Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
903,93 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: KIỂMĐỊNHLÝTHUYẾTTRẬTTỰPHÂNHẠNGVÀHAIGIẢĐỊNHNGẦMCỦALÝTHUYẾT NÀY TRONGĐIỀUKIỆNTHỊTRƯỜNGVIỆTNAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012 2 DANH MỤC TỪVIẾT TẮT CFO Giám đốc tài chính FE Yếu tố không ngẫu nhiên HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh NAICS Hệ thống phân ngành Bắc Mỹ NPV Hiện giá thuần OLS Bình phương nhỏ nhất thông thường R Phần mềm thống kê R TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VSIC Hệ thống ngành kinh tế quốc dân ViệtNam 3 MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI . 1 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7 1.1. Đặt vấn đề 7 1.2. Nghiên cứu trên thế giới về các lýthuyết cấu trúc vốn 7 1.3. Thực tế ở ViệtNamvà tính cần thiết của đề tài nghiên cứu 8 1.4. Câu hỏi nghiên cứu . 9 2. TỔNG QUAN CÁC LÝTHUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ NHỮNG GIẢĐỊNHCỦALÝTHUYẾTTRẬTTỰPHÂNHẠNG . 9 2.1. Tổng quan các lýthuyết về cấu trúc vốn . 9 2.1.1. Lýthuyết đánh đổi (Trade-off theory) . 9 1.1.2. Lýthuyếttrậttựphânhạng (Pecking oder theory) 11 1.1.3. Lýthuyết thời điểm thịtrường (Market timing theory) 13 2.2. Haigiảđịnhngầmcủalýthuyết đánh đổi vàlýthuyếttrậttựphânhạng . 14 2.2.1. Giảđịnh về hành vi cân xứng . 14 2.2.2. Giảđịnh hệ số điều chỉnh thuần nhất 14 3. DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH . 15 3.1. Dữ liệu 15 3.1.1. Dữ liệu . 15 3.1.2. Phương pháp hồi quy 16 3.2. Mô hình 16 3.2.1. Mô hình lýthuyếttrậttựphânhạng 16 4 3.2.2. Mô hình kiểmđịnh các giảđịnhngầmcủalýthuyếttrậttựphânhạng . 17 4. KẾT QUẢ VÀPHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM 18 4.1. Kết quả kiểmđịnhlýthuyếttrậttựphânhạng . 18 4.2. Kết quả kiểmđịnh các giảđịnhngầmcủalýthuyếttrậttựphânhạng . 19 4.2.1. Kết quả kiểmđịnhgiảđịnh về hành vi cân xứng . 19 4.2.2. Kết quả kiểmđịnhgiảđịnh về hệ số điều chỉnh thuần nhất . 21 5. KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 23 PHỤ LỤC I. DANH SÁCH CÁC MÃ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TRÊN CÁC SÀN CHỨNG KHOÁN HOSE VÀ HNX TRƯỚC NGÀY 1/1/2007 25 PHỤ LỤC II. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH TRONG BÀI NGHIÊN CỨU . 30 Bảng 1. Kết quả kiểmđịnhlýthuyếttrậttựphânhạng ở ViệtNam (2007-2010) . 31 Bảng 2. Kết quả kiểmđịnhgiả thiết hành vi cân xứng đối với lýthuyếttrậttựphân hạng. Trường hợp biến phụ thuộc là thay đổi trong tổng nợ (∆TD) . 32 Bảng 3. Kết quả kiểmđịnhgiả thiết hành vi cân xứng đối với lýthuyếttrậttựphân hạng. Trường hợp biến phụ thuộc là thay đổi trong tổng nợ dài hạn (∆LTD) 33 Bảng 4. Kết quả kiểmđịnhgiả thiết hành vi cân xứng đối với lýthuyếttrậttựphân hạng. Trường hợp biến phụ thuộc là thay đổi trong tổng nợ ngắn hạn (∆STD) 34 Bảng 5. Kết quả kiểmđịnhgiảđịnh hệ số điều chỉnh thuần nhất . 35 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Cấu trúc vốn là một vấn đề quan trọngtrong các quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Đây không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và tài chính trên khắp thế giới. Những tranh luận xung quanh các quan điểm lý luận và tính hiệu quả của các lýthuyết cấu trúc vốn vẫn chưa bao giờ kết thúc. Những lýthuyết truyền thống về cấu trúc vốn bao gồm ba lýthuyết cơ bản nhất là lýthuyết đánh đổi (trade-off theory), lýthuyếttrậttựphânhạng (pecking order theory) vàlýthuyết thời điểm thịtrường (market timing theory). Trong khi lýthuyết