1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT của NHÀ văn NGUYỄN TUÂN TRONG tùy bút “ SÔNG đà”

80 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong Cách Nghệ Thuật Của Nhà Văn Nguyễn Tuân Trong Tùy Bút “Sông Đà”
Tác giả Nguyễn Tuân
Trường học Đại học Vinh
Chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2012
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 339 KB

Nội dung

Trêng §¹i häc Vinh Khoa NG÷ V¡N ******************** Phong c¸ch nghÖ thuËt cña nhµ v¨n nguyÔn tu©n trong tïy bót “ s«ng ®µ” KhãA LUËN TèT NGHIÖP ®¹i häc Chuyªn ngµnh: v¨n häc viÖt nam hiÖn ®¹i Vinh, 2012 1 Trêng §¹i häc Vinh Khoa ng÷ v¨n ******************** Phong c¸ch nghÖ thuËt cña nhµ v¨n nguyÔn tu©n trong tïy bót “ s«ng ®µ” KhãA LUËN TèT NGHIÖP ®¹i häc Chuyªn ngµnh: v¨n häc viÖt nam hiÖn ®¹i Vinh, 2012 2 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Nguyễn Tuân (1910- 1987) được xem là một nhà văn lớn và gây được nhiều tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam Bạn đọc biết đến ông không chỉ với tư cách là một nhà văn mà ông còn là người am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc Ông còn là một diễn viên kịch nói và là diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam Nguyễn Tuân vì thế thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau ấy để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả trong văn chương của mình 1.2 Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng sự thật nghề nghiệp của mình Đối với ông nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” Ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy Nguyễn Tuân đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc Trước cách mạng ông nổi tiếng với Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua…thì sau cách mạng Nguyễn Tuân tiếp tục đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại những tác phẩm có giá trị như Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… Tên tuổi Nguyễn Tuân không chỉ được biết đến trong nước mà còn ở nước ngoài Trong bức điện của Hội nhà văn Liên Xô gửi Hội nhà văn Việt Nam nhân dịp 80 năm ngày sinh và 3 năm ngày mất của Nguyễn Tuân có đoạn viết: “ Đó là một thiên tài kì lạ mà văn xuôi của ông ngày càng trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi di sản cổ điển Người ta sẽ học tập, nghiên cứu thứ văn xuôi ấy Dẫn chứng cho điều đó là sự thành công về mặt độc giả không chỉ ở quê hương ông mà còn ở nhiều nước khác trong đó có cả Liên Xô chúng tôi” 1.3 Đến với nghề văn Nguyễn Tuân đã tạo cho mình một lối đi riêng, một cách viết không giống ai Tên tuổi của ông gắn liền với thể loại tùy bút Có thể nói những tác phẩm mà ông để lại dù dưới tên gọi là truyện 3 ngắn, phóng sự, ký hay tùy bút thì tất cả đều mang dáng dấp của thể loại tùy bút bởi sự tự do phóng túng của cái tôi cá nhân trong đó Qua mỗi giai đoạn sáng tác ông để lại những tác phẩm tùy bút xuất sắc mà chúng ta có thể kể đến như: Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tùy bút kháng chiến (1955), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), và đặc biệt là tùy bút Sông Đà (1960)…Từ những thành tựu to lớn đó chúng ta có thể khẳng định thể loại tùy bút là thể loại Nguyễn Tuân thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của mình 1.4 Khi tên tuổi Nguyễn Tuân xuất hiện trên văn đàn thì cũng là lúc có nhiều nhà nghiên cứu , nhà phê bình đã đưa ra nhiều bài báo , tiểu luận và công trình đăng trên nhiều sách báo, tạp chí trong và ngoài nước viết về ông Người ta nghiên cứu ông trên nhiều phương diện nhưng nhiều nhất có lẽ vẫn là bàn về phong cách nghệ thuật của ông Tuy nhiên có thể thấy chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân Đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút “Sông Đà” là góp phần lý giải một cách đầy đủ hơn về một phong cách rất mực tài hoa và độc đáo trên con đường sáng tạo mang tên Nguyễn Tuân 1.5 Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân tùy bút “Sông Đà” có vị trí đặc biệt xét trên nhiều phương diện Với tùy bút này Nguyễn Tuân khẳng định được bản lĩnh nghệ thuật cũng như phong cách nghệ thuật độc đáo không trộn lẫn với ai của mình Đây có thể nói là thành công xuất sắc của Nguyễn Tuân thời kì sau cách mạng tháng Tám Vì thế nghiên cứu tùy bút “Sông Đà” là điều cần thiết để góp phần thấy rõ hơn phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân 1.6 Nhà phê bình Tôn Thảo Miên đã nhận xét: “Nguyễn Tuân là tài hoa văn chương” và cũng không phải ngẫu nhiên khi sáng tác của Nguyễn Tuân được chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông từ bao năm nay ở 4 cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám.Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút “Sông Đà” còn góp phần thiết thực vào việc vận dụng giảng dạy tác phẩm Nguyễn Tuân trong nhà trường 2.Lịch sử vấn đề Một chuyến đi tác phẩm đầu tay ra đời đã đánh dấu tên tuổi Nguyễn Tuân trên văn đàn Việt Nam và cũng từ đó tên tuổi của ông, văn chương của ông luôn là một đề tài hấp dẫn với bao người đọc và trở thành đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình Tùy bút “Sông Đà” có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân Nó đánh dấu bước chuyển mình trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Tuân cùng sự đổi thay của đất nước trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội Một loạt bài nghiên cứu của các tác giả về tác phẩm này đã khẳng định bút lực của Nguyễn Tuân trong việc phản ánh cuộc sống mới, con người mới Nếu như trước đây đã có nhiều bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân được đăng tải trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước thì sau khi nhà văn qua đời những hồi ức, kỉ niệm và bạn bè đồng nghiệp viết về ông càng nhiều Trong khóa luận này chúng tôi không có hy vọng sẽ giải thích, tìm hiểu đầy đủ tất cả những bài viết về Nguyễn Tuân mà chỉ tập trung xoay quanh những bài viết về tùy bút “Sông Đà” Tổng kết lại thành tựu của người đi trước từ đó đặt ra yêu cầu và mục đích cho khóa luận của mình Trong số các nhà nghiên cứu có lẽ tâm huyết với Nguyễn Tuân nhất là nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh Ông không phải là người đầu tiên nghiên cứu về Nguyễn Tuân nhưng lại là người nghiên cứu về Nguyễn Tuân một cách toàn diện và sâu sắc nhất Ông đã đem đến cho người đọc cái nhìn thấu suốt nhất về Nguyễn Tuân từ cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cho đến quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong bộ tuyển tập Nguyễn Tuân ( 3 tập, NXB văn học, 1981) và gần đây ông lại có công lớn hơn khi 5 cho ra đời tập “Yêu ngôn” của Nguyễn Tuân trước cách mạng ( NXB Hội nhà văn, 1999) Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân cũng đã nhận xét: “ Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ “ngông” Ngông là sự chống trả với mọi thứ nền nếp , phép tắc, mọi thứ “đạo lý” thông thường của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời Đó là đặc điểm của tất cả nhân vật ưa thích của Nguyễn Tuân có cội nguồn từ sự tiếp nhận tư tưởng của các bậc nho sĩ tài hoa bất đắc chí như cụ Nguyễn Khuyến, cụ Tú Xương và cụ tú Nguyễn An Lan Chất ngông trong văn Nguyễn Tuân có cội nguồn từ sự tiếp nhận tư tưởng cá nhân nổi loạn mang màu sắc Âu Châu” Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 Phan Cự Đệ viết: “Trong văn học lãng mạn Việt Nam xuất hiện một phong cách nghệ thuật độc đáoNguyễn Tuân Cái tôi trong tác phẩm của anh luôn tỏ ra là một người lỗi lạc, sống một cách khác biệt không giống ai và cũng không cho ai biết được mình Chết là mang đi cả bản chính chứ không để lại một bản sao nào Đó là một cái tôi lập dị ngang chướng lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xung quanh” Nam Mộc khi nghiên cứu về Nguyễn Tuân và tuỳ bút “Sông Đà” trong bài viết “Nguyễn Tuân và Sông Đà” đã khẳng định: “Sông Đà” là kết quả của một quá trình sáng tác và “lột xác” lâu dài, gian khổ của Nguyễn Tuân, là kết quả trực tiếp của những thu hoạch mới về tư tưởng và thực tiễn Và cái hay của “Sông Đà” là những cái mới do thế giới quan, nhân sinh quan và thực tiễn của Nguyễn Tuân đem lại “Sông Đà” đã phản ánh phần lớn cái hiện thực tươi sáng của miến Bắc dưới chế độ mới mà bất cứ con mắt lành mạnh nào đi sâu tìm hiểu cũng phải thấy rõ Cái dở của “Sông 6 Đà” là những cái cũ còn sót lại trong con người và nghệ thuật của Nguyễn Tuân” Nguyên Ngọc trong bài viết với nhan đề “Cảm tưởng đọc “Sông Đà” của Nguyễn Tuân” đã nêu ra những mặt tốt của cuốn sách Và tác giả đã phát biểu rằng : “ Khi khép lại trang sách cuối cùng tôi có cảm giác như vừa đọc xong một quyển tiểu thuyết Một quyển tiểu thuyết viết theo một lối riêng, nhưng điều đó không hề gì cả, không ảnh hưởng đến chất tiểu thuyết của tác phẩm, ngược lại càng tăng thêm sự thích thú” Và ông đã gọi “Sông Đà” là một quyển tiểu thuyết Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn dành nhiều thời gian cho Nguyễn Tuân đó là Phong Lê, Phan Cự Đệ, Ngọc Trai, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức…Mỗi người chú ý đến một vài khía cạnh tiêu biểu của ông Ngoài ra người đọc còn mệnh danh ông là “ nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa”; “người đi tìm cái đẹp, cái thật” đã được nhắc đến trong các bài viết của Hoài Anh, Nguyễn Đình Thi… Chúng tôi xem đây là những chỉ dẫn quý giá để đánh giá phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân nói chung và tùy bút “Sông Đà” nói riêng một cách chính xác và đầy đủ hơn Tuy nhiên với một nhà văn tài hoa và độc đáo như Nguyễn Tuân thì việc nghiên cứu đòi hỏi phải trải qua một quá trình công phu và có sự