1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ II và hiện tượng đôla hóa tại việt nam hiện nay

50 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 448,45 KB

Nội dung

Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, xu hướng liên kết kinh tế quốc tế toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Sự tham gia vào xu hướng chung đó gần như là lựa chọn bắt buộc đối với mỗi quốc gia nếu như muốn tồn tại phát triển kinh tế theo kịp trình độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của từng quốc gia, khu vực mà mỗi nước tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế ở các mức độ khác nhau, khu vực mậu dịch tự do… cho tới liên minh tiền tệ, đỉnh cao của liên kết kinh tế quốc tế. Kể từ khi đồng đôla xuất hiện đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại mậu dịch các nước, phần nào cũng ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là trong thời gian gần đây, khi Việt Nam được coi là nước là tình trạng đôla hóa ở mức tương đối cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, việc nghiên cứu về vị thế đồng đôla ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế trong nước là hết sức cần thiết đang trở thành đề tài đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế hiện nay. Nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Hệ thống tiền tệ Thế giới sau chiến tranh Thế giới lần thứ II Hiện tượng đôla hóa tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài thảo luận nhóm. Rất mong cô các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Nhóm 2 – CH 19Z Page 1 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II I. Tổng quan về hệ thống tiền tệ thế giới trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II Hệ thống tiền tệ thế giới (The International Monetary System – IMS) là hệ thống các tập quán, các quy tắc, thủ tục các tổ chức điều hành các quan hệ tài chính giữa các quốc gia. Hệ thống tiền tệ thế giới đã có nhiều bước tiến quan trọng trong lịch sử hệ thống. Tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế được xem xét trên ba khía cạnh: Một là, hệ thống đó phải có khả năng giúp đỡ các quốc gia hạn chế một cách tối đa thời gian những cái giá phải trả khi tiến hành điều chỉnh cán cân thanh toán của mình. Hai là, hệ thống đó phải có khả năng cung cấp nguồn dự trữ với quy mô thích hợp nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh cán cân thanh toán mà không gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế của quốc gia đó của nền kinh tế thế giới nói chung. Ba là, hệ thống đó phải có khả năng duy trì giá trị tuyệt đối tương đối của các nguồn dự trữ ngoại tệ. Hệ thống tiền tệ Thế giới trước Chiến tranh thế giới lần thứ II phải kể đến tiêu biểu là hệ thống bản vị vàng với các đặc điểm sau: • Hoàn cảnh ra đời: Ra đời vào năm 1867 tại Paris kéo dài đến năm 1914. Nhóm 2 – CH 19Z Page 2 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z • Nguyên tắc hoạt động: Các quốc gia gắn đồng tiền của mình với vàng bằng cách quy định giá vàng tình bằng đồng tiền đó cho phép việc mua bán vàng tự do theo mứac giá đã quy định (mức ngang giá vàng). Vàng cũng được phép trao đổi tự do giữa các nước trở thành nguồn dự trữ quốc tế chính thức. Theo lý thuyết, tỷ giá hối đoái được thiết lập bằng cách đối chiếu nội dung vàng của hai đồng tiền nào đó (mức ngang giá chính thức) tỷ giá là cố định. Do những yếu tố liên quan đến cung cầu thay đổi nên tỷ giá thường xuyên dao động khỏi mức ngang giá chính thức, tuy nhiên các dao động này thường rất nhỏ. Vì việc vận chuyển vàng đòi hỏi phải có những khoản chi phí nhất định, thường được ước lượng bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó của giá trị vàng nên người ta lấy chính mức chi phí đó để quy định giới hạn dao động của tỷ giá về hai phía so với mức ngang giá chính thức. Các giới hạn này được gọi là điểm vàng. Khi tỷ giá được coi là cân bằng thì cán cân thanh toán cũng được coi là cân bằng. Khi tỷ giá dao động vượt quá các điểm vàng thì sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối tạm thời trong cán cân thanh toán của các quốc gia. Tình trạng mất cân đối này sẽ được thủ tiêu thông qua quá trình trao đổi vàng giữa các nước. • Quá trình hoạt