Quản lý hoạt động truyền thông về di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa 2.3. Các công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Với những lợi thế về âm thanh, hình ảnh, truyền hình là kênh thông tin nhanh và mạnh hàng đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Truyền hình đã giúp người dân nhận dạng, nuôi dưỡng và trao truyền di sản văn hóa một cách tự nguyện, qua đó nâng cao tính bền vững của các di sản. Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến công tác quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa trên sóng truyền hình, có thể kể đến như: Luận văn Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (Nguyễn Thu Liên, 1997) trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về vấn đề giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số trên hệ thống báo chí Tây Bắc, chỉ ra được thực trạng, đề xuất các phương hướng cụ thể nhằm tăng cường vai trò tác động của báo chí trong việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Đề tài Vai trò của báo chí đối với việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc“của Nguyễn Thị Quỳnh Ly (2008) đã nghiên cứu vai trò của Đài TTTH cơ sở với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, cụ thể là những mặt làm được và những mặt còn tồn tại của Đài TTTH cơ sở trong lĩnh vực tuyên truyền nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyên truyền và giúp người dân hiểu về giá trị của những nét văn hoá riêng của dân tộc mình. Đồng thời đưa ra những giải pháp, phương hướng mang tính bổ khuyết, gợi mở để nâng cao hơn nữa vai trò, tác dụng, hiệu quả của Đài TTTH địa phương đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Luận văn Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống trên Truyền hình Hải Phòng của Trần Thị Bích Liên, 2016 đã tập trung khảo sát thực trạng tuyên truyền về “Di sản văn hóa truyền thống địa phương“tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng trong khoảng thời gian 2 năm (2015 2016), từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu và nhược điểm của Đài PTTH Hải Phòng trong việc thực hiện chức năng của mình để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của Hải Phòng. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị và giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền của Đài PTTH Hải Phòng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của địa phương trong các giai đoạn tiếp theo. Đề tài: “Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên báo và đài truyền hình Thừa Thiên Huế“của Trần Thị Phương Nhung (2015) đã đánh giá một cách khách quan những ưu điểm và hạn chế của Báo và đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Tuy đã có một số công trình khoa học nghiên cứu sâu về vấn đề truyền thông di sản văn hóa nói chung, truyền thông di sản văn hóa trên truyền hình nói riêng, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, khoa học đến việc quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa của tỉnh Thanh Hóa trên hệ thống phát thanh truyền hình địa phương, vì vậy nghiên cứu của tác giả trong luận văn này sẽ góp thêm một cách nhìn mới trong việc tuyên truyền các di sản văn hóa qua tiếng nói của đài phát thanh truyền hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, quảng bá cho di sản tài sản quý giá của Thanh Hóa và Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động truyền thông di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đài Phát thanh truyền hình Thanh Hóa Phạm vi thời gian: từ năm 2014 đến tháng 5 năm 2019 vì khoảng thời gian 5 năm có thể nghiên cứu và đánh giá được vấn đề quản lý hoạt động truyền thông về di sản văn hóa của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Đồng thời, năm 2015 là năm Thanh Hóa đăng cai tổ chức năm Du lịch quốc gia. Từ thời điểm này Đài phát Thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện nhiều chương trình truyền thông về di sản văn hóa phục vụ hoạt động du lịch. Đặc biệt, kể từ cuối năm 2018 đến tháng 5 năm 2019, cùng với các cơ quan thông tấn báo chí trong Tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã thực hiện đợt tuyên truyền cao điểm sự kiện 990 năm Thanh Hóa, trong đó tuyên truyền đậm nét về các chương trình di sản. Do đó có thể đánh giá hoạt động truyền thông về di sản văn hóa qua các dấu mốc quan trọng, từ đó có thể làm rõ mục tiêu của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này giúp tác giả luận văn nắm vững cơ sở lý luận, thực tiễn, tổng hợp các tư liệu để phân tích thực trạng quản lý hoạt động truyền thông về di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn: Phương pháp này thực hiện các quan sát, ghi chép, phát phiếu thăm dò ý kiến của du khách, tiếp xúc phỏng vấn sâu các chủ thể quản lý, công việc quản lý cụ thể về hoạt động truyền thông về di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Thông qua đó, tác giả khai thác các thông tin cần thiết để có được những góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề mình đang nghiên cứu. Phương pháp thống kê, phân tích: Phương pháp này luận văn sử dụng để xử lý số liệu, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông qua các phương tiện loại hình thông tin. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành: văn hóa học, du lịch học, quản lý xã hội học, nhân học văn hóa. Bởi lẽ, với đề tài quản lý hoạt động truyền thông về di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi phải có sự tiếp cận từ nhiều phía bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Từ đó, luận văn mới có thể triển khai các vấn đề một cách hiệu quả. 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt khoa học Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh Thanh Hóa, bước đầu đề cập đến các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa trên sóng phát thanh truyền hình. 6.2. Về mặt thực tiễn Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý, luận văn đề xuất các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền của Đài PTTH Thanh Hóa trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của địa phương trong các giai đoạn tiếp theo. Nếu làm tốt được việc đó, tiềm năng văn hóa của Thanh Hóa không những được khai thác để phát triển kinh tế, du lịch mà còn làm cho công chúng hiểu và yêu quý thêm những vốn quý của địa phương. Luận văn cũng góp phần định hướng hoạt động truyền thông về di sản trong thời gian tới phù hợp với xu thế chung trong tiến trình hội nhập. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa, tổng quan về Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động truyền thông về di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động truyền thông về di sản văn hóa tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA, TỔNG QUAN VỀ ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Truyền thông Theo từ điển Bách khoa mở Wikipedia: “Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khá” Trong cuốn “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản“của PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên đã đưa ra khái niệm”“Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm..chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội“12, tr.12,13. Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra. Quá trình truyền thông chỉ kết thúc khi đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông. Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thau đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính ngườitổ chức gửi đi thông tin. Truyền thông là hình thức hiệu quả trong việc lưu giữ, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Truyền thông góp phần nhận diện giá trị, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một di sản cũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần và vật chất của xã hội; là nguồn di sản tư liệu, tạo ra các sản phẩm lưu giữ thông tin về di sản văn hóa dưới nhiều dạng thức độc đáo. 1.1.2. Hoạt động truyền thông Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng, phản ánh trung thực mọi hoạt động của đời sống xã hội đến công chúng và là cầu nối để công chúng tiếp nhận, phản hồi thông tin. Càng ngày, mức