góp sức của nhiều người Chính vì thế nhiều tên tuổi lớn trong giới nghiên cứu, phê bình văn học khi bàn luận về Nguyễn Tuân vẫn có cảm giác như chưa nói hết về ông Mặt khác khi nghiên cứu về Nguyễn Tuân vấn đề về phong cách của nhà văn đã được nói đến trong một số bài viết như: “Nguyễn Tuân- một phong cách nghệ thuật độc đáo” của Phan Cự Đệ nhưng vẫn chưa có môt công trình nào nghiên cứu với tư cách một công trình nghiên cứu chuyên biệt Góp thêm tiếng nói vào công việc đó, khóa luận này xin khảo sát và đi sâu hơn về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tập tùy bút “Sông Đà” 7 3.Giới hạn của đề tài Để làm sáng tỏ đề tài chúng tôi tập trung khảo sát 14 tùy bút và “phác thảo” một bài thơ được in trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân ( Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ,NXB văn học, 2000) Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát một số tác phẩm ra đời trước 1945 để đối chiếu so sánh đó là Vang bóng một thời, Chùa Đàn, Yêu ngôn và tác phẩm ra đời sau 1945 như: Tình chiến dịch, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi để thấy được sự nhất quán trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng Theo như tên gọi của đề tài là “ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút Sông Đà” chúng tôi đi vào khảo sát phạm trù nghệ thuật tức là một phạm trù thẩm mĩ, khác với phạm trù phong cách ngôn ngữ tập trung đi sâu vào ngôn ngữ và các biện pháp tu từ mà nhà văn sử dụng Nghĩa là ở đây ta quan niệm phong cách nhà văn như một chỉnh thể bao gồm nhiều thành tố trong mối quan hệ thống nhất và phụ thuộc nhau như các yếu tố ngôn ngữ, bút pháp, cách cảm nhận thế giới, con người và thiên nhiên… 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Qua việc nghiên cứu “ phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút Sông Đà” góp phần xác lập khái niệm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân nhằm nhận diện tùy bút “Sông Đà” là một hiện tượng độc đáo tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám Đồng thời qua việc nghiên cứu tác phẩm làm rõ những nét cơ bản trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân Đi sâu vào tập tùy bút “Sông Đà” phân tích khái quát những nét độc đáo của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua hệ thống bút pháp, giọng điệu, ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả cùng cách cảm nhận độc đáo của tác giả về con người và thế giới 8 5 Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận này chúng tôi vận dụng phối hợp các phương pháp: phương pháp thống kê tư liệu về tác giả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân loại thống kê, phương pháp lịch sử so sánh Tất cả các phương pháp nhằm làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút “Sông Đà” 6 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật và quá trình hình thành phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân Chương 2: Tùy bút “Sông Đà” thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc biểu hiện con người và thế giới Chương 3: Bút pháp, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút “ Sông Đà” 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN 1.1 Một số vấn đề về khái niệm phong cách nghệ thuật Phong cách là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi và được bàn đến nhiều không chỉ trong sáng tác và nghiên cứu văn học mà còn trong các lĩnh vực khoa học cũng như trong đời sống xã hội Tùy theo đối tượng của từng ngành khoa học mà khái niệm phong cách mang những nội dung ý nghĩa khác nhau Tuy nhiên có thể thấy được nét nghĩa chung nhất của phong cách là chỉ kiểu- dáng riêng, chỉ đặc trưng ổn định mang tính độc đáo của đối tượng đươc bàn đến Trong sáng tác và nghiên cứu văn học khái niệm phong cách được vận dụng từ rất sớm Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về phong cách Trong cuốn Từ điển Việt nam - Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 1992 nêu ra cách hiểu phong cách như sau: a Phong cách là những lời, những cung cách sinh hoạt làm việc hoạt động sẽ tạo nên cái riêng của mỗi con người hay một loài người nào đó (Phong cách lãnh đạo, phong cách quân nhân, phong cách sống, phong cách làm việc) b Phong cách là đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung cùng một thể loại ( Phong cách nhà văn, phong cách văn học nghệ thuật) c Phong cách là dạng của những ngôn ngữ sử dụng trong hoàn cảnh xã hội điển hình nào đó khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm Ở dạng này là phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 10 Bên cạnh đó Nguyễn Tuân còn rất xuất sắc khi sử dụng kết hợp những từ ngữ địa phương Chẳng hạn: “ Mưa thúi cỏ thúi đất, mưa nhức cả xương như bà con huế mình thường nói”; hay “ Sau này có dịp vào lại nông trường Điện