thời điểm thịtrường chưa thể lý giải các vấn đề cơ bản của chính nó một cách triệt để, lýthuyết đánh đổi vàlýthuyếttrậttựphânhạng là hailýthuyết có nền tảng lý luận vững chắc nhất. Quá trình phát triển lýthuyết về ước lượng tính hiệu quả của các lýthuyết cấu trúc vốn đã đưa đến những bằng chứng không giống nhau. Shyam- Sunder và Myers (1999) tìm thấy bằng chứng ủng hộ lýthuyếttrậttựphânhạng hơn là lýthuyết đánh đổi. Fama và French (2002) tìm thấy bằng chứng có thiên hướng chống lại cả hailý thuyết. Frank và Goyal (2003) tìm thấy bằng chứng có liên quan với lýthuyếttrậttựphân hạng, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ. Trong khi hầu hết các nghiên cứu trên sử dụng mô hình thực nghiệm phổ biến để kiểmđịnh cả hailýthuyếtthì chưa có nhiều nghiên cứu kiểmđịnh tính hiệu lực của các giảđịnhcủa mô hình. Gần đây, Cotei C. và Farhat J. (2008) đã sử dụng mô hình điều chỉnh từng phần như Shyam-Sunder và Myers (1999) để kiểmđịnhhailýthuyết đánh đổi vàlýthuyếttrậttựphânhạng đối với mẫu quan sát bao gồm các công ty ở Mỹ trong thời kỳ 1980-2001. Họ cũng đã sử dụng mô hình hàm nối trục (spline model) để kiểmđịnhhaigiảđịnhngầmtronglýthuyết bao gồm giảđịnh về hành vi cân xứng (symmetric behavior assumption) vàgiảđịnh hệ số điều chỉnh thuần nhất (homogeneous coefficient assumptions) và đã tìm thấy những vi phạm củahaigiả thiết này. Thực tế ở ViệtNam chúng tôi chưa tìm thấy những nghiên cứu thực nghiệm về tính hiệu quả các lýthuyết cấu trúc vốn, đặc biệt là lýthuyết đánh đổi vàlýthuyếttrậttựphân 2 hạng, cũng như việc kiểmđịnh tính hiệu lực của những giảđịnhtrong các lýthuyết này. Trong khi những tài liệu giáo khoa đề cập rất chi tiết về lýthuyết cấu trúc vốn trong các chương trình ở đại học và người ta vẫn vận dụng nó khá thường xuyên trong các phân tích, việc xem xét tính phù hợp của các lýthuyết này ở ViệtNam vẫn chưa thật sự rõ ràng. Để bước đầu tiếp cận vấn đề này, cụ thể đối với lýthuyếttrậttựphân hạng, chúng tôi tiến hành thực hiện bài nghiên cứu “Kiểm địnhlýthuyếttrậttựphânhạngvàhaigiảđịnhngầmcủalýthuyếttrongđiềukiệnthịtrườngViệt Nam”. 2. Nội dung và mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào kiểmđịnhlýthuyếttrậttựphânhạngvàhaigiảđịnhcủa nó bao gồm giảđịnh về hành vi cân xứng vàgiảđịnh về hệ số điều chỉnh thuần nhất. Trên cơ sở phân tích các lýthuyết nền tảng và kết quả thực nghiệm, bài nghiên cứu này giúp trả lời ba câu hỏi quan trọng sau: - Việc hoạch định cấu trúc vốn của các công ty ở ViệtNam liệu thực sự có mối liên hệ đáng kể với lýthuyếttrậttựphânhạng hay không? - Lýthuyết truyền thống dựa trên haigiảđịnh ngầm: giảđịnh về hành vi cân xứng vàgiảđịnh hệ số điều chỉnh thuần nhất. Trongtrường hợp Việt Nam, việc công ty thặng dư hay thâm hụt tài chính ảnh hưởng thế nào đến các quyết định tài trợ và có phải điều này giống nhau giữa các công ty ở các ngành? - Cuối cùng, lýthuyếttrậttựphânhạng giúp giải thích vấn đề quyết định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính ở ViệtNam như thế nào? 3. Dữ liệu và mô hình Dữ liệu Mẫu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 178 công ty phi tài chính trên thịtrường chứng khoán ViệtNamtrong thời kỳ 2007-2010. Dữ liệu nghiên cứu được chúng tôi thu thập và tổng hợp từ các bản báo cáo tài chính của các công ty. Dữ liệu trong bài nghiên cứu này được sắp xếp trong một mảng ba chiều: chiều đối tượng (công ty), chiều thời gian (năm) và chiều các biến hồi quy. Dữ liệu sắp xếp trong mảng này được gọi là dữ liệu bảng (panel data). Một điểm lưu ý là để tính các đòn bẩy nợ chúng tôi sử dụng giá trị thịtrường 3 của tài sản. Cách tiếp cận của bài nghiên cứu này là xem giả trị tài sản như là tổng số giữa nợ sổ sách và vốn cổ phần theo giá trị thị trường. Để xem xét mô hình trên phương diện ngành, chúng tôi cũng phân loại ngành cho các công ty. Trường hợp trong bài nghiên cứu này, để dữ liệu có thể thỏa mãn các điềukiệncủa phương pháp hồi quy, những ngành với ít hơn 4 công ty đều bị loại trừ nên thực tế mẫu nghiên cứu theo ngành của chúng tôi chỉ bao gồm 6 ngành chính. Tuy vậy, đây đều là những ngành chính và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên mẫu dữ liệu của chúng tôi không mất đi tính đại diện hợp lýcủa nó. Để hồi quy vàkiểmđịnh các mô hình trong bài này chúng tôi sử dụng phần mềm R – một phần mềm thống kê mã nguồn mở được phát triển liên tục bởi các nhà thống kê và kinh tế học trên thế giới. Với đặc điểm dữ liệu là dữ liệu bảng (panel data), chúng tôi sử dụng gói ứng dụng plm của R dựa trên phương pháp hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS). Mô hình Mô hình lýthuyếttrậttựphânhạng Để kiểmđịnhlýthuyếttrậttựphân hạng, chúng tôi sử dụng mô hình điều chỉnh từng phần được sử dụng trong nghiên cứu của Shyam-Sunder và Myers (1999): (1) Trong đó: là thay đổi trong tổng nợ (ngắn hạn + dài hạn) của công ty i trongnăm t so với năm t-1, giá trị này là tỷ số tương đối so với giá trị thịtrườngcủa tài sản công ty i vào năm t; là hệ số tự do của phương trình; là hệ số góc của phương trình, gọi là hệ số trậttựphân hạng; là nhiễu trong phương trình; 4 Theo Shyam-Sunder và Myers (1999), chính là phần thâm hụt/ thặng dư trong tài trợ của công ty i tại năm t: (2) Trong đó: là dòng cổ tức của công ty i vào năm t; là đầu tư ròng của công ty i vào năm t; là thay đổi trong vốn lưu động của công ty i vào năm t; là dòng tiền của công ty i vào năm t; là thay đổi trong vốn cổ phầncủa công ty i vào năm t. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tính . Để phù hợp với cách tiếp cận ban đầu theo giá trị thịtrườngcủa tài sản, ở đây chúng tôi sẽ tính theo giá trị thị trường. Giá trị ở đây, như , cũng là tỷ số tương đối so với giá trị thịtrườngcủa tài sản công ty i vào năm t. Lýthuyếttrậttựphânhạng kỳ vọng =0 và =1 đối với phương trình dạng chuẩn (1) ở trên. Chúng tôi tiến hành hồi quy phương trình (1) vàkiểmđịnh các hệ số ước lượng với các giá trị kỳ vọng này. Dữ liệu của chúng tôi vẫn là dữ liệu bảng với 178 công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán ViệtNamtrong giai đoạn 2007-2010. Mô hình kiểmđịnh các giảđịnhngầmcủalýthuyếttrậttựphânhạng Nghiên cứu của Shyam-Sunders và Myers (1999) chỉ ra rằng các công ty thâm hụt tài chính sử dụng nợ để tài trợ cho đầu tưvà cắt giảm nợ (hơn là mua lại cổ phần) khi công ty thặng dư tài chính. Do đó dấu của biến không là vấn đề. Để kiểmđịnhgiảđịnh hành vi cân xứng củalýthuyếttrậttựphân hạng, chúng tôi sử dụng các mô hình hồi quy hàm nối trục (spline regression model) như sau: (3) (4) 5 (5) Trong đó: là thay đổi trong nợ dài hạn của công ty i vào năm t so với năm t-1. là thay đổi trong nợ ngắn hạn của công ty i vào năm t so với năm t-1. Do đó, thay đổi trong tổng nợ . Các biến , và được tính theo tỷ lệ so với giá trị thịtrườngcủa tài sản công ty i tại năm t. là biến chỉ thị (indicator variable), bằng 1 nếu (thặng dư tài chính) và ngược lại bằng 0 khi (thâm hụt tài chính). Để kiểmđịnhgiảđịnh hệ số điều chỉnh thuần nhất, chúng tôi dùng kiểmđịnh tính hợp nhất (poolability). Thực thế đây là một kiểmđịnh chuẩn F dựa trên việc so sánh mô hình bao quát toàn bộ mẫu với một mô hình dựa trên phương trình ước lượng đối với mỗi đối tượng quan sát (công ty). Bằng kiểmđịnh này, chúng ta sẽ kiểm tra độ thuần nhất của các hệ số thống kê trong mô hình điều chỉnh từng phần. Kiểmđịnh này cũng được áp dụng trong từng ngành. 