Nhận thức được tính cấp thiết của lĩnh vực mới mẻ này, nhóm 13 đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về “Ngôn ngữ hình thể”, nhằm làm rõ những vấn đề thiết yếu nhất giúp các bạn dễ dàng nắm bắt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: Kỹ năng giao tiếp
Tên đề tài tiểu luận: Giao tiếp phi ngôn ngữ
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói tới giao tiếp, chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến ngôn từ, lời nói, v v nhưng
sự thật không hẳn là như vậy
Lời nói có thể không phải là tất cả
Bằng chứng là Tiến sĩ Albert Maerabian của Đại học California ở Los Angeles, một nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ hình thể những năm 50 của thế kỉ XX
đã đưa ra một nghiên cứu với số liệu đáng lưu tâm :
Trang 2Lời nói bao gồm 3 yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và giọng điệu Trong đó ngôn ngữ chỉ chiếm 7% tác động đến người nghe, 38% là do giọng điệu và quan trọng nhất 55% lại dành cho phi ngôn ngữ ( ngôn ngữ hình thể) Những công trình
nghiên cứu ngày nay đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ hình thể
Đặc biệt trong xã hội hiện đại và nhất là trong môi trường kinh doanh quốc tế, Ngôn ngữ hình thể là rất cần thiết cho mỗi chúng ta Chúng ta cần phải tự nhận thức, điều khiển ngôn ngữ này, cũng như nắm bắt đối phương thông qua những cử chỉ và hành động để đạt kết quả cao trong giao tiếp
Vậy Ngôn ngữ hình thể đóng vai trò chủ chốt trong giao tiếp, nhưng có ai trong chúng ta đã hiểu hết và đã sử dụng được ngôn ngữ hình thể hay chưa?!
Nhận thức được tính cấp thiết của lĩnh vực mới mẻ này, nhóm 13 đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về “Ngôn ngữ hình thể”, nhằm làm rõ những vấn đề thiết yếu nhất
giúp các bạn dễ dàng nắm bắt, tiếp thu và sau đó là học tập và vận dụng Ngôn ngữ hình thể vào cuộc sống thường ngày, giúp các bạn tạo thêm những mối quan hệ
cũng như đạt được mục đích cao nhất trong giao tiếp
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trang 31) Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chỉ số cử nhân thất nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng cao Thông tin từ thị trường lao động Việt Nam quý I/2015 cho biết, số lao động tốt nghiệp đại học, trên đại học thất nghiệp là 177.700 người, cử nhân cao đẳng thất nghiệp là 100.600 người Đây là một con số đáng báo động Tại sao nhữngthành phần có trình độ trí thức cao nhưng lại không đạt được những yêu cầu của nhà tuyển dụng? Họ đã thiết sót những gì? Và làm sao để khắc phục?
Lý do rất dễ hiểu, đó là do sinh viên Việt Nam ko đạt yêu cầu kỹ năng mềm,
và kỹ năng giao tiếp là 1 trong số yêu cầu đầu tiên ở nhà tuyển dụng.Trong giao tiếp, Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của lời nói nhưng giao tiếp phi ngôn ngữ (được thể hiện qua những cử chỉ, nét mặt, ) là một bộ phận hết sức quan trọng Quan trọng là vì không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng lời nói
để diễn đạt suy nghĩ của mình mà chính những hành vi, cử chỉ phi ngôn ngữ sẽ diễn đạt hết toàn toàn bộ suy nghĩ của một con người Chính vì lẽ đó, Giao tiếp phingôn ngữ đã và đang trở thành một kỹ năng cần thiết của mỗi con người ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới
Để trở thành một con người hiện đại, sở hữu một kỹ năng giao tiếp đạt trình
độ cao; việc học tập và nghiên cứu Giao tiếp phi ngôn ngữ là hết sức cần thiết
2) Mục đích và yêu cầu của đề tài
*Mục đích của đề tài là phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về Giao
tiếp phi ngôn ngữ và nêu ra giải pháp để vận dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ vào thực tiễn
*Yêu cầu đối với đề tài:
-Luận giải lí luận chung về Giao tiếp phi ngôn ngữ
-Phân tích làm rõ từng biểu hiện về Giao tiếp phi ngôn ngữ
-Phân tích những yếu tố gây ảnh hưởng đến Giao tiếp phi ngôn ngữ
Trang 4-Đề xuất quan điểm & giải pháp,vận dụng kỹ năng Giao tiếp phi ngôn ngữ vào thực tiễn.