độ công khai của hoạt động truyền thông đến công chúng ngày càng được mở rộng. Ngoài những ấn phẩm như sách, báo, tờ gấp... các phương tiện truyền thông đại chúng khác như phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in cùng với các hội nghị, hội thảo đã và đang góp phần thúc đẩy hoạt động truyền thông mạnh mẽ. Hoạt động truyền thông có thể tác động vào ý thức xã hội để xác lập và củng cố hệ thống tư tưởng chính trị thống nhất, qua đó, liên kết các thành viên rời rạc thành một khối đoàn kết. Trong định hướng dư luận xã hội, việc lựa chọn góc độ thông tin và hàm lượng thông tin phân tích và bình luận trong mỗi sản phẩm truyền thông có ý nghĩa quan trọng. Với mỗi sự kiện, vấn đề, khi được hoạt động truyền thông đề cập cấp đến sẽ tạo ra sự ảnh hưởng tới dư luận xã hội về sự kiện, vấn đề đó. Do đó, hoạt động truyền thông tại Việt Nam cần nắm chắc nội dung của dự thảo văn bản pháp luật, lường trước được những tác động của văn bản pháp luật khi đi vào đời sống, từ đó, lựa chọn góc độ tiếp cận để định hướng dư luận xã hội. 1.1.3. Quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội, xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, được các nhà tư tưởng, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng chưa có khái niệm thống nhất. Có người cho rằng quản lý là hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm (Hà Công Tuấn, 2002). Cũng có quan điểm khác coi là quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước (Nguyễn Cửu Việt, 2005) hay “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tô chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra“(Nguyễn Quốc Chi, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2014) 28, 18 Những quan niệm về quản lý của các tác giả trên tuy có khác nhau nhưng có thể khái quát lại như sau: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung”. Trong lĩnh vực di sản văn hóa và truyền thông di sản văn hóa, công tác quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quản lý di sản văn hóa là quá trình tác động của nhà nước, các cơ quan quản lý đối với di sản văn hóa, phương tiện truyền thông. Quản lý truyền thông là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan; là quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển truyền thông ban hành, chỉ đạo, kiểm soát việc thực hiện pháp luật về truyền thông, nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này. 1.1.4. Quản lý hoạt động truyền thông Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng như bất kỳ dạng quản lý công vụ của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tính tổ chức cao, được điều chỉnh bằng pháp luật, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù quản lý ngành. Nội dung quản lý hoạt động truyền thông được thể hiện qua nguyên tắc lãnh đạo của Đảng về truyền thông. Đảng lãnh đạo định hướng thông tin truyền thông và vạch ra chiến lược phát triển. Đảng lãnh đạo về công tác tổ chức cán bộ. Đây là mặt quan trọng trong các mặt mà Đảng lãnh đạo truyền thông đại chúng. Vì xuất phát từ tầm quan trọng của truyền thông đại chúng, nên việc lãnh đạo về công tác tổ chức cán bộ của Đảng để nhằm mục đích lựa chọn, đào tạo, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ để họ phát huy hết trình độ, phẩm chất, năng lực của mình. Đảng lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra. Thông qua công tác kiểm tra, Đảng kịp thời phát hiện và sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm; khuyến khích và phát huy những mặt tích cực của hệ thống truyền thông đại chúng. Quản lý hoạt động truyền thông là các biện pháp do chủ thể quản lý đưa ra nhằm tối ưu hóa các loại hình hoạt động của đơn vị, đảm bảo giới thiệu một cách đầy đủ, nhanh nhất, rộng khắp nhất những giá trị hiện hữu của đơn vị để nhiều có thể biết đến, tạo sự hiểu biết và thân thiện. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng như bất kỳ dạng quản lý công vụ của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tính tổ chức cao, được điều chỉnh bằng pháp luật, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù quản lý ngành. Công tác QLNN về truyền thông mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu, nhằm đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ đời sống cá nhân, xã hội ngày càng cao, đảm bảo trật tự quản lý và quyền công dân trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. 1.1.5. Di sản văn hóa Di sản với tư cách là một thuật ngữ khoa học, đã có quá trình hình thành lâu dài, xuất hiện và được biết đến nhiều nhất trong cách mạng tư sản Pháp 1789. Chính việc tịch thu tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản đã dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh hiện tượng thất thoát và phá hoại, nhà nước Pháp lúc đó đã tiến hành kiểm kê, mô tả, sắp xếp, phân loại để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn loại tài sản này. Di sản lúc đó được hiểu như ý niệm về một tài sản chung của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai. Đó là ý niệm đã tạo thành ý thức về di sản quốc gia. Di sản theo nghĩa Hán Việt: di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại; sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại. Như vậy, di sản văn hóa được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. UNESCO, trong họp phiên thứ 32 tại Paris từ 299 đến 17102003, đã ra Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Công ước ghi nhận: các quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện khác đã tạo nhiều
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu riêng tơi; số liệu nêu luận văn trung thực; kết luận khoa học luận văn chưa công bố cơng trình khác TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đào Thị Thanh Liên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG .7 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 2.3 Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa Đài Phát Truyền hình 12 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 14 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 14 4.2 Phạm vi nghiên cứu 14 Phương pháp nghiên cứu 15 Những đóng góp luận văn 15 6.2 Về mặt thực tiễn .15 Bố cục luận văn 16 Chương .17 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG VỀ DI SẢN VĂN HĨA, TỔNG QUAN VỀ 17 ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA 17 1.1 Một số khái niệm .17 1.1.1 Truyền thông 17 1.1.3 Quản lý 18 1.1.4 Quản lý hoạt động truyền thông 19 1.1.5 Di sản văn hóa .20 1.1.6 Quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa .21 1.2 Vai trò, đặc điểm đài phát truyền hình truyền thơng di sản văn hóa 23 1.2.1 Vai trò Đài Phát Truyền hình truyền thơng di sản văn hóa 23 1.2.2 Thế mạnh hạn chế Đài Phát Truyền hình truyền thơng di sản văn hóa 27 1.3 Các văn Đảng, Nhà nước quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa 30 1.3.1 Văn định hướng Đảng .30 1.3.2 Văn quản lý nhà nước 31 1.4 Tổng quan Đài Phát Truyền hình Thanh Hóa 33 1.4.1 Lịch sử hình thành phát triển 33 1.4.2 Chức 35 1.4.3.Nhiệm vụ .35 1.4.4 Tổ chức máy .36 1.4.5 Cơ cấu nội dung chương trình Đài Phát Truyền hình Thanh Hố 37 1.4.6 Công tác quản lý hoạt động truyền thông di sản Đài Phát Truyền hình Thanh Hóa 38 1.5 Kinh nghiệm quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa số Đài Phát Truyền hình địa phương 40 1.5.1 Đài Phát Truyền hình Quảng Ninh 40 1.5.2 Đài Phát Truyền hình Bắc Ninh .41 1.5.3 Đài Phát Truyền hình Đà Nẵng 43 Chương .45 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG 45 VỀ DI SẢN VĂN HĨA TẠI ĐÀI PHÁT THANH 45 VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HĨA .45 2.1 Bộ máy quản lý 45 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân cấp quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa Đài PT&TT Thanh Hóa 45 2.2 Nguồn nhân lực .50 2.2.1 Ban Giám đốc .50 2.2.2 Các phịng chun mơn 50 * Phòng Chuyên đề - Chuyên mục 51 *Phịng Phát sóng - Truyền dẫn .53 2.3.2 Đánh giá, định hướng nội dung tuyên truyền di sản văn hóa phịng chun mơn 55 Bảng 2.1: Một số chương trình/Chuyên mục truyền thơng di sản văn hóa tiêu biểu Đài PT&TH Thanh Hóa từ năm 2014 đến năm 2019 59 2.7.1.2 Hệ thống truyền dẫn phát sóng 68 