động trên thực tế: Mặc dù tỷ giá được duy trì sát với mức ngang giá chung nhưng chỉ có một lượng nhỏ vàng được trao đổi giữa các nước khi xảy ra mất cân đối lớn trong cán cân thanh toán (không có được điều kiện hiệu quả 2). Lý do là có những yếu tố khác tác động đến tỷ giá hối đoái duy trì nó trong giới hạn các điểm vàng trước khi việc trao đổi vàng diễn ra: Một là, kinh tế thế giới trong giai đoạn này không gặp phải các cú sốc lớn mà đang ở thời kỳ tăng trưởng nhanh với quy mô lớn. Nhóm 2 – CH 19Z Page 3 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z Hai là, nắm giữ vai trò là trung tâm thương mại tài chính duy nhất của thế giới, nước Anh sử dụng chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương để điều chỉnh sự vận động của các luồng vốn qua đó duy trì cân bằng trong cán cân thanh toán. Ba là, các quốc gia (trừ Anh) duy trì sự cân bằng của tỷ giá cán cân thanh toán bằng việc thanh toán thông qua chuyển khoản bảng Anh qua ngân hàng tại London. • Sự sụp đổ: Ba nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng: Một là, sự bùng nổ chiến tranh thế giới I khiến các quốc gia ngừng việc chuyển đổi tiến ra vàng, áp đặt việc cấm xuất khẩu vàng để duy trì lượng dự trữ vàng của mình. Hai là, chế độ này không thích ứng với quy mô phát triển của lực lượng sản xuất các quan hệ kinh tế của chế độ tư bản độc quyền thời bấy giờ. Ba là, trữ lượng vàng là hạn chế trong việc thực hiện chức năng dự trữ quốc tế. Sau Chiến tranh thế giới II, hệ thống tiền tệ Thế giới có nhiều biến đổi ảnh hưởng sau sắc đến nền kinh tế các nước trên Thế giới, đó là sự ra đời của Hệ thống Bretton Woods cùng sự ra đời phát triển cùa đồng USD II. Hệ thống tiền tệ thế giới sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II Sau chiến tranh Thế giới lần II, chế độ tiền tệ Giê – nơ sụp đổ, đồng USD trở thành đồng tiền chủ chốt trên Thế giới do: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới về mặt ngoại thương , tín dụng quốc tế là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới(chiếm khoảng ¾ tổng dự trự vàng của cả thế giới tư bản). Hệ thống Bretton Woods ra đời với các đặc điểm: 1. Thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này Nhóm 2 – CH 19Z Page 4 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z USD là phương tiệ dự trữ thanh toán quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán tín dụng quốc tế. Chế độ tiền tệ Bretton Woods còn được gọi là chế độ bản vị USD Thực chất: - Các nước đã cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước minh theo đồng USD. - Các nước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình nhưng chỉ là hình thức. - Đồng tiền các nước không tự do chuyển đổi ra vàng.muốn có vàng trước hết phải chuyển thành USD, rồi từ USD chuyển ra vàng theo tỷ giá chính thức 35$/1ounce vàng. 2. Chế độ tỷ giá cố định - Phải xác định công bố cho IMF nội dung vàng của đòng tiền nước mình. - Không được tăng giảm nội dung vàng của đồng tiền nước mình trong phạm vi ±10% nếu không được IMF đồng ý. Trong trường hợp mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thanh toán, các quốc gia có thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền với biên độ nhỏ hơn 10% trước khi IMF can thiệp. - Ngân hàng trung ương các nước thành viên của IMF phải can thiệp đẻ cho tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động không vượt quá biên độ ±1% . 3. Dự trữ quốc tế Các quốc gia cần có lượng dự trữ đủ lớn về vàng va ngoại tệ. IMF cung cấp cho các nước thành viên một mức hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho cán cân thanh toán,tránh tình trạng phá giá hay nâng giá đồng tiền. Nhóm 2 – CH 19Z Page 5 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z Các quốc gia đóng góp vào IMF theo tỷ lệ ¼ là tài sản dự trữ(chủ yếu là vàng), ¾ là đồng tiền quốc gia. Khi gặp khó khăn, mỗi thành viên được rút 25% hạn mức trong lần đầu,sau đó muốn rút them phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách do IMF đưa ra,có thể rút trong 4 lần, mỗi lần 25%. 