3)Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu chính là kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong đó làm
rõ các nét đặc sắc trong biểu hiện của giao tiếp qua từng ví dụ cụ thể để ta hiểu rõ hơn về giao tiếp phi ngôn ngữ - một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết của con người hiện đại Từ đó làm cơ sở luận giải cho việc vận dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ vào thực tiễn
*Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận này sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng xít và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp
Mác-4) Kết quả nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về Ngôn ngữ hình thể, sinh viên có thêm những
kiến thức bổ ích về biểu hiện của chúng cũng như trau dồi, rèn luyện thêm kỹ nănggiao tiếp của mình Từ đó, sinh viên có thể trở nên tinh tế trong giao tiếp cũng như đọc vị được đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả, mục đích cao nhất trong giaotiếp
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Trang 5CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAO
TIẾP PHI NGÔN NGỮ
1) Khái niệm:
Trang 6G
Trang 7iao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói; thông qua trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định trong giao tiếp.
2) Phân loại:
Có 2 cách để phân loại Giao tiếp phi ngôn ngữ:
❖ Thứ nhất, phân loại theo giác quan:
● Giao tiếp thông qua thị giác:
⇨ Các chủ thể tiếp nhận thông tin thông qua nét măt, ánh mắt, nụ cười, điệu
bộ, cử chỉ,diện mạo, trang phục đi kèm
● Giao tiếp phi ngôn qua thính giác:
⇨ Thông tin tiếp nhận qua giọng nói, tốc độ nói,âm thanh đệm theo,…
● Giao tiếp phi ngôn qua khứu giác:
⇨ Thông qua các mùi hương trong môi trường giao tiếp, mùi của cơ thể có thể
Vị giác
Trang 8⇨ Thông qua bắt tay, động chạm, ôm hôn,….
● Giao tiếp phi ngôn ngữ qua vị giác:
⇨ Thông qua các món ăn, thức uống,…v v Giúp người giao tiếp chuyển tải thái độ tình cảm
❖ Thứ hai, phân loại theo mục đích:
▪ Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định là những biểu hiện mang tính bản năng, xuất hiện theo phản xạ tự nhiên không có sự kiểm soát của ý thức.VD: Mỗi người đều có một cách giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau thông qua nét mặt, điệu bộ, cử chỉ,v.v Cho dù họ có là anh chị em sinh đôi, cùng sở hữu một ngoại hình giống nhau thì cử chỉ, điệu bộ vẫn khác nhau vì phần này nó bộc phát một cách tự nhiên và không chịu ảnh hưởng từ ý thức
▪ Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định là những biểu hiện có ý thức, có mục đích với sự cố gắng của ý chí
VD: Người Phương Tây thường chào nhau bằng một cái bắt tay.Nhưng một hôm, nhà kinh doanh người Mỹ đi kí hợp đồng với một công ty Nhật thì nhà kinh doanh
đó đã chào đối tác người Nhật bằng một cái cúi chào
3) Đặc điểm:
Theo mục đích
Không
chủ
định
Có chủ định
Trang 9*Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn luôn tồn tại trong giao tiếp một cách có ý thức lẫn
▪ Giao tiếp phi ngôn ngữ mang tính đa nghĩa Cùng một thông điệp đưa ra, chủ thể này có thể hiểu khác chủ thể kia và có thể khác cả với chủ thể phát
ra tín hiệu.Nghĩa là giao tiếp phi ngôn ngữ thường chuyển tải thông điệp mộtcách không rõ ràng Điều này xảy ra khi hai người tham gia giao tiếp không hiểu được cử chỉ của nhau
▪ Giao tiếp phi ngôn ngữ chịu sự chi phối chặt chẽ bởi đặc trưng của nền vănhóa Mỗi quốc gia mang một nền văn hóa, một bản sắc dân tộc khác nhau vìvậy, có nhiều cử chỉ, tín hiệu hoàn toàn giống nhau nhưng mang ý nghĩakhác nhau ở từng quốc gia cụ thể
▪ Giao tiếp phi ngôn ngữ có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ Luôn có ranhgiới trong việc sử dụng phi ngôn ngữ trong giao tiếp đối với những chủ thểkhác nhau về giới tính
4) Vai trò:
▪ Phi ngôn ngữ hỗ trợ, đôi khi thay thế cả lời nói
▪ Phi ngôn ngữ tạo nên sự sống động, cuốn hút trong giao tiếp “Nói không điệu bộ, cử chỉ, như ăn không muối”
▪ Phi ngôn ngữ còn có khả năng gửi những thông điệp “tế nhị” Nó giúpcon người ta nói những điều khó nói
▪ Phi ngôn ngữ nếu được sử dụng phù hợp đúng cách thì sẽ tạo cho chủ thể một sự duyên dáng, đáng yêu, gây được thiện cảm trong giao tiếp
▪ Phi ngôn ngữ nếu được phát ra, tiếp nhận chính xác , đầy đủ thì nhữngthông điệp đó thật đáng tin cậy
Trang 10⇨ Giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng, nó giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp.