Biên kể lại cho anh em đang giồng giọt, sản xuất trên đó” [15, 232- 237]; và đây nữa “ Anh nuôi chặc lưỡi nhìn giời, muốn giời cao cho bay qua một vài cái bóng mây để tí nữa anh em có tí bóng mát mà húp cháo” [15, 259]; hoặc “ Giăng canh tư lặn Ở khúc suối nọ, đá mẹ đá con lao xuống uốm uồm rào rào Từng tổ ba người không ai bảo ai, tranh thủ đêm giăng đi phá cái thành vách đá sít” [15, 257]… Trước nay người ta vẫn định nghĩa “ nghề văn là nghề của chữ” và dường như Nguyễn Tuân là minh chứng cho điều đó Viết văn với ông không gì khác ngoài “ đi tìm mình trong nhân loại” (Nguyễn Tuân- Vang bóng một thời) Trong tùy bút “ Sông Đà” chúng ta không thể kể hết được vốn từ phong phú của Nguyễn Tuân Ông sử dụng từ ngữ của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để xây dựng nên thiên tùy bút với vẻ đẹp nhiều chiều Đó là từ ngữ của nghệ thuật vũ đạo, phim ảnh, của võ thuật và của cả hội họa…để rồi cuối cùng “ nếu sau đây có ai dựng phim truyện về sông Đà, về một đoạn tình sử bên sông Đà, tôi xin giới thiệu anh giúp vào phim” (Người lái đò sông Đà ) Trong tùy bút “ Sông Đà’, Nguyễn Tuân còn rất thành công khi ông sử dụng thủ pháp so sánh hay đối lập Trong tùy bút “ Người lái đò sông Đà” ông sử dụng một cách mạnh bạo vốn từ ngữ của mình để diễn tả cái đối lấp giữa một bên là con sông Đà dữ tợn, nguy hiểm và một bên là ông lái đò nhỏ bé trên chiếc thuyền độc mộc mỏng mảnh Dường như con sông đà với nhiều luồng sinh luồng tử sẽ nhấn chìm người lái đò Lai Châu ấy Tuy nhiên Nguyễn Tuân đã khua mái chèo của người lái đò một cách điêu luyện, vượt qua mọi cửa chết của sông Đà để ngao du thưởng ngoạn sơn thuỷ với bầu trời mùa xuân, dòng nước mùa thu Nơi tác giả từ trên tàu bay 66 mà nhìn xuống “ từng nét sông trải ra trên đại dương đã lờ lờ bóng mây dưới chân mình” Để từ đó ông nẩy bút vẽ lên một bức tranh sơn thủy trong một câu văn dài đã đi sâu vào lòng người đọc bao thế hệ với dấu ấn đặc biệt “ Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” [15, 74] Trong bài ký Cô Tô Nguyễn Tuân đã từng viết “ Nước biển Cô Tô xanh như lá chuối non, nước biển mang vẻ đẹp của cây lá tốt tươi gần gũi Phút chốc vì một con sóng vừa dội lên, nước biển pha, biển sang màu khác: xanh như màu áo Kim Trọng trong tiết thanh minh, như vạt nước mắt của ông quan Tú Mã nghe đàn tỳ bà trên con sông Châu Giang, xanh như màu áo cưới, hay xanh như trang vở của loài người khi con người phải viết bằng thân tre” Đọc những câu văn đầy ấn tượng này ta có cảm giác như Nguyễn Tuân cố “ đem hết tài hoa để hòa nhập với thiên nhiên” , sóng nước cứ kế tiếp nhau màu xanh muôn vẻ mới, nhà văn tung ra những gam màu sống động, gợi cảm đem lại sự thú vị cho người đọc Với Nguyễn Tuân đã viết thì phải độc đáo, phải in đậm cá tính, phong cách riêng của mình trên trang sách Mỗi lần đặt câu dùng từ trên trang giấy phải làm sao dõng dạc nói được với độc giả đấy là Nguyễn Tuân Điều này thể hiện sự xem trọng nghề nghiệp và sống hết mình bởi “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về nhà văn” Bên cạnh đó việc sử dụng các phương tiện tu từ cũng là một trong những yếu tố thể hiện phong cách của Nguyễn Tuân Đọc “ Sông Đà” ta thấy ông sử dụng rất nhiều phương tiện tu từ để miêu tả và diễn đạt lời văn của mình Nổi bật lên là thủ pháp nhân hóa, so sánh, liệt kê…Trước hết người đọc nhận thấy lối so sánh ví von, mới lạ, độc đáo, chính xác mà lại tinh tế nhằm mục đích ca ngợi vẻ giàu đẹp của Tổ quốc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội Đọc “ Sông Đà” hầu như ta thấy bài nào cũng có so sánh tu từ : “ Ngồi trong khoang đò 67 qua quãng ấy, đang màu hè cũng thấy lạnh, cảm thấy như mình đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn” ( Người lái đò sông Đà ) Đây là lối so sánh tinh tế đầy bất ngờ và lạ lùng Hay đó là cảnh “ Núi xa núi gần liên miên như trùng vây thạch trận” ( Tây Tây Trang ) Nhưng có lúc ông sử dụng những hình ảnh so sánh một cách cụ thể, quen thuộc nhưng cũng không kém phần tài tình “ Con sông Đà ác như dì ghẻ, chúa đất chia bến ngăn sông càng làm cho sông Đà ác thêm” hay “ Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”( Người lái đò sông đà ) Với Nguyễn Tuân độc giả luôn nhìn thấy một phong cách không giống ai Bằng tài hoa của mình ông sử dụng khá nhiều phương thức nhân hóa Trong đoạn văn sau đây tác giả đã sử dụng khá nhiều phương thức nhân hóa để nhờ đó tìm ra sắc diện người trong những hình thù đá vô tri Ông cố dùng hết “sức mạnh điêu khắc” của ngôn từ để truyền hồn sống vào từng thớ đá : “ Một hòn trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến Một hòn khác thì lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào” Và Nguyễn Tuân còn nhìn thiên nhiên, cảnh vật giống như một con người với những nét tâm trạng khác nhau “ Con sông Đà ác như dì ghẻ, chúa đất chia bến ngăn