4. Bố cục của bài nghiên cứu Phần 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Phần 2: Tổng quan các lýthuyết về cấu trúc vốn và những giảđịnhcủalýthuyếttrậttựphânhạngPhần 3: Dữ liệu và mô hình Phần 4: Kết quả vàphân tích thực nghiệm Phần 5: Kết luận 5. Kết quả nghiên cứu Bài nghiên cứu đã kiểmđịnhlýthuyếttrậttựphânhạngvàhaigiảđịnhngầmcủa nó bao gồm giảđịnh về hành vi cân xứng vàgiảđịnh về hệ số điều chỉnh thuần nhất. Chúng tôi tìm thấy sự tồn tại củalýthuyếttrậttựphânhạngtrongđiềukiệnthịtrường tài chính Việt Nam. Khi sử dụng tổng nợ trong mô hình trậttựphânhạngđiều chỉnh từng phần, sự phù 6 hợp của mô hình là khá cao (hơn 65%). Đồng thời, lýthuyếttrậttựphânhạng cũng giải thích tốt cho việc điều chỉnh nợ ngắn hạn. Thông qua mô hình hồi quy hàm nối trục, chúng tôi kiểmđịnhhaigiảđịnhngầmcủalý thuyết. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng bác bỏ giảđịnh hành vi cân xứng dưới điềukiệnphân tích tổng nợ và nợ dài hạn. Tuy nhiên, giảđịnh này đã bị bác bỏ khi phân tích lýthuyếttrậttựphânhạng đối với nợ ngắn hạn. Mô hình lýthuyếttrậttựphânhạng dạng hàm nối trục có thể giải thích đến 55.26% việc tình hình công ty (thặng dư/thâm hụt) có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ điều chỉnh trong tỷ lệ nợ ngắn hạn. Cụ thể, các công ty có xu hướng cắt giảm nợ (khi thặng dư tài chính) với một phần lớn hơn đáng kể so với phần nợ phát hành mới (trong trường hợp thâm hụt tài chính). Kết quả kiểmđịnhgiảđịnh về hệ số điều chỉnh thuần nhất cho biết rằng tỷ lệ điều chỉnh (hệ số trậttựphân hạng) là khá ổn định giữa các ngành. Tuy nhiên, giữa các công ty trong ngành tồn tại những hệ số điều chỉnh khác nhau. 6. Đóng góp và hướng phát triển của đề tài Bài nghiên cứu đóng góp một phương pháp tiếp cận kiểmđịnhlýthuyếttrậttựphânhạngtrong bối cảnh chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các lýthuyết cấu trúc vốn ở Việt Nam. Bước đầu kết quả nghiên cứu đã tìm ra những dấu hiệu đáng kể cho sự tồn tại củalýthuyếttrậttựphânhạngtrong việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thịtrường hiệu quả và những hạn chế về mặt dữ liệu quan sát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu lực trong kết luận của bài nghiên cứu. Khi thời kỳ mẫu không đủ dài trong phạm vi số quan sát đủ lớn, chúng tôi chưa thể tiến hành kiểmđịnhlýthuyết đánh đổi dựa trên phương pháp trung bình lịch sử nhằm xác định cấu trúc vốn tối ưu. Trong tương lai gần, việc nỗ lực tìm ra một cách thức hợp lý để kiểmđịnhlýthuyết đánh đổi cũng như lýthuyết thời điểm thịtrường ở điềukiệnViệtNam là cần thiết nhằm hoàn thiện các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến các lýthuyết cấu trúc vốn ở thịtrường tài chính Việt Nam. . 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: KIỂM ĐỊNH LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ HAI GIẢ ĐỊNH NGẦM CỦA LÝ THUYẾT NÀY TRONG ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH:. với lý thuyết trật tự phân hạng, chúng tôi tiến hành thực hiện bài nghiên cứu Kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và hai giả định ngầm của lý thuyết trong