Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 dinh được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện, Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng được đông đảo du khách đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.
Trang 1-MÔN:
ĐỀ TÀI: TỪ NỘI DUNG TRƯNG BÀY CỦA CÁC
BẢO TÀNG TRÌNH BÀY MỐI LIÊN HỆ VỚI MÔN HỌC
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ngày 03, tháng 04, năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
1 Lịch sử hình thành dinh độc lập 2
2 Trưng bày tại bảo tàng chứng tích chiến tranh 4
3 Môn đường lối cách mạng của đảng công sản Việt Nam 7
4 Mối liên hệ về việc tham quan bảo tàng 8
5 Đường lối sáng suốt của Đảng trong cuộc đại thắng mùa xuân năm 1975 8
6 Cảm nhận sau chuyến tham quan 12
Trang 31 Lịch sử hình thành dinh độc lập
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Ðà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh Norodom
Công trình do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là La Grandière đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 Từ
1887 – 1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương
Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Ðông Dương, Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam
Tháng 9/1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh Norodom là trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam
Ngày 07/5/1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Gienève và rút khỏi Việt Nam Mỹ tìm cách nhảy vào thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn miền Nam là Quốc gia Việt Nam
Ngày 07/9/1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại tướng Paul Ely với đại diện chính quyền Sài Gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm Ngô Ðình Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành Dinh Ðộc Lập Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa và lên làm Tổng thống Từ đó Dinh Ðộc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố
Trang 4chính trị Ngô Ðình Diệm đã duy trì chế độ độc tài gia đình trị, dồn dân vào ấp chiến lược, thi hành luật 10/59, không những gây phẫn uất trong nhân dân mà còn gây ra sự bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn
Ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh Do không thể khôi phục lại, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã
Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 01/7/1962 Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh) Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 02/11/1963
Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975)
Nhưng điều gì phải đến đã đến Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45’ ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh 11h30’ cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa là Dương Văn
Trang 5Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhân dân 2 miền Nam – Bắc sum họp một nhà Tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã toàn thắng
Ngày nay, Dinh Ðộc Lập là di tích quốc gia đặc biệt được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố
2 Trưng bày tại bảo tàng chứng tích chiến tranh
Hình 1: Đây là lộ trình tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh
Bước vào cổng, điều khiến du khách ấn tượng nhất có lẽ là dàn vũ khí chiến lợi phẩm do quân đội Việt Nam thu giữ được trong thời kỳ chiến tranh
Trang 6Hình 2: Đây là chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-5E do Mỹ sản xuất
Hình 3: Bên cạnh đó là chiếc cường kích A-1 Skyraider
Trang 7“Chuồng cọp” trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh được xây dựng lại theo mô hình Chuồng cọp tại nhà tù Côn Đảo, trong đó có 2 ngăn, mỗi ngăn dài gần 3m, rộng gần 2m với 2 tượng tù nhân
Hình 4: “Chuồng cọp” – một kiểu giam giữ tại nhà tù Côn Đảo
Khu vực bên trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh gồm có 3 tầng với 1 tầng trệt
và 2 tầng lầu
+ Khu vực tầng trệt gồm Phòng đa năng, Phòng thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến
+ Tầng 1 gồm hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Tội ác chiến tranh xâm lược, phòng chiếu phim, phòng họp
+ Tầng 2 gồm Những sự thật lịch sử, Hồi niệm (Bộ sưu tập ảnh của các phóng viên chiến trường đã chết trong chiến tranh Đông Dương), Chất độc da cam trong
Trang 8chiến tranh Việt Nam, Bồ câu trắng (phòng giáo dục thiếu nhi), Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình
Hình 5: Một số hình ảnh trưng bày tại tầng 2
Ngoài ra, Bảo tàng còn có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm về văn hóa dân tộc Việt Nam để du khách tham quan có thể mua về làm quà lưu niệm cho bạn bè và người thân
3 Môn đường lối cách mạng của đảng công sản Việt Nam
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược (1945-1975); Đường lối công nghiệp hóa; Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; Đường lối đối ngoại
Trang 94 Mối liên hệ về việc tham quan bảo tàng.
“Học thì phải có đi đôi với hành” Có thể thấy, đối với các bạn sinh viên, việc tiếp thu các giá trị sâu sắc của những môn học như Tư tưởng Hồ Chí Minh hay Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, khi mà chỉ nghe giảng trên lớp
và đọc thêm sách ở nhà trong khi khối kiến thức môn học đòi hỏi sinh viên phải nắm vững cả lý thuyết cũng như liên hệ thực tế để có cái nhìn sâu sắc hơn thì dường như như thế vẫn chưa đủ Vì thế chúng tôi đã có một chuyên tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh để biết rõ hơn về những kiến thức đã được học thông qua những hiện vật và hình ảnh trưng bày ở đây, những bằng chứng sống Đây thực
sự là giải pháp hay giúp sinh viên cập nhật được kiến thức từ thực tế tịch sử, kết hợp với việc giảng dạy trên lớp và thời gian tự nghiên cứu để phần nào có được nguồn kiến thức tổng hợp hơn về môn học Và việc đi thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh quả thật là một cơ hội để chúng tôi biết được sự khốc liệt của chiến tranh, những hậu quả nặng nề mà nó để lại, từ đó nhận thức đầy đủ hơn về tinh thần cũng như sự hi sinh xương máu của đồng bào Việt Nam để bảo vệ tổ quốc đóng góp to lớn vào tương lai tốt đẹp hòa bình mà thế hệ mai sau được hưởng Đây chính là một lớp học đặc biệt của những sinh viên như tôi
5 Đường lối sáng suốt của Đảng trong cuộc đại thắng mùa xuân năm 1975
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh của quân và dân ta đã kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại Với thắng lợi đó, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đã hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) Đặc biệt, những bài học kinh nghiệm quý báu được đúc rút qua cuộc kháng chiến vĩ đại là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam
Trang 10"Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam" Và: "trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng" Phát biểu tại Hội nghị Trung ương lần thứ 25 (khóa III), Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn cũng đã nhấn mạnh: "Để thắng Mỹ, không những phải có đường lối chính trị đúng mà còn phải có đường lối quân sự đúng"
Đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước được hình thành trên cơ sở nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê-nin về chiến tranh cách mạng, về xây dựng lực lượng cách mạng và tổ chức quân đội cách mạng kết hợp với truyền thống quân sự quý báu của dân tộc vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam Đường lối đó có sự
kế thừa kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp, được bổ sung, phát triển và hoàn thiện từng bước trong quá trình chiến tranh Là một bộ phận của đường lối cách mạng, nên đường lối quân sự không đơn thuần chỉ gồm những quan điểm, tư tưởng quân sự, chủ trương, giải pháp trong lĩnh vực quân sự, trong đấu tranh vũ trang, mà nội hàm của nó rộng lớn hơn, luôn gắn chặt với phương pháp cách mạng, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, các vấn đề về chiến lược, sách lược để huy động cho được sức mạnh tổng hợp của cả nước, của toàn dân nhằm hoàn thành nhiệm
vụ, mục tiêu của cách mạng: đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
Để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành chiến tranh nhân dân với những nội dung và hình thức hết sức phong phú, sáng tạo Bao trùm nhất của đường lối là tiến hành chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Nam - Bắc; kết hợp tiến công ở miền Nam với bảo vệ miền
Trang 11Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc với tăng cường sức mạnh mọi mặt cho miền Nam, phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường Nam, Bắc nước ta với chiến trường hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia Thực hiện chiến tranh nhân dân, Đảng ta đã động viên, tổ chức toàn dân tiến hành chiến tranh với hai lực lượng
cơ bản là lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, hai hình thức đấu tranh cơ bản
là đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, tiến công với nổi dậy, làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ
Tư tưởng nhất quán của đường lối quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là tư tưởng chiến lược tiến công Thực hành tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, thành thị) với phương pháp đánh địch
và hình thức đấu tranh thích hợp ở mỗi vùng, trong từng thời gian Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, thực hành tiến công địch một cách toàn diện, liên tục, đều khắp, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ bộ phận đến toàn cục, phát triển tuần
tự, xen kẽ với những bước nhảy vọt, đánh bại các chiến lược, các bước leo thang
mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ Với việc thực hiện triệt để tư tưởng chiến lược tiến công, chúng ta đã luôn nắm quyền chủ động về chiến lược, chiến dịch, có điều kiện để thực hiện từng bước chuyển hóa thế trận, so sánh lực lượng ta - địch, thay đổi cục diện chiến trường theo hướng có lợi, tạo và nắm chắc thời cơ tiến lên tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn nhất, có lợi nhất
Phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân là nội dung cơ bản, biểu hiện tập trung nhất của đường lối quân sự, được thể hiện rõ trong kháng chiến chống Mỹ Đó là phương thức kết hợp chặt chẽ chiến tranh chính quy của bộ đội chủ lực với chiến tranh nhân dân địa phương, do lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương làm nòng cốt; kết hợp chặt chẽ giữa tiến công
Trang 12quân sự của LLVT ba thứ quân với nổi dậy giành quyền làm chủ của lực lượng chính trị quần chúng Với phương thức đó, ta đã phát huy được sức mạnh lớn nhất của toàn dân, vai trò thế mạnh của mỗi LLVT, thực hiện đánh địch ở các quy mô: đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ đan xen; vận dụng các hình thức tác chiến: phòng ngự, phản công, tiến công, lấy tiến công là chủ yếu Để thực hiện phương thức trên
ở quy mô ngày càng lớn, trình độ ngày càng cao, Đảng cộng sản Việt Nam coi trọng xây dựng cả lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, LLVT ba thứ quân (bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ), trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của bộ đội chủ lực Cũng vì thế, với sự dày công xây dựng, trong những năm cuối của cuộc chiến tranh (1973, 1974), Việt Nam đã tổ chức được nhiều binh đoàn chủ lực với các thành phần binh chủng kỹ thuật hiện đại, có
đủ khả năng tiến hành những chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn Các binh đoàn chủ lực không ngừng phát triển lớn mạnh cả về quy mô tổ chức biên chế lực lượng và trang bị trong quá trình chiến đấu và là một trong những cơ
sở quan trọng để Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược: mở cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc Nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước rất đặc sắc, đầy sức sáng tạo, có sự kế thừa nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc Đó là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc, với LLVT ba thứ quân làm nòng cốt; nghệ thuật huy động sức mạnh tổng hợp lớn nhất của cả nước cho chiến tranh; nghệ thuật đánh địch bằng mưu cao, kế hiểm, thế trận vững chắc; nghệ thuật sử dụng lực lượng, tạo lập và chuyển hóa thế trận, lựa chọn địa bàn, mục tiêu, thời điểm tác chiến; nghệ thuật tiến công để giành quyền làm chủ, làm chủ để tiến công; nghệ thuật vận dụng thời gian, không gian trong chiến tranh Nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân được thể hiện ở các cấp độ quy mô khác nhau, trong tất cả các hình thức tác chiến, với nội dung hết sức phong phú, sinh động, phù hợp với quy luật vận động, phát triển của chiến tranh
Trang 13Thực tiễn sinh động của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại suốt mấy chục năm của nhân dân ta, mà tâm điểm là những thắng lợi to lớn, đặc biệt là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã khẳng định đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ của Đảng ta Đường lối đó đang có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhất là trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc
6 Cảm nhận sau chuyến tham quan
Chuyến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh đã cho tôi hiểu thêm về cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ của quân và dân Việt Nam qua những hiện vật còn lưu lại Tôi vô cùng khâm phục, đồng cảm, xót xa về những mất mát đau thương mà người dân Việt Nam đã phải trải qua và tự hào vì tôi đang được sống và học tập trên mảnh đất đầy kiên cường bất khuất dù nhỏ bé nhưng vẫn có thể chiến thắng được hai cường quốc lớn đó là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Cảm ơn vì những địa danh quý báu bảo tàng chứng tích chiến tranh vẫn được bảo tồn và gìn giữ cho đến nay để cho những khách tham quan như chúng tôi có thể hiểu hơn về tinh thần chiến đấu bất khuất, gian khổ, mưu trí của người dân Việt Nam Bản thân tôi sẽ quảng bá nhiều hơn nữa đến bạn bè về tinh thần chiến đấu, sự mến khách của những con người Việt Nam Chỉ bằng vài trang viết thì không thể nào diễn tả hết những cảm xúc và sự thật của cuộc chiến tranh, tôi nghĩ nếu là người Việt Nam hay bất kì ai đặt chân lên đất nước Việt Nam đều nên một lần ghé thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh, để có thể thấy được một phần của nỗi đau đã hằn lên thân xác con người Việt Nam nói riêng và tội ác của chiến tranh nói chung Mỗi chúng ta phải nhìn vào đó mà ý thức sự hủy diệt, tàn ác của chiến tranh, từ đó chung tay góp sức
để giữ gìn hòa bình cho đất nước mình và hướng tới hòa bình toàn thế giới