sông càng làm cho sông Đà ác thêm” hay “ Ù ù dật dật, quanh cái bếp lửa cụm đầu vào nhau mà to tiếng thì cũng chỉ có nghe thấy lời hờn của gió nó dấy lên từ giữa hai cái vú đá trên đỉnh đèo Khau Co mà sà xuống” Như vậy Nguyễn Tuân không chỉ dùng từ đắc địa, hệ thống câu văn dài, lối so sánh mới lạ mà ông còn sử dụng thành công thủ pháp nhân hóa Dưới ngòi bút của ông sự vật hiện tượng có tính cách và có tâm hồn của một con người thực sự Phải nói rằng cả thiên tùy bút ông dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thêm một góc Tổ quốc đang trên đà phát triển, sống động không chỉ ở con người mà còn ở cảnh vật 68 Quang Trung đã nhận xét : “ Ngôn ngữ Nguyễn Tuân hùa vào nhau tôn xưng tác giả như một ông lái bậc thầy con thuyền chữ trên một dải sông văn không kém gập ghềnh Ông đã kết chiếc bè thơ bằng những câu văn xuôi ấy để đem lại cho mình một thứ nhã thú văn chương vẫn còn hiếm gặp trong đời” và nó cũng đúng với nhận xét “ Nguyễn Tuân bậc thầy của ngôn ngữ” 3.3 Giọng điệu Từ trước đến nay phong cách nghệ thuật của một nhà văn đều được cấu thành từ nhiều yếu tố và một trong những yếu tố quan trọng đó chính là giọng điệu Vậy giọng điệu là gì? Khái niệm giọng điệu được “ từ điển thuật ngữ văn học xác định là “thái độ, lập trường tư tưởng , đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu, tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [17, 112] Như vậy chúng ta thấy được tầm quan trọng của giọng điệu trong việc tạo nên phong cách nhà văn Tuy nhiên “ giọng điệu trong tác phẩm có giọng điệu thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ không đơn điệu” [17,113] Khi chúng ta xem xét một tác phẩm văn chương của bất cứ một nhà văn nào thì cũng thường xem xét cả yếu tố giọng điệu Bởi lẽ giọng điệu thể hiện tài năng của tác giả và phong cách của tác phẩm Thông thường một tác phẩm đề tài, tư tưởng, hình tượng …được thể hiện trong môi trường giọng điệu nhất định, và nó có sự tham gia của yếu tố cảm xúc Giọng điệu thể hiện ở cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động nhân vật, của lời lẽ trữ tình Chính vì thế mỗi tác phẩm văn chương đều mang trong nó một giọng điệu nhất định và nó quyết định việc xây dựng tác phẩm cũng như khắc họa tính cách nhân vật 69 Nhìn lại văn học Việt Nam với những tên tuổi quen thuộc thì ta thấy ở họ có những giọng điệu đặc biệt Với Nam Cao là giọng khách quan, lạnh lùng đến tàn nhẫn Ngô Tất Tố thắng thắn trong giọng điệu lên án tố cáo Và Vũ Trọng Phụng đi sâu vào lòng người đọc với tiếng cười châm biếm chua cay Còn Nguyên Tuân, một cá tính sáng tạo riêng, ông xây dựng cho mình thế giới giọng điệu riêng không hòa lẫn bởi cách dùng từ, đặt câu rất khác biệt Qua mỗi giai đoạn sáng tác, tuy cùng chung dòng tư tưởng nhưng ở ông vẫn có giọng điệu khác nhau Với Nguyễn Tuân thời kỳ trước cách mạng đó là giọng phù phiếm, kiêu bạc, khinh thị nhưng có chỗ cổ kính trang nghiêm Còn sau cách mạng là một Nguyễn Tuân hoàn toàn mới khi ông đã hòa vào cách mạng, vào cuộc sống của nhân dân thì giọng điệu trở nên ấm áp, chân tình và dễ hiểu hơn Nếu như trước cách mạng Nguyễn Tuân đi tìm nét đẹp tài hoa Những gì là đẹp đẽ trong thời quá khứ thì ông sử dụng giọng văn thán phục, ngợi ca thì cách mạng tháng Tám và thể tài tùy bút đã giúp ông “luôn luôn biến đổi linh hoạt, đang nghiêm trang cổ kính bỗng chuyễn sang bông đùa, vui nhộn, đang nói giọng Bắc bỗng chuyển sang giọng Trung, Nam…” Nguyễn Tuân là nghệ sĩ ngôn từ, biết chú trong tới âm điệu, nhịp điệu của văn xuôi Ông thường nói: “ Người làm nghề phải biết tạo ra những câu văn có xương khớp, biết co duỗi nhịp nhàng chứ đừng bắt người ta đọc của mình những câu văn tê thấp” Và trong tùy bút “ Sông Đà” Nguyễn Tuân đã thể hiện được điều đó Người đọc cảm thấy giọng văn khách quan mang tính chủ quan của người kể chuyện tài hoa Mỗi bài tùy bút Nguyễn Tuân kể cho người đọc nghe một câu chuyện trên hành trình đến với Tây Bắc của mình Nhân vật Tôi đứng ở vị trí trung tâm, chính diện để kể cho người đọc nghe về những điều “ mắt thấy tai nghe” và rồi người đọc phải đặt mình vào dòng liên tưởng để bắt đúng vào mạch văn, “ người 70 đọc cứ phải theo ông đi vào trận đồ bát quái không có lối ra” ( Trương Chính- tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, NXBVH, 1987 ) Nguyễn Tuân đang trên hành trình hướng về cuộc sống mới hòa cùng nhân dân, cùng cách mạng và theo lý tưởng của Đảng Ông không ngần ngại kể về chuyện xưa mà không hề né tránh những mặt tồn tại, đau thương Giọng kể khách quan, chân tình mà gần gũi với nhân dân Người đọc cảm nhận được điều đó bởi những câu chuyện ông kể đều có thật và nó như đang diễn ra trước mắt Tùy bút “ Sông Đà” mỗi bài là một câu chuyện kể lý thú, hấp dẫn người đọc, người nghe với câu chuyện của nhân vật Tôi đi nhiều, trải nghiệm nhiều và cũng hiểu biết