2.7.1.3 Cơ sở vật chất phục vụ điều hành, sản xuất phát sóng chương trình .68 2.7.2 Tài .69 2.8 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa Đài Phát Truyền hình Thanh Hóa 70 2.8.1 Kết đạt 70 2.8.2 Hạn chế, tồn nguyên nhân 75 2.8.2.1 Hạn chế, tồn 75 Thứ hai, chất lượng chương trình truyền thơng di sản văn hóa cịn hạn chế 76 Thứ sáu, nguồn nhân lực thực truyền thông di sản văn hóa cịn hạn chế 79 Thứ bảy, hạn chế từ công chúng tiếp nhận chương trình truyền thơng di sản văn hóa 79 Ngồi ra, kể đến số hạn chế khác như: 80 - Nguyên nhân khách quan 81 - Nguyên nhân chủ quan 85 * Tiểu kết .86 Chương .87 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DI SẢN VĂN HĨA TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA 87 3.1 Định hướng phát triển truyền thông di sản Đài Phát Truyền hình Thanh Hóa 87 3.1.1 Quan điểm chung 87 3.1.2 Mục tiêu tổng quát 88 3.1.3 Mục tiêu cụ thể 89 3.2 Quan điểm phát triển truyền thông di sản Đài Phát Truyền hình Thanh Hóa .89 3.2.1 Quan điểm linh hoạt chủ động 90 3.2.2 Quan điểm phát triển đội ngũ cán 91 3.2.3 Quan điểm không ngừng tương tác với công chúng 91 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quản lý hoạt động truyền thông di sản Đài Phát Truyền hình Thanh Hố 92 3.3.1 Nhóm giải pháp tổ chức hoạt động 94 3.3.1.1 Xây dựng chiến lược dài truyền thông di sản 94 3.3.2.2 Giải pháp đổi hình thức truyền thơng 97 3.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 99 3.3.4 Nhóm giải pháp đầu tư sở vật chất tài 104 3.3.5 Nhóm Giải pháp nâng cao hiệu máy quản lý 107 KẾT LUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC 119 Phụ lục 120 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG VỀ DI SẢN 120 VĂN HÓA TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HĨA 120 Phụ lục 134 PHIẾU PHỎNG VẤN 134 (Dành cho cán quản lý truyền thơng di sản văn hóa) 134 Phụ lục 134 PHIẾU PHỎNG VẤN 135 (Dành cho cán truyền thông di sản văn hóa) 135 Phụ lục 137 PHIẾU PHỎNG VẤN 137 (Dành cho đối tượng công chúng) 137 Phụ lục 139 DANH SÁCH NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 139 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANQP : An ninh quốc phòng BTV : Biên tập viên CB,VC, LĐ : Cán bộ, viên chức, lao động HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế, xã hội NDLQG : Năm du lịch quốc gia PS : Phóng PT&TH : Phát Truyền hình PV : Phóng viên TCSX : Tổ chức sản xuất TSCT : Phịng Thời sự- trị TT&TT : Thơng tin Truyền thông UBND : Ủy ban nhân dân VH,TT&DL : Văn hóa, Thể thao Du lịch DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân cấp quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa Đài PT&TT Thanh Hóa 45 Bảng 2.1: Một số chương trình/Chun mục truyền thơng di sản văn hóa tiêu biểu Đài PT&TH Thanh Hóa từ năm 2014 đến năm 2019 59 MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC 119 Phụ lục 120 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG VỀ DI SẢN 120 VĂN HÓA TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HĨA 120 Phụ lục 134 PHIẾU PHỎNG VẤN 134 (Dành cho cán quản lý truyền thơng di sản văn hóa) 134 Phụ lục 134 PHIẾU PHỎNG VẤN 135 (Dành cho cán truyền thông di sản văn hóa) 135 Phụ lục 137 PHIẾU PHỎNG VẤN 137 (Dành cho đối tượng công chúng) 137 Phụ lục 139 DANH SÁCH NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 139 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trong thời đại tồn cầu hóa nay, quốc gia, dân tộc có hội điều kiện để phát triển, đứng trước không thách thức, đặc biệt việc bảo tồn, giữ gìn sắc phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp văn hóa dân tộc trình giao lưu hội nhập quốc tế Nghị Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (năm 1998) xác định 10 nhiệm vụ xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà sắc dân tộc Trong nhiệm vụ thứ tư bảo tồn phát huy di sản văn hóa Nghị rõ nội dung nhiệm vụ sau: “Di sản văn hóa tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, cốt lõi sắc dân tộc, sở để sáng tạo giá trị giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống (bác học dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm văn hóa vật thể phi vật thể Nghiên cứu giáo dục sâu rộng đạo lý dân tộc tốt đẹp cha ơng để lại”[1] Luật Di sản văn hố Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ (năm 2001) thơng qua khẳng định “Di sản văn hố Việt Nam tài sản quý giá cộng đồng dân tộc Việt Nam phận Di sản văn hố nhân loại, có vai trị to lớn nghiệp dựng nước giữ nước nhân dân ta“[38] Việc bảo tồn phát huy di sản văn hoá dân tộc nhiệm vụ then chốt thể Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 Thanh Hóa tỉnh có hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo Theo kết kiểm kê sơ Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thanh Hóa, Theo thống kê Trung tâm Bảo tồn Di sản Thanh Hóa, đến tháng 12/2017, tồn tỉnh Thanh Hóa có 4.000 di tích, có di sản văn hóa giới, di tích cấp quốc gia đặc biệt, 145 di tích cấp quốc gia, 647 di tích cấp tỉnh Các di tích tiêu biểu như: Di sản văn hóa giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Lam Kinh, đền Bà Triệu, đền Đồng Cổ…; di tích khảo cổ Hang Con Moong, Đa Bút, Đơng Sơn; di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo như: đền Lê Hoàn, chùa Hoa Long – đền thờ Trần Khát Chân, Đình Bảng Môn, đền thờ Lý Thường Kiệt, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh… Bên cạnh đó, Thanh Hóa cịn có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, mang đậm dấu ấn vùng miền Các lễ hội, diễn xướng tiêu biểu như: hị sơng Mã, dân ca Đơng Anh, trò Xuân Phả, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Mai An Tiêm… người Việt, hát Khặp, Khua luống, hát ru… người Thái, xường, biểu diễn cồng chiêng, múa pồn pông người Mường, hát gầu, múa khèn, múa ô người Mông… Để đẩy mạnh công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương, ngày 17 tháng năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2060/2013/QĐ – UBND quy định việc quản lý, bảo vệ phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh địa bàn tỉnh Trong năm qua, với vai trò kênh thông tin quan trọng, Đài Phát Truyền hình Thanh Hóa bám sát đời sống văn hóa đất nước, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đề tài văn hóa dân tộc; tích cực, chủ động tuyên truyền, giải thích quan điểm, chủ trương Đảng, sách, pháp luật Nhà nước công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, đồng thời tôn vinh quan, tổ chức cá nhân có đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn, giữ gìn phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc Thơng qua tuyên truyền, quảng bá truyền hình mà quan, tổ chức người nước biết đến giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh, giúp cho trình giao lưu, trao đổi hoạt động văn hóa Thanh Hóa với nước, tổ chức quốc tế tăng cường nhiều hơn; đồng thời quan, tổ chức, nhà quản lý, chuyên gia văn hóa có thêm hội, điều kiện kinh nghiệm để tăng cường hợp tác việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc Bằng sức mạnh mình, truyền thơng tác động vào nhận thức công chúng, xã hội, tạo ý thức cao vị trí vai trị di sản văn hóa phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế xã hội văn hóa tỉnh nói chung Với chuyên mục quảng bá di sản sóng phát truyền 125 Tin vắn: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Thanh Hóa [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2018] Chương trình nghệ thuật tổng hợp: Lễ hội du lịch Hải Tiến 2018 [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2018] 126 Lãnh đạo Tỉnh vào thăm khu truyền dẫn phát sóng, nơi truyền tín hiệu chương trình truyền hình trực tiếp Đài PT&TH Thanh Hóa thực (Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2018) Tin văn hóa (phát tin thời ngày 25/02/2018): Huyện n Định đón cơng nhận Lễ hội Trị Chiềng di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2018] 127 Phóng sự: Sức sống văn hóa truyền thống qua nghi lễ hầu đồng [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, PS ngày 10/3/2018] Tin sâu: “Thực trạng di tích lịch sử sau trùng tu tôn tạo” [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2017] 128 Tin ngắn: Huyện Yên Định đón cơng