(Bài thảo luận marketing) Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của Daniel Wellington. Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Daniel Wellington (Bài thảo luận marketing) Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của Daniel Wellington. Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Daniel Wellington (Bài thảo luận marketing) Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của Daniel Wellington. Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Daniel Wellington (Bài thảo luận marketing) Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của Daniel Wellington. Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Daniel Wellington (Bài thảo luận marketing) Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của Daniel Wellington. Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Daniel Wellington (Bài thảo luận marketing) Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của Daniel Wellington. Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Daniel Wellington (Bài thảo luận marketing) Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của Daniel Wellington. Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Daniel Wellington
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THẢO LUẬN MÔN: MARKETING CĂN BẢN
Đề bài: Chọn một công ty/tổ chức đang hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam theo hình thức bán hàng trực tuyến (online, qua mạng) Phân tích môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của
tổ chức? Phân tích hoạt động xúc tiến thương mại (truyền thông
marketing) mà tổ chức đang thực hiện.
Giảng viên hướng dẫn: Ngạc Thị Phương Mai Lớp HP : 2061BMKT0111
Nhóm thực hiện: 10
HÀ NỘI - 2020
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương 1: Khái quát chung 4
1 Vài nét về công ty Daniel Wellington 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.2 Phân loại sản phẩm 5
1.3 Daniel Wellington tại Việt Nam 5
2 Lý luận chung về môi trường marketing vi mô và hoạt động xúc tiến thương mại 5
2.1 Khái niệm môi trường marketing vi mô 5
2.2 Hoạt động xúc tiến thương mại (truyền thông marketing) 5
Chương 2: Nội dung nghiên cứu 7
1 Tác động của môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động marketing của Daniel Wellington 7
1.1 Người cung ứng 7
1.2 Đối thủ cạnh tranh 8
1.3 Doanh nghiệp 8
1.4 Các trung gian marketing 9
1.5 Khách hàng 10
2 Hoạt động xúc tiến thương mại ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Daniel Wellington 11
2.1 Mục tiêu của doanh nghiệp 11
2.2 Hoạt động xúc tiến thương mại 12
Chương 3: Kết quả 18
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ
GIÁ
82 Phạm Thị Thu Phương 19D140107 Kết quả + Slide A
83 Nguyễn Thị Phượng
(Thư kí)
84 Nguyễn Thế Quân 19D140248 Khách hàng + Mục tiêu
của doanh nghiệp
B-85 Lê Thu Quỳnh 19D140249 Vài nét về công ty
Daniel Wellington
B
86 Ngô Thúy Quỳnh 19D140318 Quảng cáo + xúc tiến
điểm bán
B+
87 Nguyễn Hải Quỳnh 19D130115 Lý luận chung về môi
trường marketing vi mô
và hoạt động xúc tiến thương mại + Người cung ứng+ Thuyết trình
A
88 Nguyễn Thị Quỳnh 19D140110 Đối thủ cạnh tranh +
Doanh nghiệp + Các trung gian marketing
B+
89 Tô Thị Như Quỳnh
(Nhóm Trưởng)
19D140250 Marketing trực tiếp A
90 Vũ Diễm Quỳnh 19D140320 Tuyên truyền + Bán
hàng cá nhân
B+
Trang 4Lời mở đầu