4. Khả năng chuyển đổi của các đồng tiền: Các quốc gia tham gia vao IMF hay hiệp định chung về thương mại thuế quan GATT phải cam kết chuyển đổi không hạn chế đồng nội tệ đòi với những giao dich trong cán cân vãng lai(có thể hạn chế kiểm soát chu chuyển vốn nhưng không kiểm soát các chuyển đổi tiề tệ phục vụ cho mục đích thương mại. Ý nghĩa của hệ thống Bretton Woods: - Mang lại sự ổn định tỷ giá; - Loại bỏ được những bất ổn với các giao dich buôn bán đầu tư quốc tế; - Thúc đẩy kinh tế phát triển, đem lại lợi ích cho các nước thành viên. Nguyên nhân sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods: • Vấn đề thanh khoản: Khi khối lượng USD (được phát hành) cao hơn khối lượng vàng dự trữ của MỸ thì Mỹ đã không còn đủ khả năng thanh toán tất cả USD bằng vàng theo tỷ lệ 35USD =1 ounce vàng. dẫn đến việc Mỹ phải chọn 1 trong 2 chính sách đó là: phá giá đồng $ với vàng hoặc không đổi $ ra vàng nữa. Tuy nhiên cả hai chính sách này đều dẫn đến việc hệ thống bretton woods sụp đổ do tỷ giá cố định bị phá vỡ • Giải thích theo quy luật "đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt": Theo chính phủ Mỹ quy định 35 $=1ounce vàng (lưu thông tiền tệ ). Theo cung cầu thị trường thì 35$< 1 ounce vàng (thị trường hàng hóa) ; nếu theo tỷ giá do Mỹ quy định thì vàng bị định giá thấp, còn $ thì đc định giá cao trong lưu thông tiền tệ. tạo điều kiện để mọi người kinh doanh chênh lệch tỷ giá: mua vàng với giá 35$ ở Nhóm 2 – CH 19Z Page 6 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z lưu thông tiền tệ bán với giá cao hơn ở thị trường hàng hóa, lúc này ai cũng lời trừ mỗi chính phủ Mỹ. điều này là cho lượng vàng dữ trữ của chính phủ Mỹ ngày càng cạn kiệt=> không thể duy trì được tỷ giá cố định mà bretton woods theo đuổi=> bretton woods sup đổ • Sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh: Bretton Wood cho phép điều chỉnh tỷ giá chính thức như là biện pháp cuối cùng để điều chỉnh sự mất cân đối cơ bản trong BOP của các nước thành viên. Tuy nhiên trong thực tế các quốc gia có BOP mất cân đối tỏ ra rất miễn cưỡng khi thực hiện cac biện pháp như: phá giá, nâng giá, hay các chính sách kinh tế khác nhằm duy trì trạng thái cân bằng của BOP. Về phía Mỹ: Cho dù tỷ lệ lạm phát sau nhiều năm tuy có cao, nhưng chính phủ Mỹ không thể phá giá USD đối với vàng được, bởi vì nếu phá giá sẽ làm xói mòn lòng tin vào toàn hệ thống Bretton Woods. Hơn nữa, giả sử chính phủ Mỹ phá giá USD so với vàng thì cũng không cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế nếu như các bạn hàng vẫn duy trì tỷ giá cố định đối với USD. Như vậy, để duy trì kiểm soát được thâm hụt BOP chính phủ Mỹ buộc phải áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế. Đối với các nước có BOP thâm hụt: Rõ ràng hành động phá giá là phương thuốc cuối cùng để cải thiện BOP của các nước bị thâm hụt. Nhưng thực tế chỉ ra rằng các nước có BOP thâm hụt lại tỏ ra rất miễn cưỡng khi phá giá đồng tiền của mình, bởi vì phá giá thường được xem là biểu hiện yếu kém của chính phủ của cả một quốc gia. Một khi các quốc gia có thâm hụt BOP miễn cưỡng áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế cũng như phá giá đồng bản tiền tệ, có nghĩa là hệ thống Bretton Woods phải trông chờ vào các nước có thặng dư BOP làm một cái gì đó để BOP của họ giảm xuống. Nhóm 2 – CH 19Z Page 7 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z Đối với các nước có thặng dư BOP như Đức, Nhật, Thuỵ Sỹ . cũng muốn chứng tỏ rằng việc nâng giá đồng tiền của họ cũng khó khăn miễn cưỡng chẳng kém gì các nước phải phá giá đồng tiền. Điều này xảy ra là vì khi đồng tiền của họ tiếp tục được định giá thấp sẽ cho phép duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong xuất khẩu hướng nền kinh tế vào sản xuất hàng xuất khẩu. Họ lo ngại rằng nếu nâng giá đồng bản tệ sẽ khiến cho tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, thất nghiệp gia tăng bởi vì các ngành sản xuất hàng xuất khẩu phải co lại. Hơn nữa, các quốc gia này không dễ gì áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ như là các biện pháp giảm thặng dư BOP bởi vì họ luôn lo ngại về những hậu quả của lạm phát có thể gây ra. Trong chế độ tỷ giá cố định, áp lực luôn đè nặng lên con nợ phải tiến hành biện pháp điều chỉnh nào đó bởi vì nếu không dự trữ ngoại hối sẽ cạn kiệt để bảo vệ tỷ giá. • Về đặc quyền phát hành USD: Vai trò độc tôn của USD bao hàm ý rằng, nước Mỹ là người cung cấp nguồn thanh khoản quốc tế chủ yếu dưới chế độ Bretton Woods. Để có được nguồn dự trữ quốc tế, phần thế giới còn lại (không phải Mỹ) phải duy trì BOP luôn ở trạng thái thặng dư, trong khi đó Mỹ phải duy trì một BOP luôn thâm hụt. Điều này có nghĩa là phần còn lại của thế giới phải tiêu dùng ít hơn những gì mà chính nó sản xuất ra, trong khi đó nước Mỹ có đặc quyền là có thể tiêu dùng nhiều hơn những gì mà chính nước Mỹ sản xuất ra. III. Quỹ tiền tệ thế giới (The International Monetary Fund – IMF) Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng. Các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính Nhóm 2 – CH 19Z Page 8 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z trị, ngoại giao các quan hệ khác giữa các nước. 1. Quá trình hình thành phát triển Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Đây là một tổ chức tiền tệ, tín dụng liên chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị quốc tế tiền tệ, tài chính của Liên hợp quốc. Hội nghị diễn ra vào năm 1944 tại Bretton Wood sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đã thành lập IMF dựa trên sự phối hợp hai dự án: dự án Keynes dự án White. Từ ngày 1/3/1947 IMF chính thức đi vào hoạt động như là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc (United Nations), với 49 nước hội viên. Trong tổ chức cơ chế ban đầu của IMF có nhiều nhược điểm. Trải qua các thời kì biến chuyển của nền kinh tế hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỉ giá hối đoái đấu tranh chống những biện pháp hạn chế phân biệt đối xử. Sự sụp đổ của hệ thống tỉ giá hối đoái cố định đặt ra sau chiến tranh bắt buộc phải thay đổi quy chế của IMF. Tháng 6/1967, Hội đồng Thống đốc IMF đã họp chấp nhận nguyên tắc tạo ra một loại dự trữ quốc tế mới là SDR (Special drawing right). Trụ sở chính của IMF đặt tại Washington D.C. Hiện nay, số lượng thành viên của IMF đã lên đến 187 quốc gia. Số lượng thành viên của IMF tăng đều đặn, không có biến động chứng tỏ uy tín của IMF ngày càng được củng cố. Việt Nam tham gia IMF từ ngày 18/08/1956. Sau khi đất nước thống nhất, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản hội viên từ ngày 21/06/1976. Hiện nay tổng số cổ phần của Việt Nam tại IMF là 460,7 triệu SDR. 2. Chức năng, cơ cấu hoạt động của IMF Nhóm 2 – CH 19Z Page 9 Bài tập nhóm Môn: Tài chính Quốc tế CH 19Z Mục đích thành lập IMF là nhằm kêu gọi, khuyến cáo sự hợp tác quốc tế về tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ nhằm tránh sự phá giá tiền tệ do cạnh tranh giữa các quốc gia, thiết lập hệ thống thanh toán đa phương, cung ứng cho các quốc gia hội viên ngoại tệ cần thiết để quân bình hoặc giảm bớt thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. Khi gia nhập IMF, mỗi nước phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là phí hội viên. Tuy nhiên, khoản đóng này chỉ được thực hiện khi quỹ có nhu cầu. Tổng nguồn vốn của IMF chia làm hai bộ phận: vốn pháp định vốn tích luỹ. Vốn pháp định do các quốc gia hội viên đóng góp theo nguyên tắc: • 1/4 phần đóng góp của quốc gia hội viên bằng vàng hoặc Mỹ kim. • 3/4 còn lại đóng góp bằng bản tệ. • Phần đóng góp của quốc gia hội viên không đồng đều, tuỳ theo vị trí, tầm quan trọng của quốc gia đó. Vào cuối năm 2009, tổng số vốn của IMF lên đến 214,4 tỷ SDR, tương đương với 325 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, Nhật Bản 5,7%, Cộng hoà Liên bang Đức 5,7%, Pháp 5,1%, Anh 5,1%. Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: • Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các nước thành viên vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính. • Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thành viên. • Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thành viên. Nhóm 2 – CH 19Z Page 10 . tài Hệ thống tiền tệ Thế giới sau chiến tranh Thế giới lần thứ II và Hiện tượng đôla hóa tại Việt Nam hiện nay làm đề tài thảo luận nhóm. Rất mong cô và. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II I. Tổng quan về hệ thống tiền tệ thế giới trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II Hệ thống tiền tệ thế giới (The International

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w