nhiều Ở tùy bút “ Sông Đà” Nguyễn Tuân đồng thời đề cập đến hình ảnh những con người tài hoa quen thuộc Nhưng giờ đây không còn là sự nuối tiếc ngậm ngùi mà ông thán phục, ca ngợi họ những con người đang hàng ngày hàng giờ chung tay chung sức xây dựng cuộc sống mới, Đó là hình ảnh ông lái đò, là những người công nhân làm đường, những người khai thác than, những anh cán bộ đã từng tham gia cách mạng, những người nông đân mới…Tuy nhiên vẫn là người chịu ảnh hưởng của phong cách sáng tác cũ trước cách mạng nhà văn vẫn có chút hoài niệm về cái cũ và có khi nó trở thành cái ám ảnh chính bản thân tác giả “ Buổi chiều xám ập xuống sông Đà, chụp lấy dãy phố, chụp lấy dốc đồn, chụp lấy nhà tù xòe mái tôn Mỹ ở ngã ba sông trước mặt, buổi chiều xám Lai Châu ập xuống tảng đá Hòn Ngọc, Đèo Văn Long đã mổ bụng người để tế thần tế cờ và moi gan ăn tươi ngay trên mặt sông Đà” ( Một tí về lịch sử và một bản lý lịch ) Người đọc thấy ở đây hiện ra một chút bâng khuâng, một nét buồn lạc lõng của quá khứ đau thương Giọng văn Nguyễn Tuân đang lùi về quá khứ, nhìn lại quá khứ Bên cạnh đó trong tùy bút “ Sông Đà” người đọc nhận thấy giọng điệu nhẹ nhàng, lạc quan và thư thái Nguyễn Tuân là người say đi, ham mê 71 khám phá Vẻ đẹp của Tây Bắc dưới ngòi bút của ông rực rỡ muôn màu Con sông Đà thật nên thơ và gợi cảm “ Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” [15, 74] Hình ảnh con sông Đà được gợi lên bằng những câu văn giàu nhạc điệu và trữ tình “ cảnh ven sông ở đây lặng như tờ…một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm… Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích thuở xưa’ Và còn rất nhiều những câu văn giàu âm điệu, giàu màu sắc thể hiện sự gắn kết trong tâm hồn con người Nếu như trước cách mạng Nguyễn Tuân xây dựng cho mình một giọng điệu khinh bạc thì có thể nói đến đây ông đã thay vào đó giọng lạc quan, tin tưởng “ cảm kích mà nhận thấy rằng , mặc dầu là thế nào ở Quỳnh Nhai đây đang hình thành những con người Thái làm thợ mở đầu tiên, đang hiện hình những công nhân Thái trong hàng ngũ công nhân Việt Nam nói chung” [15, 213- 214] Ngoài ra trong tùy bút “ Sông Đà” ta còn nhận ra giọng ân cần, quan tâm và chia sẻ của Nguyễn Tuân Thông qua những cuộc nói chuyện với tất cả những con người ở Tây Bắc tác giả thể hiện sự quan tâm của mình đến cuộc sống, đến những suy nghĩ và lo lắng giải quyết những thắc mắc, những lo lắng, những băn khoăn trong lòng họ Nguyễn Tuân “ bận tâm” đến khó khăn của những người xung quanh và coi đó như khó khăn của chính mình “ Tôi cũng biết rằng một số chiến sĩ làm đường đang có một số khó khăn nội tâm Cũng theo chỗ tôi nghe được thì những khó khăn này không phải là tư tưởng phổ biến của chiến sĩ cầu đường nhưng dù là cái cá biệt một số nhỏ đó tôi vẫn thấy bận tâm nhiều lắm, như thấy chuyện đấy là chuyện của đích thân mình” Và đáng chú ý hơn cả là giọng ân cần của nhân vật Tôi với chị áo xanh công nhân đang sụt sùi khóc khi chiếc xe lăn bánh và Nguyễn Tuân cho người đọc thấy ngay được suy nghĩ của mình về 72 quê hương “quê hương không còn là một cái làng cũ nhỏ bé nào nữa Quê hương là cái ấp xã hội chủ nghĩa do bàn tay chúng ta dựng dần lên khắp nơi trên Tổ Quốc, quê hương vĩ đại của mọi người Việt Nam Bắc- Nam một nhà chúng ta” ( Dọn nhà lên Điện Biên) Như vậy chúng ta có thể thấy rằng với tùy bút “ Sông Đà”, Nguyễn Tuân đã phối hợp nhiều giọng điệu Điều này góp phần đắc lực cho việc ông thể hiện tư tưởng mới trong sáng tác của mình Đọc tùy bút “ Sông Đà” người đọc nhận ra những nét biến chuyển trong phong cách nghệ thuật của nhà văn tuy nhiên đó vẫn là sự kế thừa của phong cách từ trước cách mạng Điều này góp phần tạo nên một phong cách ổn định và thống nhất Nguyễn Tuân đã trở về cõi vĩnh hằng mùa thu năm 1987 nhưng những sáng tác của ông mãi in đậm trong lòng người đọc Và với tùy bút “Sông Đà” người đọc nhận thấy cái tôi đổi mới của tác giả dưới ánh sáng và lý tưởng của Đảng, của cách mạng Nguyễn Tuân sẽ mãi tồn tại trên hành trình “đi tìm cái đẹp, cái thật” ở cuộc đời 73 KẾT LUẬN Khẳng định được chỗ đứng trong nền văn học Việt Nam từ 1938, cùng với thời gian Nguyễn Tuân đã dần dần xây dựng cho mình một địa vị vững vàng trong văn giới Với những sáng tác của mình Nguyễn Tuân đã làm cho giới văn học Việt Nam phải chú ý đến đến lối hành văn đặc biệt cùng những tư tưởng được phô diễn bằng giọng văn tài hoa, chua cay, khinh bạc nhưng cũng vô cùng gắn bó với cuộc sống của nhân dân trong xã hội mới Từ một cây bút tiêu biểu của văn xuôi lãng mạn giai đoạn 19301945, Nguyễn Tuân đã có cuộc hành trình đến với cách mạng, về với nhân dân và dần trở thành một phong cách tùy bút độc đáo của nền văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa Từ đây quan điểm nghệ thuật Nguyễn Tuân đã thay đổi từ địa hạt “ nghệ thuật vị nghệ thuật” sang lãng