Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
135 KB
Nội dung
Lời nói đầu Pháttriển là xu thế tất yếu củamọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam cùng với xu hướng toàn cầu, mở cửa hội nhập, tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá, pháttriểnkinhtế xã hội. Trong những năm qua, nước ta đã có nhiều biến đổi sâu sắc, và đạt được nhiều thành tựu to lớn trongcông cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng pháttriểnkinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá, những mặt trái củaquá trình phát triển, hội nhập, mở cửa đã có một số tác động tiêu cực không nhỏ đến con người, xã hội, và đặc biệt là môitrường sống. Pháttriểnkinhtế kéo theo nó là những tác động tiêu cực tới môi trường, nhưng để giải quyết được những yêu cầu công nghệ cho môitrường nền kinhtế phải phát triển. Mối quan hệ giữa pháttriểnkinhtế và bảovệmôitrường là một trong những chủ đề đáng quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu, các cấp Nhà nước mà còn của cả mọi người dân trong toàn xã hội. Tiểu luận Triết học 1 QUAN HỆ GIỮA PHÁTTRIỂNKINHTẾ VÀ BẢOVỆMÔITRƯỜNG Ở VIỆT NAM I. Các lý luận chung : 1. Khái niệm “phát triểnkinh tế” : Pháttriểnkinhtế là quá trình lớn lên, tăng tiến vềmọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trườngkinhtế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Muốn pháttriểnkinh tế, đầu tiên là phải có sự tăng trưởngkinhtế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định). Đi liền với đó là sự thay đổi trong cơ cấu kinhtế : thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế… thay đổi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá : tỷ trọngcủa vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thàn thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở nên tươi đẹp hơn; giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môitrường được đảm bảo. Phát trển kinhtế đòi hỏi mở cửa nền kinh tế, do đó mà trình độ tư duy quan điểm sẽ thay đổi. Pháttriểnkinhtế là một quá trình tiến hoá theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình pháttriển đó. 2. Thuật ngữ “Môi trường” và “bảo vệmôi trường” : a. Môitrường : Môitrường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, pháttriểncủa con người và thiên nhiên. (theo điều 1 luật bảovệmôitrường VN) Tiểu luận Triết học 2 Môitrường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Môitrường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môitrườngcủa học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,… các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môitrường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. b. Các chức năng củamôitrường : Môitrường có những chức năng cơ bản sau : Thứ nhất, môitrường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Thứ hai, môitrường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Thứ ba, môitrường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Thứ tư, môitrường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Thứ năm, môitrường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người . Bởi vì môitrường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và pháttriển văn hoá của loài người ; lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, Tiểu luận Triết học 3 các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác ; cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. Do đó, việc bảovệmôitrường là vấn đề quan trọng, cấp thiết. c. Bảovệmôitrường : Bảovệmôitrường là những hoạt động giữ cho môitrườngtrong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nướcbảovệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảovệmôitrườngtrong cả nước, có chính sách đầu tư, bảovệmôi trường, có trách nhiệm tổ chức thựchiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật vềbảovệmôi trường. Luật BảovệMôitrườngcủa Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệmôitrường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảovệmôi trường, thi hành pháp luật vềbảovệmôi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật vềbảovệmôi trường". Tiểu luận Triết học 4 Để bảovệmôi trường, chúng ta phải : không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái ; không thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí, không phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môitrường xung quanh ; không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước ; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép ; không khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ ; không nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải ; không sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật. II. Mối quan hệ giữa môitrường và pháttriểnkinhtế : Môitrường và pháttriểnkinhtế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít. Pháttriểnkinhtế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Mà môitrường cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo củamỗinước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên : Rất nhiều quốc gia pháttriển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại, . Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môitrường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự pháttriển bền vững vềkinhtế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì: Tiểu luận Triết học 5 1. Thứ nhất, môitrường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những dạng vật chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường. Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết . Những cái đó không gì khác là các yêu tố môi trường. Như vậy chính các yếu tố môitrường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao động) là “đầu vào” củaquá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay nói cách khác: môitrường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môitrường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm hoạ cho con người (thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên. Ngược lại môitrường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môitrường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố vềmôi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môitrường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng. Tiểu luận Triết học 6 2. Thứ hai, môitrường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự pháttriểnkinhtế - xã hội Pháttriểnkinhtế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Giữa môitrường và sự pháttriển có mối quan hệ chặt chẽ: môitrường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn pháttriển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi củamôi trường. Trong hệ thống kinhtế - xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môitrường đang tồn tại trong địa bàn đó. Tác động của con người đến môitrường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môitrường tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo môitrường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môitrường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môitrường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự pháttriểnkinhtế - xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự pháttriểnkinhtế - xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinhtế - xã hội trong khu vực. Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa pháttriển và bảovệmôi trường. 3. Thứ ba, môitrường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc Như trên đã nói, bảovệmôitrường chính là để giúp cho sự pháttriểnkinhtế cũng như xã hội được bền vững. kinhtế - xã hội pháttriển giúp Tiểu luận Triết học 7 chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinhtế - xã hội phát triển. bảovệmôitrường là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự pháttriển có mang lại những lợi ích kinhtế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không có điều kiện để pháttriểnmọi mặt (cả vềkinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ, con người .), thì sự pháttriển đó phỏng có lợi ích gì ! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt côngtácbảovệmôi trường, làm cho môitrường bị huỷ hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ. Nhận thức rõ điều đó, trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính trị ban chấp hành TW Đảng CS Việt Nam đã ra Chỉ thị 36/CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cường côngtácbảovệmôitrườngtrong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Ngay những dòng đầu tiên, Chỉ thị đã nêu rõ: “bảo vệmôitrường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới". Như vậy bảovệmôitrường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp pháttriểncủa đất nước. Mục tiêu “dân giàu, nước mạch, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” không thể thựchiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa côngtácbảovệmôi trường. III. Thựctrạngvềcôngtácbảovệmôitrườngcủanướctrongquátriìnhpháttriểnkinhtếhiệnnay : Pháttriểnkinh tế, kéo theo đó là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với đô thị hoá. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, theo xu hướng toàn cầu. Năm 1990, cả nướcmới có khoảng Tiểu luận Triết học 8 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiệnnay dưới 40%, theo quy hoạch pháttriển đến năm 2010, tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Tác động của đô thị hoá, công nghiệp hoá tới môitrường là không nhỏ. 1. Chất lượng môitrường tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất : Hiệnnay Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với khoảng 100 khu chế xuất-khu công nghiệp tập trung, tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại vềmôitrường do lĩnh vực công nghiệp gây nên. Nước ta hiện có khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản. Trong các cơ sở công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 9 - 11, chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Nghiêm trọng hơn nữa nước còn có chứa cả kim loại nặng, các chất đa vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có chứa độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trongmôi trường. Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 - 5.000m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp từ 10 - 18 tiêu chuẩn cho phép, lượng nước thải này không được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải của các ngành công nghiệp hoá chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản chứa xyanua (CN) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần TCCP nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Tiểu luận Triết học 9 Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất ở Hà Nội và TPHCM khi nước thải trực tiếp xả ra sông, hồ, kênh, mương. Mỗi ngày Hà Nội thải 300.000 - 400.000m3. Hiệnnaymới chỉ có 5/31 bệnh viện ở Hà Nội có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện. 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải. 1.200 m3 rác thải sinh hoạt/ngày chưa được thu gom đang xả vào các khu đất ven hồ, kênh mương. Chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông hồ đều vượt quá quy định cho phép. Tại TPHCM, chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn có xử lý nước thải, còn khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. Tại Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương . độ nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, BOD, COD, oxy hoà tan đều vượt từ 5 - 10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, do nuôi trồng thuỷ sản ào ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên gây nhiều tác động tiêu cực tới môitrường nước. Việc sử dụng nhiều và không đúng quy cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn thừa lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môitrườngnước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm pháttriển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc. 2. Chất lượng môitrường tại khu vực đô thị : Chất lượng môitrường đô thị bị tác động bởi các hoạt động xây dựng chỉnh trang đô thị, giao thông và hoạt động của các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu vực dân cư. Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel, thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn Tiểu luận Triết học 10