5) Chức năng:
➢ Biểu đạt trạng thái cảm xúc nhất thời
➢ Biểu hiện các đặc trưng cá nhân
CHƯƠNG II:CÁC KÊNH GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ 1) Giọng nói:
Kỹ năng giao tiếp hết sức quan trọng trong công việc và đời sống Thế nhưng đôi khi, giọng nói, thứ vũ khí sắc bén nhất, lại có vẻ như không được chú trọng.Giọng nói không phải được tạo ra từ một bộ phận đơn lẻ mà là sự kết hợp của phổi, mũi, bụng và hàm
Giọng nói chiếm một phần rất quan trọng xác định kết quả giao tiếp
Một giọng nói tốt phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Giọng nói
Trang 11● Thứ nhất, giọng nói phải có cường độ: Tiếng nói càng khỏe, càng to và rõ ràng càng tác động mạnh đến người nghe.
● Thứ hai, giọng nói phải có âm vực rộng: có nghĩa là phát ra những âm thật trầm, thật bổng theo từng ngữ cảnh cụ thể
● Thứ ba, giọng nói phải mang nhiều âm sắc
Ngoài ra, giọng nói còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Cao độ là một yếu tố điển hình, đó là giai điệu của giọng nói, đóng vai trò lớn trong việc tạo ấn tượngvới người nghe Cách nói nhanh hay chậm của mỗi người còn thể hiện mức độ
tự tin và cả phong cách sống của người đó Ngày càng có nhiều người xem việc thay đổi giọng nói là một yếu tố quan trọng để đạt đến thành công trong công việc Điều đó cũng giống như việc thay đổi cách ăn mặc.Tuy nhiên, chỉ có sự thay đổi chân thật, theo đúng cảm xúc, mới thực sự nâng cao giá trị biểu cảm
Trang 12của giọng nói Nếu bạn cố gắng bắt chước giọng của người khác sẽ không manglại kết quả như ý Giọng nói của bạn sẽ trở nên giả tạo, mất đi sự biểu cảm tự nhiên, khiến người nghe khó nắm bắt được cảm xúc bạn muốn truyền tải và làmgiảm đi sự tin cậy của họ.
sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công trong giao tiếp Mặt khác,nếu gương mặt của bạn không biểu hiện tình cảm nào, người nghe có thể nghingờ sự thành thật của bạn
Ngoài tính biểu cảm, nét mặt còn cho chúng ta biết ít nhiều về tính cách conngười VD: Những người có nét mặt căng thẳng thường là người dứt khoát, bộctrực; còn những người có nét mặt mềm mại ở vùng miệng thì là người hòa nhã
và dễ thích nghi trong giao tiếp
Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhóm Ekoman, họ cho rằng nét mặtbiểu lộ 6 cảm xúc tiêu biểu : Vui mừng, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm,buồn Chính sự biểu cảm qua nét mặt, con người ta mới có thể thấu hiểu đượctâm trạng của đối tượng giao tiếp và từ đó ứng xử linh hoạt theo tâm trạng của
họ nhằm đạt được kết quả cao trong giao tiếp
Nét mặt mang giá trị giao tiếp đa dạng và phong phú, và khả năng "đọc vị" nétmặt của người khác là khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta Khả năng ấy khôngbao giờ mất đi mà chỉ bị phớt lờ Chính vì điều đó, khả năng đọc được nét mặtphụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm sống
Trang 133) Nụ cười:
Trong giao tiếp, cách nói chuyện rất quan trọng; cử chỉ, ánh mắt cũng đóng một vaitrò đáng kể.Tuy nhiên, cái tạo ấn tượng lại chính là nụ cười Nụ cười luôn tác độngmạnh mẽ đến tất cả chúng ta.Dù cho lý do và động cơ đằng sau là gì đi chăng nữathì não bộ con người luôn tỏ ra thích khuôn mặt hạnh phúc với nụ cười tươi tắn vànhận diện nó nhanh hơn bất kì vẻ mặt tiêu cực nào.Nụ cười còn được xem là mộtthứ trang sức rất hữu hiệu trong giao tiếp Con người dùng nụ cười của mình đểbiểu lộ tình cảm, thái độ của mình Mỗi điệu cười thể hiện một thái độ, và bộc lộ cátính của một con người Vì vậy, chúng ta cần phải tinh nhạy quan sát nụ cười củađối tượng giao tiếp để biết được lòng dạ của họ
Không chỉ như vậy, mỉm cười còn là một biểu hiện văn minh, là cách thể hiện sứcmạnh truyền đạt thông tin Những người luôn giữ nụ cười trên môi, chứng tỏ họluôn năng động, linh hoạt trong giao tiếp và có các mối quan hệ xã hội rộngrãi.Điều đó cũng rất dễ hiểu, vì chẳng ai trong chúng ta muốn có mối quan hệ, giaotiếp với một người luôn có bộ mặt lạnh lùng, cau có Một nụ cười trên môi sẽ xóatan mọi khoảng cách, khiến con người sát lại gần nhau hơn
4) Ánh mắt:
Dân gian có câu: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”
Vì sao đôi mắt lại được ví như thể cả một tâm hồn con người?!
Đôi mắt con người chúng ta nhìn với toàn bộ sức sống cả trí tuệ thông minh lẫn sựyêu ghét… Mỗi hoạt động thân thể và tâm hồn đều được dồn vào đôi mắt Chúng
hé lộ cho ta nhiều điều là là thứ ngôn ngữ chính xác truyền tải những diễn biến trong nội tâm con người
Ánh mắt chính là thứ công cụ phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con người ra bên ngoài Bây giờ, bạn hãy nhìn xung quanh mình và đoán thử xem tâm trạng những người xung quanh như thế nào?!
Ví dụ như tôi hiện tại đang ngồi trong một tiệm cà phê và gần tôi nhất là một nhómhọc sinh đang ngồi nghỉ trưa Ánh mắt của họ sáng bừng cùng nụ cười luôn nở trênmôi khi cùng nhau bàn về những bộ phim truyền hình và những câu chuyện vui
Trang 14hằng ngày nhưng ánh mắt họ chợt thay đổi khi nhận ra rằng đã hết giờ nghỉ trưa vàmình phải trở lại trường học trong cái nắng gay gắt 12 giờ trưa Vâng tôi không biết họ, nhưng vẫn có thể nhìn được tâm trạng của họ qua ánh mắt.