mạn hiện thực xã hội chủ nghĩa Người đọc biết đến một Nguyễn Tuân rất mực tài hoa và độc đáo Phong cách nghệ thuật của ông không trộn lẫn vào ai được Nếu Thạch Lam chọn cho mình lối viết nhẹ nhàng thuần hậu, Nam Cao lạnh lùng mà vẫn đằm thắm thương yêu, Vũ Trọng Phụng là tiếng nói đả kích với giọng cười chua cay thì Nguyễn Tuân chọn cho mình một phong cách luôn luôn thay đổi, thể hiện nét riêng về cách nhìn và cách thể hiện Được xem là một hiện tượng phức tạp của văn học, ở Nguyễn Tuân về cơ bản có sự thống nhất trong phong cách sáng tác nhưng lại có lúc mâu thuẫn trong quan điểm nghệ thuật Điều này thể hiện rõ trong sáng tác thời kỳ trước cách mạng tháng Tám Tuy nhiên sự thống nhất ở phong cách sáng tác đã tạo nên Nguyễn Tuân trong tùy bút- thể loại mà Nguyễn Tuân lựa chọn cho mình ngay từ lúc khởi nghiệp 74 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân có thể chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám Phong cách nghệ thuật của ông có sự thống nhất và có mối quan hệ chặt chẽ giữa hai giai đoạn Với Nguyễn Tuân suốt đời ông tạo cho mình hành trang để đi tìm “ cái đẹp và cái thật” Bằng phong cách nghệ thuật độc đáo ông đã tự do tung ngòi bút sáng tạo và tùy bút “ Sông Đà” là một thành công xuất sắc trong cuộc đời cầm bút của nhà văn Đó là chặng đường sáng tạo hoàn toàn mới mẻ với tư duy và tư tưởng được soi chiếu bằng ánh sáng của cuộc đời khi có Đảng và cách mạnh dẫn đường Qua khảo sát cảm nhận độc đáo về con người, thế giới của Nguyễn Tuân cũng như qua bút pháp, giọng điệu ngôn ngữ của ông qua tùy bút “Sông Đà” có thể thấy được giá trị mà tập tùy bút này mang lại Nó thể hiện cho sự thay đổi về lập trường, tư tưởng, nhận thức của Nguyễn Tuân trên hành trình về với nhân dân, với cách mạng Ông đã hòa mình vào cái ta của cộng đồng và tự hào về con người mới Người đọc sẽ còn nhớ mãi Nguyễn Tuân cùng tập tùy bút “ Sông Đà" này 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức ( 1982), Nhà Văn Việt Nam, Tập 2, NXB Đại học và THCN 2 Bùi Đức Hiểu ( 2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 3 Nguyễn Thái Hòa ( 1997), Dẫn luận phong cách học, NXB Giáo dục, Hà Nội 4 Lý luận văn học ( 1987), 3 Tập, Nhiều tác giả, NXB Giáo dục 5 Đinh Trọng Lạc ( 1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 6 Đinh Trọng Lạc , Nguyễn Thái Hòa ( 1995), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội 7 Nguyễn Đăng Mạnh tuyển chọn và giới thiệu ( 1982), Tuyển tập Nguyễn Tuân, 2 Tập, NXB Văn học, Hà Nội 8 Nguyễn Đăng Mạnh, ( 2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 9 Nguyễn Đăng Mạnh ( 2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục 10 Tôn Thảo Miên tuyển chọn ( 2000), Nguyễn Tuân, tác phẩm và dư luận, NXB Văn học 11 Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu (2001), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục 12 Vương Trí Nhàn- Nhà văn Nguyễn Tuân, Tạp chí Sông Hương số 31, tháng 5 + 6/1998 76 13 Phương Ngân tuyển chọn và biên soạn ( 2000), Nguyễn Tuân cây bút tài hoa và độc đáo, NXB Văn hóa thông tin 14 Phan Ngọc ( 2003), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Thanh niên 15 Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ( 2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân, 3Tập, NXB Văn học, Hà Nội 16 Vũ Ngọc Phan ( 1999), Nhà văn hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 17 Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi chủ biên ( 2000), Từ điển thuật ngữ Văn học, NBX Đại học Quốc gia Hà Nội 18 Trần Đình Sử ( 2002), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục 19.Nguyễn Đình Thi, Người đi tìm cái đẹp và cái thật, Báo văn nghệ số 32- 37/ 1987 20 Nguyễn Tuân ( 1986), Chuyện nghề, NXB Tác phẩm mới 21 Nguyễn Tuân- Tác gia tác phẩm trong nhà trường, NXB Văn học 22 Nguyễn Tuân ( 2003), Vang bóng một thời, NXB Văn học 23 Nguyễn Tuân ( 2000), Bàn về văn học nghệ thuật, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 24 Từ điển Tiếng Việt- Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng 25 Lột Xác- Tuyển tập Nguyễn Tuân, Tập 1, NXB Văn hóa 26 Giáo trình Văn học Việt Nam 1945- 1975 ( 1997), Nhiều tác giả, NXB Giáo dục 27 Văn 12, phần Văn học Việt Nam ( 1997), NXB Giáo dục Hà Nội 28 Một số sách báo, tạp chí và tài liệu khác 77 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Ngô Thái Lễ, sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn- Trường Đại học Vinh cũng như bạn bè cùng khóa Nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới thầy Ngô Thái Lễ , các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận này Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng dù đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng do thời gian và trình độ có hạn, cũng như việc thu thập tài liệu và tìm hiểu tài liệu chưa được kỹ lưỡng Mặt khác đứng trước một tài hoa văn chương độc đáo Nguyễn Tuân với nhiều điều phức tạp trong quan điểm và phong cách cho nên quá trình thực hiện đề tài này chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì vậy chúng tôi mong nhận được sự cảm thông và đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn sinh viên Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 4 năm 2012 Sinh viên thực hiện Trần Thị Gái 78 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2.Lịch sử vấn đề 3 3.Giới hạn của đề tài 6 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5 Phương pháp nghiên cứu .7 6 Cấu trúc khóa luận 7 CHƯƠNG 1 .8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN 8 Một số vấn đề về khái niệm phong cách nghệ thuật 8 1.2 Quá trình hình thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân .10 1.2.1 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân .10 1.2.2 Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân 18 1.2.3 Quá trình hình thành phong cách nghệ thuật độc đáo Nguyễn Tuân – một cái nhìn khái quát .23 CHƯƠNG 2 .26 TÙY BÚT “SÔNG ĐÀ” THỂ HIỆN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG VIỆC BIỂU HIỆN CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI 26 2.1 Tùy bút Nguyễn Tuân và tùy bút “Sông Đà” trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân .26 2.2 Tùy bút “ Sông Đà” thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc biểu hiện con người và thế giới 32 79 2.2.1 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về con người qua tùy bút “ Sông Đà”’ .32 2.2.1.1 Con người tài hoa, tài tử 33 2.2.1.2 Những con người mới xã hội chủ nghĩa .39 2.2.1.3 Những con người của chế độ cũ 44 2.2.1.4 Thiên nhiên- một sinh thể con người 48 2.2.2 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua việc thể hiện không gian và thời gian trong tùy bút .53 2.2.2.1 Về không gian 53 2.2.2.2 Về thời gian 56 CHƯƠNG 3 .59 BÚT PHÁP, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG TÙY BÚT “ SÔNG ĐÀ” 59 3.1 Bút pháp nghệ thuật 59 3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật 62 3.3 Giọng điệu 67 KẾT LUẬN .72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 80 ... thành phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân Chương 2: Tùy bút ? ?Sông Đà” thể phong cách nghệ thuật độc đáo Nguyễn Tuân việc biểu người giới Chương 3: Bút pháp, ngôn ngữ giọng điệu nghệ thuật Nguyễn. .. Nguyễn Tuân phong cách nghệ thuật ông 2.2 Tùy bút “ Sông Đà” thể phong cách nghệ thuật độc đáo Nguyễn Tuân việc biểu người giới 2.2.1 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể quan niệm nghệ thuật người... Nguyễn Tuân tùy bút “ Sông Đà” CHƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN 1.1 Một số vấn đề khái niệm phong cách nghệ

Ngày đăng: 08/09/2021, 01:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức ( 1982), Nhà Văn Việt Nam, Tập 2, NXB Đại học và THCN Khác
2. Bùi Đức Hiểu ( 2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Thái Hòa ( 1997), Dẫn luận phong cách học, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
4. Lý luận văn học ( 1987), 3 Tập, Nhiều tác giả, NXB Giáo dục Khác
5. Đinh Trọng Lạc ( 1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
6. Đinh Trọng Lạc , Nguyễn Thái Hòa ( 1995), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội Khác
7. Nguyễn Đăng Mạnh tuyển chọn và giới thiệu ( 1982), Tuyển tập Nguyễn Tuân, 2 Tập, NXB Văn học, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Đăng Mạnh, ( 2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
9. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục Khác
10. Tôn Thảo Miên tuyển chọn ( 2000), Nguyễn Tuân, tác phẩm và dư luận, NXB Văn học Khác
11. Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu (2001), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Khác
12. Vương Trí Nhàn- Nhà văn Nguyễn Tuân, Tạp chí Sông Hương số 31, tháng 5 + 6/1998 Khác
13. Phương Ngân tuyển chọn và biên soạn ( 2000), Nguyễn Tuân cây bút tài hoa và độc đáo, NXB Văn hóa thông tin Khác
14. Phan Ngọc ( 2003), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Thanh niên Khác
15. Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ( 2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân, 3Tập, NXB Văn học, Hà Nội Khác
16. Vũ Ngọc Phan ( 1999), Nhà văn hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Khác
17. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi chủ biên ( 2000), Từ điển thuật ngữ Văn học, NBX Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
18. Trần Đình Sử ( 2002), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục Khác
19.Nguyễn Đình Thi, Người đi tìm cái đẹp và cái thật, Báo văn nghệ số 32- 37/ 1987 Khác
20. Nguyễn Tuân ( 1986), Chuyện nghề, NXB Tác phẩm mới Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w