nhận lễ hội trị chiềng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2018] Tin vấn đề, phản ánh thực trạng chậm di dời hộ dân nằm vùng bảo tồn di tích Lăng miếu Triệu Tường [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2017] 129 Chân dung nghệ nhân, phát sóng 20/02/2018: Cao Sơn Hải, người góp phần gìn giữ văn hóa Mường [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2018] Phim tài liệu (19’’39’’): “Tín ngưỡng thờ mẫu nhìn từ góc độ văn hóa” [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, ngày 10/03/2018] 130 Lễ trao giải cho phóng viên đạt thành tích xuất sắc cơng tác có tác phẩm báo chí chất lượng cao [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2017, 2018] 131 Truyền hình trực tiếp Khai mạc lễ kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2019] Họp Giao ban Lãnh đạo Đài với Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Đăng Quyền Đài PT-TH Thanh Hóa [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2019] 132 Phóng viên Đài PT & TH Thanh Hóa tác nghiệp chương trình tuyên truyền di sản [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2019] 133 Chuyên mục: Hương vị quê nhà [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, năm 2019] Ký Thanh Hóa tên đất hồn người: “Những vùng đất sinh vua chúa”-Tập 34Phát sóng ngày 08/01/2019 [Nguồn: Đài PT&TH Thanh Hóa, 2019] 134 Phụ lục PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho cán quản lý truyền thông di sản văn hóa) Thưa Q ơng (bà)! Tơi Đào Thị Thanh Liên học viên lớp cao học Quản lý văn hóa K2, trường Đại học Văn Hóa, Thể thao & Du Lịch Tơi nghiên cứu tìm hiểu đề tài “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN VĂN HĨA TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THANH HĨA” Vì tơi xây dựng Phiếu vấn sử dụng để hỏi ý kiến quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa Thơng tin Q Ơng (Bà) cung cấp nhằm mục đích nghiên cứu Trân trọng cảm ơn Ơng (Bà) dành thời gian để trả lời vấn Thông tin chung Họ tên: Độ tuổi: Giới tính: Trình độ học vấn: Trình độ chun mơn: Ông (bà) đánh vai trị truyền thơng việc bảo tồn di sản văn hóa? Ông (bà) đánh giá nhận thức người dân việc bảo tồn di tích văn hố địa bàn Thanh Hóa nào? Ông (bà) cho biết công tác quản lý truyền thông di sản văn hóa địa bàn tỉnh gặp phải khó khăn gì? Phụ lục 135 PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho cán truyền thông di sản văn hóa) Thưa Q ơng (bà)! Tơi Đào Thị Thanh Liên- học viên lớp cao học Quản lý văn hóa K2, trường Đại học Văn Hóa, Thể thao & Du Lịch Tôi nghiên cứu tìm hiểu đề tài “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG DI SẢN VĂN HĨA TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THANH HĨA” Vì tơi xây dựng Phiếu vấn sử dụng để hỏi ý kiến công tác quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa đài phát truyền hình Thanh Hóa Thơng tin Q Ơng (Bà) cung cấp nhằm mục đích nghiên cứu Trân trọng cảm ơn Ông (Bà) dành thời gian để trả lời vấn 1.Thông tin chung Họ tên: Độ tuổi: Giới tính: Trình độ học vấn: Trình độ chun mơn: Nghề nghiệp: Chỗ nay: Ơng (bà) cho biết đơi nét chương trình truyền thơng di sản văn hóa đài phát truyền hình Thanh Hóa nay? Trong q trình làm cơng tác tun truyền di sản văn hóa phóng viên thường gặp phải khó khăn gì? Bên cạnh khó khăn có thuận lợi gì? Việc quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa đài phát truyền hình Thanh Hóa tốt chưa? Cịn hạn chế cần khắc phục? 136 Theo ông (bà), nguyên nhân hạn chế công tác quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa đài truyền truyền hình Thanh Hóa gì? STT NỘI DUNG Đồng Ý MỨC ĐỘ Không Phân đồng ý Vân Không biết Cơng tác đạo Sở Văn hóa thơng tin, Sở văn hóa thể thao du lịch chưa phát huy hiệu Sự quan tâm cấp quyền đến quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa đài truyền truyền hình Thanh Hóa cịn chưa thường xun mức Cơng tác kiểm tra giám sát lắng nghe ý kiến phản hồi người dân công tác quản hoạt động truyền thơng di sản văn hóa đài truyền truyền hình Thanh Hóa chưa kịp thời thường xuyên Năng lực phương pháp giải công việc đội ngũ cán quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa đài truyền truyền hình Thanh Hóa cịn chưa cao Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán làm cơng tác truyền thơng di sản văn hóa đài truyền truyền hình Thanh Hóa chưa quan tâm thường xuyên Đề xuất kiến nghị ông bà quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa đài truyền truyền hình Thanh Hóa? 137 Phụ lục PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho đối tượng công chúng) Thưa Quý ông (bà)! Tôi Đào Thị Thanh Liên học viên lớp cao học Quản lý văn hóa K2, trường Đại học Văn Hóa, Thể thao & Du Lịch Tơi nghiên cứu tìm hiểu đề tài “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DI SẢN VĂN HĨA TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THANH HĨA” Vì tơi xây dựng Phiếu vấn sử dụng để hỏi ý kiến chương trình truyền thơng di sản văn hóa đài phát truyền hình Thanh Hóa Thơng tin Q Ơng (Bà) cung cấp nhằm mục đích nghiên cứu Trân trọng cảm ơn Ơng (Bà) dành thời gian để trả lời vấn I Thông tin chung Họ tên: Độ tuổi: Giới tính: Trình độ học vấn: Trình độ chuyên môn: Nghề nghiệp: Chỗ nay: II Nội dung khảo sát: Câu Anh/chị có xem chương trình Đài PT – TH Thanh Hóa khơng? Thường xun Thỉnh thoảng Chưa Câu Anh/chị có quan tâm đến chương trình di sản văn hóa Đài PT – TH Thanh Hóa khơng? Rất quan tâm Thường xuyên quan tâm Ít quan tâm Chưa quan tâm Câu Anh/chị đánh nội dung chuyên mục di sản văn hóa Đài PT – TH Thanh Hóa? 138 Rất hay Tạm Còn sơ sài, trùng lặp Khác (ghi rõ) _ Câu Theo anh/chị nội dung thông tin chuyên mục di sản văn hóa Đài PT – TH Thanh Hóa đủ đáp ứng nhu cầu công chúng hay chưa? Đáp ứng tốt Tạm Đáp ứng chưa tốt Khác (ghi rõ) _ Câu Anh/chị đánh nội dung chuyên mục di sản văn hóa Đài PT – TH Thanh Hóa? Rất hay Tạm Còn sơ sài, trùng lặp Khác (ghi rõ) Câu Anh/chị đánh hình thức tác phẩm truyền thơng di sản văn hóa Đài PT – TH Thanh Hóa? Rất tốt Tạm Còn cũ kĩ, lỗi thời Khác (ghi rõ) Câu Theo anh/ chị Đài PT – TH Thanh Hóa cần làm để nâng cao vai trị cơng tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa? Đổi nội dung chương trình Thay đổi hình thức theo hướng truyền thông đại Gia tăng tương tác với công chúng Khác (ghi rõ) _ Câu Theo anh/ chị, cần phải thay đổi yếu tố hình thức chương trình truyền thơng di sản Đài PT – TH Thanh Hóa? Format chương trình Người dẫn chương trình Thời gian phát sóng Khác (ghi rõ) _ 139 Phụ lục DANH SÁCH NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TT Họ tên Vương Thị Hải Yến Vũ Thường Nhuệ Phạm Văn Tuấn Trịnh Phương Hằng Nguyễn Thị Hậu Nguyễn Văn Tài Lương Đức Huy Trịnh Mai Hương Thơng tin liên hệ Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao du lịch Thanh Hóa (SĐT: 0237 660 077) Giám đốc Khách sạn Victory Sầm Sơn (SĐT: 0983.010.798) Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thanh Hóa (SĐT: 0912384961) Phó Trưởng phịng Văn nghệ- Đài PT-TH Thanh Hóa (SĐT: 0942304082) Thơn Mậu Yên 1, xã Hà Lai-huyện Hà Trung- Thanh Hóa (SĐT: 0372359985) Thị trấn Giắt- Triệu Sơn- Thanh Hóa (SĐT: 0982383649) Phường Quảng Thắng- Thành phố Thanh Hóa (SĐT: 0914769555) Trưởng phòng Chuyên đề Chuyên mục - Đài PT-TH Thanh Hóa (SĐT: 0912872730) Lê Hồi Châu 10 Mai Thị Ngọc Giám đốc Đài PT-TH Thanh Hóa (SĐT: 0913310293) Phóng viên phòng Chuyên đề - chuyên mục - Đài PT-TH Thanh Hóa (SĐT: 0912338762) 11 Hà Đình Hậu 12 Lê Quang Anh Phó Giám đốc Đài PT-TH Thanh Hóa (SĐT: 0903228006) Trưởng phịng Phát sóng truyền dẫn - Đài PT-TH Thanh Hóa (SĐT: 0911526556) ... kho tàng di sản văn hóa nhân loại 1.1.6 Quản lý hoạt động truyền thơng di sản văn hóa - Mục đích hoạt động truyền thơng di sản văn hóa Quản lý hoạt động động truyền thơng di sản văn hóa nhằm... thơng di sản văn hóa Đài Phát Truyền hình Thanh Hóa 17 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG VỀ DI SẢN VĂN HĨA, TỔNG QUAN VỀ ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HĨA... 1.4.6 Công tác quản lý hoạt động truyền thông di sản Đài Phát Truyền hình Thanh Hóa 38 1.5 Kinh nghiệm quản lý hoạt động truyền thông di sản văn hóa số Đài Phát Truyền hình địa phương