấp Phịng thuộc Chi nhánh loại I ◯ Lãnh đạo cấp Phòng thuộc Chi nhánh loại II ◯ Cán thuộc Chi nhánh loại I ◯ Cán thuộc Chi nhánh loại II Câu hỏi 4: Số năm kinh nghiệm Anh/Chị Agribank ◯ Dưới năm ◯ Từ năm đến 10 năm ◯ Từ 10 năm đến 20 năm ◯ Từ 20 năm đến 25 năm ◯ Từ 25 năm trở lên PHẦN II: NỘI DUNG KHẢO SÁT Các quy định, quy chế liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động Câu hỏi 5: Anh/Chị nhận xét tính kịp thời, đầy đủ, rõ ràng hiệu khuôn khổ pháp luật sách Agribank hoạt động quản trị rủi ro hoạt động theo thang điểm từ đến (1 = hồn tồn khơng đồng ý, = không đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hoàn toàn đồng ý) Chỉ tiêu Khn khổ pháp luật Chính Phủ ngành ngân hàng Kịp thời Đầy đủ Rõ ràng Hiệu Chính sách Agribank Kịp thời Đầy đủ Rõ ràng Hiệu Quy trình hướng dẫn rủi ro hoạt động Agribank Kịp thời Đầy đủ Rõ ràng Hiệu Câu hỏi 6: Anh/Chị đánh giá tổ chức quản trị rủi ro hoạt động Agribank theo thang điểm từ đến (1 = hồn tồn khơng đồng ý, = không đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hoàn toàn đồng ý): Chỉ tiêu Chính sách quản trị rủi ro hoạt động người hiểu, thực trì cấp độ Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý quản trị rủi ro hoạt động Có cam kết hỗ trợ cơng tác quản trị rủi ro hoạt động từ quản lý cấp cao Có đánh giá, khen thưởng quản lý cấp cao hoạt động quản trị rủi ro hoạt động đơn vị Bộ phận kiểm tra nội kiểm tốn nội hoạt động hiệu Có lập kế hoạch chiến lược quản trị rủi ro hoạt động định kỳ Giám sát quản trị rủi ro tích cực, hiệu Hội đồng thành viên Ban điều hành Có tổ chức đào tạo quản trị rủi ro hoạt động cho cán Quản trị rủi ro hoạt động là văn hóa doanh nghiệp Agribank Câu hỏi 7: Cơ chế chia sẻ thông tin quản trị rủi ro, vụ việc sai phạm hệ thống Agribank theo thang điểm từ đến (1 = không đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hoàn toàn đồng ý): Chỉ tiêu Kịp thời Hiệu Công khai, minh bạch Câu hỏi 8: Anh/chị đánh giá việc áp dụng công cụ sau để quản lý rủi ro hoạt động theo thang điểm từ đến (1 = hồn tồn khơng đồng ý, = khơng đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hoàn toàn đồng ý) Chỉ tiêu Thu thập, phân tích số liệu tổn thất, báo cáo liệu tổn thất cho trụ sở thông qua hệ thống công nghệ thông tin (LDC) Tự đánh giá kiểm soát rủi ro đơn vị (RCSA) chuẩn bị biện pháp đối phó, xây dựng kế hoạch thực Phân tích tình dự dự kiến tổn thất xảy ra, đánh giá xác minh tổng thất Tính tốn, đánh giá, xây dựng hạn mức rủi ro hoạt động đơn vị, dự kiến hạn mức rủi ro cho đơn vị kinh doanh Xác định số rủi ro (KRI), tìm hiểu quản lý rủi ro Trình độ, lực đội ngũ cán làm chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra kiểm tra nội bộ, quản trị rủi ro tuân thủ Câu hỏi 9: Anh/Chị tham gia lớp tập huấn/đào tạo nội dung (có nhiều lựa chọn, lựa chọn tối đa lớp học tham gia gần nhất? ☐ Các loại rủi ro kinh doanh ngân hàng ☐ Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng ☐ Các nguyên tắc quản trị rủi ro Basel ☐ Kiểm tra sức chịu đựng ☐ Mơ hình đo lường rủi ro tín dụng nâng cao ☐ Mơ hình đo lường rủi ro thị trường nâng cao ☐ Mơ hình đo lường rủi ro hoạt động nâng cao ☐ Mơ hình đo lường khoản nâng cao ☐ ICAAP ☐ Phương pháp kiểm tra, giám sát, kiểm toán sở rủi ro ☐ Khác (kể tên nguồn thông tin khác): Câu hỏi 10: Anh/chị đánh giá mức độ kỹ cán làm công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ, pháp chế đơn vị theo thang điểm từ đến (1 = hồn tồn khơng đồng ý, = khơng đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hồn tồn đồng ý) Chỉ tiêu Trình độ ngoại ngữ cán làm