Trong giao tiếp, ánh mắt còn đóng vai trò “ đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu hiện sự chú ý, tôn trọng, đồng tình hay phản đối
Ánh mắt còn phụ thuộc vào địa vị xã hội của mỗi bên Những người có địa vị xã hội cao hơn, hay tự tin hơn thì họ thường nhìn trực diện vào mắt của người kia ngay cả khi nói, lẫn khi nghe Còn những người thiếu sự tư tin, cảm thấy bản thân mình thấp bé thì thường lảng tránh ánh mắt người đối diện
Không những thế, ánh mắt còn phản ánh cá tính của mỗi con người: Người có ánh nhìn lạnh lùng thường là những người thực tế; Người thường hay nhìn thẳng, trực diện là những người có tấm lòng nhân hậu; Người có lòng dạ nham hiểm thì lại có ánh nhìn soi mói
Ngoài ra, hình thái mắt còn thể hiện tính cách con người: Mắt to thì nóng tính; mắt sâu lại là người có thế giới nội tâm phong phú, dễ suy tư; Mắt luôn mở lớn là những người dễ lo sợ
Ánh mắt đi kèm với lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm và thuyết phục hơn, cuộcgiao tiếp sẽ trở nên thân thiện và gần gũi Thậm chí trong nhiều trường hợp ánhmắt còn có thể thay thế cho lời nói, bởi thế nên nhân gian có câu “ liếc mắt đưatình” Chỉ cần cái chau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểuđược tâm trạng người đang giao tiếp Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cỗ vũ,đồng tình, khích lệ cũng khiến người đối thoại có thêm niềm tin trong cuộc sống vàcông việc
- Ánh mắt thể hiện chức năng giao tiếp sau:
+ Tín hiệu về sự đồng ý hay không đồng ý ( Đúng hay sai)
+ Tín hiệu về tình cảm ( yêu, thích hoặc ghét )
+ Tín hiệu về mức độ nhận thức ( hiểu hay không hiểu)
+ Tín hiệu về nhu cầu và lòng ham muốn
+ Tín hiệu điều chỉnh hành vi, thái độ hai bên
Trang 15ta thường thấy ở phái nam.
Có thể nói, trong rất nhiều tình huống, cử chỉ trợ giúp đắc lực cho lời nói Nói kèm theo cử chỉ phù hợp sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp Ngược lại, hiểu được ngôn ngữ cử chỉ còn giúp ta nhìn thấy thái độ không lời của đối phương trướckhi họ nói ra lời Điều này giúp ta có khả năng thay đổi tình thế kịp thời Tuy nhiênviệc hiểu ý nghĩa của cử chỉ không phải là dễ
Những nghiên cứu thực tế cho thấy rằng: Bàn tay đưa lên ngực khi nói là một cử chỉ biểu hiện sự chân thật, chân thành Ngón tay cái đưa lên cằm là cử chỉ biểu lộ thái độ chỉ trích và tiêu cực Cử chỉ xoa cằm chỉ sự kiên định, quả quyết Khi ai đó xoa mũi có nghĩa họ không muốn đề cập đến chủ đề này nữa Cử chỉ đặt cặp kính lên môi có nghĩa là người đó đang do dự hay trì hoãn việc đưa ra quyết định Khi một người nhìn lướt nhanh qua cặp kính của anh ta, có nghĩa là anh ta đang có ý chỉ trích, phê bình và cần phải xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn
Những cử chỉ như: Nói qua những ngón tay, xoa mắt, xoa tai, nhăn mũi, không nhìn trực diện vào mắt người đối diện đều thể hiện sự lừa dối.Và đặc biệt cử chỉ của đôi tay được sử dụng đến nhiều nhất khi giao tiếp Thật khó tìm ra người nào khi nói chuyện với đôi tay hoàn toàn bất động Với sự hỗ trợ của hai bàn tay, hai cánh tay trong từng ngữ cảnh khác nhau, lời nói được minh họa rất rõ nét Tay chống nạnh biểu thị người đó đang có ưu thế về quyền lực Khi nói, lòng bàn tay
mở biểu lộ sự cởi mở và thẳng thắn, không dấu diếm điều gì Bàn tay nắm lại biểu hiện sự không thân thiện Cử chỉ gõ nhẹ các ngón tay xuống bàn khi nói chuyện là thể hiện sự cân nhắc trong suy nghĩ trước khi ra quyết định Đối với một số người,
cử chỉ bắt tay chỉ là một thủ tục nghi lễ Nhưng đối với hầu hết nhiều người thì cử chỉ bắt tay không chỉ là một dấu hiệu của tình bạn mà cách bắt tay của bạn là một
sự khẳng định sâu xa về tính cách con người bạn, nó chứng minh hùng hồn về bạn
là ai với tư cách một con người, thể hiện sức mạnh của bạn và cả độ đáng tin cậy của bạn nữa Khi bạn bắt tay với một người, bạn đang làm nhiều hơn là nói: “xin chào” đấy Đó là khi bạn khẳng định rằng: “Đây chính là con người tôi” Một cái bắt tay lỏng lẻo có thể chỉ ra sự bất an, yếu đuối, không thực sự quan tâm đến
Trang 16chính người mà bạn đang bắt tay Một cái bắt tay lướt nhanh có thể truyền đạt sự kiêu ngạo, nhưng ngược lại một cái bắt tay mạnh mẽ có thể truyền đạt sự tự tin, ổn định và đáng tin cậy, mở ra một cuộc đối thoại mới và thậm chí là những tình bạn mới
Trong cuộc sống hằng ngày.mỗi cử chỉ, điệu bộ đều thể hiện một vài nét tâm lí cá nhân, đó là sự thể hiện ra bên ngoài tình cảm bên trong Ngôn ngữ cử chỉ là là sự pha trộn của các cử chỉ, điệu bộ, động tác, tư thế, dáng điệu và ngữ điệu giọng nói Ngôn ngữ cử chỉ là một bộ phận quan trọng của giao tiếp bao gồm ngôn ngữ của đầu, mặt, mày, tay, chân, và cũng có thể nói hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều
có thể truyền đạt thông tin
6) Khoảng cách giao tiếp:
Có thể nói, không gian tương tác là một thành phần quan trọng trong giao tiếp: vì khoảng cách giữa chúng ta và người đối thoại cũng mang một ý nghĩa nhất định Theo nhiều nhà giao tiếp học, sự tiếp xúc của con người diễn ra trong bốn vùng khoảng cách sau đây:
♣ Khoảng cách công cộng ( Public zone, khoảng trên 3,5m)
Đây là khoảng cách thích hợp để diễn thuyết trước công chúng, tiếp xúc với các đám đông
♣ Khoảng cách xã hội (Social zone, từ khoảng 1,2m đến 3,5m)
Khoảng cách này phù hợp cho hầu hết các mối quan hệ trong công việc hằng ngày.Đây là vùng khoảng cáchmà chúng ta thường duy trì khi tiếp xúc với những người
xa lạ
♣ Khoảng cách cá nhân (Personal zone, từ khoảng 0,45m tới 1,2m)
Vùng khoảng cách này thường duy trì khi chúng ta tham dự các bữa tiệc, giao tiếp
ở cơ quan, hay gặp mặt bạn bè
♣ Khoảng cách thân mật (Intimate zone, từ 0m – 0,45m)
Trang 17Đây là “ vùng trời riêng” của mỗi con người Chỉ có những ai thật sự thân thiết, gần gũi, chiếm được tình cảm của chúng ta thì mới có thể bước chân vào vùng khoảng cách này Vùng này thường chỉ dành cho gia đình và người yêu.
Những vùng không gian trên tuy chỉ là vô hình với chúng ta nhưng không cónghĩa là chúng không tồn tại, mà ngược lại nó đóng một vai trò rất quan trọng trong giao tiếp Lựa chọn vùng không gian giao tiếp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp Ngoài ra, dựa vào khoảng cách giao tiếp ta cũng có thể hiểu một phần tính cách của người đối thoại Vì vậy, khoảng cách giao tiếp là điều không thể thiếu đối với văn hóa giao tiếp của mỗi con người
Tuy nhiên, để sử dụng khoảng cách giao tiếp như một công cụ đắc lực khôngphải là chuyện đơn giản Nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt của chúng ta trong giao tiếp và phản ánh nghệ thuật giao tiếp của mỗi con người
❖ Những lưu ý về khoảng cách giao tiếp
Thứ nhất, các vùng khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố văn hóa Ở những quốc gia khác nhau, con người sẽ có những khoảng cách giao tiếp khác nhau Vì vậy, chúng ta cần chú ý đến xuất thân của đối tượng giao tiếp để có thể duy trì vùng khoảng cách phù hợp với họ
Thứ hai, cần chú ý đến tính chất của mối quan hệ để chọn khoảng cách giao tiếp cho phù hợp
Thứ ba, dựa vào mục đích giao tiếp mà thay đổi khoảng cách cho phù hợp sẽ giúp
ta đạt được mục đích cao trong giao tiếp
Thứ tư, trong quá trình giao tiếp, ta nên linh hoạt thay đổi khoảng cách giao tiếp cho phù hợp với tình huống giao tiếp