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng trực tuyến, đưa phương thức này trở thành một xu hướng mới gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam hiện đang là một trong những thị trường có tiềm năng lớn
về tiêu dùng bán lẻ của khu vực châu Á khi tốc độ đô thị hóa nhanh, người dân có thu nhập ngày càng tăng và ưa chuộng các dịch vụ hiện đại tiện ích Điều đó khiến cho Việt Nam trở thành một miếng bánh “ béo bở ” được nhiều doanh nghiệp nhắm đến, trong đó có Daniel Wellington – hãng đồng hồ đến từ Thụy Điển Thế nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh ngiệp là vô cùng lớn, việc tạo ra sức hút riêng cho mình là điều thiết yếu Để làm được điều đó việc lập nên những chiến lược marketing hiệu quả là việc quan trọng hàng đầu Vậy Daniel Wellington đã dùng cách nào làm nổi bật chính mình giữa vô vàn các hãng đồng hồ khác? Cùng nhóm mười tìm hiểu xem môi trường marketing vi mô đã gây ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động marketing của Daniel Wellington, và hoạt động xúc tiến thương mại đầy mới lạ, thú vị, hiệu quả của Daniel Wellington để hiểu rõ hơn
Trang 5Chương 1: Khái quát chung
1 Vài nét về công ty Daniel Wellington
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Daniel Wellington thương hiệu đồng hồ tới từ Thụy Điển Chỉ là thương hiệu đồng hồ khá non trẻ nhưng đã phát truyển cực kỳ nhanh chóng trên toàn thế giới trong
đó có Việt Nam
Câu chuyện lớn của Daniel Welling xảy ra hoàn toàn tình cờ Năm 2006, Filip tới Australia du lịch và gặp gỡ người đàn ông mang tên Daniel Wellington Trong buổi gặp gỡ định mệnh đó, Filip Tysander ấn tượng với phong cách thời trang bụi bặm mà không kém phần cá tính của anh chàng Daniel với chiếc đồng hồ thương hiệu Rolex cũ phối dây vải Nato đen bạc phếch, Filip dường như bị ám ảnh với phong cách thời trang
“ lạ mắt này ” Sau khi về quê nhà anh đã thành lập một công ty chuyên may dây vải Nato cho đồng hồ và đặt tên nó là Daniel Wellington – Lấy cảm hứng từ người bạn đường xa lạ anh mới gặp vài lần
Năm 2009, Filip cùng anh trai mở một gian hàng trực tuyến trên website eBay.com chuyên bán cà vạt, đồng hồ Rolex nhái và dây vải Nato rẻ tiền Sau nhiều ngày nhìn ngắm những chiếc đồng hồ nhái và dây vải Nato không có gì nổi bật, Filip quyết định tự thiết kế mẫu mã, anh vẽ ra những chiếc đồng hồ mỏng manh, dễ nhìn, nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng, và từ đó, đồng hồ Daniel Wellington ra đời tạo nên làn sóng mới trên thế giới Đây là nơi tạo nên những chiếc đồng hồ Daniel Wellington đầu tiên trên thế giới
Năm 2011, Tysander đã dùng 15.000 USD để thực hiện ý tưởng về chiếc đồng hồ của riêng ông Chỉ sau 3 năm, đã có hơn 1 triệu chiếc đồng hồ Daniel Welling được bán ra với doanh thu 70 triệu đô
Đến năm 2015, doanh số tăng lên 220 triệu đô, Daniel Wellington bước lên ngang hàng với Rolex và Tag Heuer, 2 hãng đồng hồ không có sản phẩm giá dưới
1000 USD “Tại thời buổi những ý tưởng táo bạo sinh ra hàng ngày, bạn nên chọn bán những thứ cực đắt hoặc những thứ cực rẻ, đừng quá viển vông làm gì“ – Filip Tysander chia sẻ
Daniel Welling là đồng hồ nằm ở phân khúc tầm trung Cạnh tranh với vô số nhãn hiệu đồng hồ 100$ khác như Mondaine hoặc Tsovet, Daniel Welling đã chiến
Trang 6thắng ngoạn mục nhờ thiết kế sành điệu, chất lượng cao, đội ngũ quảng cáo thiên tài và phong cách bán hàng thoải mái
1.2 Phân loại sản phẩm
Daniel Wellington có phân khúc tầm trung, nhắm tới đối tượng khách hàng tiềm năng là thế hệ trẻ ưa tối giản, basic hiện đại nhưng không kém phần thời trang
Đến cuối 2018, Daniel Wellington có 4 dòng đồng hồ, gồm: Dapper, Classic, Classic Petite, Classic Black và 2 dòng vòng tay là: Classic Cuff và Classic Bracelet Những dòng đã ngưng sản xuất gồm 2 dòng: Grace và Classy Đồng hồ Daniel Wellington chính hãng có 3 loại dây đeo tính đến cuối năm 2018 gồm: dây kim loại (dây lưới), dây da, dây nano (dây vải)
1.3 Daniel Wellington tại Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam đồng hồ của Daniel Wellington có giá dao động từ 3.000.000 đồng đến 6.600.000 đồng Giá còn tùy thuộc vào chất liệu dây cho đến kích
cỡ mặt đồng hồ khác nhau Với giá thành ở mức độ trung bình phù hợp với kinh tế của người dân Việt Nam nên mục đích tìm kiếm đến mặt hàng này nhiều hơn
Hãng Daniel Wellington có nhà phân phối và đại lý tại Việt Nam Nhà phân phối
là công ty Chronosoft Đông Dương, trực tiếp đứng ra giao dịch với hãng Các đại lý khác như Hải Triều, Wownet, Mastertime,… đều lấy hàng từ Chronosoft, tức là đại lý của Chronosoft
2 Lý luận chung về môi trường marketing vi mô và hoạt động xúc tiến thương mại
2.1 Khái niệm môi trường marketing vi mô
Môi trường marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó
Những lực lượng này gồm có: các lực lượng bên trong công ty (ngoài bộ phận marketing), các lực lượng bên ngoài công ty (các nhà cung ứng, các nhà môi giới marketing, các đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và khách hàng)
2.2 Hoạt động xúc tiến thương mại (truyền thông marketing)
2.2.1 Khái niệm
Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại
Trang 72.2.2 Vai trò
Xúc tiến thương mại là một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty là một bộ phận không thể thiếu được trong quản lý do đó nó có một
số vai trò cơ bản sau:
- Xúc tiến thương mại đóng vai trò trung gian giữa các công ty qua việc sử dụng một loạt các công cụ của mình
- Xúc tiến thương mại thúc đẩy tạo điều kiện cho các công ty trong quá trình tham gia tồn tại và phát triển trên thị trường một cách có hiệu quả nhất, hay nói một cách khác xúc tiến thương mại có vai trò hỗ trợ cho các công ty hoạt động một cách bình đẳng và lành mạnh trong nền kinh tế
- Xúc tiến thương mại là một công cụ quan trọng trong Marketing chính nhờ việc giao tiếp có hiệu quả giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các công ty với khách hàng mà sự vận động của nhu cầu và hàng hoá xích lại gần nhau hơn mặc dù nhu cầu của khách hàng làm phong phú và biến đổi không ngừng
- Xúc tiến thương mại tác động và làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng Với bất kỳ khách hàng nào cũng thường có nhiều nhu cầu cùng một lúc các nhà thực hàng Marketing của công ty có thể thực hiện các biện pháp xúc tiến để gợi mở nhu cầu, kích thích người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho nhu cầu này hay là nhu cầu khác
- Xúc tiến thương mại làm cho việc bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý Qua việc xúc tiến thương mại các nhà kinh doanh có thể tạo ra được những lợi thế về giá bán
Do vậy xúc tiến thương mại không phải chỉ là những chính sách biện pháp hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá và phân phối mà còn làm tăng cường kết quả thực hiện các chính sách đó, điều đó có nghĩa là xúc tiến thương mại còn tạo ra tính ưu thế trong cạnh tranh
Trang 8Chương 2: Nội dung nghiên cứu
1 Tác động của môi trường marketing vi mô ảnh hưởng hoạt động
marketing của Daniel Wellington
1.1 Người cung ứng
Tuy là thương hiệu Thụy Điển, nhưng đồng hồ Daniel Wellington được sản xuất tại xưởng ở Thâm Quyến, Trung Quốc và chỉ có duy nhất một xưởng trên thế giới Đồng hồ chạy máy thạch anh do Miyota, một công ty con của thương hiệu đồng
hồ Citizen Nhật Bản sản xuất Dây đeo NATO được sản xuất tại Trung Quốc Mặc dù chúng được lắp ráp tại Trung Quốc nhưng lại được lên bàn cân đong đo đếm với những mẫu đồng hồ nổi tiếng khác
Thâm Quyến, được coi là trung tâm công nghệ cao của Trung Quốc, là nơi đặt trụ
sở, nhà máy, xưởng sản xuất của nhiều tập đoàn nổi tiếng trên thế giới Thành phố Thâm Quyến có số lượng lớn lao động nhập cư từ tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh ở Trung Quốc Vì vậy, không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của dịch bệnh, có khoảng thời gian Thâm Quyến đã ghi nhận bùng dịch và tiến hành phong tỏa Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các nhà máy, xưởng sản xuất, cụ thể là của Daniel Welling Trước tình hình dịch Covid, xưởng sản xuất của Daniel Welling ở Thâm Quyến, Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều mặt như nhân công, nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất,… Do đó sẽ ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm, nhịp độ cung cấp,… từ đó ảnh hưởng đến các quyết định marketing đối với sản phẩm của Daniel Welling Nguồn lao động ở Thâm Quyến đến từ tâm dịch là rất lớn, vì vậy việc phong tỏa, cách ly đã khiến khan hiếm, thiếu hụt nhân công trong nhà xưởng Sự thiếu hụt này dẫn đến tốc độ sản xuất bị giảm sút Ngoài ra, một số nguyên liệu của Daniel Welling nhập khẩu từ nước ngoài, cụ thể là máy thạch anh Miyota Do tình hình dịch bệnh nên việc xuất nhập khẩu các nguyên liệu bị ảnh hưởng, nhiều chuyến bay thương mại, phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa khác bị trì trệ Do đó, chi phí sản xuất tăng cao, tình hình sản xuất thiếu ổn định hơn bình thường, giá thành phẩm cao, chi phí vận chuyển tăng,… những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định marketing của Daniel Welling
Vì vậy có thể nói rằng những biến động trên thị trường về các yếu tố đầu vào như nguyên liệu đầu vào, máy móc sản xuất,quản lý, nhân công tại xưởng,… ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định marketing của Daniel Welling
Trang 91.2 Đối thủ cạnh tranh
Trong thị trường đồng hồ hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu đang diễn ra, cả trong âm thầm lặng lẽ, lẫn những cuộc công kích, thôn tính lẫn nhau giữa các hãng sản xuất đồng hồ Mục đích chính là các thương hiệu đều muốn vị trí độc tôn hay ít nhất là được xem như là một trong các hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thị trường ngày nay
Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu đồng hồ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ,
có thể thấy điều đó qua những biến động đầy sóng gió trong thế giới đồng hồ, tất cả vì một muc tiêu, ngôi bá chủ hay một trong các hiệu đồng hồ nổi tiếng
Cụ thể như Daniel Wellington muốn trở thành hiện tượng thời trang của giới trẻ cần có những chiến lược marketing cho riêng mình, tạo được ấn tượng riêng, thương hiệu riêng, không để các hãng đồng hồ lâu đời đánh bại
Khi mới quyết tâm lập nghiệp – Filip Tysander đã gặp nhiều bài toán khó Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thời trang nói chung và thị trường đồng hồ nói riêng Anh phải tìm cách, đưa ra những kế hoạch để “ sóng sót” trước những gã khổng lồ -thương hiệu đồng hồ lâu đời Ngay chính trong nước Thủy Điển, sự ra đời của Daniel Welling phải đấu tranh với các hãng lớn, có sức ảnh hưởng như Rolex, Omega,… Daniel Wellington lấn sân vào thị trường đồng hồ chưa đầy 1 thập kỷ, trong khi
đó hàng loạt tên tuổi lớn tới từ Thụy Sỹ hay Nhật Bản đều gây gấn tượng với lịch sử phát triển hàng thế kỉ Tuy nhiên thương hiệu đồng hồ trẻ này lại gây xôn xao trong giới mộ điệu đồng hồ vì độ hot của mình
Với 1,2 triệu chiếc đồng hồ được bán ra mỗi năm, thị trường đồng hồ thực sự là cuộc chiến “đẫm máu” giữa hàng trăm, nghìn thương hiệu và những “xưởng sao chép” đầy tinh ranh
Cạnh tranh với vô số nhãn hiệu đồng hồ 100 đô khác như Mondaine hoặc Tsovet, Daniel Wellington đã chiến thắng ngoạn mục nhờ thiết kế sành điệu, chất lượng cao, đội ngũ quảng cáo thiên tài và phong cách bán hàng thoải mái
1.3 Doanh nghiệp
Daniel Wellington là một hãng đồng hồ non trẻ của chàng trai sinh năm 1985 – Filip Tysander, quyết tâm lập nghiệp trong ngành đồng hồ vào năm 2011 với 15.000 USD Anh đã nhận ra nhiều khó khăn vây quanh mình, một hãng đồng trẻ khó có thể
Trang 10“sống sót” với những hãng đồng đồ lớn đã có dấu ấn lớn từ Thụy Sỹ hay Nhật Bản đều gây gấn tượng với lịch sử phát triển hàng thế kỉ
Với lượng vốn ít ỏi, chưa kể số vốn cần thiết cho đơn hàng đầu tiên, và lấy đâu ra tiền để “chen chân” quảng cáo khi các đối thủ liên tục chi hơn 1,01 tỷ USD để tiếp cận người dùng mỗi năm Tưởng chừng như bị khuất phục, nhưng chỉ sau 4 năm thành lập Daniel Wellington đã làm cả thế giới sửng sốt khi công bố mức doanh thu 220 triệu USD Không những thế, hãng đồng hồ non trẻ này còn được mệnh danh là “doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Châu Âu” với tỉ lệ tăng trưởng 4700% từ năm 2013 đến năm 2015
Đặc biệt vào năm 2014, tức chỉ trong 3 năm sau xuất hiện, Daniel Wellington đã bán thành công chiếc đồng hồ thứ 1 triệu, cộc mốc mà Rolex phải tốn 111 năm để chạm tới
Vào năm 2016, Daniel Wellington công bố mức lợi nhuận “khủng” 148 triệu USD Và điều đặc biệt nhà sáng lập Filip Tysander không phụ thuộc vào bất kỳ cổ đông hay quỹ đầu tư nào
Triết lý kinh doanh của hãng là quảng cáo hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, ví dụ như blogger Blake Scott, do đó các trang mạng xã hội của Daniel Welling luôn có số lượt theo dõi hơn hẳn các hãng đồng hồ khác
1.4 Các trung gian marketing
Influencer là một nhân vật quan trọng trong truyền thông trên mạng xã hội hiện đại Họ có một lượng người theo dõi lớn, có thể giúp nhãn hàng kết nối với các đối tượng khách hàng khác nhau Trong thời đại của social media, nhiều thương hiệu dã
bỏ qua các biện pháp marketing truyền thống, thay vào dó làm việc với những người
có sức ảnh hưởng Nhắc tới các ví dụ thành công của Influencer Marketing, chúng ta không thể bỏ qua một cái tên quen thuộc: Daniel Wellington
- Bỏ qua marketing truyền thống, tập trung vào mạng xã hội
Daniel Wellington nhận định mạng xã hội là một phần quan trọng trong cốt lõi kinh doanh Họ sử dụng Influencer Marketing một cách bài bản, có chiến lược để tiếp cận với khách hàng
Daniel Wellington chọn hướng chiến lược marketing trên Instagram, một khoảng trống tiềm năng chưa có sự khai thác Phải nhắc lại rằng Daniel Wellington bắt đầu với số vốn khiêm tốn, vì vậy ngân sách tài chính dành cho marketing truyền thông