công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ, pháp chế đơn vị đủ điều kiện làm nhiệm vụ Trình độ tin học cán làm công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ, pháp chế đơn vị đủ điều kiện làm nhiệm vụ mức độ Cán làm công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ, pháp chế đơn vị sử dụng thành thạo liệu hệ thống IPCAS để giám sát, kiểm tra từ xa khách hàng, hệ thống thông tin báo cáo Cán làm công tác kiểm tra, kiểm sốt, pháp chế đơn vị có hiểu biết tốt sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Về nguồn sở liệu hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động kiểm tra, kiểm toán, giám sát quản trị rủi ro hoạt động Câu hỏi 11 Anh/Chị đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng công cụ sau hỗ trợ hoạt động kiểm tra, kiểm toán, giám sát quản trị rủi ro hoạt động theo thang điểm từ đến (1 = hồn tồn khơng đồng ý, = không đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hoàn toàn đồng ý) Chỉ tiêu Các báo cáo tài báo cáo thống kê Chi nhánh gửi Thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng Kết đồn làm việc/cơng tác Agribank Chi nhánh Tình hình thực kết luận, kiến nghị, định xử lý tra khuyến nghị, cảnh báo giám sát quan quản lý bên Chi nhánh Khai thác báo cáo tài kiểm tốn độc lập, khuyến nghị Kiểm toán độc lập Kết làm việc với Công ty Kiểm toán độc lập Báo cáo kết kiểm toán độc lập Kết buổi làm việc, tiếp xúc với cán chi nhánh khách hàng Thông tin từ công tác giải khiếu nại, tố cáo Công cụ (Word, Excel hệ thống quản trị văn công việc - Edoc) Các công cụ hệ thống báo cáo thống kê Các công cụ bản, hệ thống báo cáo thống kê phần mềm hỗ trợ phân tích, đánh giá Hệ thống tự động tổng hợp báo cáo, số liệu Câu hỏi 12: Anh/Chị đánh giá chất lượng hạ tầng thông tin, liệu phục vụ cho công tác tra, giám sát theo thang điểm từ đến (1 = hoàn tồn khơng đồng ý, = khơng đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hoàn tồn đồng ý) Chỉ tiêu Chất lượng thơng tin, liệu đầy đủ Chất lượng thơng tin, liệu xác Chất lượng thông tin, liệu cập nhật Cơ chế tổ chức, quản lý, khai thác thông tin hiệu Hạ tầng công nghệ hệ thống tự động tổng hợp báo cáo, số liệu Nguyên nhân rủi ro hoạt động Agribank Câu hỏi 13: Theo anh/chị nguyên nhân rủi ro hoạt động Agribank phân loại theo Basel II thì: Tần suất: nguyên nhân thường xuyên xảy đơn vị anh, chị theo thang điểm từ đến (1 = hồn tồn khơng đồng ý, = không đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hoàn toàn đồng ý); Mức độ: rủi ro thường gây hậu lớn theo thang điểm từ đến (1 = hồn tồn khơng đồng ý, = không đồng ý, = trung lập, = đồng ý, = hoàn toàn đồng ý) Nguyên nhân Sự kiện rủi ro Gian lận người lao động Cán Hành động không quyền hạn/ Hành động xấu nhân viên ngân hàng Lỗi/sai sót nhân viên (khơng cố ý) Khơng tn thủ Bộ luật lao động, nội quy lao động Chia rẽ lực lượng lao động Dịch chuyển thiếu hụt nhân lực Quy trình Quy trình hướng dẫn khơng đồng bộ, mẫu thuẫn Quy trình bị thiếu, sai, khơng xác Hệ thống công nghệ lỗi thời, lạc hậu Lỗi hệ thống, dừng hoạt động Hệ thống công nghệ Vi phạm an ninh hệ thống từ bên bên trọng, virus làm hệ thống dừng, lỗi Dung lượng hệ thống công nghệ không đáp ứng đủ, phần mềm khơng tương thích Yếu tố bên Khách hàng vi phạm quyền vi phạm quy định bảo vệ mội trường, trách nhiệm pháp lý Các hành vi phạm tội, gian lận (giả mạo chữ ký, Tần suất Mức độ dấu, tống tiền, trộm cắp, rửa tiền, khủng bố, bạo lực, cướp công, tin tặc Rủi ro từ người cung cấp (nhà cung cấp vi phạm hợp đồng, phá sản, quy trình khách hàng khơng xác, lỗi dịch vụ, lỗi kỹ thuật, Thảm họa thiên tai, bão, lũ lụt, dịch bệnh, hạn hán, xâm ngập mặn, cháy rừng Rủi ro trị, sách quản lý thay đổi, không phù hợp Nguyên nhân khác Kính đề nghị anh/chị bổ sung thêm có:…………………………………………………… Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động Agribank Câu hỏi 14: Anh/ Chị đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro hoạt động Agribank theo thang điểm từ đến (1 = Hoàn tồn khơng ảnh hưởng ý, = ảnh hưởng, = ảnh hưởng vừa phải, = ảnh hưởng lớn, = ảnh hưởng lớn) Chỉ tiêu Môi trường kinh tế Môi trường pháp lý Cơ cấu tổ chức Con người Quy trình nội Yếu tố bên ngồi Hệ thống cơng nghệ thơng tin III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT Kết phiếu khảo sát thu Chỉ tiêu Đơn vị Kết Số phiếu phát Cái 550 Số phiếu thu Cái 452 Tỷ lệ phiếu thu % 82,2 Số phiếu hợp lệ Phiếu 417 Tỷ lệ phiếu hợp lệ % 75,8 Đáp ứng thông tin % 92,2 Mặt được: - Tỷ lệ phiếu thu đạt 82,2%, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn với khảo sát tổng thể không cần phải thực phương pháp nội suy với cá nhân không phản hồi lại phiếu khảo sát - Tỷ lệ phiếu hợp lệ đạt 75,8%, tỷ lệ cho phép suy rộng tổng thể hệ thống phù hợp với khảo sát thống kê tổng thể - Tỷ lệ đáp ứng thơng tin đạt 92,2%, theo kết phiếu khảo sát phản ánh đầy đủ thơng tin khảo sát hồn tồn sử dụng để phân tích đánh giá kết báo cáo Tồn tại:  Công tác khảo sát tồn số vấn đề sau: - Các cán khảo sát trả lời không đầy đủ câu hỏi phiếu khảo sát - Một số người khảo sát chưa hiểu hết thông tin liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động (công cụ quản trị rủi ro hoạt động, sở liệu…) Tác giả thực giải thích cho người khảo sát hiểu rõ câu hỏi trước người khảo sát thực khảo sát  Vì khảo sát chọn mẫu nên mức độ sai số chọn mẫu chấp nhận được, đại diện cho tổng thể 3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 3.1.1 Về vị trí cơng việc cán khảo sát Trong số 417 phiếu trả lời hợp lệ người khảo sát cấu vị trí cơng việc sau: 3.1.2 Về chức danh cán được khảo sát Trong số 417 phiếu hợp lệ 100% người khảo sát cán cấp quản lý Phòng, Ban, Trung tâm, Lãnh đạo chi nhánh Agribank để nắm định hướng thực tế công tác QTRRHĐ đơn vị Trong số 417 phiếu trả lời hợp lệ người khảo sát cấu vị trí cơng việc người khảo sát sau: Vị trí việc làm Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) 258 61,8 128 30,7 Pháp chế Kiểm soát tuân thủ 18 4,3 Kiểm tra nội 70 16,8 Quản lý rủi ro 40 9,6 31 7,5 417 100 Tuyến Bộ phận trực tiếp kinh doanh (Tín dụng; Kiểm ngân, Thủ quỹ; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ Marketing; Khác) Tuyến Bộ phận quản lý rủi ro tuân thủ, pháp chế Tuyến Bộ phận kiểm toán nội Tổng (1+2+3) Đánh giá chất lượng kết khảo sát Cơ cấu đối tượng khảo sát đa dạng vị trí cơng việc chức danh đảm nhiệm Do đánh giá định hướng thực tế công tác QTRRHĐ đơn vị Như kết khảo sát làm sở để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động góc độ: - Thực trạng điều kiện triển khai QTRRHĐ theo Basel II Agribank - Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động Agribank ...NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -* - Nguyễn Thị Thu Hà QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO CHUẨN... 1.1.2 Quản trị rủi ro hoạt động NHTM 23 1.2 Quản trị rủi ro hoạt động NHTM theo chuẩn Basel II 26 1.2.1 Chính sách QTRRHĐ NHTM theo chuẩn Basel II 26 1.2.2 Tổ chức quản trị rủi ro hoạt. .. 17 iii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO CHUẨN BASEL II 18 1.1 Rủi ro hoạt động QTRRHĐ NHTM 18 1.1.1 Rủi ro hoạt động NHTM

Ngày đăng: 19/09/2021, 15:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan